Trong tiến trình lịch sử, trí thức Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng
cho đất nước trên nhiều lĩnh vực. Khi đất nước đối diện với họa xâm lăng, trí thức
có mặt ở tuyến đầu chống ngoại xâm với tâm niệm “quốc gia hưng vong, thất phu
hữu trách”. Khi đất nước hòa bình, trí thức là trụ cột trong sự nghiệp “kinh bang tế
thế”, xây dựng và phát triển quốc gia. Đúng như người xưa đã viết: “Hiền tài là
nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí
suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp ” (Bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất,
niên hiệu Đại Bảo thứ 3 - 1442). Không phải đến ngày nay, chúng ta mới đánh giá
cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Cha
ông ta cũng đã nhận thức rất rõ vai trò quan trọng của họ đối với sự hưng, suy của
quốc gia, dân tộc.
Cao Bá Quát từng nhận định: Nguyễn Trãi và Chu Văn An là hai nhà trí thức
tiêu biểu nhất cho trí thức Việt Nam thời xưa, là những trí thức “có chí lớn như
chim hồng hộc bay tít lên mây xanh” và khi không có điều kiện trực tiếp cống hiến
tâm sức cho triều đình, cho đất nước, lại chọn cách sống “thanh cao ở ẩn như chim
hạc đen ngủ một mình bên sườn núi”. Đó là những trí thức chân chính được xã hội
tôn vinh, nhân dân nể trọng. Trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến, có rất nhiều
bậc hiền tài, cho dù là nhà quân sự, nhà chính trị ở chốn quan trường hay gặp trở
ngại lui về dạy học, làm thuốc cứu dân, dù ở vị trí nào, họ cũng sẵn sàng hiến
dâng trí tuệ, tài năng của mình, góp phần quan trọng trong sự nghiệp chống ngoại
xâm và xây dựng đất nước
229 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trí thức nam kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------*-----------
TRẦN THỊ ÁNH
TRÍ THỨC NAM KỲ
TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1930
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGHỆ AN – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------*-----------
TRẦN THỊ ÁNH
TRÍ THỨC NAM KỲ
TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1930
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 62.22.03.13
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. LÊ HỮU PHƢỚC
2. PGS. TS. TRẦN VŨ TÀI
NGHỆ AN – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận án
Trần Thị Ánh
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 2
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5
4. Nguồn tài liệu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................... 6
5. Đóng góp của luận án ................................................................................... 7
6. Bố cục của luận án ....................................................................................... 8
NỘI DUNG ............................................................................................................ 9
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 9
1.1. Tình hình nghiên cứu ............................................................................... 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử... 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc .
........................................................................................................................ 16
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về trí thức Nam Kỳ trong thời kỳ Pháp thuộc ...
