Để thực hiện nhiêm vụ “đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu lại nền kinh
tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều
rộng và chiều sâu” đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, ngày 10/6/2013,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg về phê duyệt đề án
“Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững” (Thủ tướng Chính phủ, 2013). Đề án đã xác định xây dựng các HTX nông
nghiệp, phát triển liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là một trong các giải
pháp để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững và nâng cao
giá trị gia tăng. Đề án đã chỉ rõ 03 nội dung quan trọng mà các HTX nông nghiệp cần
thực hiện đó là: cung cấp dịch vụ đầu vào sản xuất, sơ chế, chế biến và liên kết tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp.
Thực tế hiện nay, yêu cầu đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết sản xuất
gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đang là xu hướng phát triển trên tất cả các
ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cả nước. Để đáp ứng yêu cầu này, Bộ Nông
nghiệp và PTNT đã ban hành “Quyết định số 1777/QĐ-BNN-KH ngày 17/5/2015 (Bộ
Nông nghiệp và PTNT, 2015) về kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số
458/QĐ-TTg ngày 9/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ” (Thủ tướng Chính phủ, 2015),
đã xác định: “đổi mới và nhân rộng các mô hình liên kết hợp tác sản xuất theo chuỗi
giá trị có năng suất, hiệu quả cao phù hợp với từng ngành hàng, lĩnh vực thúc đẩy
hợp tác, liên kết theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng
chính sách cho các lĩnh vực khác”.
245 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGUYỄN TIẾN ĐỊNH
VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG
CÁNH ĐỒNG LỚN SẢN XUẤT LÚA Ở
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGUYỄN TIẾN ĐỊNH
VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG
CÁNH ĐỒNG LỚN SẢN XUẤT LÚA Ở
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 9620115
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. VŨ THỊ MINH
2. TS. HOÀNG VŨ QUANG
HÀ NỘI - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Vũ Thị Minh
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Tiến Định
ii
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành cám ơn đến:
- Cố PGS.TS. Vũ Đình Thắng, PGS.TS. Vũ Thị Minh và TS. Hoàng Vũ Quang
đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành bản luận án này.
- Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Viện Đào
tạo sau Đại học - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
- Lãnh đạo các Chi cục Phát triển nông thôn- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Liên minh Hợp tác xã; các hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ nông dân và các
doanh nghiệp ở 04 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Hậu Giang, An Giang,
Đồng Tháp, Bạc Liêu đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp thông tin cho tôi trong quá
trình điều tra, khảo sát.
- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Nguyễn Tiến Định
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC
XÃ NÔNG NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN ..... 24
1.1. Khái niệm, nội dung liên kết xây dựng cánh đồng lớn ................................ 24
1.2. Lý luận về liên kết xây dựng cánh đồng lớn ................................................. 26
1.2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến liên kết xây dựng cánh đồng lớn ................. 26
1.2.2. Các hình thức liên kết xây dựng cánh đồng lớn ......................................... 28
1.2.3. Hành động tập thể trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn ......................... 33
1.3. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn .. 35
1.3.1. Định nghĩa, bản chất và nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã ................... 35
1.3.2. Vai trò hợp tác xã nông nghiệp trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ... 35
1.3.3. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn 39
1.3.4. Các hình thức liên kết xây dựng cánh đồng lớn có sự tham gia của hợp tác
xã nông nghiệp .................................................................................................... 42
1.4. Chỉ tiêu đánh giá vai trò, lợi ích hợp tác xã nông nghiệp đem lại trong liên
kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ............................................................ 44
1.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết
xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa................................................................... 44
1.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả, lợi ích đem lại cho các bên khi có hợp tác
xã nông nghiệp tham gia liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ............... 46
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết
xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa .................................................................. 47
1.5.1. Nhóm yếu tố bên trong hợp tác xã nông nghiệp ......................................... 47
