Luận án Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 1.2.1. Giá trị của các công trình đã tổng quan đối với đề tài luận án Qua nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, ứng dụng KH, CN vào SXNN có vị trí, vai trò rất quan trọng, thúc đẩy KTNN ở các quốc gia, vùng lãnh thổ và từng địa phương phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Do đó, đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách ở cả trong và ngoài nước cùng tham gia nghiên cứu. Từ nhiều góc độ tiếp cận, các tác giả đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau về KH, CN nói chung và KH, CN trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng; hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH, CN vào SXNN… Những tài liệu này là rất quan trọng, có giá trị to lớn cả về lý luận, thực tiễn và gợi mở ra các hướng nghiên cứu mới; đồng thời là cơ sở, tiền đề để nghiên cứu sinh tham khảo, kế thừa, tiếp tục triển khai thực hiện đề tài luận án. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan ở trên được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: Một là, các công trình nghiên cứu đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về KH, CN trong nông nghiệp và ứng dụng KH, CN vào SXNN ở các góc độ khác nhau. Trong đó đã đưa ra các quan niệm về KH, CN; vị trí, vai trò, đặc điểm của KH, CN trong nông nghiệp. Một số công trình bàn về sự cần thiết phải đẩy nhanh ứng dụng KH, CN vào SXNN để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và đối phó hiệu quả với những tác động tiêu cực của quá trình biến đổi khí hậu, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người nông dân; đồng thời chỉ ra những yếu tố tác động đến hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH, CN vào SXNN ở cả trong nước và nước ngoài hoặc ở từng vùng, từng địa phương.

doc208 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 43 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Đức Trí 2 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 34 2.1. Một số vấn đề chung về khoa học, công nghệ và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 34 2.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá và những yếu tố tác động đến ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 52 2.3. Kinh nghiệm ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Phú Thọ 62 Chương 3 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 80 3.1. Thành tựu, hạn chế ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 80 3.2. Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 116 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2035 132 4.1. Quan điểm ứng đẩy mạnh dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2035 132 4.2. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2035 141 KẾT LUẬN 170 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 PHỤ LỤC 193 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 An toàn vệ sinh thực phẩm ATVSTP 2 Bảo vệ thực vật BVTV 3 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư CMCN 4.0 4 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 5 Công nghệ sinh học CNSH 6 Công nghệ thông tin CNTT 7 Hợp tác xã HTX 8 Hội đồng nhân dân HĐND 9 Khoa học, công nghệ KH, CN 10 Kinh tế nông nghiệp KTNN 11 Kinh tế - xã hội KT-XH 12 Nông nghiệp công nghệ cao NNCNC 13 Sản xuất nông nghiệp SXNN 14 Sản xuất - kinh doanh SX-KD 15 Ủy ban nhân dân UBND 16 Ứng dụng công nghệ cao ƯDCNC 4 DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 3.1. Số lượng sản phẩm khoa học, công nghệ ứng dụng vào 01 SXNN ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2022 81 Bảng 3.2. Năng suất, sản lượng lúa sản xuất trên địa bàn tỉnh Phú 02 Thọ giai đoạn 2015 - 2023 95 Bảng 3.3. Diện tích, sản lượng một số cây trồng chủ lực trên địa 03 bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2023. 96 Bảng 3.4. Số lượng và sản lượng thịt hơi xuất chuồng một số loại 04 vật nuôi trên địa bàn tỉnh Phú thọ giai đoạn 2015 - 2023. 97 Bảng 3.5. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh 05 Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2023 101 Bảng 3.6: Cơ cấu sản phẩm KH, CN ứng dụng vào các ngành SXNN 06 trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2022 103 Bảng 3.7. Cơ cấu sản phẩm khoa học, công nghệ ứng dụng vào 07 các khâu SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2022 106 Bảng 3.8. Tỉ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Phú 08 Thọ năm 2022 109 Bảng 3.9. So sánh một số chỉ tiêu trong chăn nuôi giữa tỉnh Phú 09. Thọ và tỉnh Bắc Giang năm 2022 112 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 3.1. Quy mô ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất 01 86 nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2022 Hình 3.2. Tỷ trọng đóng góp của kinh tế nông nghiệp trong cơ 02 cấu GRDP tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2023 (đơn vị: %) 102 