Về cơ sở lý luận, luận án đã có một số đóng góp quan trọng đó là bổ sung vào
nguồn tài liệu nghiên cứu hiện có về đánh giá tác động của TNXH đến hiệu quả tài chính
của ngân hàng, dƣới góc độ một quốc gia đang phát triển với những đặc điểm khác biệt
về điều kiện phát triển kinh tế. Về phần các nghiên cứu cho Việt Nam, luận án có thể
đƣợc xem là nghiên cứu đầu tiên khai thác toàn diện chủ đề về tác động của TNXH đến
HQTC, xây dựng nền tảng cho các nghiên cứu về sau. Ngoài ra, nghiên cứu này đóng
góp các bằng chứng thực nghiệm cho lý thuyết Các bên liên quan và lý thuyết Hợp pháp
khi mà kết quả nghiên cứu chứng minh tác động tích cực của TNXH đến HQTC của
NHTM.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu cung cấp bức tranh tổng thể, toàn diện về thực
trạng chi tiêu và công bố thông tin TNXH của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-
2019. Bằng chứng thực nghiệm để trả lời cho câu hỏi chi tiêu và công bố thông tin
TNXH có cải thiện HQTC của các NHTM Việt Nam cũng đƣợc luận án cung cấp. Kết
quả nghiên cứu cho thấy có tồn tại mối tƣơng quan dƣơng giữa TNXH và HQTC, do đó,
đây là câu trả lời thuyết phục đối với các bên liên quan, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo ngân
hàng về những lợi ích thực tế đƣợc đo lƣờng, cung cấp bằng các mô hình, con số bên
cạnh những giá trị vô hình nhƣ thƣơng hiệu, niềm tin, lòng trung thành.v.v. nhƣ các
nghiên cứu khác đã đề cập. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định vai trò quan trọng của
việc thực hiện và công bố thông tin TNXH đối với nâng cao hiệu quả tài chính của các
NHTM Việt Nam một cách bền vững. Từ các khuyến nghị của luận án, các nhà quản trị
ngân hàng có thể áp dụng trong thực tiễn hoạt động nhằm thúc đẩy thực hiện các hoạt
động TNXH của các NHTM Việt Nam theo chuẩn quốc tế. Đối với các nhà hoạch định
chính sách, kết quả nghiên cứu giúp cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm để có cơ sở
đề ra các quy định, hƣớng dẫn cho việc thực hiện và báo cáo TNXH của các NHTM nói
riêng, các doanh nghiệp nói chung tiến tới coi đó nhƣ một quy tắc phổ biến, thịnh hành
trong kinh doanh cũng nhƣ trong ứng xử của các bên quan. Bên cạnh đó, nghiên cứu này
có thể làm tài liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu cho những đối tƣợng quan tâm cũng
nhƣ cung cấp những thông tin hữu ích cho những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân
hàng để tiếp tục nghiên cứu sâu và rộng hơn những vấn đề liên quan.
265 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 26/12/2022 | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu từ các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
BÙI THỊ THU HẰNG
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP: TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
TỪ CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
BÙI THỊ THU HẰNG
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP: TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
TỪ CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
MÃ SỐ: 9 34 02 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THÍCH
TS. LÊ HÀ DIỄM CHI
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận án này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một cơ sở đào
tạo nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là
trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung
do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận án.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình.
Tp. HCM, ngày tháng năm 2022
Tác giả
ii
LỜI CẢM ƠN
Từ tận đáy lòng mình, tôi mong muốn đƣợc gửi những lời cảm ơn và sự ghi nhận
chân thành nhất đến những ngƣời đã hỗ trợ và động viên tôi trong quá trình thực hiện
luận án.
Trƣớc hết, lời cảm ơn xin đƣợc dành cho các Thầy, Cô hƣớng dẫn luận án là TS.
Nguyễn Văn Thích, TS. Lê Hà Diễm Chi và TS. Lê Đình Hạc. Thầy, Cô đã luôn quan
tâm giúp đỡ về nội dung chuyên môn và định hƣớng trong việc công bố các bài báo từ
nội dung chính của luận án. Sự tử tế của Thầy, Cô cũng là một điều tôi không bao giờ
quên.
Lời cảm ơn tiếp theo Tôi xin đƣợc gửi đến Ban Giám Hiệu, Khoa sau đại học –
Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM đã rất tận tình hƣớng dẫn, hỗ trợ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thiện các thủ tục bảo vệ luận án.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô đã giảng dạy, tham dự các hội
đồng bảo vệ đề cƣơng, hai chuyên đề, luận án cấp bộ môn đã rất tận tình dạy bảo, góp ý,
hƣớng dẫn để giúp cho luận án của Tôi ngày càng hoàn thiện.
