1.1. Trong các thể loại tự sự dân gian, có thể nói truyện cười là thể loại mang đậm chất quần chúng và chất bình dân nhất. Nếu như thần thoại mang tính chất thiêng liêng, gắn với những nghi lễ của tín ngưỡng nguyên thủy; truyền thuyết là lời tôn vinh, ngợi ca những người anh hùng của cộng đồng trong các lễ hội dân gian thì truyện cười lại vô cùng giản dị, gần gũi với đời thường, mang tính giải trí cao và tố cáo châm biếm sâu sắc. Dân tộc nào cũng biết cười và có truyện cười. Nhưng hiếm có dân tộc nào lại hay cười, biết cười và giỏi cười như người Việt.
Truyện cười đã được sưu tập và nghiên cứu với nhiều thành tựu bởi những tác giả tên tuổi. Trong kho tàng truyện cười của người Việt, truyện ở các làng cười còn ít được sưu tầm và chưa nghiên cứu nhiều.
1.2. Người Việt sống ở làng. Mỗi một làng quê Bắc Bộ là một cảnh quan hoàn chỉnh, là một cộng đồng cư dân đủ phong phú đến mức phức tạp. Làng xã là cái nôi sinh thành ra các thể loại văn nghệ dân gian, trong đó có truyện cười dân gian. Theo quy luật, truyện cười cổ truyền được hình thành từ cộng đồng dân làng sau đó lan tỏa ra phạm vi rộng hơn: huyện, tỉnh, vùng, toàn quốc. Bên cạnh nguồn gốc nội sinh, người Việt thông qua các nhà nho còn tiếp thu truyện cười của các nước khác, chủ yếu là của Trung Quốc.
1.3. Hiện nay trong 1013 truyện cười đơn lẻ (không kể hàng chục sưu tập truyện trạng) được Nguyễn Chí Bền và các cộng sự biên soạn trong tập 8 – “Truyện cười” thuộc bộ Tổng tập văn học dân gian người Việt, đã trở thành phổ biến và quen thuộc đối với người Việt có trình độ văn hóa phổ thông. Nhưng đối với đa số người dân cả nước, truyện cười ở các làng cười vẫn còn tương đối xa lạ. Vậy truyện cười ở các làng cười có gì giống và khác với truyện cười cổ truyền phổ biến? Trong khi hình thức diễn xướng truyện cười cổ truyền đã lùi vào thời gian thì theo quan sát bước đầu của chúng tôi, tính diễn xướng, hình thức diễn xướng các truyện cười ở một số làng cười vẫn có thể ghi nhận được ít nhiều. Để phân biệt giữa truyện cười cổ truyền và truyện cười ở các làng cười, người nghiên cứu chú ý đến thi pháp thể loại và hình thức diễn xướng.
234 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ: Đặc điểm thi pháp và diễn xướng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THÙY
TRUYỆN CƯỜI Ở CÁC LÀNG CƯỜI BẮC BỘ: ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP VÀ DIỄN XƯỚNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THÙY
TRUYỆN CƯỜI Ở CÁC LÀNG CƯỜI BẮC BỘ: ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP VÀ DIỄN XƯỚNG
Chuyên ngành: Văn học Dân gian
Mã số: 9.22.01.25
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Nguyễn Việt Hùng 2. PGS.TS Vũ Thị Tú Anh
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ: Đặc điểm thi pháp và diễn xướng” là công trình nghiên cứu của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Việt Hùng và PGS.TS Vũ Thị Tú Anh.
Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án này là trung thực và chưa được ai công bố dưới bất kì hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả nghiên cứu và tính trung thực trong luận án này.