........................................................................................................................ 27
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề .............................................. 37
1.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .................................... 38
CHƢƠNG 2. TRÍ THỨC NAM KỲ VỚI PHONG TRÀO YÊU NƢỚC
CHỐNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX ................................................................. 39
2.1. Khái quát về vùng đất Nam Kỳ và trí thức Nam Kỳ trƣớc khi thực dân
Pháp xâm lƣợc ............................................................................................... 39
2.1.1. Khái quát về vùng đất Nam Kỳ .............................................................. 39
2.1.2. Đội ngũ trí thức ở Nam Kỳ trước khi thực dân Pháp xâm lược .............. 41
2.2. Thái độ của trí thức Nam Kỳ trƣớc cuộc chiến tranh xâm lƣợc của
thực dân Pháp .............................................................................................. 45
2.3. Hoạt động chống Pháp của trí thức Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX ............. 55
2.4. Tiếp thu và truyền bá văn hóa, văn minh phƣơng Tây ........................ 59
Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 65
CHƢƠNG 3. TRÍ THỨC NAM KỲ VỚI PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC THEO KHUYNH HƢỚNG DÂN CHỦ TƢ SẢN ..................................... 68
3.1. Sự ra đời của đội ngũ trí thức mới ở Nam Kỳ ....................................... 68
3.1.1. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................... 68
3.1.2. Đội ngũ trí thức mới ra đời ..................................................................... 71
3.2. Trí thức Nam Kỳ tiếp thu tƣ tƣởng dân chủ tƣ sản ............................... 75
3.3. Trí thức Nam Kỳ hƣởng ứng xu hƣớng cứu nƣớc của Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh...................................................................................... 78
3.3.1. Hưởng ứng phong trào Đông Du ............................................................ 78
3.3.2. Hưởng ứng phong trào Duy Tân ............................................................. 81
3.4. Trí thức Nam Kỳ thành lập các tổ chức chính trị và đảng phái ........... 85
3.4.1. Đảng Lập hiến ........................................................................................ 85
3.4.2. Tổ chức Thanh niên Cao vọng ................................................................ 88
3.4.3. Đảng Thanh niên .................................................................................... 91
3.4.4. Đông Dương Lao động Đảng.................................................................. 94
3.5. Các phong trào yêu nƣớc của trí thức Nam Kỳ ..................................... 96
3.6. Hoạt động yêu nƣớc của trí thức Nam Kỳ trên lĩnh vực văn hóa - tƣ
tƣởng ........................................................................................................... 104
3.6.1. Diễn thuyết cổ động tinh thần yêu nước................................................ 104
3.6.2. Hoạt động báo chí, xuất bản ................................................................. 108
Tiểu kết Chƣơng 3 ....................................................................................... 118
CHƢƠNG 4. TRÍ THỨC NAM KỲ VỚI PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC THEO KHUYNH HƢỚNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN ............................ 121
4.1. Sự phân hóa tƣ tƣởng trong trí thức Nam Kỳ ở nửa cuối những năm 20
(thế kỷ XX) .................................................................................................. 121
4.2. Trí thức Nam Kỳ đi theo con đƣờng cách mạng vô sản ..................... 126
4.2.1. Trí thức Nam Kỳ với hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ........ 126
4.2.2. Trí thức Nam Kỳ với chủ trương “Vô sản hóa”..................................... 131
4.3. Trí thức Nam Kỳ với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ........... 134
4.3.1. Trí thức Nam Kỳ với các tổ chức tiền thân của Đảng ........................... 134
4.3.2. Trí thức Nam Kỳ với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ............. 141
Tiểu kết Chƣơng 4 ...................................................................................... 144
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................... 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 157
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 176
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 NCMĐ Nông Cổ Mín Đàm
2 LTTV Lục Tỉnh Tân Văn
3 LCF La Cloche Fêlée
4 Nxb Nhà xuất bản
5 NCLS Nghiên cứu lịch sử
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong tiến trình lịch sử, trí thức Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng
cho đất nước trên nhiều lĩnh vực. Khi đất nước đối diện với họa xâm lăng, trí thức
có mặt ở tuyến đầu chống ngoại xâm với tâm niệm “quốc gia hưng vong, thất phu
hữu trách”. Khi đất nước hòa bình, trí thức là trụ cột trong sự nghiệp “kinh bang tế
thế”, xây dựng và phát triển quốc gia. Đúng như người xưa đã viết: “Hiền tài là
nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí
suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp” (Bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất,
niên hiệu Đại Bảo thứ 3 - 1442). Không phải đến ngày nay, chúng ta mới đánh giá
cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Cha
ông ta cũng đã nhận thức rất rõ vai trò quan trọng của họ đối với sự hưng, suy của
quốc gia, dân tộc.
