Luận án Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam

Sau 12 năm thực thi Luật BVQLNTD, đa số các doanh nghiệp bƣớc đầu biết đến và vận dụng ở các mức độ khác nhau các quy định pháp luật BVQLNTD trong hoạt động kinh doanh. Rất nhiều thƣơng nhân đã hiểu và vận dụng tốt, có hiệu quả các quy định pháp luật BVQLNTD từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho thƣơng nhân và sản phẩm hàng hóa cũng nhƣ tạo cơ sở để phát triển bền vững và lâu dài của thƣơng hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (World Bank), thời gian qua Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật về kinh tế nhờ có sự cải cách mạnh mẽ về thể chế. Kinh tế thị trƣờng đem đến nhiều lợi ích nhƣ tăng trƣởng kinh tế không ngừng, sản phẩm, hàng hóa ngày càng phong phú với chất lƣợng và hình thức tốt hơn. Cùng với sự phát triển của các hoạt động kinh tế, thƣơng mại, đặc biệt là sự phát triển của thƣơng mại điện tử và khoa học - công nghệ, NTD chƣa bao giờ dễ dàng đến vậy trong việc tiếp cận các hàng hóa, dịch vụ đƣợc cung cấp bởi các thƣơng nhân trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trƣờng hàng hóa, nguy cơ bị xâm phạm quyền lợi của NTD cũng gia tăng ở mức độ cao. Nhiều thƣơng nhân vì mục tiêu lợi nhuận đã thực hiện không đầy đủ, thậm chí không thực hiện trách nhiệm của mình đối với NTD. Trong đó bao gồm trách nhiệm cung cấp thông tin, trách nhiệm về chất lƣợng sản phẩm trƣớc, trong và sau những giao dịch với NTD. Vẫn còn nhiều thƣơng nhân nghiệp chƣa nhận thức đƣợc ý nghĩa, vai trò của NTD và pháp luật bảo vệ NTD đối với hoạt động kinh doanh. Từ đó, nhiều doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật BVQLNTD nói riêng nhƣ: buôn lậu, trốn thuế, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng, quảng cáo gian dối, lừa dối, ép buộc NTD

pdf176 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biê VIỆN HÀN LÂM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƢƠNG ĐỨC HẢI TRÁCH NHIỆM CỦA THƢƠNG NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA ĐỐI VỚI NGƢỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Bùi Nguyên Khánh HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong Luận án hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ các công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Dƣơng Đức Hải MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án .................................................................. 9 1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ........ 30 1.3. Cơ sở lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ....................................... 35 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................................... 37 CHƢƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA THƢƠNG NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA ĐỐI VỚI NGƢỜI TIÊU DÙNG ......................................................................................................................... 39 2.1. Lý luận về trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh hàng hóa đối với ngƣời tiêu dùng .......................................................................................................................................... 39 2.2 Khái quát lý luận pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh hàng hóa đối với ngƣời tiêu dùng ................................................................................................................. 60 2.3. Những yếu tố tác động đến pháp luật về trách nhiệm thƣơng nhân kinh doanh hàng hoá đối với ngƣời tiêu dùng .................................................................................................... 69 2.4 Nội dung trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh hàng hóa đối với ngƣời tiêu dùng73 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 80 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA THƢƠNG NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA ĐỐI VỚI NGƢỜI TIÊU DÙNG ....................................................................................... 82 3.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh hàng hóa đối với ngƣời tiêu dùng ........................................................................................................................ 82 3.2. Thực trạng thực thi pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh hàng hóa đối với ngƣời tiêu dùng ........................................................................................................... 95 3.3 Đánh giá về thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh hàng hóa đối với ngƣời tiêu dùng ........................................................... 104 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................................... 127 CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA THƢƠNG NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA ĐỐI VỚI NGƢỜI TIÊU DÙNG ....................................... 129 4.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh hàng hóa đối với ngƣời tiêu dùng ........................................................... 