I.Lốcchiép (Chủ biên) (1960), V.I.Lênin bàn về Nhà nước xã hội chủ nghĩa [55], cuốn sách đã tập hợp các công trình nghiên cứu của các học giả Xô viết về lý luận Nhà nước XHCN của V.I.Lênin Nội dung các bài viết tập trung làm sâu sắc tư tưởng V.I.Lênin về bản chất, chức năng, vai trò của Nhà nước trong xây dựng CNXH. Các tác giả đã phân tích, làm rõ bản chất tốt đẹp của nhà nước XHCN theo tư tưởng V.I.Lênin, đồng thời, khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân trong thực hiện kế hoạch của nhà nước và KSQL nhà nước.
C.I.Xuvôrốp (1983), Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội [186], tác giả đã khái quát và phân tích những kinh nghiệm phong phú, đa dạng của Đảng Cộng sản Liên Xô trong quá trình xây dựng CNXH; khẳng định sự ra đời của chính quyền Xô viết là tiền đề thuận lợi và quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng CNXH. Tác giả đã chỉ rõ, trong khi xác định con đường tiến lên CNXH, V.I.Lênin đã nhấn mạnh vai trò của Nhà nước vô sản, bởi vì không có nhà nước đó thì quá trình cải tạo, xây dựng CNXH của giai cấp vô sản và giai cấp nông dân không thể thành hiện thực. Cuốn sách cũng chỉ ra những luận điểm của V.I.Lênin về vai trò, tổ chức và hoạt động của Chính quyền Xô viết có ý nghĩa lớn lao, chứng minh chân lý là điều kiện tiên quyết để xây dựng CNXH.
Xpiêckin (1985), V.I.Lênin bàn về nhà nước và nền dân chủ [185], tác giả đã phân tích các nhân tố lịch sử của nhà nước, các chế độ chính trị; bản chất của nền dân chủ tư sản và nền dân chủ XHCN; bạo lực cách mạng, sự tiêu vong của nhà nước và nền dân chủ. Tác giả đã làm sâu sắc thêm những luận điểm của V.I.Lênin về bản chất dân chủ XHCN là nền dân chủ thực sự của dân, do dân, vì dân, “nền dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản”. Tác giả cuốn sách cũng chỉ rõ vai trò, mối liên hệ giữa nhà nước và nhân dân trong quá trình tổ chức hoạt động, thực hiện chức năng của nhà nước, bảo đảm hướng tới xây dựng nền dân chủ thực sự của dân, do dân, vì dân. Muốn có nền dân chủ thực sự thì chỉ có xây dựng CNXH, quan tâm chăm lo, bảo vệ lợi ích thiết thực cho nhân dân.
184 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tư tưởng V.I.Lênin về kiểm soát quyền lực nhà nước Xã hội chủ nghĩa và định hướng vận dụng ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả luận án. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Toàn
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
10
1.1.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
10
1.2.
Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
28
Chương 2:
CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG V.I.LÊNIN VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
35
2.1.
Cơ sở lý luận hình thành, phát triển thành tư tưởng V.I.Lênin về kiểm soát quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa
35
2.2.
Cơ sở thực tiễn hình thành, phát triển tư tưởng V.I.Lênin về kiểm soát quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa
54
Chương 3:
NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG V.I.LÊNIN VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
68
3.1.
Nội dung tư tưởng V.I.Lênin về kiểm soát quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa
68
3.2.
Giá trị tư tưởng V.I.Lênin về kiểm soát quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa
100
Chương 4:
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG V.I.LÊNIN VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
122
4.1.
Yếu tố tác động đến việc vận dụng tư tưởng V.I.Lênin vào kiểm soát quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
122
4.2.
Định hướng tiếp tục vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về kiểm soát quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
135
KẾT LUẬN
166
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
168
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
169
PHỤ LỤC
185
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
01
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
02
Kiểm soát quyền lực
KSQL
03
Mặt trận Tổ quốc
MTTQ
04
Nhà nước pháp quyền
NNPQ
05
Nhà xuất bản
Nxb
06
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Nhà nước và quyền lực nhà nước là sản phẩm tất yếu của sự phân chia xã hội thành giai cấp. Quá trình tổ chức và hoạt động của nhà nước, quyền lực nhà nước luôn có nguy cơ bị biến dạng, tha hóa như lạm quyền, chuyên quyền, buông lỏng, đòi hỏi giai cấp lãnh đạo và thống trị xã hội phải luôn coi trọng KSQL nhà nước. Trong tiến trình của cách mạng XHCN, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin bàn nhiều về vấn đề nhà nước từ nguồn gốc, bản chất, hình thức cho đến biện pháp xây dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước XHCN. Các ông chỉ ra rằng, đảng cộng sản muốn hoàn thành vai trò lãnh đạo của mình, tất yếu phải coi trọng KSQL nhà nước. Kiểm soát quyền lực nhà nước XHCN nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước thực hiện đúng bản chất, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đảm đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của CNXH.