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Hiện nay KH, CN tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống nhân loại, trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng cho sự phát triển KT- XH của các quốc gia, vùng lãnh thổ. Ứng dụng KH, CN vào sản xuất vừa là tất yếu, vừa là nhu cầu cấp thiết để nâng cao năng lực, trình độ, phương pháp sản xuất vật chất của chủ thể; đồng thời phát huy sức mạnh và hiệu quả sử dụng những yếu tố khác, tạo bước ngoặt phát triển về chất của lực lượng sản xuất. Trong nông nghiệp, việc ứng dụng KH, CN vào sản xuất là chìa khóa đem lại thành công vượt trội ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, trước những tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa dẫn đến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, thiên tai, dịch bệnh ngày càng phổ biến làm cho SXNN phải đối diện với nhiều khó khăn. Trong khi nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng nhanh về số lượng, yêu cầu khắt khe về chất lượng, chủng loại và cạnh tranh gay gắt về giá cả trên thị trường. Điều đó đang đặt ra những thách thức rất lớn trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện mục tiêu phát triển KTNN ở nhiều quốc gia. Do vậy, ứng dụng KH, CN vào SXNN là giải pháp tối ưu để giải quyết những khó khăn, thách thức trên, tạo bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, mở ra triển vọng lớn cho xuất khẩu nông sản Việt Nam và bảo đảm cho KTNN phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của KH, CN đối với sự phát triển KT-XH của đất nước nói chung và KTNN nói riêng, Đảng, Nhà nước đã thường xuyên quan tâm bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH, CN vào SXNN và nhấn mạnh: “Thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống nông dân” [56, tr. 92]. Trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến 6 bộ khoa học, công nghệ, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng và quản trị ngành; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp” [57, tr.243]. Trên cơ sở những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực quán triệt, triển khai thực hiện; xây dựng, ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KH, CN vào SXNN. Qua đó, thúc đẩy KTNN phát triển mạnh mẽ, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nước ta ngày càng tăng, tạo nền tảng vững chắc để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên phạm vi cả nước. Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển KTNN. Những năm qua, địa phương đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng KH, CN vào SXNN và thu được những kết quả tích cực. Số lượng sản phẩm KH, CN được ứng dụng vào sản xuất ngày càng nhiều, quy mô ứng dụng KH, CN được mở rộng. Chất lượng sản phẩm KH, CN ứng dụng vào SXNN được nâng lên, làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào; giá trị SXNN trong GRDP của địa phương ngày càng tăng. Cơ cấu sản phẩm KH, CN ứng dụng vào SXNN trên địa bàn Tỉnh ngày càng đa dạng, hợp lý. Qua đó, thúc đẩy KTNN ở địa phương phát triển, làm thay đổi đáng kể diện mạo khu vực nông nghiệp, nông thôn và đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH trên địa bàn Tỉnh. Tuy nhiên, quá trình ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Số lượng sản phẩm KH, CN ứng dụng vào SXNN còn ít, quy mô còn nhỏ; khả năng tiếp cận những sản phẩm KH, CN có trình độ cao đưa vào sản xuất của các chủ thể SX-KD nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; đóng góp của KH, CN vào sự gia tăng năng suất, tỷ trọng ngành nông nghiệp còn khiêm tốn, Cùng với đó, quá trình SXNN chưa khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh; vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, lao động giản đơn; dịch bệnh khó kiểm soát, ô nhiễm môi trường sinh thái xảy ra ở nhiều địa phương trong Tỉnh, Những hạn chế này không chỉ làm giảm hiệu quả sản xuất và thu nhập của lao động trong nông nghiệp mà còn làm chậm tiến trình phát triển KTNN theo hướng hiện đại, bền vững ở địa phương. Trong khi đó, cuộc CMCN 4.0 đang phát 7 triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến cách thức, phương pháp tổ chức SXNN, đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các chủ thể ở địa phương phải nhanh chóng thay đổi tư duy, nắm bắt cơ hội, đẩy nhanh ứng dụng KH, CN để nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị nông phẩm, cải thiện đời sống nông dân; đồng thời thúc đẩy KTNN tỉnh Phú Thọ phát triển theo đúng mục tiêu quy hoạch đã xác định. Bên cạnh đó, ứng dụng KH, CN vào SXNN là một vấn đề phức tạp cần huy động nhiều nguồn lực, với sự tham gia của nhiều chủ thể nên đã thu hút các nhà khoa học nghiên cứu dưới các góc độ, phạm vi khác nhau. Song đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về vấn đề này trên địa bàn tỉnh Phú Thọ dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, để chỉ rõ sự cần thiết và đề xuất các quan điểm, giải pháp phù hợp nhằm