Tác giả
Nguyễn Thị Thùy
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Việt Hùng và PGS.TS Vũ Thị Tú Anh, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em để em có thể thực hiện và hoàn thành luận án một cách đầy đủ và tốt nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy/cô giáo trong chuyên ngành Văn học dân gian của Trường Đại học sư phạm Hà Nội, các thầy/ cô giáo trong các hội đồng chấm luận án các cấp đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, góp ý và giúp đỡ em trong quá trình em thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thủ trưởng cơ quan công tác, đến các đồng nghiệp tại Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hải Phòng; Ban CHQS Quận Hồng Bàng, Bộ CHQS Hải Phòng đã tạo điều kiện để tôi có điều kiện thực hiện và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn đến gia đình nội ngoại hai bên đã luôn làm hậu phương vững chắc cho con để con yên tâm học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang
PHỤ LỤC 1.PL
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Cách viết tắt
GS.TS
Giáo sư, Tiến sĩ
SL
Số lượng
TP
Thủ pháp
TL
Tỉ lệ
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong các thể loại tự sự dân gian, có thể nói truyện cười là thể loại mang đậm chất quần chúng và chất bình dân nhất. Nếu như thần thoại mang tính chất thiêng liêng, gắn với những nghi lễ của tín ngưỡng nguyên thủy; truyền thuyết là lời tôn vinh, ngợi ca những người anh hùng của cộng đồng trong các lễ hội dân gian thì truyện cười lại vô cùng giản dị, gần gũi với đời thường, mang tính giải trí cao và tố cáo châm biếm sâu sắc. Dân tộc nào cũng biết cười và có truyện cười. Nhưng hiếm có dân tộc nào lại hay cười, biết cười và giỏi cười như người Việt.
Truyện cười đã được sưu tập và nghiên cứu với nhiều thành tựu bởi những tác giả tên tuổi. Trong kho tàng truyện cười của người Việt, truyện ở các làng cười còn ít được sưu tầm và chưa nghiên cứu nhiều.
1.2. Người Việt sống ở làng. Mỗi một làng quê Bắc Bộ là một cảnh quan hoàn chỉnh, là một cộng đồng cư dân đủ phong phú đến mức phức tạp. Làng xã là cái nôi sinh thành ra các thể loại văn nghệ dân gian, trong đó có truyện cười dân gian. Theo quy luật, truyện cười cổ truyền được hình thành từ cộng đồng dân làng sau đó lan tỏa ra phạm vi rộng hơn: huyện, tỉnh, vùng, toàn quốc. Bên cạnh nguồn gốc nội sinh, người Việt thông qua các nhà nho còn tiếp thu truyện cười của các nước khác, chủ yếu là của Trung Quốc.
1.3. Hiện nay trong 1013 truyện cười đơn lẻ (không kể hàng chục sưu tập truyện trạng) được Nguyễn Chí Bền và các cộng sự biên soạn trong tập 8 – “Truyện cười” thuộc bộ Tổng tập văn học dân gian người Việt, đã trở thành phổ biến và quen thuộc đối với người Việt có trình độ văn hóa phổ thông. Nhưng đối với đa số người dân cả nước, truyện cười ở các làng cười vẫn còn tương đối xa lạ. Vậy truyện cười ở các làng cười có gì giống và khác với truyện cười cổ truyền phổ biến? Trong khi hình thức diễn xướng truyện cười cổ truyền đã lùi vào thời gian thì theo quan sát bước đầu của chúng tôi, tính diễn xướng, hình thức diễn xướng các truyện cười ở một số làng cười vẫn có thể ghi nhận được ít nhiều. Để phân biệt giữa truyện cười cổ truyền và truyện cười ở các làng cười, người nghiên cứu chú ý đến thi pháp thể loại và hình thức diễn xướng.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ: Đặc điểm thi pháp và diễn xướng để thực hiện luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Nêu được đặc điểm thi pháp truyện cười ở các làng cười;
2.2. Phân tích hình thức diễn xướng truyện cười ở các làng cười.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong luận án chúng tôi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
3.1. Sưu tầm bổ sung truyện ở một làng cười mà chủ thể không làm nông nghiệp, cụ thể ở đây là làng Trân Châu, huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng;
3.2. Tập hợp một số lượng đủ các truyện cười ở các làng cười, có tính đại diện cho truyện làng cười ở Bắc Bộ;
3.3. Phân tích thi pháp truyện cười ở các làng cười đã được tập hợp ở nhiệm vụ 3.2;
3.4. So sánh thi pháp truyện cười ở các làng cười với thi pháp truyện cười cổ truyền phổ biến, được lưu hành sớm và rộng rãi trong phạm vi toàn quốc;
3.5. Trình bày diễn biến của hướng nghiên cứu diễn xướng/ trình diễn trong bối cảnh ở nước ngoài và Việt Nam (để thấy rõ nhiều nhà khoa học Việt Nam không chịu ảnh hưởng của hướng nghiên cứu này ở nước ngoài);
3.6. Phân tích các hình thức diễn xướng của truyện cười ở các làng cười.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Trong khuôn khổ bản luận án, chúng tôi nghiên cứu truyện cười ở các làng cười trên phương diện thi pháp và diễn xướng. Thực ra nếu theo quan điểm rộng về thi pháp thì các hình thức diễn xướng cũng nằm trong thi pháp nhưng cũng có quan niệm nói đến thi pháp là nói đến nghệ thuật của phần ngôn từ.