Tư tưởng V.I.Lênin về KSQL nhà nước XHCN mang tính khoa học, cách mạng, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tư tưởng V.I.Lênin về KSQL nhà nước có nội dung toàn diện cả về tính tất yếu, bản chất, nội dung, nguyên tắc, phương thức, điều kiện KSQL nhà nước có hiệu lực, hiệu quả. Tư tưởng V.I.Lênin về KSQL nhà nước là di sản quý báu trong kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, có giá trị và ý nghĩa to lớn trong lịch sử và hiện nay; là cơ sở lý luận, phương pháp luận để các đảng cộng sản, nhà nước XHCN tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng NNPQ xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, nhất là từ đổi mới đến nay, Đảng, Nhà nước ta luôn kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, tư tưởng V.I.Lênin về KSQL nhà nước XHCN nói riêng. Những năm qua, KSQL nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có nhiều ưu điểm, nhờ đó “Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên” [28, tr.243]. Tuy nhiên, KSQL nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vẫn còn những hạn chế, bất cập: vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước vẫn có sự chồng chéo; sự phân công, phân định, phối hợp trong thực thi và KSQL chưa chặt chẽ, tình trạng chuyên quyền, lạm dụng, buông lỏng việc KSQL vẫn còn xảy ra việc nhận thức, học tập, quán triệt, nghiên cứu, vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về KSQL nhà nước XHCN của một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, KSQL nhà nước gắn liền với xây dựng NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng nền dân chủ XHCN; toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện và sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Nhiều vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn về KSQL nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần được quan tâm giải quyết, trong đó, tập trung “Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước”, [30, tr.175]; bảo đảm mọi quyền lực được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, được ràng buộc bằng trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao trách nhiệm càng lớn; đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế, nội dung, hình thức, điều kiện bảo đảm KSQL nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng, Nhà nước ta cần phải tiếp tục vận dụng trung thành, sáng tạo hơn nữa tư tưởng của V.I.Lênin về KSQL nhà nước XHCN.
Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng V.I.Lênin về KSQL nhà nước XHCN để vận dụng vào KSQL nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Từ những luận cứ trên, tác giả chọn vấn đề: Tư tưởng V.I.Lênin về kiểm soát quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa và định hướng vận dụng ở Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. Đây là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong tình hình hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những nội dung cơ bản và giá trị tư tưởng V.I.Lênin về kiểm soát quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa, đề xuất một số định hướng vận dụng sáng tạo tư tưởng V.I.Lênin vào kiểm soát quyền lực nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ cơ sở khoa học hình thành, phát triển tư tưởng V.I.Lênin về KSQL nhà nước XHCN;
- Phân tích, làm rõ nội dung, giá trị tư tưởng V.I.Lênin về kiểm soát quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa;
- Khái quát, phân tích một số yếu tố tác động đến vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về KSQL nhà nước XHCN ở Việt Nam hiện nay;
- Đề xuất một số định hướng vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về KSQL nhà nước XHCN ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng V.I.Lênin về kiểm soát quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu tư tưởng V.I.Lênin về tính tất yếu, bản chất quyền lực nhà nước, KSQL nhà nước XHCN, nội dung, nguyên tắc, phương thức, điều kiện KSQL nhà nước XHCN trong các tác phẩm kinh điển của ông;
- Định hướng vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về KSQL nhà nước XHCN vào KSQL nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước, nhà nước XHCN, kiểm soát quyền lực nhà nước XHCN.
Cơ sở thực tiễn
Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nước Nga trước và sau khi Cách mạng Tháng Mười năm 1917; trực tiếp là thực tiễn tổ chức, hoạt động của nhà nước Xô viết Nga, Nhà nước Liên bang cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (từ cuối năm 1922); thực tiễn KSQL của nhà nước tư sản; thực tiễn KSQL nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay).