129 4.2. Những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh hàng hóa đối với ngƣời tiêu dùng ............................................................................. 135 4.3. Những giải pháp hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh hàng hóa đối với ngƣời tiêu dùng ........................................................... 145 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ....................................................................................................... 154 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ...................... 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 160 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Thứ tự Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1. BVQLNTD Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng 2. ĐKDGC Đăng ký giao dịch chung 3. KDHH Kinh doanh hàng hóa 4. HĐTM Hợp đồng theo mẫu 5. NCS Nghiên cứu sinh 6. NTD Ngƣời tiêu dùng 7. QLNTD Quyền lợi ngƣời tiêu dùng 8. TNSP Trách nhiệm sản phẩm 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Luận án Sau 12 năm thực thi Luật BVQLNTD, đa số các doanh nghiệp bƣớc đầu biết đến và vận dụng ở các mức độ khác nhau các quy định pháp luật BVQLNTD trong hoạt động kinh doanh. Rất nhiều thƣơng nhân đã hiểu và vận dụng tốt, có hiệu quả các quy định pháp luật BVQLNTD từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho thƣơng nhân và sản phẩm hàng hóa cũng nhƣ tạo cơ sở để phát triển bền vững và lâu dài của thƣơng hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (World Bank), thời gian qua Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật về kinh tế nhờ có sự cải cách mạnh mẽ về thể chế. Kinh tế thị trƣờng đem đến nhiều lợi ích nhƣ tăng trƣởng kinh tế không ngừng, sản phẩm, hàng hóa ngày càng phong phú với chất lƣợng và hình thức tốt hơn. Cùng với sự phát triển của các hoạt động kinh tế, thƣơng mại, đặc biệt là sự phát triển của thƣơng mại điện tử và khoa học - công nghệ, NTD chƣa bao giờ dễ dàng đến vậy trong việc tiếp cận các hàng hóa, dịch vụ đƣợc cung cấp bởi các thƣơng nhân trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trƣờng hàng hóa, nguy cơ bị xâm phạm quyền lợi của NTD cũng gia tăng ở mức độ cao. Nhiều thƣơng nhân vì mục tiêu lợi nhuận đã thực hiện không đầy đủ, thậm chí không thực hiện trách nhiệm của mình đối với NTD. Trong đó bao gồm trách nhiệm cung cấp thông tin, trách nhiệm về chất lƣợng sản phẩm trƣớc, trong và sau những giao dịch với NTD. Vẫn còn nhiều thƣơng nhân nghiệp chƣa nhận thức đƣợc ý nghĩa, vai trò của NTD và pháp luật bảo vệ NTD đối với hoạt động kinh doanh. Từ đó, nhiều doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật BVQLNTD nói riêng nhƣ: buôn lậu, trốn thuế, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng, quảng cáo gian dối, lừa dối, ép buộc NTD Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay luôn gắn liền với rủi ro, một phần xuất phát từ sự phát triển tất yếu khi quyền lợi của 2 NTD và vai trò, trách nhiệm của thƣơng nhân đƣợc đề cao hơn. Để xảy ra những yếu kém trong các hoạt động của chuỗi KDHH và kết quả cuối cùng bên cạnh những tổn thất về chỉ số phát triển kinh tế đất nƣớc là chính những thiệt hại mà NTD gánh chịu. Điều đó không chỉ gây những thiệt hại trƣớc mắt mà còn để lại những hậu quả lâu dài không chỉ về tài sản mà còn ảnh hƣởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của NTD [11,tr.3]. Theo kết quả tổng kiểm tra của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy khoảng 28% cơ sở kinh doanh sai phạm về đo lƣờng (có nơi sai số gần 10%), 17% vi phạm về chất lƣợng [56, tr.175]. Những con số trên chỉ là thống kê một phần nhỏ và chỉ phản ánh phần nào thực trạng lợi ích hợp pháp của NTD đang bị xâm hại. Có thể nói, NTD Việt Nam đang phải sống trong môi trƣờng không an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm nghiêm trọng. Trong khi đó, các quy định của pháp luật còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho quá trình phát hiện và xử lý các vi phạm quyền lợi của NTD. Thực trạng này đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế pháp lý đầy đủ và hoàn thiện nhằm BVQLNTD. Giải quyết đƣợc vấn đề đó, không chỉ đòi hỏi từ chính quyền và cộng đồng, mà trƣớc hết cần phải xuất phát từ ý thức trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh trong việc BVQLNTD. Họ là chủ thể chính tham gia vào quy trình để đƣa hàng hóa đến NTD và cũng là chủ thể có trách nhiệm với chính đội ngũ cán bộ, công nhân viên tham gia vào chuỗi hoạt động KDHH để hƣớng tới việc thực hiện trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng và đất nƣớc. Trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đƣợc thể hiện khác nhau phụ thuộc vào mối quan hệ mà họ tham gia. Đối với NTD, thƣơng nhân KDHH phải có trách nhiệm về chất lƣợng sản phẩm mà công ty cung cấp; đối với Nhà nƣớc, thƣơng nhân KDHH phải có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động và lĩnh vực kinh doanh. Đối với xã hội, thƣơng nhân KDHH phải có trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng, trong khả năng có thể để làm giảm