1.5.2. Nhóm yếu tố bên ngoài hợp tác xã nông nghiệp ........................................ 49
1.6. Kinh nghiệm hợp tác xã nông nghiệp ở nước ngoài trong liên kết xây dựng
cánh đồng lớn sản xuất lúa .................................................................................. 50
iv
1.6.1. Kinh nghiệm hợp tác xã nông nghiệp Phi Mai ở Thái Lan ......................... 50
1.6.2. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp JA Niigata Mirai ở Nhật Bản ................. 53
1.6.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 54
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 55
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN SẢN
XUẤT LÚA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................... 56
2.1. Khái quát tình hình hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh
đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long................................... 56
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long ......... 56
2.1.2. Tổng quan chung về hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh
đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long .................................... 58
2.1.3. Tổng quan chính sách của Nhà nước về nâng cao vai trò của hợp tác xã
nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn ............................................ 62
2.2. Giới thiệu đặc điểm các hợp tác xã nông nghiệp khảo sát ........................... 70
2.2.1. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã ................................ 70
2.2.2. Quản trị hợp tác xã nông nghiệp ................................................................ 72
2.2.3. Thành viên hợp tác xã nông nghiệp ........................................................... 73
2.2.4. Vốn, tài sản của hợp tác xã nông nghiệp .................................................... 73
2.2.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp ...................... 74
2.3. Đánh giá thực trạng vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây
dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ................ 75
2.3.1. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn
sản xuất lúa ......................................................................................................... 75
2.3.2. Nghiên cứu điển hình về vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết
xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ........... 105
2.4. Thuận lợi, khó khăn và nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp thực hiện
liên kết xây dựng cánh đồng lớn ........................................................................ 117
2.4.1. Thuận lợi, khó khăn của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng
cánh đồng lớn ................................................................................................... 117
2.4.2. Nhu cầu hỗ trợ phát triển liên kết xây dựng cánh đồng lớn ...................... 119
2.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hợp tác xã nông nghiệp
trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long ............................................................................................................ 122
v
2.5.1. Các yếu tố bên trong hợp tác xã nông nghiệp .......................................... 122
2.5.2. Các yếu tố bên ngoài hợp tác xã nông nghiệp .......................................... 129
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 133
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN SẢN XUẤT
LÚA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................. 134
3.1. Bối cảnh, quan điểm xây dựng và phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong
liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long .. 134
3.1.1. Bối cảnh, yêu cầu vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây
dựng cánh đồng lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ..................................... 134
3.1.2. Quan điểm phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh
đồng lớn ........................................................................................................... 140
3.2. Đề xuất hoàn thiện mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng
cánh đồng lớn sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long ................................. 145
3.2.1. Căn cứ đề xuất hoàn thiện mô hình .......................................................... 145
3.2.2. Đề xuất mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng
lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ........................................... 146
3.2.3. Điều kiện thực thi hiệu quả mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết
xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ........... 150
3.3. Giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây
dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long .............. 152
3.3.1. Nhóm giải pháp 1: Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường
thuận lợi để HTX nông nghiệp hoạt động và phát huy vai trò trong liên kết chuỗi