đẩy nhanh ứng dụng KH, CN vào SXNN ở địa phương. Tiếp cận từ yêu cầu khách quan của sự phát triển, đặt trong điều kiện cụ thể của tỉnh Phú Thọ, từ khoảng trống khoa học cần được nghiên cứu, luận giải cả về lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận án tiến sĩ, ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn; đề xuất quan điểm, giải pháp ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra giá trị của các công trình khoa học đã được tổng quan và những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu. Luận giải những vấn đề lý luận về ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; khảo sát kinh nghiệm ứng dụng KH, CN vào SXNN ở một số địa phương trong nước và rút ra bài học cho tỉnh Phú Thọ. Đánh giá thực trạng ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; chỉ rõ nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đề xuất quan điểm và giải pháp ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2035. 8 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Ứng dụng KH, CN toàn diện trong quá trình sản xuất của ngành trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trong đó, tập trung nghiên cứu làm nổi bật sự gia tăng về số lượng, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hoàn thiện cơ cấu ứng dụng sản phẩm KH, CN vào sản xuất những cây trồng, vật nuôi chủ lực, có thế mạnh phát triển, chiếm tỉ trọng cao trong nông nghiệp ở địa phương như cây lúa, chè, bưởi, chuối; lợn, gia cầm, trâu, bò thịt và một số cây cây trồng, vật nuôi khác có giá trị cao. Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Về thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2023; đề xuất quan điểm, giải pháp đến năm 2035. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, KH, CN; nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH, CN vào SXNN. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước về ứng dụng KH, CN vào SXNN; các tư liệu, số liệu trong các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, báo cáo tổng kết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các sở, ban, ngành tỉnh Phú Thọ và các bộ, ban, ngành Trung ương; đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu, quan sát thực tế của nghiên cứu sinh về những vấn đề có liên quan đến đề tài luận án. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin: Phương pháp này được tác giả sử dụng trong suốt quá trình xây dựng luận án. Theo đó, khi nghiên cứu các nội dung của luận án, tác giả luôn quán triệt và 9 xem xét từng vấn đề trong quá trình vận động, phát triển và đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa các vấn đề; xây dựng luận án theo trình tự logic cả về hình thức và nội dung; giữa các chương, tiết, tiểu tiết đều có quan hệ chặt chẽ, là cơ sở tiền đề của nhau. Khi đánh giá thành tựu hay hạn chế, cũng như đề xuất các quan điểm, giải pháp, tác giả luôn căn cứ vào thực tiễn, phù hợp bối cảnh, điều kiện, thời điểm cụ thể ở tỉnh Phú Thọ, cũng như bối cảnh ở trong và ngoài nước. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2 để phân tích, làm rõ quan niệm trung tâm của luận án; trừu tượng hóa trong xác định các yếu tố tác động đến ứng dụng KH, CN vào SXNN. Cùng với đó, phương pháp này cũng được tác giả sử dụng trong khảo sát quá trình ứng dụng KH, CN vào SXNN ở một số địa phương trong nước và rút ra những bài học cho tỉnh Phú Thọ có thể tham khảo nhằm ứng dụng KH, CN vào SXNN hiệu quả. Phương pháp thống kê và so sánh: Được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận án. Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả tiến hành so sánh để thấy được sự thay đổi trong quá trình ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn Tỉnh; đưa ra những đánh giá đúng đắn, khách quan về thực trạng ứng dụng KH, CN vào SXNN ở địa phương. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình xây dựng luận án nhằm phân tích làm rõ những nội dung của luận án.. Trong chương 1, tác giả phân tích, khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan để tìm ra cấu trúc, xu hướng ứng dụng KH, CN vào SXNN. Trên cơ sở đó, tác giả tổng hợp để xây dựng quan niệm, hình thành khung lý luận của luận án ở chương 2. Ở chương 3 tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp những số liệu thu thập được nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá sát thực tình hình ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, chỉ rõ thành tựu, hạn chế của quá trình này. Đối với chương 4, sử dụng phương pháp này để làm rõ nội dung quan điểm và luận giải các giải pháp ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030. Phương pháp kết hợp logic với lịch sử: Đây là phương pháp được tác giả sử dụng ở chương 1 khi tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan theo logic về nội dung và tiến trình lịch sử. Phương pháp này cũng được sử dụng trong chương 2 10 để xây dựng khung lý luận theo logic đi từ các khái niệm công cụ, đến khái niệm trung tâm, xác định các tiêu chí làm cơ sở cho đánh giá thực trạng đối tượng nghiên cứu ở chương 3 của luận án. Tác giả cũng sử dụng phương pháp này trong chương 3 và chương 4 để phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra mà tỉnh Phú Thọ cần tập trung giải quyết. Trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, giải pháp đảm bảo tính logic, thống nhất. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án được xây dựng thành công sẽ có những đóng góp mới về khoa học như: Xây dựng quan niệm trung tâm, xác định tiêu chí và chỉ rõ những yếu tố tác động đến ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ dưới góc độ tiếp cận của khoa học kinh tế chính trị học Mác - Lênin. Khái quát những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đề xuất quan điểm và giải pháp ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2035. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Về lý luận Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn lý luận về ứng dụng KH, CN vào SXNN; nâng cao hiệu quả quán triệt, thực thi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học về các nội dung liên quan đến ứng dụng KH, CN vào sản xuất và ứng dụng KH, CN vào SXNN ở các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội. Cung cấp thêm những luận cứ khoa học để tỉnh Phú Thọ và các địa phương có điều kiện tương đồng có thể tham khảo trong lãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành ứng dụng KH, CN vào SXNN. 7. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm: Phần mở đầu; 4 chương (9 tiết); danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu ở nước ngoài về khoa học, công nghệ trong nông nghiệp Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trung Quốc (2004), Chính sách khoa học kỹ thuật nông nghiệp của Trung Quốc đến năm 2010 [195]. Cuốn sách được tác giả Nguyễn Quang Thọ biên dịch, đã giới thiệu và phân tích về những chính sách mà chính quyền các cấp của Trung Quốc sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của KH, CN đáp ứng nhu cầu SXNN. Trong đó, đã đề cập đến nhiều chính sách cụ thể như chính sách về đất đai, tín dụng, đào tạo lao động nông nghiệp, chính sách thu hút đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau nhằm tháo gỡ các “nút thắt” về cơ chế, chính sách cho đẩy mạnh phát triển KH, CN trong nông nghiệp để tạo đà cho sự phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp Trung Quốc. Beverly D. McIntyre (2009) International Assessment of Agricultural Knowledge, Science, and Technology for Development (Đánh giá quốc tế về kiến thức nông nghiệp, khoa học công nghệ cho phát triển) [ 197]. Cuốn sách đã phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp ở một số quốc gia thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới. Qua đó đã khái quát về tình hình phát triển nông nghiệp ở nhiều quốc gia. Nội dung cuốn sách chỉ ra rằng, hầu hết các nước có nền nông nghiệp phát triển đều rất quan tâm và ưu tiên phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và coi đó là giải pháp cơ bản để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của SXNN; đồng thời gợi mở giải pháp cho các nước có nền nông nghiệp chưa phát triển có thể học tập để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Mohamed Behnassi, Shabbir A.Shahid (2009), Sustainable agriculture development (Phát triển nông nghiệp bền vững) [203]. Trong công trình 12 nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích những nội dung liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững. Trong đó nhấn mạnh vị trí, vai trò của KH, CN đối với sự phát triển KTNN bền vững ở mỗi quốc gia nói chung và một số nước châu Âu nói riêng. Trên cơ sở đó, công trình nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp cụ thể như: quản lý lượng nước dùng trong sản xuất và chăn nuôi bằng cách sử dụng các kỹ thuật tưới thay thế vừa tiết kiệm lượng nước tưới tiêu, vừa giảm sự lãng phí nguồn nước trong sản xuất; sử dụng các vật liệu nano và phân bón hữu cơ trong quá trình sản xuất đạt hiệu quả; áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ mới vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi nhằm tăng năng suất lao động... Dan Senor và Saul Singer (2015), Quốc gia khởi nghiệp [198]. Cuốn sách được Trí Vương biên dịch, đã mô tả về những câu chuyện thần kỳ, những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực của Israel, trong đó có thành tựu trên lĩnh vực nông nghiệp. Các tác giả đã chỉ ra rằng, mặc dù với những điều kiện tự nhiên bất lợi cho SXNN nhưng Israel vẫn trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về phát triển nông nghiệp trên thế giới. Để làm nên những thành tựu “kỳ diệu” đó, Chính phủ Israel đã chú trọng thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển KH, CN phục vụ nông nghiệp. Đặc biệt, khuyến khích hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp ƯDCNC trong sản xuất mà nổi bật là công nghệ tưới nhỏ giọt của Simcha Blass và công nghệ nhà lưới. Paul Brassley, Richard Soffe (2016), Agriculture: A Very Short Introduction (Nông nghiệp: Giới thiệu khái lược) [205]. Công trình nghiên cứu này đã tiếp cận nông nghiệp một cách tổng quát, trên nhiều lĩnh vực như: trồng trọt (phân tích các yếu tố đất đai màu mỡ, chất dinh dưỡng thiết yếu, phân bón, đặc điểm canh tác cây trồng); nghiên cứu các vấn đề về lĩnh vực chăn nuôi, thị trường nông nghiệp và thương mại, Cuốn sách cũng đề cập về thương mại toàn cầu, sự phát triển thị trường tiêu thụ nông phẩm và cho rằng đây là điều kiện tốt nhất cho việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; nghiên cứu vai trò các yếu tố đầu vào trong nông nghiệp; so sánh các hình thức nông nghiệp hiện đại và truyền thống. Cùng với đó, đã xem xét quá trình phát triển nông nghiệp bền 13 vững, với những tác động tích cực đến môi trường. Tác giả còn đề cập đến GMO (Genetically Modified Organism - cây trồng biến đổi gen), tác động của biến đổi khí hậu và sự gia tăng dân số đến phát triển nông nghiệp. Nikolas Badminton (2019), “How farmers can rule the world with technology” (Làm thế nào những nông dân có thể thống trị cả thế giới bằng công nghệ) [204]. Trên cơ sở phân tích các dữ liệu, tác giả đã khái quát và chỉ ra những công nghệ mà người nông dân có thể làm chủ trong tương lai, gồm: công nghệ cảm biến, dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI). Việc nhân rộng và ứng dụng các công nghệ này vào SXNN sẽ làm tăng năng suất, chất lượng nông phẩm, đồng thời giảm chi phí sản xuất và sức lao động của người nông dân. Cùng với đó, tác giả cho rằng, sự phát triển của KH, CN trong nông nghiệp đang diễn ra rất nhanh, khoảng cách từ phòng thí nghiệm đến các trang trại và người nông dân ngày càng thu hẹp. Tác giả còn nhấn mạnh đến việc cần thiết phải phổ biến rộng rãi các thành tựu KH, CN để mọi người nông dân trên khắp thế giới đều có thể được tiếp cận và ứng dụng vào sản xuất nhằm cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập. O. Georgieva, N. Karadzhova (2022), “Monitoring the productivity of Trichoderma viride strain in submerged cultivation” (Giám sát năng suất của chủng trichoderma viride trong canh tác ngập nước) [ 200]. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tương đồng về chủng nấm trichoderma, các tác giả đã đánh giá khái quát những đặc tính sinh trưởng và tác dụng nổi bật của chủng nấm này. Trong đó nhấn mạnh, nấm trichoderma có khả năng tiết ra các enzyme đối kháng tiêu diệt các loại nấm gây hại khác cho cây trồng, đồng thời phân giải chúng thành thức ăn và tạo ra nhiều chất hữu cơ có ích vừa cải tạo đất, vừa tăng thêm chất dinh dưỡng cho cây trồng... Trên cơ sở đó, các tác giả khuyến nghị cần sử dụng rộng rãi công nghệ vi sinh vào sản xuất các chế phẩm sinh học từ chủng nấm có lợi này trong canh tác các loại cây trồng ngập nước như lúa và các loại cây trồng bằng phương pháp thủy canh. Cùng với đó đã nhấn mạnh việc chú trọng sử dụng những sản phẩm từ sinh học như chủng nấm trichoderma viride sẽ bảo đảm cho sự phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững. 14 1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu ở nước ngoài về ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Dhiren Vandra (2012), Application of High Tech Agriculture to overcome disasters in agri: High Tech Agriculture - Micro Irrigation, Mulching and Greenhouses, (Những ứng dụng của nông nghiệp công nghệ cao để vượt qua thiên tai trong nông nghiệp: Nông nghiệp công nghệ cao - thuỷ lợi nhỏ, màng phủ và nhà xanh) [199]. Đây là công trình nghiên cứu về những tác động của thiên tai gây ra cho nông nghiệp, đồng thời chỉ rõ vai trò của KH, CN, nhất là công nghệ cao ứng dụng trong SXNN. Theo tác giả, để khắc phục những khó khăn do thiên tai gây ra cần phải ứng dụng công nghệ cao vào SXNN một cách đồng bộ, nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, tạo ra năng suất cao, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp và đem lại cuộc sống tốt hơn cho nông dân. Michail Salampasis, Alexandros Theodoridisb (2013), Information and Communication Technology in Agricultural (Công nghệ thông tin và truyền thông trong phát triển nông nghiệp) [202]. Công trình khoa học này đã tập trung luận giải về vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông, cùng những lợi ích đem lại khi ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp. Các tác giả cho rằng, do sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với SXNN làm tăng chi phí sản xuất đã đẩy giá nông phẩm ngày càng tăng cao trên thị trường. Vì vậy, công nghệ này là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần ứng dụng nhanh vào SXNN. Theo các tác giả việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông kết hợp với sử dụng các công nghệ tiến tiến khác vào các khâu SXNN là giải pháp tối ưu đem lại hiệu quả cao, nâng cao