Cao Bá Quát từng nhận định: Nguyễn Trãi và Chu Văn An là hai nhà trí thức
tiêu biểu nhất cho trí thức Việt Nam thời xưa, là những trí thức “có chí lớn như
chim hồng hộc bay tít lên mây xanh” và khi không có điều kiện trực tiếp cống hiến
tâm sức cho triều đình, cho đất nước, lại chọn cách sống “thanh cao ở ẩn như chim
hạc đen ngủ một mình bên sườn núi”. Đó là những trí thức chân chính được xã hội
tôn vinh, nhân dân nể trọng. Trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến, có rất nhiều
bậc hiền tài, cho dù là nhà quân sự, nhà chính trị ở chốn quan trường hay gặp trở
ngại lui về dạy học, làm thuốc cứu dân, dù ở vị trí nào, họ cũng sẵn sàng hiến
dâng trí tuệ, tài năng của mình, góp phần quan trọng trong sự nghiệp chống ngoại
xâm và xây dựng đất nước.
Trong thời kỳ cận - hiện đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trí
thức cũng đảm nhận vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trí thức
Việt Nam là lực lượng rất nhạy bén với cái mới, với những tư tưởng tiến bộ, “có đầu
óc dân tộc và đầu óc cách mạng”, “có học thức, dễ có cảm giác chính trị, dễ tiếp
thu sự giáo dục cách mạng và cùng đi với công nông”, “trí thức là vốn liếng quý báu
của dân tộc”, Chính vì vậy, nghiên cứu về quá trình hoạt động, vai trò, cống hiến
và đặc điểm của trí thức Việt Nam trong lịch sử là một trong những vấn đề trọng
tâm của sử học.
3
1.2. Kể từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định, rồi sau đó
chiếm Lục tỉnh Nam Kỳ và thôn tính cả nước ta, trí thức Nam Kỳ là lực lượng tiên
phong trong phong trào kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
Trước nỗi đau mất nước, trí thức yêu nước Nam Kỳ tự nguyện đứng về phía nhân
dân, tìm mọi phương cách, mọi hình thức để cứu nước. Có những trí thức đứng ra
lãnh đạo hoặc tham gia các cuộc khởi nghĩa vũ trang, có người dùng ngòi bút sắc
bén của mình đấu tranh trên các mặt trận chính trị, tư tưởng và văn hóa
Từ giữa thế kỷ XIX đến những thập niên đầu của thế kỷ XX, cùng với nhân dân
Nam Kỳ, trí thức Nam Kỳ “đi trước về sau” trong phong trào chống Pháp. Họ là lực
lượng sớm nhận thức được sự bất lực của ý thức hệ phong kiến và chủ động tiếp thu
các trào lưu tư tưởng mới phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Những hoạt động yêu nước và đóng góp lớn lao của đội ngũ trí thức yêu nước Nam
Kỳ đã góp phần bồi đắp truyền thống kiên cường của vùng đất “Thành đồng Tổ
quốc”, đồng thời để lại những bài học lịch sử quan trọng để phát huy vai trò của trí
thức trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hôm nay.
1.3. Trí thức Nam Kỳ có những đóng góp to lớn trong cuộc vận động giải phóng
dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có công trình sử
học nào nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về vấn đề này. Mặc dù trí
thức Nam Kỳ mang những đặc điểm chung của đội ngũ trí thức cả nước, như tác giả
Vũ Khiêu nhận định, đó là “sự gắn bó bằng máu thịt của trí thức Việt Nam với dân
tộc của họ”, “họ cùng với dân tộc nổi chìm trong dòng lịch sử”, người trí thức chân
chính ở Việt Nam “học giỏi và suốt đời mở rộng tri thức, suốt đời đem hết tài năng
và trí tuệ phục vụ cho Tổ quốc và nhân dân”,; tuy nhiên, do điều kiện và hoàn
cảnh lịch sử tác động, trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ
năm 1884 đến năm 1930 có những đặc điểm riêng so với trí thức cùng thời ở những
vùng miền khác trên cả nước.