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành, tập trung sử dụng các phương pháp: Phương pháp lịch sử, kết hợp lịch sử và logic; phương pháp nghiên cứu tác phẩm kinh điển chủ nghĩa xã hội khoa học; phương pháp quy nạp, diễn dịch, phân tích; phương pháp chuyên gia để làm rõ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Các phương pháp được sử dụng cụ thể như sau:
Phương pháp lịch sử, kết hợp lịch sử và logic: sử dụng trong nghiên cứu nhiều nội dung của Luận án, nhưng chủ yếu nhất là luận giải cơ sở hình thành, phát triển, nội dung tư tưởng V.I.Lênin về KSQL nhà nước XHCN.
Phương pháp nghiên cứu tác phẩm kinh điển: sử dụng chủ yếu trong tiếp cận, thống kê, khai thác, làm rõ các luận điểm của các nhà kinh điển.
Phương pháp phương pháp quy nạp, diễn dịch, phân tích: sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu Luận án từ khi hình thành ý tưởng đến khi hoàn thiện.
Phương pháp chuyên gia: giúp tác giả tham khảo và định hướng từ các chuyên gia có kiến thức chuyên sâu và có kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn của đề tài.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận giải, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của tư tưởng V.I.Lênin về KSQL nhà nước XHCN;
- Xây dựng, khái quát, phân tích nội dung và giá trị tư tưởng V.I.Lênin về KSQL nhà nước XHCN;
- Đề xuất định hướng cơ bản vận dụng sáng tạo tư tưởng V.I.Lênin về KSQL nhà nước vào KSQL nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần khẳng định tính khoa học, cách mạng; giá trị của tư tưởng V.I.Lênin về KSQL nhà nước XHCN.
- Góp phần cung cấp luận cứ khoa học để Đảng, Nhà nước tiếp tục vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng V.I.Lênin vào KSQL nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội về các nội dung có liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu tiêu biểu về quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước của một số quốc gia trên thế giới
Nghiên cứu về quyền lực nhà nước và KSQL nhà nước đã được các học giả, các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, tiếp cận ở các phương diện khác nhau, theo lập trường giai cấp khác nhau.
* Nhóm công trình nghiên cứu về quyền lực nhà nước
Meachel Mann (1986), The sources of social power (Nguồn gốc quyền lực xã hội) [191], tác giả đã luận giải nguồn gốc của quyền lực xã hội, quyền lực nhà nước, tác giả khẳng định quyền lực nhà nước có cơ sở phát sinh là quyền lực của nhân dân, quyền lực nhà nước là quyền lực công. Đảng phái chính trị (đại diện của giai cấp) thực thi quyền lực chính trị của mình thông qua quyền lực nhà nước không chỉ để phục vụ lợi ích của chính mình mà còn phải phục vụ lợi ích của cả xã hội. Mặt khác, chính sự kiềm chế, giám sát lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội (bao gồm cả nhà nước) bằng pháp luật là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo cho nền dân chủ phát triển. Các hình thức như: bầu cử người đứng đầu nhà nước, trưng cầu ý dân, tự do ngôn luận, tự do chính kiến, tự do báo chí, xuất bản, lập hội, biểu tình... là những cách thức để KSQL nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp.
N.C.Baibacốp (2001), Từ Xtalin đến Enxin [4], tác giả đã có những tiếp cận đến yếu tố quyền lực của đảng cộng sản, quyền lực nhà nước XHCN thông qua phân tích vai trò người đứng đầu của Đảng Cộng sản Liên Xô, những thành tựu và sự sụp đổ của Liên Xô xoay quanh hai nhà lãnh đạo Xtalin và Enxin. N.C.Baibacốp đã trình bày tác phẩm của mình theo sự diễn biến lịch sử của hai thời lãnh đạo với những cách thức tổ chức thực hiện quyền lực khác nhau. Từ những câu chuyện lịch sử ấy cho thấy, việc tổ chức, thực thi quyền lực và vai trò của người lãnh đạo đảng rất quan trọng, có lúc là một trong những nhân tố làm nên lịch sử của mỗi quốc gia.
N.M. Voskresenskaia, N.B. Davletshina (2008), Chế độ dân chủ, nhà nước và xã hội [184], trong cuốn sách này, các tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ nhà nước với tính cách là một thiết chế quyền lực xã hội chủ yếu, dân chủ như một hình thức tổ chức quyền lực chính trị trong xã hội; trong đó có nêu, phân tích các quan niệm khác nhau về dân chủ; giá trị và hạn chế dân chủ theo mô hình Xô viết. Các tác giả đã bàn về chức năng của nhà nước khi cho rằng hai chức năng đầu của nhà nước là bảo vệ các thành viên của xã hội khỏi sự cưỡng bức từ chính đồng bào của mình hoặc cưỡng bức từ bên ngoài; chức năng thứ ba của nhà nước, cũng là trách nhiệm của mọi chính phủ là thực thi các biện pháp nhằm bảo vệ và củng cố xã hội. Để thực hiện các chức năng đó, nhà nước cần có các cơ quan quyền lực, các cơ quan quản lý, các cơ quan chuyên chính, toàn án.