bớt áp lực xã hội đối với Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, có thể thấy, khi tham gia vào 3 hoạt động kinh doanh, thƣơng nhân KDHH phải đặt mình trong nhiều mối quan hệ trách nhiệm. Tuy nhiên, cần xác định trách nhiệm với NTD là trách nhiệm căn bản, bản chất vì NTD là đối tƣợng thụ hƣởng trực tiếp sản phẩm và trực tiếp đem đến lợi nhuận cho thƣơng nhân – mục đích chính của hoạt động kinh doanh- để làm nền tảng thực hiện các loại trách nhiệm khác. Chính vì vậy, trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD là trách nhiệm cốt lõi, làm tiền đề, nền tảng để thƣơng nhân KDHH thực hiện trách nhiệm với chính doanh nghiệp của mình, với xã hội, với đất nƣớc. Khi thƣơng nhân KDHH không ý thức đƣợc đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc BVQLNTD sẽ đồng nghĩa với việc thiếu trách nhiệm với bản thân (tất yếu sẽ tác động đến mục đích thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh), bị cộng đồng, xã hội lên án và sau cùng là bị Nhà nƣớc áp dụng chế tài. Bản chất mối quan hệ trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH và NTD là một trong những mối quan hệ đặc trƣng của pháp luật tƣ. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nƣớc (sự can thiệp, điều tiết của yếu tố quyền lực công) trong mối quan hệ này thực sự cần thiết, để phát huy những ƣu việt và khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trƣởng. Sau 12 năm thực hiện, với những quy định vừa mang đặc tính của luật tƣ, vừa có sự điều chỉnh của luật công trong Luật BVQLNTD là một bƣớc tiến khẳng định Việt Nam đang tiếp cận với các thông lệ quốc tế chung nhất về BVQLNTD. Tuy nhiên, tình trạng thƣơng nhân KDHH vi phạm pháp luật trong việc BVQLNTD có xu hƣớng gia tăng. Các thông tin về vi phạm QLNTD hầu nhƣ ngày nào cũng xuất hiện trên các phƣơng tiện truyền thông. Để xảy ra tình trạng đó, có nhiều nguyên nhân, nhƣng trƣớc hết phải kể đến những hạn chế từ chính những quy định pháp luật đang điều chỉnh về vấn đề này. Trong quá trình thực thi pháp luật đã cho thấy những khó khăn, bất cập, ví dụ: Nhiều hành vi xâm phạm QLNTD mới xuất hiện nhưng chưa được bổ sung vào phần các hành vi cấm hoặc nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan; các quy định 4 liên quan đến trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch, trách nhiệm bảo hành, thu hồi hàng hóa khuyết tật được thiết kế lỏng lẻo và sơ sài khiến các chủ thể liên quan gặp khó khăn trong việc thực hiện; các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa được quy định phù hợp và đầy đủ (ví dụ: không thương lượng với vụ việc khiếu nại nhiều người, áp dụng thủ tục của trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp tiêu dùng hay sự chưa phù hợp giữa Luật BVQLNTD và Luật Tố tụng dân sự trong việc áp dụng thủ tục đơn giản/rút gọn...) khiến cho nhiều khiếu nại không được giải quyết [49, tr. 6]. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn có nhiều yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh, cùng với những bất cập từ nội tại Luật BVQLNTD, hiện nay, vấn đề sửa đổi Luật BVQLNTD đang đƣợc đặt ra để hoàn thiện các quy định BVQLNTD trong giao dịch có yếu tố đặc thù, có tính mới trong điều kiện chuyển đổi số và đẩy mạnh hợp tác quốc tế cũng nhƣ đề cao quyền con ngƣời, quyền công dân. Một trong những mục tiêu xây dựng Luật là hƣớng tới cơ chế giải quyết tranh chấp; bổ sung quy định về vai trò hỗ trợ của cơ quan nhà nƣớc, vai trò của tổ chức xã hội trong công tác giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Do đó, NCS lựa chọn đề tài “Trách nhiệm của thương nhân KDHH đối với NTD theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài Luận án tiến sỹ chuyên ngành Luật Kinh tế với mong muốn có một công trình nghiên cứu ở tầm tiến sỹ về các vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD. Thông qua đó, hệ thống hóa thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật để các cơ quan Nhà nƣớc, các cấp chính quyền, NTD và chính thƣơng nhân KDHH có căn cứ pháp lý thực hiện góp phần bảo đảm các quyền lợi chính đáng của NTD và sự phát triển chung của đất nƣớc. 5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của thƣơng nhân KDHH đối với NTD. Từ đó, nâng cao trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với xã hội, với Nhà nƣớc và trọng tâm là trách nhiệm với NTD. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, vai trò của trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD theo pháp luật Việt Nam Thứ hai, nghiên cứu về quy định pháp luật, thực trạng thực thi pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD. Thứ ba, từ thực trạng quy định và thực trạng thực thi pháp luật, gắn với bối cảnh hiện tại để đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế tthực thi pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu chủ trƣơng, chính sách, pháp luật và thực trạng thực thi pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD có nội dung rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Luận án lựa chọn nghiên cứu hai nội dung cơ bản là (1) Trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH với NTD; (2) Các biện pháp bảo đảm thực hiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD, cụ thể: ( (i) trách nhiệm của thƣơng nhân trong việc bảo hộ 8 quyền của NTD theo luật định; (ii) các chế tài áp dụng; (iii) Thẩm quyền của cơ quan nhà nƣớc khi can thiệp vào mối quan hệ của 6 thƣơng nhân KDHH đối với NTD; (iv) Vai trò của các tổ chức hiệp hội trong việc BVQLNTD. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu về điều chỉnh pháp luật và thực trạng thực thi pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD trong bối cảnh đẩy mạnh xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và đáp ứng yêu cầu thực tế trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tƣ, gắn với quá trình thực hiện các quy định pháp luật về BVQLNTD. - Phạm vi thời gian: Từ khi đổi mới đất nƣớc, trọng tâm là giai đoạn từ khi ban hành Luật BVQLNTD năm 2010 đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: đƣợc sử dụng ở tất cả các nội dung của Luận án. - Phương pháp kết hợp lý luận với phân tích quy định của pháp luật: đƣợc áp dụng khi nghiên cứu các quan điểm khoa học về đổi mới nội dung trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD trƣớc những tác động của hội nhập và toàn cầu hóa. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng tại Chƣơng 3 của Luận án. - Phương pháp hệ thống hoá: đƣợc sử dụng ở tất cả nội dung của Luận án 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD có ý nghĩa quan trọng trong việc yêu cầu các thƣơng nhân KDHH thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Điều chỉnh tốt sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế đất nƣớc. Bởi vậy, pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD có ảnh hƣởng lớn đến chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong phát triển kinh tế. Với những nội dung nghiên cứu, Luận án dự kiến sẽ có những đóng góp mới về khoa học nhƣ sau: Về lý luận, Trên cơ sở Luận án góp phần củng cố thêm những góc nhìn về quan điểm, khái niệm, và cơ chế điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với 7 trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD; đặc điểm, nội dung và vai trò của pháp luật và hoạt động quản lý nhà nƣớc về trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD. Làm rõ vai trò của Nhà nƣớc, vai trò của xã hội và của các tổ chức hiệp hội BVQLNTD đến pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD (đến hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật). Phân tích các yếu tố cần, đủ và các yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD. Luận án chỉ rõ những hạn chế trong các quy định pháp luật hiện nay, trong đó có tình trạng chồng chéo giữa các quy phạm. Điều này gây khó khăn trong việc áp dụng quy định giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD. Về thực tiễn, Luận án đã tập trung mô tả, đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD. Phát hiện những vấn đề bất cập của thực trạng pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD ở Việt Nam hiện nay. Chỉ ra những khó khăn, vƣớng mắc và bất cập trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực này. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân, Luận án sẽ đề xuất những giải pháp cụ thể, đồng bộ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD. Các giải pháp đƣợc đề xuất bảo đảm hợp lý, khả thi nhằm cân bằng mối quan hệ giữa thƣơng nhân KDHH và NTD trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD. - Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo tại các cơ quan, tổ chức trong quá trình sửa đổi, bổ sung và ban hành văn bản pháp luật về trách nhiệm của thƣơng nhân KDHH đối với NTD; là tài liệu 8 phục vụ việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo về ngành luật kinh tế, luật về quyền con ngƣời. Đồng thời là nguồn tƣ liệu tham khảo để xây dựng và hoàn thiện giáo trình ngành Luật Kinh tế ở các bậc học từ trung cấp cho đến sau đại học. Là tài liệu tham khảo cho cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đối tƣợng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý Nhà nƣớc về hoạt động KDHH và các thanh viên tham gia tổ chức, hiệp hội BVQLNTD. Đặc biệt trong thời điểm hiện tại, Luận án sẽ là một công trình nghiên cứu tham khảo hữu ích, thiết thực trong quá trình Chính phủ xem xét các nội dung trong dự án Luật BVQLNTD để trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. 7. Kết cấu của luận án Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm của thương nhân KDHH đối với NTD Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về trách nhiệm của thương nhân KDHH đối với NTD Chương 4: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về trách nhiệm của thương nhân KDHH đối với NTD 9 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án Trong những năm gần đây, hoạt động thƣơng mại ngày càng phát triển với sự tham gia đông đảo của các tổ chức, cá nhân KDHĐ và các tổ chứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_trach_nhiem_cua_thuong_nhan_kinh_doanh_hang_hoa_doi.pdf
  • pdfQD_DuongDucHai.pdf
  • pdfTT DuongDucHai.pdf
  • pdfTT Eng DuongDucHai.pdf
  • pdfTrichyeu_DuongDucHai.pdf
Luận văn liên quan