4.2. Trong khuôn khổ thời gian thực hiện luận án, chúng tôi không thể nghiên cứu tất cả truyện cười ở các làng cười. Vả lại theo kinh nghiệm của Prôpp (nhà nghiên cứu nổi tiếng không chỉ ở Liên Xô cũ), cần chọn số tư liệu vừa đủ để tìm hiểu quy luật của đối tượng. Đối với hàng trăm truyện cổ tích thần kỳ trong sưu tập của A.N. Aphanaxiep, Prôpp khảo sát từ truyện thứ 50 đến truyện số 151, đúng 100 truyện. Từ 100 truyện này ông xây dựng lý thuyết hình thái học. Sau đó ông kiểm tra lại tính thuyết phục của lý thuyết bằng những truyện còn lại [1, 38]. Trong số truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ, đã được nhà nghiên cứu Trần Quốc Thịnh tiến hành sưu tập, chúng tôi lựa chọn truyện cười của bốn làng cười: Trúc Ổ, Hòa Làng, Dương Sơn, Văn Lang. Trúc Ổ là một làng nay thuộc huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. Tài nói khoác (đại ngôn) của dân làng đã nổi tiếng đến mức trong thơ ca cổ đất Kinh Bắc đã nói đến [2, 17-18]. Truyện cười ở đây phong phú hơn truyện cười ở làng Đồng Sài cùng huyện, bởi nhiều truyện cười ở Đồng Sài chỉ khai thác đề tài củ khoai. Truyện cười ở Trúc Ổ không chỉ được gợi cảm hứng từ củ khoai mà còn từ con cá, do dân nơi đây có nghề câu cuốn. Ngoài ra, truyện cười Trúc Ổ vừa có tính đại ngôn lại có tính chất lý sự, ngay cả trẻ em làng này cũng biết nói khoác [2, 20]. Chính vì vậy trong số các làng cười ở tỉnh Bắc Ninh chúng tôi chọn truyện ở làng cười Trúc Ổ làm đối tượng khảo sát. Đây là truyện ở một làng đậm tính chất đồng bằng. Đối với truyện cười ở vùng trung du và miền núi, ở tỉnh Bắc Giang chúng tôi chọn truyện cười ở làng Hòa Làng và Dương Sơn. Đây là hai làng cạnh nhau, sự nổi tiếng của truyện cười nơi đây đã được ca dao địa phương ghi nhận: “Hòa Làng nói phét có ca/ Dương Sơn nói phét bằng ba Hòa Làng” [2, 67]. Ngoài ra ở Dương Sơn có một đặc điểm khác với hai làng Trúc Ổ và Hòa Làng ở chỗ cuộc sống vật chất tuy chưa được dồi dào, nhưng dễ chịu hơn, là nơi có một số người theo đòi Nho học, trong làng có nhà bình văn gọi là “Dương Sơn hội quán”. Trong cái gọi là dân chúng, ngoài nông dân là đa số, còn có những thành phần khác như chúng tôi sẽ trình bày ở chương 1. Trong các thành phần đó, có nhà nho bình dân. Đặc biệt là ở Dương Sơn có cụ Nguyễn Tam, một nghệ nhân dân gian chính cống thuở xưa. Truyện cười ở làng Văn Lang là sáng tác của cư dân vùng trung du và miền núi phía Bắc, nơi cội nguồn đất Tổ. Hơn nữa, truyện cười Văn Lang từ lâu đã rất nổi tiếng. Nói tóm lại, truyện ở các làng cười Trúc Ổ, Hòa Làng, Dương Sơn, Văn Lang là sáng tạo của người Việt ở đồng bằng, trung du và miền núi của Bắc Bộ. Tuy nhiên, người Việt xưa không chỉ có nông dân, mặc dù bộ phận này chiếm đại đa số, mà còn có cả ngư dân. Cho đến nay chưa có sưu tập truyện cười của một làng ngư nghiệp nào được xuất bản. Trong thời gian thực hiện luận án, chúng tôi đã chọn làng Trân Châu của đảo Cát Bà, thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng để sưu tầm bổ sung. Số lượng truyện cười tại làng này do chúng tôi sưu tầm được trong quá trình điền dã là 20 truyện. Tổng số truyện cười được sưu tầm bổ sung và đã được sưu tập xuất bản là 299 truyện. Trong đó, Văn Lang có 180 truyện đã xuất bản; Trúc Ổ 20 truyện trong đó 14 truyện đã xuất bản, 6 truyện do chúng tôi sưu tầm; Hòa Làng 40 truyện, trong đó 26 truyện đã xuất bản, 14 truyện do chúng tôi sưu tầm; Dương Sơn 39 truyện, trong đó 26 truyện đã xuất bản, 13 truyện do chúng tôi sưu tầm. Đối với những truyện đã xuất bản được dùng làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi lấy từ Truyện làng cười xứ Bắc (1988) của Trần Quốc Thịnh và Làng cười Văn Lang (2011) của Trần Văn Thục. Tất cả là 246 truyện đã xuất bản, 53 truyện do chúng tôi sưu tầm.
Như vậy, sự lựa chọn bốn làng cười nói trên có tính chất đại diện về phương diện địa lý (làng trung du miền núi, làng đồng bằng, làng chài vùng biển), đồng thời bốn làng cũng đại diện cho những cách thức sáng tạo truyện cười: nói khoác, nói tức
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp dưới đây.
5.1. Phương pháp tập hợp các tài liệu đã xuất bản. Các tài liệu này bao gồm những cuốn sách, bài báo sưu tầm, nghiên cứu truyện cười ở các làng cười, truyện cười cổ truyền, phổ biến. Ở đây không chỉ đơn giản là sưu tầm, tập hợp tài liệu mà còn cần giám định, phân tích tài liệu. Qua phân tích các tài liệu đã xuất bản, chúng tôi chọn tập cuốn “Truyện cười”, tập 8 trong bộ Tổng tập văn học dân gian người Việt, của nhóm biên soạn Nguyễn Chí Bền làm tài liệu phân tích các tài liệu truyện cười cổ truyền phổ biến, mà chẳng hạn, không chọn Truyện tiếu lâm Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong (lý do sẽ được phân tích cụ thể ở mục Lịch sử vấn đề trong Chương 1 của luận án).
5.2. Phương pháp tổng hợp. Theo tác giả Đinh Gia Khánh, phương pháp tổng hợp “có thể giúp cho việc tìm hiểu mối quan hệ tự nhiên và hữu cơ giữa giá trị ích dụng và giá trị thẩm mỹ của các tác phẩm folklore và từ đó xác định được giá trị đích thực của tác phẩm” [3, 15]. Cũng theo tác giả, phương pháp này “còn có thể giúp cho việc tìm hiểu vai trò của môi trường, của tập tục xã hội, của sinh hoạt văn hóa dân gian trong việc tạo nên giá trị đặc thù của tác phẩm folklore” [3, 16].
5.3. Phương pháp phân tích. Đây là “thao tác xuất phát từ tổng thể mà đi ngược lên các nguyên tố ban đầu (éléments premiers). Vì vậy nó còn được gọi là phương pháp thoái triển (méthode régressive)” [3, 17]. Các thao tác phân tích một tác phẩm, một thành tố đã tách biệt riêng ra của chỉnh thể nguyên hợp để đi sâu vào nội dung và cấu trúc của tác phẩm ấy, thành tố ấy.
Theo Đinh Gia Khánh, phương pháp tổng hợp là thao tác ngược chiều với phương pháp phân tích. Phương pháp tổng hợp xuất phát từ các nguyên tố ban đầu để đi tới chung cục tức là trên cơ sở các chi tiết mà lắp ráp lại cái toàn thể hoặc trên cơ sở các thành tố mà xây dựng lại chỉnh thể đã được phân tích. Vì vậy phương pháp tổng hợp còn được gọi là phương pháp tiến triển (méthode progressive).
5.4. Phương pháp thống kê. Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính, “từ kết quả thống kê dẫn đến những nhận xét, những kết luận khoa học” [4, 127]. Thí dụ số lượng truyện cười sử dụng thủ pháp phóng đại trong truyện cười làng Dương Sơn là 23/39 (58,9%), làng Trân Châu là 8/20 (40%), Văn Lang là 62/180 (34,4%) Hòa Làng là 10/40 (25%), Trúc Ổ là 2/20 (10%). Như vậy chúng ta thấy người Trúc Ổ ít sử dụng thủ pháp phóng đại nhất, người Dương Sơn lại ưa dùng cách gây cười này. Mặt khác, “con số thống kê tăng thêm sức thuyết phục cho những dự cảm, những suy luận khoa học” [4, 134]. Trong thời gian đầu thực hiện luận án, chúng tôi thoáng nghĩ rằng có lẽ trong truyện cười ở các làng cười không hoặc có rất ít yếu tố tục trong các câu chuyện kể. Cuối chặng đường nghiên cứu, qua việc phân tích 299 truyện, chúng tôi thấy có hai làng trong đó nghệ nhân sử dụng yếu tố tục, làng cười Văn Lang có 51/180 và 1/20 truyện ở làng cười Trân Châu. Như vậy, thủ pháp sử dụng yếu tố tục của năm làng cười chiếm 52/299 truyện, bằng 17,4%, trong khi thủ pháp sử dụng yếu tố phóng đại chiếm 105/299 truyện, bằng 35,1%.
Có người cho rằng thống kê chỉ đơn giản là thao tác đếm. Thực ra không phải như vậy. Trước và trong quá trình thống kê, chúng tôi phải thẩm định tư liệu. Thí dụ đối với truyện cười cổ truyền lẻ, ở tập 8 Truyện cười do Nguyễn Chí Bền chủ biên có 1029 truyện. Chúng tôi đã loại bỏ, không sử dụng 16 truyện. Đó là những truyện cười hiện đại và những truyện không gây cười.
5.5. Phương pháp so sánh. Phương pháp này được sử dụng để làm nổi bật đối tượng hoặc vấn đề đang khảo sát. Chỉ có so sánh thi pháp truyện kể ở các làng cười với thi pháp truyện cười cổ truyền, phổ biến, chúng tôi mới nêu bật được đặc điểm thi pháp truyện cười ở các làng cười. Ở đây có sự phân biệt giữa phương pháp so sánh và khoa nghiên cứu so sánh văn học. Khoa nghiên cứu so sánh văn học là một khoa học, ngoài đối tượng là các ngành văn học nghệ thuật, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên (thí dụ so sánh giữa văn học và âm nhạc, giữa văn học và điện ảnh), đối tượng chủ yếu của khoa nghiên cứu văn học so sánh là các nền văn học của các dân tộc. Điều tối kị ở đây là khi so sánh văn học giữa các dân tộc không được nêu vấn đề hơn kém; trong khi so sánh giữa âm nhạc và văn học, giữa văn học và khoa học, người ta có thể nói đối tượng này kém đối tượng kia ở những điểm a, b, c và lại hơn đối tượng kia ở những điểm khác. Phương pháp so sánh được vận dụng trong khi nghiên cứu văn học của nội bộ một dân tộc, như so sánh truyện cười cổ truyền với truyện cười ở các làng cười, chúng ta có thể nói đến câu chuyện hơn kém, nhưng quan trọng vẫn là chỉ ra sự giống nhau và khác nhau và giải thích những điều đó [5, 188].
5.6. Phương pháp nghiên cứu ngữ văn dân gian. Đây là luận án thuộc chuyên ngành Văn học dân gian, không thuộc chuyên ngành Nhân học văn hóa. Bởi vậy khi phân tích những truyện cười, chúng tôi sẽ sử dụng các tri thức của ngành ngữ văn như kết cấu, bố cục, phóng đại, thể thơ, thi pháp,
5.7. Phương pháp điền dã dân tộc học. Chúng tôi sử dụng phương pháp này khi đi xuống địa phương sưu tầm truyện cười ở làng Trân Châu, khi đến các làng Dương Sơn, Hòa Làng, Trúc Ổ, Văn Lang để nghiên cứu hình thức diễn xướng truyện cười. Phương pháp này yêu cầu người thực hiện phải hòa đồng với nhân dân địa phương, cùng ăn cùng ở tạo sự tin cậy của đồng bào, phải gây được niềm tin để họ có thể tâm sự và trình diễn truyện cười. Trước khi đi xuống mỗi làng, nghiên cứu sinh đọc tài liệu về lịch sử, xã hội, phong tục tập quán của từng làng đó, chuẩn bị sổ tay ghi chép, băng ghi âm, máy ảnh. Theo yêu cầu đạo đức khoa học, để tránh những phiền hà, rắc rối không đáng có cho những người cung cấp tài liệu, trong luận án chúng tôi đã đổi tên tất cả những người dẫn đường, kể truyện cười.
5.8. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Ngoài việc xin ý kiến chỉ dẫn của thầy, cô hướng dẫn, chúng tôi còn xin gặp và phỏng vấn hai chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu văn học dân gian là GS.TS Nguyễn Xuân Kính và GS.TS Vũ Anh Tuấn.
Do yêu cầu của việc diễn đạt, chúng tôi phải nêu thứ tự các phương pháp. Điều này không có nghĩa là thực hiện xong phương pháp này, chúng tôi mới sử dụng phương pháp kia.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Sưu tầm mới 20 truyện cười ở làng Trân Châu, 14 truyện cười ở làng Hòa Làng, 13 truyện cười ở làng Dương Sơn, 6 truyện cười ở làng Trúc Ổ. Đây là 53 truyện chưa được công bố và quan trọng hơn là những truyện này bổ sung vào diện mạo của các truyện cười ở làng cười Bắc Bộ.
6.2. Nhận diện đặc điểm thi pháp truyện cười ở các làng cười.
6.3.Tiếp thu và giải thích lý do ra đời khuynh hướng tiếp cận bối cảnh/ diễn xướng.
6.4. Phân tích hình thức diễn xướng truyện kể ở các làng cười.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Khái niệm, tổng quan về làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, lịch sử sưu tầm, nghiên cứu truyện cười;
Chương 2: Thi pháp truyện cười ở các làng cười;
Chương 3: Từ trào lưu bối cảnh ở Hoa Kỳ đến việc diễn xướng ở các làng cười.
CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM, TỔNG QUAN VỀ LÀNG VIỆT CỔ TRUYỀN
Ở BẮC BỘ, LỊCH SỬ SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU TRUYỆN CƯỜI
Khái niệm
Truyện cười dân gian
Truyện cười dân gian là những sáng tác do dân chúng sáng tạo và lưu truyền từ xưa đến nay. Dân chúng là một khái niệm bao gồm nhiều tập hợp người với những nghề nghiệp, sở thích, năng khiếu khác nhau. Cái gọi là dân, dân chúng cũng vận động theo thời gian. Trong thời quân chủ/ phong kiến, dân chúng là những nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và trí thức bình dân. Nông dân là những người sống ở nông thôn, canh tác ruộng đất và chăn nuôi. Thợ thủ công là những người chủ yếu không sản xuất nông nghiệp mà làm các công việc như đan lát, làm đồ mộc, làm gạch, xây dựng nhà cửa, Tuy phân biệt rành mạch như vậy, nhưng thực tế, những người nông dân làm ruộng là chủ yếu, nhưng họ vẫn có thể đan lát, đóng gạch, làm mộc cho gia đình mình hoặc làm các công việc trên để có sản phẩm đem bán hoặc dựng nhà, dựng cửa cho người khác để nhận thù lao khi nông nhàn. Số lượng những người thợ thủ công chỉ chuyên làm nghề này không nhiều. Ở Bắc Bộ, thời quân chủ chỉ có hai làng không có nghề làm ruộng là làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và làng gốm Quế Quyển (Hà Nam). Do không có đất đai sản xuất, hai làng này không có người làm ruộng. Khi nói đến nghề thủ công, hiện nay chúng ta hay nói đến làng nghề. Nói như vậy không có nghĩa là cả làng đó làm nghề, mà chỉ có một bộ phận lớn sản xuất ra một mặt hàng nhất định như làng mây tre đan, làng làm lược, làng làm trống... Trong làng vẫn có một bộ phận chuyên làm nông nghiệp và những người thợ thủ công ở những làng vừa nêu cũng biết làm nghề nông. Những người làm nghề buôn bán trong xã hội quân chủ thường là những người buôn bán nhỏ và đại đa số là phụ nữ. Ngày xưa phụ nữ chỉ không làm các nghề buôn gia súc (trâu, bò, lợn) và buôn bè. Ở Bắc Bộ cũng đã hình thành một số làng buôn như Đan Loan, Báo Đáp, Phù Lưu nhưng xu thế của những người buôn bán là không đầu tư tiền lãi vào việc phát triển nghề này mà khi có nhiều tiền lại mua thêm ruộng đất. Cái căn tính nông dân đã không làm cho Bắc Bộ có những nhà buôn lớn. Nói đến trí thức bình dân là nói đến các nhà nho đi thi không đỗ hoặc là những người đã đỗ đạt nhưng chưa phải đại khoa, họ làm một chức quan nhỏ sau một thời gian vì những lý do nhất định lại trở về làng làm dân. Những người đó ta gọi là trí thức bình dân, bao gồm nhà nho chưa đi thi, nhà nho đi thi không đỗ và những viên quan nhỏ về hưu. Bốn kiểu người vừa nêu được sách vở phong kiến xếp vào loại dân, với trật tự ngược lại là sĩ, nông, công, thương. Một trò diễn cổ truyền ở làng Tứ Xã (Phú Thọ) đã thể hiện các nhân vật này trong hội làng. Nói như trên tuy đã chi tiết nhưng chưa bao gồm hết những người được gọi là dân. Còn có các ngư dân, dân nghèo thành thị, các cô đào hát, anh kép hát, người xẩm mù, thậm chí cả các cô gái bán hoa và binh lính, tất cả họ đều là dân. Văn học dân gian nói chung và truyện cười dân gian nói riêng là do những người trên sáng tác, lưu truyền.
Theo truyền thống, chúng ta nói tắt truyện cười dân gian là truyện cười. Thực ra còn có các truyện cười bác học, có tác giả. Tuy nhiên ở nước ta loại truyện này khá hiếm, chưa kể một số ít lại được dân gian hóa trở thành của dân.
Từ khi người Pháp xâm lược nước ta đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngoài những người dân như trên, có thêm công nhân (đương thời gọi là cu li, thợ thuyền) làm việc tr