Chomsky (2012), Nhận diện quyền lực [12], trong cuốn sách này, tác giả Chomsky đã nghiên cứu tổng kết các sự kiện chính trị trên thế giới với hệ thống các luận cứ cụ thể và được các nhà nghiên cứu tổng kết qua các cuộc trò chuyện với ông. Ông đã khái quát, nhận diện quyền lực, quyền lực nhà nước trên các khía cạnh khác nhau. Đây là công trình đồ sộ, với kết cấu đặc biệt và hình thức độc đáo, tập trung làm rõ giá trị dân chủ, lòng khoan dung, tính công khai, minh bạch, quyền tự do và quyền con người. Tác giả khẳng định bàn về phương thức cầm quyền là chủ đề rất được quan tâm trong các nghiên cứu chính trị. Đây còn là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng quyền lực công.
D. Held (2013), Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại [45], trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày hình thức, mức độ, phạm vi của quyền lực nhà nước phụ thuộc vào thể chế, cơ chế, hình thức tổ chức nhà nước; phân tích bốn mô hình dân chủ kinh điển: mô hình dân chủ cổ điển Athens, mô hình dân chủ cộng hòa, mô hình dân chủ tự do, và mô hình dân chủ trực tiếp. Bốn mô hình này có thể xem là bốn hình mẫu tiêu biểu cho cách thức quản trị quốc gia mà dân chúng có quyền tham gia. Theo ông, về cơ bản, các mô hình dân chủ hiện đại đều có nền tảng là dân chủ tự do và sự kiểm soát đối với chính phủ là cần thiết. Điểm cốt lõi trong mô hình dân chủ mà Held đề xuất cho giai đoạn hiện nay là quan niệm “tự trị dân chủ” (democratic autonomy). Tự trị dân chủ đòi hỏi phải có những thiết chế để không những giới hạn quyền lực của kẻ mạnh, bao gồm cả nhà nước, theo đòi hỏi của những nhà dân chủ tự do mà còn phải đảm bảo các cá nhân được bình đẳng tham gia vào quá trình tranh luận và thảo luận công khai về các vấn đề cấp bách của xã hội.
Moisés Naím (2016), Sự suy tàn quyền lực [141], cuốn sách được viết bởi nhà chính trị thực tiễn người Venezuela. Với cương vị thực tiễn là một bộ trưởng, tác giả đã trình bày về sự vận động của quyền lực, quyền lực thực tế, quyền lực danh nghĩa, cái làm nên những sự phồn vinh, sự bạo lực đường phố, đói nghèo hay bất bình đẳng là do sự biến đổi của quyền lực. Tác giả phân tích những biểu hiện các trạng thái của quyền lực, những dấu hiệu của những người nắm quyền lực. Ông dẫn lời Tổng thống Brazil Fernado Henrique Cardoso “Tôi luôn ngạc nhiên về việc mọi người nghĩ tôi quyền lực như thế nào” [141, tr.6] đã cho thấy điều đó. Sự ca thán về việc thiếu quyền lực của người cầm quyền đã cho thấy quyền lực đang bị xói mòn xã hội ngày nay. Vậy, điều gì đang chi phối quyền lực và KSQL của những người cầm quyền? Lẽ dĩ nhiên là sự phân tán quyền lực mà tầng lớp trung lưu và những người lao động là nguyên nhân chính.
Josheph S.Nye Jr (2017), Quyền lực mềm ý niệm mới về thành công trong chính trị thế giới [41], tác giả đã nghiên cứu những biến đổi của quyền lực mềm ở một số nước của châu Á, châu Âu và đặc biệt là ở Mỹ trong hơn một thập niên qua. Theo tác giả, quyền lực mềm là loại quyền lực phát ra từ sự hấp dẫn của nền văn hóa, lý tưởng chính trị và các chính sách của quốc gia hơn là sự ép buộc hoặc đe doạ bị “thanh toán”. Vì vậy, nắm quyền và thực hiện quyền lực thì việc “chinh phục trái tim và khối óc luôn là điều quan trọng”. Tác giả khẳng định ngày nay, khi quyền lực bị phân tán một cách mạnh mẽ, việc thực thi quyền lực trở nên khó khăn, sự phục tùng chuyển cơ bản từ chấp hành mệnh lệnh sang tuân thủ chân lý, thì việc nghiên cứu cách thức sử dụng quyền lực mềm được đề cập nhiều hơn.