Tiếp theo Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế, Bộ môn
Tài chính Ngân hàng – Trƣờng Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện thời gian, kinh phí
và hỗ trợ cho Tôi trong quá trình học tập và bảo vệ luận án.
Tôi cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ về mặt học thuật của các phản biện và các tổng biên
tập của các tạp chí đã tiếp nhận bài báo từ luận án. Các bình luận và góp ý của họ là phần
quan trọng để chất lƣợng luận án đƣợc cải thiện.
Sau cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn gia đình, bạn bè, ngƣời thân đã luôn luôn theo dõi,
quan tâm và động viên ủng hộ Tôi từ những ngày tôi chỉ mới có kế hoạch về việc học
cho đến khi hoàn thành luận án.
iii
TÓM TẮT LUẬN ÁN
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là tìm ra bằng chứng thực nghiệm có sức
thuyết phục cho tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXH) đến hiệu quả
tài chính (HQTC) của ngành ngân hàng. Do đó nghiên cứu này sẽ tập trung vào một số
mục tiêu cụ thể sau: (1) Đánh giá thực trạng chi tiêu và công bố thông tin TNXH của các
ngân hàng thƣơng mại (NHTM) Việt Nam; (2) Đánh giá tác động của TNXH, các thành
phần TNXH (môi trƣờng, ngƣời lao động và cộng đồng) đến HQTC của các NHTM; (3)
Đánh giá tác động của TNXH đến HQTC của các NHTM khi tập trung vào vai trò điều
tiết của cơ cấu sở hữu; (4) Đề xuất các hàm ý chính sách để các NHTM đẩy mạnh thực
hiện và công bố thông tin TNXH.
Để giải quyết đƣợc những mục tiêu này, nghiên cứu đã sử dụng các chỉ tiêu cũng
nhƣ các cách tiếp cận bao gồm biên lãi ròng (NIM), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA),
tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đại diện cho HQTC. Thời gian nghiên
cứu từ 2012 đến 2019. Mẫu nghiên cứu gồm 29 ngân hàng thƣơng mại, do đó có 232
quan sát. Trƣớc tiên, nghiên cứu tiến hành kiểm tra các khuyết tật của các biến cũng nhƣ
của mô hình nghiên cứu. Tiếp đó, hồi quy bằng phƣơng pháp moment tổng quát (GMM)
hệ thống hai bƣớc đƣợc lựa chọn sử dụng để khắc phục các khuyết tật. Đồng thời sử
dụng kiểm định F, AR2, Sargan, Hansen để kiểm định tính phù hợp của phƣơng pháp
GMM trên mô hình dữ liệu bảng. Nghiên cứu đã chỉ ra các kết quả quan trọng nhƣ sau:
(i) Tỷ lệ công bố thông tin và số tiền chi cho các hoạt động TNXH của các NHTM
ngày càng tăng. Các NHTM do Nhà nƣớc kiểm soát có mức chi tiêu và công bố thông tin
TNXH cao hơn các NHTM tƣ nhân. So sánh thực trạng công bố thông tin TNXH của các
NHTM trƣớc và sau khi có quy định bắt buộc của pháp luật về công bố thông tin phát
triển bền vững (năm 2016) cho thấy, mức độ công bố thông tin trách nhiệm với ngƣời
lao động và cộng đồng không có sự khác biệt đáng kể, còn trách nhiệm với môi trƣờng
thì tăng lên rõ rệt.
(ii) TNXH có xu hƣớng làm tăng hiệu quả tài chính của ngân hàng, đánh giá thông
qua biên lãi ròng, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Kết luận này càng thêm chắc chắn khi thực hiện hồi quy với cả hai phƣơng pháp đo
lƣờng TNXH (chi tiêu cho TNXH (CSRE) và công bố thông tin TNXH (CSRD)).
iv
(iii) Trách nhiệm với môi trƣờng và trách nhiệm với ngƣời lao động đƣợc tìm thấy
là có xu hƣớng cải thiện HQTC. Tuy nhiên xu hƣớng tác động của trách nhiệm với cộng
đồng đến HQTC là không thống nhất giữa hai phƣơng pháp đo lƣờng, chi tiêu cho các
hoạt động cộng đồng (CHA) có tác động tích cực đến biên lãi ròng trong khi công bố
thông tin trách nhiệm với cộng đồng (COMD) có xu hƣớng làm giảm tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu. Những kết luận này đã đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm cho
lý thuyết Các bên liên quan và lý thuyết Hợp pháp khi kết quả nghiên cứu đã chứng
minh đƣợc tác động tích cực của TNXH tổng thể cũng nhƣ các thành phần TNXH đến
HQTC của ngân hàng.
(iv) Mối quan hệ tích cực giữa chi tiêu TNXH và HQTC mạnh hơn ở những NHTM
sở hữu Nhà nƣớc. Ngƣợc lại, mối quan hệ tích cực giữa công bố thông tin TNXH và
HQTC mạnh hơn ở những NHTM không có sở hữu Nhà nƣớc.
Từ những phát hiện đáng tin cậy có đƣợc, nghiên cứu đã rút ra những hàm ý chính
sách. Cuối cùng, luận án chỉ ra các hạn chế còn tồn tại cũng nhƣ đề xuất hƣớng nghiên
cứu trong tƣơng lai.
v
ABSTRACT
The overall objective of this study is to find convincing empirical evidence for the
impact of corporate social responsibility on the financial performance of the banking
industry. Therefore, this study will focus on the following specific objectives: (1)
Assessing the current state of spending and disclosing CSR information of Vietnamese
commercial banks; (2) Assessing the impact of social responsibility, components of
social responsibility (environment, employees, and community) on the financial
performance of commercial banks; (3) Assessing the impact of social responsibility on
the financial performance of commercial banks when focusing on the regulatory role of
the ownership structure; (4) Proposing policy implications for commercial banks to
promote the implementation and disclosure of CSR information.
To solve these goals, the study used indicators as well as approaches including Net
interest margin (NIM), return on assets (ROA), and return on equity (ROE) to represent
financial performance. The research period is from 2012 to 2019. The research sample
includes 29 commercial banks, so there are 232 observations. First, the study examines
the defects of the variables and the research model. Then, regression by general moment
method (GMM) two-step system was selected to overcome the defects. At the same time,
using F, AR2, Sargan, and Hansen tests to test the suitability of the GMM method on the
panel data model. The study showed the following significant results:
(i) The rate of information disclosure and the amount of money spent on CSR
activities of commercial banks is increasing. State-controlled commercial banks have a
higher level of expenditure and disclosure of CSR information than private commercial
banks. Comparing the current state of CSR information disclosure of commercial banks
before and after the mandatory regulation of the law on disclosure of information on
sustainable development (2016) shows that the level of disclosure of information on the
responsibility to employees and the community has not made a significant difference,
while environmental responsibility has increased markedly.
(ii) CSR tends to increase a bank's financial performance, measured by NIM, ROA,
and ROE. This conclusion is further confirmed when the regression is performed with
both CSR measures (Corporate Social Responsibility Expenditure (CSRE) and Corporate
Social Responsibility Disclosure (CSRD)).
vi
(iii) Responsibility to the environment and employee responsibility tend to improve
financial performance. However, the impact of community responsibility on financial
performance is not consistent between the two measurement methods; spending on
community activities positively impacts net profit margin while public information
disclosure. Communal responsibility trust tends to reduce the return on equity. These
conclusions have contributed more empirical evidence to the theory of Stakeholders and
Legitimacy when the research results have demonstrated a positive impact of overall
CSR and CSR components on bank finances' performance.
(iv) The positive relationship between CSR expenditure and financial efficiency is
more robust in state-owned commercial banks. In contrast, the positive relationship
between CSR disclosure and financial performance is more substantial in commercial
banks without state ownership.
From the reliable findings, the study has drawn policy implications. Finally, the
thesis points out the remaining limitations and proposes future research directions.