giá trị nông sản ................................................................................................. 152
3.3.2. Nhóm giải pháp 2: Tăng cường năng lực và điều kiện hoạt động cho hợp tác
xã nông nghiệp thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn ............................... 158
3.3.3. Nhóm giải pháp 3: Tăng cường vai trò của hợp tác xã nông nghiệp đại diện
cho hộ thành viên thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn............................ 162
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 167
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 168
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ . 171
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 172
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 179
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
BVTV Bảo vệ thực vật
CĐL Cánh đồng lớn
CĐML Cánh đồng mẫu lớn
CGT Chuỗi giá trị
CP Cổ phần
CSHT Cơ sở hạ tầng
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
DN Doanh nghiệp
GCN Giấy chứng nhận
HĐQT Hội đồng quản trị
HTX Hợp tác xã
HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp
KTHT Kinh tế hợp tác
MH Mô hình
NCS Nghiên cứu sinh
ND Nông dân
NN Nông nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QSDĐ Quyền sử dụng đất
QTKT Quy trình kỹ thuật
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTK Tổng cục Thống kê
THT Tổ hợp tác
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TV Thành viên
UBND Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số lượng HTX, THT và hộ nông dân khảo sát của luận án............................ 19
Bảng 2.1: Số lượng HTX, THT, doanh nghiệp tham gia liên kết cánh đồng lớn sản
xuất lúa ở 4 tỉnh khảo sát vùng ĐBSCL năm 2016 ..................................................... 59
Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý HTX ......................... 71
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động SXKD của HTX trong năm 2016 ................................. 75
Bảng 2.4: Thực hành canh tác lúa của hộ nông dân trong liên kết cánh đồng lớn ....... 78
Bảng 2.5: Lí do hộ nông dân áp dụng thực hành canh tác chung sản xuất lúa ............. 79
Bảng 2.6: Cách thức HTX nông nghiệp tổ chức liên kết xây dựng CĐL .................... 80
Bảng 2.7: Vai trò của HTX/THT trong xây dựng CĐL sản xuất lúa theo đánh giá của
cán bộ quản lý HTX/THT .......................................................................................... 82
Bảng 2.8: Vai trò HTX/THT trong xây dựng CĐL sản xuất lúa theo đánh giá của hộ
thành viên .................................................................................................................. 83
Bảng 2.9: Hình thức hợp đồng liên kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp .................. 85
Bảng 2.10: Vai trò HTX/THT trong hợp đồng liên kết với doanh nghiệp theo đánh giá
của hộ nông dân thành viên........................................................................................ 90
Bảng 2.11: Mức độ tuân thủ hợp đồng liên kết của hộ nông dân ................................ 92
Bảng 2.12: Lợi ích của hộ nông dân khi tham gia liên kết xây dựng CĐL .................. 93
Bảng 2.13: Thay đổi năng suất lúa của hộ khi tham gia liên kết CĐL ........................ 94
Bảng 2.14: Nguyên nhân thay đổi năng suất lúa của hộ khi tham gia liên kết CĐL .... 95
Bảng 2.15: Thay đổi giá bán lúa tươi của hộ khi tham gia liên kết CĐL ..................... 96
Bảng 2.16: Thay đổi chi phí sản xuất lúa của hộ khi tham gia liên kết CĐL ............... 97
Bảng 2.17: Nguyên nhân giảm chi phí sản xuất lúa khi tham gia liên kết kết CĐL ..... 98
Bảng 2.18: So sánh hiệu quả sản xuất lúa của hộ khi tham gia liên kết CĐL ............ 100
Bảng 2.19: Hộ nông dân được nhận các hỗ trợ của doanh nghiệp ............................ 101
Bảng 2.20: Lợi ích HTX/THT nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL ................ 104
Bảng 2.21: Hỗ trợ của doanh nghiệp cho HTX nông nghiệp và THT trong liên kết xây
dựng CĐL ................................................................................................................ 105
Bảng 2.22: Nhu cầu cần hỗ trợ của các HTX chưa xây dựng CĐL ........................... 121
Bảng 2.23: Mức độ tương quan vai trò HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL
theo đánh giá của HTX và hộ nông dân ................................................................... 123
viii
Bảng 2.24: Kết quả phân tích các yếu tố bên trong HTX ảnh hưởng đến vai trò của
HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL ...................................................... 126
Bảng 2.25: Kết quả phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến vai trò của HTX
nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL ............................................................... 131
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: HTX nông nghiệp có các quy chế hoạt động .......................................... 72
Biểu đồ 2.2: Tài sản và trang thiết bị của hợp tác xã nông nghiệp .............................. 74
Biểu đồ 2.3: Các dịch vụ HTX thực hiện trong liên kết xây dựng CĐL ...................... 81