* Nhóm công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước
John Locke (1689), Khảo luận thứ hai về chính quyền [40], tác giả cuốn sách đã khẳng định quyền lực trước hết là “quyền tự nhiên” của mỗi cá nhân, quyền bất khả xâm phạm. Theo đó, con người có 4 quyền cụ thể: quyền sống, quyền tự do, quyền sức khoẻ và quyền sở hữu. Ông cho rằng chính quyền là một hình thức tổ chức dựa trên kế ước xã hội và vì mục đích của con người. Sự ra đời của nhà nước là để bảo vệ quyền “tự nhiên” của con người...Vì vậy, một trong những nguyên tắc căn bản của quyền lực là quyền lực phải được giới hạn. John Locke chỉ ra việc con người từ bỏ các quyền tự nhiên của mình và trao quyền lực đó cho cộng đồng, nhưng quyền lực này không thể chuyển nhượng cho Nhà nước, mọi hoạt động của Nhà nước phải đặt dưới sự kiểm soát của công dân.
Charles de Secondat Montesquieu (1748), Bàn về tinh thần pháp luật [140], tác giả đã luận bàn về cách thức KSQL trong các bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước. Theo tác giả, cách tốt nhất để KSQL là dùng quyền lực để KSQL. Do đó, bộ máy nhà nước phải được phân chia thành ba quyền độc lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây là tư tưởng độc đáo, đảm bảo không một cá nhân nào, tổ chức nào nằm ngoài sự KSQL. Nghiên cứu các lý thuyết về tổ chức và thực thi quyền lực đối với sự phát triển của các quốc gia, đa số các nhà tư tưởng đều thừa nhận rằng cách thức vận hành “thể chế” chính trị là một trong những căn nguyên dẫn đến sự thành công hay thất bại của đất nước.
Jean-Jacques Rousseau (1762), Bàn về khế ước xã hội [164], trong cuốn sách, tác giả đã làm rõ nguyên lý tổ chức quyền lực khi xã hội tổ chức thành nhà nước, xác định, quyền lực của đất nước là quyền tối thượng của nhân dân, quyền lực nhà nước chỉ là sự ủy thác của nhân dân. Do đó, nhân dân là người ban hành luật và giữ lại quyền kiểm soát hoạt động của chính phủ qua hội nghị định kỳ của toàn dân. Quá trình thực hiện quyền lực không nhất thiết phải phân quyền, nhưng phải phân công rành mạch chức năng trong bộ máy nhà nước. Điều quan trọng là cơ quan lập pháp phải kiểm soát được cơ quan hành pháp. Nghiên cứu cách thức tổ chức nhằm hạn chế sự lạm quyền của các thiết chế trong hệ thống chính trị cũng được nhiều tác giả quan tâm.
Gisela Sin (2015), Sự phân chia quyền lực và tổ chức lập pháp Tổng thống, Thượng viện, các đảng chính trị trong việc hình thành các quy tắc [190], công trình này đã nghiên cứu về cách thức tổ chức quyền lực. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã trình bày những tác động của hiến pháp, ảnh hưởng của các phe phái trong đảng đến sự phân chia quyền lực trong hệ thống chính trị. Qua nghiên cứu những quy tắc chính thay đổi từ năm 1879 - 2013, tác giả đã phân tích những quyền ưu tiên của các chủ thể hiến pháp bên ngoài tổ chức thay đổi như thế nào và cách thức tổ chức quyền lực chính trị của họ trong mối quan hệ giữa các đảng phái.
Joseph S. Nye Jr (2018), Tương lai của quyền lực [42], tác giả cuốn sách đã thực hiện một khảo sát về nhiều loại quyền lực khác nhau, phân tích sự chuyển tiếp giữa các nhà nước nổi dậy và sụp đổ, và khảo sát sự phân tán quyền lực đi từ chủ thể nhà nước sang chủ thể phi nhà nước, tác giả luận giải quyền lực là gì trong mục “Định nghĩa quyền lực” tiếp đó, phân tích các loại quyền lực, gồm: Quyền lực quân sự,