1.4. Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, việc giáo dục truyền
thống yêu nước, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, ý thức trách nhiệm của công
dân, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là vấn đề
quan trọng. Luận án vừa góp phần vào mục đích trên; vừa có giá trị bổ sung nguồn
tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam; giúp người đọc có
một cái nhìn tổng thể, xuyên suốt về vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của bộ
4
phận trí thức Nam Kỳ đối với công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc trong một
thời kỳ lịch sử đầy biến động từ năm 1884 đến năm 1930.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Trí thức Nam
Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930” làm luận
án tiến sĩ sử học, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình hình thành, phát triển, thái độ
chính trị, hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động giải
phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930.
Khái niệm “trí thức” được hiểu là những người có học thức (thi đỗ từ “tú tài” trở
lên). Trong một số trường hợp, đó có thể là người không đỗ đạt, nhưng có hiểu biết
rộng, uy tín cao, được xã hội trân trọng.
Trong luận án, khái niệm “trí thức Nam Kỳ” bao gồm nhân sĩ, trí thức sinh ra,
lớn lên ở Nam Kỳ hoặc sinh ra ở nơi khác, nhưng hoạt động chủ yếu trên địa bàn
Nam Kỳ, để lại những dấu ấn sâu đậm ở Nam Kỳ trong cuộc vận động giải phóng
dân tộc giai đoạn 1884 - 1930. Trong điều kiện tư liệu cho phép, luận án cũng đề
cập đến một số trí thức quê ở Nam Kỳ, hoặc ở các vùng miền khác của Việt Nam,
sau thời gian học tập, sinh sống và hoạt động ở nước ngoài trở về, có đóng góp cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc ngay trên mảnh đất Nam Kỳ.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu là “trí thức Nam Kỳ”, hoạt động yêu
nước trên địa bàn Nam Kỳ, luận án xác định phạm vi không gian nghiên cứu của đề
tài là Lục tỉnh Nam Kỳ dưới triều Nguyễn trước khi Pháp xâm lược và là vùng đất
Nam Kỳ (Cochinchine), thuộc địa của Pháp theo quy định của Hiệp ước Patenôtre
(1884).
- Phạm vi thời gian luận án tập trung nghiên cứu được xác định từ năm 1884 đến
năm 1930. Chọn năm 1884 làm mốc mở đầu và năm 1930 làm mốc kết thúc phạm
vi nghiên cứu của đề tài là vì:
Sau gần 26 năm kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở bán đảo
Sơn Trà, ngày 6-6-1884, triều đình Huế ký Hiệp ước Patenôtre, công nhận quyền
5
bảo hộ của chính quyền thực dân Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Nước mất,
nhân dân Nam Kỳ, trong đó có lực lượng trí thức yêu nước cùng với nhân dân cả
nước bước vào cuộc vận động giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân,
giành độc lập.
Trải qua quá trình đấu tranh quyết liệt xác lập quyền lãnh đạo cách mạng Việt
Nam giữa các tổ chức cách mạng với các đảng phái theo những khuynh hướng cứu
nước khác nhau, tháng 2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trở thành chính
đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam theo khuynh hướng vô sản, đánh dấu
bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và
phong trào yêu nước của trí thức Nam Kỳ nói riêng. Từ đây, trí thức yêu nước Nam
Kỳ cùng với nhân dân bước vào thời kỳ đấu tranh mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án được xác định là hoạt động và đóng
góp của trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc, bao gồm:
+ Hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong phong trào yêu nước chống
Pháp cuối thế kỷ XIX;
+ Hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong phong trào giải phóng dân
tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong 30 năm đầu thế kỷ XX;
+ Hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong phong trào giải phóng dân
tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản trong nửa cuối những năm 20 (thế kỷ
XX).