Biểu đồ 2.4: Lí do HTX nông nghiệp không xây dựng CĐL ...................................... 84
Biểu đồ 2.5: Vai trò HTX trong ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết CĐL .............. 89
Biểu đồ 2.6: Mức hỗ trợ của doanh nghiệp cho hộ nông dân .................................... 102
Biểu đồ 2.7: Thời điểm thỏa thuận giá bán lúa của hộ nông dân............................... 103
Biểu đồ 2.8: Thuận lợi của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL ............ 117
Biểu đồ 2.9: Khó khăn của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL ............ 118
Biểu đồ 2.10: Nhu cầu hỗ trợ của HTX trong liên kết xây dựng CĐL ...................... 120
Biểu đồ 2.11: Đánh giá của cán bộ QLNN về các yếu tố bên trong HTX ảnh hưởng
đến vai trò của HTX trong liên kết xây dựng CĐL ................................................... 127
Biểu đồ 2.12: Đánh giá của cán bộ QLNN về các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của
HTX trong liên kết xây dựng CĐL........................................................................... 132
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Khung phân tích của luận án ......................................................................... 15
Hình 1.1: Các hình thức và mức độ liên kết theo hợp đồng ........................................ 32
Hình 1.2: Hợp tác xã làm trung gian liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp ............ 42
Hình 1.3: Hợp tác xã hợp đồng mua đứt bán đoạn giữa nông dân và doanh nghiệp .... 43
Hình 1.4: Hình thức liên kết tiêu thụ tập trung qua hợp tác xã .................................... 43
Hình 3.1: Vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL ..................... 141
Hình 3.2: Đề xuất mô hình HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất
lúa ở vùng ĐBSCL .................................................................................................. 147
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Để thực hiện nhiêm vụ “đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu lại nền kinh
tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều
rộng và chiều sâu” đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, ngày 10/6/2013,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg về phê duyệt đề án
“Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững” (Thủ tướng Chính phủ, 2013). Đề án đã xác định xây dựng các HTX nông
nghiệp, phát triển liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là một trong các giải
pháp để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững và nâng cao
giá trị gia tăng. Đề án đã chỉ rõ 03 nội dung quan trọng mà các HTX nông nghiệp cần
thực hiện đó là: cung cấp dịch vụ đầu vào sản xuất, sơ chế, chế biến và liên kết tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp.
Thực tế hiện nay, yêu cầu đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết sản xuất
gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đang là xu hướng phát triển trên tất cả các
ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cả nước. Để đáp ứng yêu cầu này, Bộ Nông
nghiệp và PTNT đã ban hành “Quyết định số 1777/QĐ-BNN-KH ngày 17/5/2015 (Bộ
Nông nghiệp và PTNT, 2015) về kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số
458/QĐ-TTg ngày 9/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ” (Thủ tướng Chính phủ, 2015),
đã xác định: “đổi mới và nhân rộng các mô hình liên kết hợp tác sản xuất theo chuỗi
giá trị có năng suất, hiệu quả cao phù hợp với từng ngành hàng, lĩnh vực thúc đẩy
hợp tác, liên kết theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng
chính sách cho các lĩnh vực khác”.
Nhằm thúc đẩy liên kết xây dựng CĐL, thời gian qua, Chính phủ và các bộ
ngành Trung ương đã ban hành nhiều chính sách như: Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg
(Thủ tướng Chính phủ, 2013a; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014); Quyết định số
1050/QĐ-NHNN (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014); Nghị quyết số 14/NQ-CP
(Chính phủ, 2014); Nghị định số 55/2015/NĐ-CP (Chính phủ, 2015). Theo báo cáo
của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính đến hết năm 2016, cả nước có 48/63 tỉnh triển khai
với 2.262 điểm xây dựng CĐL, trong đó chủ yếu là CĐL đối với sản xuất lúa (có
1.661 CĐL lớn sản xuất lúa, chiếm 73,4% tổng số CĐL các loại). Tổng diện tích liên
kết CĐL sản xuất lúa cả nước đạt 556.000 ha, trong đó vùng ĐBSCL có diện tích lúa
liên kết CĐL lớn nhất với 450.000 ha (chiếm 81% tổng diện tích). Thông qua thực
hiện liên kết xây dựng CĐL, nhiều doanh nghiệp đã liên kết với các HTX nông nghiệp
2
theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Riêng ở vùng ĐBSCL mỗi hecta
lúa sản suất theo CĐL có thể giảm chi phí sản xuất từ 10-15% và giá trị sản lượng có
thể tăng 20-25%, thu lời thêm từ 2,2-7,5 triệu đồng/ha. Tham gia liên kết xây dựng
CĐL, người nông dân được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định, được hỗ trợ kỹ
thuật và trong nhiều trường hợp còn được doanh nghiệp liên kết cung ứng vật tư đầu
vào không tính lãi. Các doanh nghiệp thì có được vùng nguyên liệu ổn định với chấ