giá trị, giảm giá thành nông phẩm, tăng năng suất lao động, tạo ra nền nông nghiệp “thông minh”, hiệu quả và bền vững. Quin Zhang (2015), Precision Agriculture Technology for Crop Farming (Công nghệ nông nghiệp chính xác cho trồng trọt) [208]. Cuốn sách tập trung luận giải về công nghệ chính xác trong nông nghiệp và nhấn mạnh đến các công nghệ chính xác ứng dụng trong ngành trồng trọt. Trên cơ sở trình bày về thực trạng và yêu cầu ứng dụng các công nghệ chính xác vào trong SXNN, tác giả cho rằng: trong tương lai, việc áp dụng quy trình và 15 ứng dụng công nghệ nông nghiệp chính xác sẽ trở nên phổ biến trên phạm vi toàn cầu, với nhiều hình thức biểu hiện rất đa dạng, phong phú sẽ tạo ra những nông phẩm chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên và thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển bền vững. Zafar Abbas, Ajay Kumar Tiwari, Pradeep Kumar (2018), Emerging Trends of Plant Physiology for Sustainable Crop Production (Xu hướng nổi lên của sinh lý học thực vật cho sản xuất cây trồng bền vững) [211]. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả cho rằng, sinh lý học thực vật là một thành phần thiết yếu để cải thiện năng suất cây trồng, đáp ứng với thực trạng tăng dân số của thế giới ngày nay. Kết quả nghiên cứu là tài liệu mới về cơ sở sinh lý của các quá trình thực vật khác nhau, các cơ chế cơ bản của chúng trong các môi trường biến động và có ý nghĩa rất lớn cho canh tác cây trồng bền vững Theo các tác giả, đây là giải pháp hữu hiệu cần được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất để đảm bảo cho ngành nông nghiệp vượt qua những thách thức, khó khăn trong tương lai. Lee Klancher (2018), Tractor: The Heartland Innovation, Ground- Breaking Machines, Midnight Schemes, Secret Garages, and Farmyard Geniuses (Máy kéo: sự đổi mới miền quê, những máy cày, kế hoạch đêm khuya, những nhà xe bí mật và những thiên tài sân vườn) [201]. Cuốn sách đã nêu rõ vị trí, vai trò và lịch sử của máy móc đối với quá trình phát triển nông nghiệp, đồng thời nhấn mạnh, trước sự đổi mới của máy móc, các doanh nhân đã biến đổi thế giới bằng máy móc nông nghiệp. Tác giả trình bày bí quyết về thiết kế, ứng dụng dòng máy kéo bốn và sáu xi-lanh thế hệ mới trong nông nghiệp và sự cạnh tranh của các công ty đối với dòng sản phẩm này trên thị trường. Theo tác giả, quá trình tạo ra thiết bị điện tử của máy kéo đầu tiên và phong trào sáp nhập trong nông nghiệp ở thập niên 80, thế kỷ 20 cùng với sự xuất hiện của công nghệ cao được ứng dụng trong SXNN, để tạo nên những trang trại thông minh và tự động thay đổi thông qua các ứng dụng này. Tác giả kết luận, chính máy móc và công nghệ cao khi được các công ty nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng vào SXNN đã tạo ra những cánh đồng thông minh, trù phú. Udaya Sekhar Nagothu (2018), Agricultural Development and Sustainable Intensification: Technology and Policy Challenges in the Face of Climate Change (Sự phát triển nông nghiệp và tăng cường bền vững: Những 16 thách thức về công nghệ và chính sách khi đối mặt với biến đổi khí hậu) [210]. Công trình nghiên cứu dựa trên các báo cáo, công trình khoa học điển hình từ khắp nơi trên thế giới về phát triển nông nghiệp, tập trung ở châu Á và châu Phi để phân tích, đánh giá về vai trò của thể chế, chính sách và ứng dụng những tiến bộ KH, CN. Tác giả cho rằng, các yếu tố như: thể chế, chính sách, KH, CN là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển các loại cây lương thực chính tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng và cơ cấu ngày càng hợp lý; làm cho người nông dân dần thay đổi những thói quen, phương pháp canh tác truyền thống của nền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Annamaria Castrignano, Gabriele Buttafuoco, Raj Khosla, Abdul Mouazen, Dimitrios Moshou, Olivier Naud, (2020), Agricultural Internet of Things and Decision Support for Precision Smart Farming (Internet vạn vật kết nối trong nông nghiệp và sự hỗ trợ quyết định cho canh tác thông minh, chính xác) [196]. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả nêu rõ sức mạnh của khoa học dữ liệu, đánh giá cao vị trí, vai trò của Internet vạn vật kết nối trong nông nghiệp và chỉ rõ: Internet vạn vật kết nối có thể hỗ trợ và quyết định đến việc canh tác thông minh, chính xác. Theo đó, khi các công nghệ tự động hóa, viễn thám, khai thác dữ liệu, sinh học được tập hợp, gắn kết một cách phù hợp sẽ cho phép thực hiện tốt việc tổng hợp dữ liệu và ra các quyết định một cách nhanh chóng, chính xác trong các khâu, các bước của SXNN. Trên cơ sở đó sẽ tạo ra một hệ thống quản lý nông học chặt chẽ, hiệu quả, nhằm tối đa hóa khi sử dụng tài nguyên. Mặt khác, theo các tác giả thì Internet vạn vật kết nối còn giám sát chặt chẽ điều kiện đất đai, xây dựng kế hoạch đầu vào một cách khoa học, chính xác cả về không gian và thời gian cho SXNN. S. Slavova, T. Angelova, J. Krastanov (2022), “Bio-economic models for deriving economic values for cattle: a review beef cattle, dairy cattle, economic weights, production and functional traits” (Các mô hình kinh tế sinh học đem lại các giá trị kinh tế cho gia súc: đánh giá bò thịt, bò sữa, trọng lượng kinh tế, sản xuất và các đặc điểm chức năng) [207]. Công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá các số liệu liên quan trong chăn nuôi gia súc (bò, cừu) cho mục đích lấy thịt và lấy sữa theo mô hình kinh tế sinh học. Từ những dữ liệu thu thập được, 17 các tác giả đã nêu bật tính ưu việt của mô hình chăn nuôi này. Trong đó nhấn mạnh, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thân thiện với môi trường trong chăn nuôi theo mô hình kinh tế sinh học không chỉ đem lại những giá trị về mặt kinh tế như sự gia tăng về trọng lượng vật nuôi; năng suất đàn; chất lượng thịt, sữa mà còn giảm thiểu những tác động đến môi trường, phòng tránh các bệnh lây nhiễm, bảo đảm sức khỏe và “phúc lợi động vật” theo yêu cầu của khách hàng, qua đó thúc đẩy SXNN bền vững. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu ở trong nước về khoa học, công nghệ trong nông nghiệp Tạ Bá Hưng (Chủ biên, 2012), Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững [87]. Công trình nghiên cứu đã phân tích xu hướng phát triển của KH, CN trên thế giới. Trong đó, đã dành một dung lượng tương đối lớn (gần 150 trang) để bàn về KH, CN của nhiều quốc gia tiêu biểu như: Mỹ, Liên Minh châu Âu (EU), Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung quốc và một số nước trong khối ASEAN. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về phát triển tiềm lực KH, CN, những thành tựu trong nghiên cứu và ứng dụng KH, CN của Việt Nam từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) về KH, CN đến nay. Công trình nghiên cứu đã nhấn mạnh, phát triển mạnh KH, CN và ứng dụng rộng rãi các thành tựu KH, CN vào mọi mặt đời sống KT-XH của đất nước là chìa khóa để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH và phát triển bền vững của đất nước nói chung và khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Lương Đức Phẩm (2015), Công nghệ vi sinh [109]. Trên cơ sở giới thiệu khái quát về vị trí, vai trò của công nghệ vi sinh đối với đời sống và các ngành kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Công trình đã đi sâu phân tích cơ sở khoa học và những nguyên lý cơ bản của công nghệ vi sinh (chỉ ra sơ đồ nguyên lý của công nghệ vi sinh, các sản phẩm của công nghệ vi sinh, ý nghĩa và phạm vi ứng dụng). Làm rõ quy trình tuyển chọn và bảo quản giống vi sinh vật: phân tích các đặc điểm của vật liệu sinh học - các chủng sản trong công nghệ vi sinh, phân lập giống thuần chủng và chọn giống vi sinh vật 18 công nghiệp... Tác giả đã phân tích và chỉ rõ những vấn đề kỹ thuật cần đảm bảo và một số thiết bị công nghệ chủ yếu sử dụng trong nuôi cấy vi sinh vật hiệu quả, từ đó ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo ra những nông phẩm an toàn. Nguyễn Mạnh Hổ (2017), “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Những vấn đề đặt ra đối với phát triển một nền nông nghiệp hiện đại của Việt Nam” [70]. Bài viết đã khái quát lịch sử phát triển và đặc trưng của cuộc CMCN 4.0, đồng thời phân tích, luận giải xu hướng phát triển nền nông nghiệp thế giới trước tác động của cuộc CMCN 4.0. Tác giả nhấn mạnh, dưới tác động của cuộc CMCN 4.0 người nông dân sẽ trở thành nhà quản lý đồng ruộng; áp dụng phổ biến KH, CN vào SXNN từ đó giúp họ thích ứng nhanh hơn và đưa ra quyết định sáng suốt, kịp thời trước những thay đổi của thời tiết, thị trường, nhằm tối ưu hóa kết quả sản xuất. Trong đó tác giả nhấn mạnh đến vấn đề phát triển, ứng dụng KH, CN trong SXNN ở Việt Nam. Tạ Kim Chỉnh và cộng sự (2018), Tiến bộ khoa học công nghệ: Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại trong công nghệ nuôi trồng nấm ăn ở Việt Nam [29]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã trình bày sơ lược lịch sử nghiên cứu nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu ở trong và ngoài nước; chỉ rõ lợi ích, giá trị dinh dưỡng, công dụng của nấm ăn và nấm dược liệu đối với sức khỏe con người. Đặc biệt cuốn sách đã tập trung luận giải chi tiết về kỹ thuật nuôi trồng một số loài nấm ăn và nấm dược liệu thông dụng. Chỉ ra các loại vi nấm và côn trùng gây bệnh thường gặp trong nuôi trồng nấm, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng trừ bệnh và côn trùng gây hại bảo đảm an toàn, hiệu quả trong quá trình nuôi trồng nấm. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp về kỹ thuật, công nghệ thúc đẩy sự phát triển bền vững nghề nuôi trồng nấm nói riêng và SXNN ở Việt Nam nói chung. Vũ Thùy Dương và cộng sự (2018), “Than sinh học và những tác động đối với sức khỏe của đất” [ 52]. Bài báo đã giới thiệu khái quát về những thuộc tính ưu việt của than sinh học, với bản chất là hệ cacbon hữu cơ có các ưu điểm vượt trội. Công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng phổ biến và lâu dài than sinh học là chìa khóa quan trọng để lưu trữ 19 cacbon trong đất, giúp giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Cùng với đó, các tác giả đã khẳng định về lâu về dài việc sử dụng than sinh học là một giải pháp giúp con người bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống, môi trường SXNN, đảm bảo cho sự phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững ở nước ta. Đào Thế Anh, Bùi Quang Đãng (2019), “Phát huy vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn” [1]. Công trình nghiên cứu của các tác giả đã luận giải về vai trò của KH, CN đối với sự phát kinh tế NN&NT Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 - 2018. Trên cơ sở phân tích những thành tựu của nền nông nghiệp nước nhà, các tác giả đã đánh giá những đóng góp của KH, CN trong lĩnh vực NN&NT, cụ thể như: KH, CN đã góp phần quyết định đến chọn tạo được nhiều cây, con giống có chất lượng tốt; các quy trình kỹ thuật công nghệ mới đã làm giảm chi phí đầu vào, khai thác tốt các tiềm năng, nâng cao năng xuất của SXNN; việc ứng dụng các thành tựu KH, CN sau thu hoạch đã bước đầu tạo ra các giá trị mới cho nông sản, tăng thu nhập cho nông dân; KH, CN đã góp phần bảo vệ môi trường trong SXNN, Trên cơ sở đó, công trình nghiên cứu đã kiến nghị một số giải pháp về KH, CN phục vụ nông nghiệp trong những năm tới và nhấn mạnh, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là giải pháp quan trọng hàng đầu cần thực hiện. Bộ Khoa học và Công nghệ (2021), Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2020 [12]. Cuốn sách đã tổng hợp các công trình nghiên cứu, các sản phẩm KH, CN đã được công bố và ứng dụng vào sản xuất trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của đời sống KT-XH ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có lĩnh vực SXNN. Cùng với đó, cuốn sách đã luận giải, khái quát những đóng góp thiết thực của KH, CN đối với sự phát triển của đất nước. Riêng lĩnh vực KH, CN trong nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi, chế phẩm sinh học, quy trình công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao, áp dụng vào SXNN thông qua doanh nghiệp và người nông dân, giảm chi phí đầu tư góp phần tăng lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong SXNN. 20 Trần Bảo Trâm và cộng sự (2021), “Nghiên cứu hoạt tính kháng nấm gây bệnh trên cam của chủng xạ khuẩn XK1 phân lập từ đất trồng cam” [160]. Công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trên cây có múi ở Việt Nam phát hiện được khoảng 40 loại bệnh hại, trong đó vi nấm là một trong số những đối tượng gây hại nghiêm trọng. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đi vào nghiên cứu hoạt tính kháng nấm gây bệnh trên cam của chủng xạ khuẩn Streptomyces. Đây là chủng được đánh giá là chi xạ khuẩn có tiềm năng trong việc tạo chế phẩm vi sinh dùng trong nông nghiệp do chúng an toàn và có khả năng đối kháng mạnh với nhiều loài vi khuẩn và vi nấm gây bệnh thực vật, Qua nghiên cứu nhóm tác giả đã tuyển chọn được chủng xạ khuẩn S.albulus XK1 có khả năng kháng nấm P. digitatum và C. gloeosporioides mạnh và có tiềm năng ứng dụng trong việc sản xuất chế phẩm sinh học dùng cho kiểm soát vi nấm P. digitatum và C. gloeosporioides gây bệnh thối và rụng quả trên cây cam. Trần Văn Quang và cộng sự (2021), “Xác định biện pháp kỹ thuật cho sử dụng máy gieo sạ và bón phân giống lúa ĐH12 tại Đồng bằng sông Hồng” [113]. Bài viết đã tổng hợp kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học kết hợp với các số liệu báo cáo của các cơ quan chức năng về hoạt động sản xuất lúa bằng phương pháp cấy và gieo sạ ở Việt Nam và chỉ ra rằng cơ giới hóa nông nghiệp đã giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ, đồng thời thúc đẩy quá trình liên kết sản xuất, hình thành các tổ chức dịch vụ ở nông thôn,... Kết quả nghiên cứu đã xác định được thời gian ủ, độ sâu gieo hạt và mật độ gieo thích hợp cho giống lúa thuần ĐH12 đạt năng suất cao, để từ đó phục vụ cho việc sử dụng máy gieo sạ và bón phân theo hàng giống ĐH12 tại vùng Đồng bằng sông Hồng. Kết quả thí nghiệm là cơ sở dữ liệu tham khảo cho việc sử dụng máy gieo sạ và bón phân theo hàng có trợ giúp của khí động đối với nhiều giống lúa khác; đồng thời nếu được chuyển giao, ứng dụng rộng rãi vào sản xuất sẽ tiết kiệm được nhiều công sức lao động và các lợi ích khác cho bà con nông dân. Nguyễn Thị Miền và cộng sự (2022), “Kết quả chọn tạo dòng lúa thuần triển vọng bằng phương pháp đột biến phóng xạ tia gamma (co60)” [103]. Qua tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình tương đồng và kết quả nghiên cứu thực nghiệm, nhóm tác giả đã đánh giá chi tiết đặc điểm sinh học, năng suất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_ung_dung_khoa_hoc_cong_nghe_vao_san_xuat_nong_nghiep.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Luận văn liên quan