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT LUẬN ÁN .................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ xiii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................................... xv
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 5
1.2.1. Mục tiêu tổng thể ........................................................................................ 5
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 6
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 5
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 7
1.6. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 9
1.7. Các đóng góp và điểm mới của luận án ........................................................ 11
1.8. Kết cấu luận án nghiên cứu ........................................................................... 14
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 15
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............... 16
2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................ 16
2.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ..................................................... 18
2.1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................ 18
2.1.1.2. Các lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ............. 23
2.1.1.3. Đo lƣờng trách nhiệm xã hội ............................................................ 28
2.1.1.4. Các hƣớng dẫn để thực hiện và báo cáo trách nhiệm xã hội ............ 35
2.1.2. Hiệu quả tài chính của ngân hàng thƣơng mại ......................................... 42
2.1.2.1. Khái niệm ......................................................................................... 42
2.1.2.2. Đo lƣờng hiệu quả tài chính ............................................................. 43
2.1.3. Các lý thuyết về tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính 46
viii
2.1.3.1. Lý thuyết Cổ đông ............................................................................ 46
2.1.3.2. Lý thuyết Các bên liên quan ............................................................. 47
2.1.3.3. Lý thuyết Hợp pháp .......................................................................... 49
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 51
2.2.1. Ảnh hƣởng của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của ngân hàng52
2.2.1.1. Chi tiêu trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của ngân hàng .... 52
2.2.1.2. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của
ngân hàng ...................................................................................................... 54
2.2.2. Ảnh hƣởng của các thành phần trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính
............................................................................................................................ 56
2.2.2.1. Trách nhiệm với môi trƣờng ............................................................. 56
2.2.2.2. Trách nhiệm với ngƣời lao động ...................................................... 62
2.2.2.3. Trách nhiệm với cộng đồng .............................................................. 66
2.2.3. Hiệu lực điều chỉnh của cơ cấu sở hữu .................................................... 68
2.2.4. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 73
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................. 75
3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 75
3.1.1. Kiểm định tác động của trách nhiệm xã hội và các thành phần trách
nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của ngân hàng ......................................... 75
3.1.2. Kiểm định vai trò điều tiết của cơ cấu sở hữu đối với tác động của trách
nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của ngân hàng .......................................... 78
3.2. Các biến nghiên cứu ....................................................................................... 75
3.2.1. Biến phụ thuộc - Hiệu quả tài chính ........................................................ 78
3.2.2. Biến độc lập - Trách nhiệm xã hội của ngân hàng ................................... 79
3.2.2. Biến điều tiết - Cơ cấu sở hữu .................................................................. 87
3.2.4. Biến kiểm soát .......................................................................................... 88
3.3. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng ................................................................................. 92
3.4. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 88
3.4.1. Thu thập và xử lý dữ liệu ......................................................................... 88
3.4.2. Thống kê mô tả và kiểm định các khuyết tật của dữ liệu, mô hình nghiên
cứu .................................................................................................................... 100
ix
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 111
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 112
4.1. Thực trạng trách nhiệm xã hội của các ngân hàng thƣơng mại .............. 112
4.1.1. Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội .................................. 112
4.1.1.1. Trách nhiệm đối với ngƣời lao động .............................................. 113
4.1.1.2. Trách nhiệm cộng đồng .................................................................. 115
4.1.1.3. Trách nhiệm đối với môi trƣờng ..................................................... 116
4.1.1.4. Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội theo cơ cấu sở hữu.118
4.1.2. Thực trạng số tiền chi tiêu cho các hoạt động trách nhiệm xã hội ......... 120
4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................. 122
4.2.1. Tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các ngân
hàng thƣơng mại ............................................................................................... 122
4.2.2. Tác động của các thành phần trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính
của các ngân hàng thƣơng mại ......................................................................... 128
4.2.2.1. Tác động của trách nhiệm với môi trƣờng đến hiệu quả tài chính của
ngân hàng thƣơng mại .................................................................................. 130
4.2.2.3. Tác động của trách nhiệm với ngƣời lao động đến hiệu quả tài chính
của ngân hàng thƣơng mại ........................................................................... 132
4.2.2.3. Tác động của trách nhiệm với cộng đồng đến hiệu quả tài chính của
ngân hàng thƣơng mại .................................................................................. 133
4.2.3. Hiệu lực điều chỉnh của cơ cấu sở hữu đến tác động của trách nhiệm xã
hội đến hiệu quả tài chính của ngân hàng thƣơng mại ..................................... 134
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .......................................................................................... 139
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 140
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 140
5.2. Hàm ý chính sách .......................................................................................... 141
5.2.1. Hàm ý chính sách đối với các ngân hàng thƣơng mại ........................... 142
5.2.1.1. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội ................................... 142
5.2.1.2. Đẩy mạnh thực hiện và công bố thông tin liên quan đến các hoạt
động có trách nhiệm với môi trƣờng .......................................................... 143
5.2.1.3. Đẩy mạnh thực hiện và công bố thông tin liên quan đến các hoạt
động có trách nhiệm với ngƣời lao động .................................................... 144
x
5.2.1.4. Xây dựng chiến lƣợc trách nhiệm xã hội trong dài hạn ................ 145
5.2.1.5. Phát huy vai trò định hƣớng trong việc thực hiện và công bố thông
tin trách nhiệm xã hội của các ngân hàng thƣơng mại sở hữu Nhà nƣớc... 146
5.2.1.6. Đẩy mạnh việc thực hiện và công bố thông tin trách nhiệm xã hội
trong các ngân hàng thƣơng mại ..............................