Trên đây là giới hạn phạm vi không gian, thời gian và phạm vi nội dung nghiên
cứu của luận án. Những vấn đề nằm ngoài giới hạn trên không thuộc đối tượng và
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn tài liệu tin cậy, luận án tập trung nghiên cứu về sự hình thành,
phát triển và thái độ chính trị của các bộ phận trí thức ở Nam Kỳ trước cuộc chiến
tranh xâm lược và cai trị của thực dân Pháp qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1884
đến năm 1930; đồng thời hệ thống lại những hoạt động yêu nước tiêu biểu của trí
thức Nam Kỳ theo các khuynh hướng cứu nước khác nhau từ năm 1884 đến năm
6
1930; qua đó, làm rõ đặc điểm, vai trò và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong cuộc
vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đề tài xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể sau:
- Làm rõ quá trình hình thành, phát triển của đội ngũ trí thức nho học (cuối thế
kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX) và đội ngũ trí thức tân học (đầu thế kỷ XIX đến năm
1930) ở Nam Kỳ;
- Phân tích và làm rõ thái độ chính trị của trí thức Nam Kỳ trước những biến
động của thời cuộc qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1884 đến năm 1930;
- Phục dựng những hoạt động của trí thức Nam Kỳ trong phong trào yêu nước và
cách mạng theo các khuynh hướng cứu nước khác nhau từ năm 1884 đến năm 1930;
- Làm rõ những chuyển biến nổi bật về tư tưởng của trí thức Nam Kỳ từ ý thức
hệ phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản và lập trường vô sản qua các giai
đoạn: từ năm 1884 đến đầu thế kỷ XX, từ đầu thế kỷ XX đến giữa thập niên 20 của
thế kỷ XX và từ giữa thập niên 20 của thế kỷ XX đến năm 1930;
- Nhận định, đánh giá vai trò và những đóng góp nổi bật của trí thức Nam Kỳ
trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930.
4. Nguồn tài liệu, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu sau đây:
- Tài liệu lưu trữ: Phông Thống đốc Nam Kỳ (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II)
bao gồm các báo cáo của Sở An ninh các tỉnh Nam Kỳ gửi Thống đốc Nam Kỳ về
tình hình chính trị ở các tỉnh Nam Kỳ từ năm 1884 đến năm 1930; Phông Toàn
quyền Đông Dương (Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại - ANOM - Pháp) bao gồm các báo
cáo, điện tín, các công văn mật của các cơ quan chuyên trách ở Nam Kỳ, Thống đốc
Nam Kỳ và Nha An ninh Đông Dương gửi chính quyền cấp trên về tình hình chính
trị ở Nam Kỳ từ năm 1884 đến năm 1930. Các tài liệu lưu trữ sử dụng trong luận án
là một kênh thông tin quan trọng, phản ánh hoạt động yêu nước và cách mạng của
trí thức Nam Kỳ, cũng như những nhận định, đánh giá của đối phương về vai trò
7
của trí thức Nam Kỳ trong các phong trào yêu nước và cách mạng từ năm 1884 đến
năm 1930.
- Tài liệu tham khảo: Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và
ngoài nước về trí thức Việt Nam và trí thức Nam Kỳ, các công trình nghiên cứu về
lịch sử Việt Nam cận đại, lịch sử Nam Bộ, các công trình nghiên cứu về phong trào
yêu nước chống thực dân Pháp cũng như về các nhân vật trí thức Nam Kỳ trong
phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, các tác phẩm hồi ký, lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tài liệu văn kiện, lý luận: Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tài
liệu của các cơ quan Đảng, Nhà nước phản ánh quan điểm, chủ trương của Trung
ương và các cấp ủy Đảng về đội ngũ trí thức; cũng như đề cập đến các nhân vật trí
thức Nam Kỳ trong cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trong nửa
sau thập niên 20 của thế kỷ XX.
- Tài liệu báo chí: Các bài viết về trí thức đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu Hội
thảo, báo viết, báo điện tử
4.2. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận: Đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về đội ngũ trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu
phương pháp lịch sử và phương pháp logic - hai phương pháp nghiên cứu cơ bản
của khoa học lịch sử. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử