Luận án “Vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập” gồm 4 chương. Ngoài phần phụ bìa, phần nội dung chính
của luận án gồm: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu (26 trang); Chương 2: Cơ sở lý luận về vai trò của nhà nước với hoạt động
ĐTTTRNN trong thời kỳ hội nhập (36 trang); Chương 3: Thực trạng vai trò của nhà
nước với hoạt động ĐTTTRNN giai đoạn 1989 – 2015 (65 trang) và chương 4: Một
số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt
Nam từ nay đến năm 2025 (20 trang).
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang lan tỏa mạnh mẽ đến tất
cả các nước, trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) là một kênh hội nhập
hiệu quả nhất, nhanh nhất. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang
tác động mạnh mẽ đến sự vận động, phát triển của nền kinh tế của các quốc gia. Song
song với việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
(ĐTTTRNN) là phương thức không thể thiếu được ở một quốc gia thực hiện chính
sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế. ĐTTTRNN thực chất là việc chuyển các
nguồn lực có lợi thế so sánh hay sản xuất dư thừa ở trong nước như vốn, lao động,
công nghệ,.ra ngoài phạm vi quốc gia để tạo thế cạnh tranh, nâng cao năng lực sản
xuất, tìm nguồn tài nguyên thay thế, hạn chế ô nhiễm môi trường ở trong nước và mở
rộng thị trường tiêu thụ nhằm thu được lợi ích cao nhất cho nền kinh tế. Với doanh
nghiệp, ĐTTTRNN không chỉ để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, mà cũng là
một cách để quốc tế hóa và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Đối với quốc
gia, ĐTTTRNN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó không chỉ được coi là “chiếc
bánh thứ hai” cho nền kinh tế mà qua đó còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp tự
hoàn thiện mình nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần
phát triển kinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế của đất nước.
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình CNH,
HĐH đất nước. Nội lực của nền kinh tế ngày càng được tăng cường. Tiềm lực tài
chính, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng gia tăng. Nhiều doanh
nhân, doanh nghiệp nhạy bén trong kinh doanh, nhanh chóng vươn lên chiếm lĩnh thị
trường trong nước và nước ngoài. Hoạt động ĐTTTRNN là hoạt động phổ biến trong
quan hệ kinh tế quốc tế nhưng vẫn là hoạt động khá mới ở Việt Nam. Năm 1989, Việt
Nam bắt đầu ĐTTTRNN với duy nhất một dự án là dự án giữa đối tác Việt Nam với
một đối tác Nhật Bản với số vốn đăng ký là 563 380 USD. Tuy số vốn đăng ký của
dự án không nhiều nhưng đây được coi là dự án có tính chất mở đường cho hoạt động
ĐTTTRNN của nước ta. Đến nay, hoạt động ĐTTTRNN đã có nhiều khởi sắc. Tính
đến cuối năm 2015, Việt Nam đã có 1042 dự án ĐTTTRNN được cấp phép với tổng
vốn đầu tư cả cấp mới và tăng vốn khoảng 20,3 tỷ USD.
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Luận án “Vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập” gồm 4 chương. Ngoài phần phụ bìa, phần nội dung chính
của luận án gồm: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu (26 trang); Chương 2: Cơ sở lý luận về vai trò của nhà nước với hoạt động
ĐTTTRNN trong thời kỳ hội nhập (36 trang); Chương 3: Thực trạng vai trò của nhà
nước với hoạt động ĐTTTRNN giai đoạn 1989 – 2015 (65 trang) và chương 4: Một
số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt
Nam từ nay đến năm 2025 (20 trang).
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang lan tỏa mạnh mẽ đến tất
cả các nước, trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) là một kênh hội nhập
hiệu quả nhất, nhanh nhất. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang
tác động mạnh mẽ đến sự vận động, phát triển của nền kinh tế của các quốc gia. Song
song với việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
(ĐTTTRNN) là phương thức không thể thiếu được ở một quốc gia thực hiện chính
sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế. ĐTTTRNN thực chất là việc chuyển các
nguồn lực có lợi thế so sánh hay sản xuất dư thừa ở trong nước như vốn, lao động,
công nghệ,...ra ngoài phạm vi quốc gia để tạo thế cạnh tranh, nâng cao năng lực sản
xuất, tìm nguồn tài nguyên thay thế, hạn chế ô nhiễm môi trường ở trong nước và mở
rộng thị trường tiêu thụ nhằm thu được lợi ích cao nhất cho nền kinh tế. Với doanh
nghiệp, ĐTTTRNN không chỉ để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, mà cũng là
một cách để quốc tế hóa và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Đối với quốc
gia, ĐTTTRNN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó không chỉ được coi là “chiếc
bánh thứ hai” cho nền kinh tế mà qua đó còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp tự
hoàn thiện mình nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần
phát triển kinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế của đất nước.
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình CNH,
HĐH đất nước. Nội lực của nền kinh tế ngày càng được tăng cường. Tiềm lực tài
chính, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng gia tăng. Nhiều doanh
nhân, doanh nghiệp nhạy bén trong kinh doanh, nhanh chóng vươn lên chiếm lĩnh thị
trường trong nước và nước ngoài. Hoạt động ĐTTTRNN là hoạt động phổ biến trong
quan hệ kinh tế quốc tế nhưng vẫn là hoạt động khá mới ở Việt Nam. Năm 1989, Việt
Nam bắt đầu ĐTTTRNN với duy nhất một dự án là dự án giữa đối tác Việt Nam với
một đối tác Nhật Bản với số vốn đăng ký là 563 380 USD. Tuy số vốn đăng ký của
dự án không nhiều nhưng đây được coi là dự án có tính chất mở đường cho hoạt động
ĐTTTRNN của nước ta. Đến nay, hoạt động ĐTTTRNN đã có nhiều khởi sắc. Tính
đến cuối năm 2015, Việt Nam đã có 1042 dự án ĐTTTRNN được cấp phép với tổng
vốn đầu tư cả cấp mới và tăng vốn khoảng 20,3 tỷ USD. Gần đây, làn sóng
ĐTTTRNN đang gia tăng đáng kể. Một số dự án đã mang lại những kết quả đáng
2
khích lệ. Đây là một hướng đi mới, mang tính hấp dẫn cao đối với các DNVN. Tuy
nhiên, trên thực tế hiện đang có nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá về hoạt
động ĐTTTRNN của Việt Nam. Có quan điểm cho rằng, trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, ĐTTTRNN là cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà nước cần khuyến
khích. Song lại có quan điểm cho rằng, là quốc gia đang phát triển, nền kinh tế vẫn
đang cần rất nhiều vốn để đầu tư thì ĐTTTRNN sẽ làm suy giảm vốn đầu tư trong
nước, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ hội tạo việc làm, thu nhập cho xã
hội. Do vậy, việc xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp
ĐTTTRNN chưa cấp bách nên chưa được quan tâm đúng mức.
Trước khi Việt Nam có cơ chế mang tính pháp lý đầu tiên cho hoạt động
ĐTTTRNN, đã có hàng chục doanh nghiệp mạnh dạn ĐTTTRNNở nhiều nước khác
nhau.Hầu hết các hoạt động đó mang tính tự phát của các NĐT tư song điều này cũng
chứng tỏ sức sống, sức hấp dẫn của hoạt động đầu tư này. Đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài là hoạt động tương đối phức tạp. Ngoài những khó khăn của bản thân doanh
nghiệp và những rủi ro khi đầu tư ở môi trường mới lạ, hoạt động này đang gặp
không ít khó khăn, vướng mắc mà bản thân doanh nghiệp không tự vượt qua được.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2010 – 2015, tốc độ
chuyển vốn ĐTTTRNN của các DNVN năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng tỷ
suất lợi nhuận thấp, có thể gây mất cân đối ngoại tệ. Một số dự án đầu tư vốn tư
nhân không triển khai được hoặc chấm dứt trước hạn, một số dự án sử dụng vốn
nhà nước chậm tiến độ do những biến động của môi trường đầu tư, thời điểm đầu
tư, do kinh doanh thua lỗ, không hiệu quả; một số dự án phát sinh các khó khăn
nội tại trong việc huy động vốn đầu tư, thu xếp các nguồn lực để thực hiện dự án
đầu tư; công tác quản lý không thể nắm bắt, theo dõi tình hình hoạt động thực chất
của dự ánvà có khá nhiều dự án ĐTTTRNN vượt khỏi tầm kiểm soát khỏi cơ quan
quản lý...(Cục Đầu tư nước ngoài, 2015). Những khó khăn, bất cập trên nếu không
được khắc phục sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến thời cơ kinh doanh, lợi ích, hiệu quả
đầu tư của các doanh nghiệp nói riêng và lợi ích lâu dài của đất nước nói chung. Tuy
vậy, nhà nước vẫn chưa có những biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực; việc thu thập
thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài chưa được coi trọng; đặc biệt công tác
xúc tiến ĐTRNN chưa được quan tâm đúng mức.
Trong lịch sử đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về vai trò của nhà nước tác
động đến nền kinh tế, tuy nhiên mức độ và hình thức can thiệp của nhà nước vào nền
kinh tế mỗi nước là khác nhau, không có hình mẫu chung. Điều này khẳng định: Nhà
nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở mọi quốc gia.
Đặc biệt, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, mô hình nhà nước kiến tạo trong phát
triển kinh tế, mô hình quản lý, trong đó, nhà nước đề ra các chính sách mang tính định
hướng phát triển, tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi
tiềm năng đang ngày càng tạo các dấu ấn tích cực trong nền kinh tế thế giới. Ở Việt
Nam, các công trình nghiên cứu về vai trò của nhà nước, đặc biệt nhà nước kiến tạo với
nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực đầu tư nói riêng cũng chưa nhiều.
3
Trước thực tế trên, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có công trình nghiên cứu tổng
thể, sâu sắc nghiên cứu về vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN để xác
định những luận điểm khoa học, phù hợp với điều kiện đất nước và các DNVN trong
thời kì hội nhập, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước với hoạt động
ĐTTTRNN, nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia cũng như lợi ích của các NĐT.... Do đó,
việc nghiên cứu vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN thực sự cần thiết cả
về lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy, tôi chọn vấn đề: “Vai trò của nhà nước với hoạt
động ĐTTTRNN của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” làm đề tài luận án.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt
Nam, từ đó đề xuất quan điểm và một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy vai trò
của nhà nước trong việc khuyến khích các NĐT Việt Nam ĐTTTRNN đúng hướng
2.2. Mục tiêu cụ thể
Bổ sung, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTTTRNN, về vai trò của
nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam.
Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của nhà nước với hoạt động
ĐTTTRNN của Việt Nam.
Đo lường, đánh giá mức độ tác động của vai trò của nhà nước với hoạt động
ĐTTTRNN của các Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Làm rõ những tồn tại, hạn chế trong việc phát huy vai trò của nhà nước với
hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2015.
Khuyến nghị, đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp nhằm phát
huy vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN từ nay đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của nhà nước với hoạt động
ĐTTTRNN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:Luận án tập trung nghiên cứu vai trò quản lý của nhà nước
đến hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp bao gồm: (i) nhà nước tạo hành lang pháp
lý cho hoạt động ĐTTTRNN; (ii) nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về hoạt
động ĐTTTRNN; (iii) nhà nước định hướng và điều tiết các chính sách vĩ mô liên quan đến
hoạt động ĐTTTRNN; (iv) nhà nước hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu vai trò của nhà nước với hoạt
động ĐTTTRNN của các DNVN.
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng vai trò của nhà nước
đến hoạt động ĐTTTRNN từ năm 1989 đến 2015 từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
phát huy vai trò của nhà nước với hoạt động này từ nay đến năm 2025.
Để thấy rõ hơn tác động của vai trò của nhà nước đến hoạt động ĐTTTRNN
trong thời kỳ hội nhập, luận án chia thời kỳ nghiên cứu thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu hội nhập: từ năm 1989 đến năm 2000
+ Giai đoạn bắt đầu chủ động hội nhập: từ năm 2001 đến tháng 4/2006
+ Giai đoạn tích cực hội nhập sâu, rộng: từ tháng 4/2006 đến năm 2015
4
4. Những đóng góp mới của luận án
* Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, luận án đã vận dụng lý thuyết “Đàn nhạn” và “Lộ trình phát triển đầu
tư” để giải thích hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam trong thời gian qua.
Thứ hai, luận án đã xác định và phân tích vai trò của nhà nước với hoạt động
ĐTTTRNN của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập gồm: (i) nhà nước tạo hành lang
pháp lý cho hoạt động ĐTTTRNN; (ii) nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế về hoạt động ĐTTTRNN; (iii) nhà nước định hướng và điều tiết các chính
sách vĩ mô liên quan đến hoạt động ĐTTTRNN; (iv) nhà nước hỗ trợ hoạt động
ĐTTTRNN.
* Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Thứ nhất, hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam ngày càng gia tăng mạnh mẽ,
các DNVN mạnh dạn đầu tư trong những lĩnh vực có thế mạnh, gắn với xu hướng
phát triển của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Mặc dù hoạt động ĐTTTRNN
chưa có được các hiệu quả rõ nét, nhưng đã chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.
Thứ hai, thông qua kết quả điều tra và kiểm chứng bằng công cụ định lượng,
luận án đã chỉ ra: (i) có sự tác động thuận chiều của nhà nước trong các vai trò tạo
lập, mở rộng quan hệ quốc tế, vai trò điều tiết chính sách vĩ mô và nhà nước thực
hiện các chính sách hỗ trợ đến hoạt động ĐTTTRNN. Trong đó, vai trò nhà nước hỗ
trợ hoạt động ĐTTTRNN có ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động ĐTTTRNN của
các DNVN và (ii) các doanh nghiệp đánh giá chưa cao vai trò định hướng của nhà
nước, vai trò cung cấp thông tin về môi trường đầu tư cũng như vai trò hỗ trợ của các
cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài đối với ĐTTTRNN của DNVN trong thời
gian qua.
Thứ ba,vai trò quản lý nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN cần được điều
chỉnh linh hoạt theo lộ trình, hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính để can thiệp
vào công tác quản lý nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN.
Thứ tư, nhà nước cần quan tâm hỗ trợ hơn các doanh nghiệp có dự án ĐTTTRNN
tại những khu vực biên giới có ảnh hưởng đến vấn đề quốc phòng an ninh của quốc gia.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
gồm 4 chương với các nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN
trong thời kỳ hội nhập
Chương 3: Thực trạng vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt
Nam giai đoạn (1989-2015)
Chương 4: Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhà nước với hoạt động
ĐTTTRNN của Việt Nam từ nay đến năm 2025
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Các nghiên cứu về vai trò và nguyên nhân của hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài
Giải thích sự xuất hiện của ĐTNN đã được nhiều nhà kinh tế học tập trung nghiên cứu.
Các lý thuyết này tập trung trả lời cho các câu hỏi như tại sao phải hoặc nên ĐTTTRNN,
những đối tượng nào có thể và nên ĐTTTRNN, đầu tư ở đâu, khi nào và bằng cách gì
Để giải thích sâu hơn các nguyên nhân hoạt động ĐTTTRNN, có bốn lý thuyết chính
liên là: Mô hình lý thuyết thương mại quốc tế của Heckcher và Ohlin – HO (1993); Học
thuyết MacDougall – Kemp (Học thuyết sản phẩm cận biên của vốn - Marginal Product of
Capital Theory); Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm (International product life cycle –
IPLC) của Raymond Vernon và lý thuyết Chiết trung của Dunning về sản xuất quốc tế
(Dunning ”s Eclectic Theory of International production). Bên cạnh những lý thuyết này, ở
mỗi giai đoạn lại có những học giả có cùng quan điểm lý giải cụ thể, chi tiết hơn
1.1.1.2. Các nghiên cứu về vai trò nhà nước trong quản lý kinh tế nói chung
Trong lịch sử, có rất nhiều mô hình nghiên cứu về vai trò của nhà nước tác động đến
nền kinh tế, tuy nhiên mức độ và hình thức can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế mỗi
nước, trong mỗi thời kỳ có sự khác nhau, không có hình mẫu chung. Điều này khẳng định:
Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở mọi quốc gia.
1.1.1.3. Các nghiên cứu về vai trò nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Một số tác giả nước ngoài đã nghiên cứu vai trò của nhà nước với hoạt động
ĐTRNN. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn khá chung chung.
1.1.1.4. Về phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp tiếp cận. Với các nghiên cứu ngoài nước, phần lớn các thông tin liên
quan đến kinh doanh quốc tế được nghiên cứu dựa trên phân tích hành vi của các doanh nghiệp,
các khoản đầu tư vốn trực tiếp của các doanh nghiệp
Về phương pháp nghiên cứu. Với các nghiên cứu về vai trò, chính sách hỗ trợ của
nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN, đa phần là các nghiên cứu định tính. có một số nghiên
cứu nước ngoài sử dụng các phương pháp định lượng.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
1.1.2.1. Các nghiên cứu về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Việt Nam, một nước đang phát triển, khi nhu cầu vốn trong nước khá lớn, thường chú
trọng dòng vốn ĐTNN chảy vào. Do vậy, chỉ một số ít tác giả nghiên cứu về dòng vốn đầu tư
của Việt Nam ra nước ngoài nhưng thường chưa phân tích sâu. Một số công trình nghiên cứu
về vấn đề này theo các góc độ khác nhau.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về vai trò nhà nước trong quản lý kinh tế nói chung
6
Những năm đầu thế kỷ 21, khi Việt Nam mới bắt đầu vào sân chơi hội nhập, có
một số tác giả đã nghiên cứu về vai trò của nhà nước, chỉ ra sự cần thiết phải có những
điều chỉnh, đổi mới của nhà nước. Các nghiên cứu đều chỉ rõ vai trò của nhà nước có tác
động to lớn đến sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên
mới tập trung nghiên cứu vai trò quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế, đã giải
thích nhiều vấn đề về việc điều tiết vĩ mô của nhà nước với nền kinh tế quốc dân mà
cũng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu một cách cụ thể về vai trò của nhà nước hoạt
động ĐTRNN nói chung và hoạt động ĐTTTRNN nói riêng, đặc biệt là tiếp cận từ
chuyên ngành kinh tế đầu tư.
1.1.2.3. Các nghiên cứu về vai trò nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Ở Việt Nam, hiện chưa có một công trình nghiên cứu chi tiết về vai trò của nhà nước
với hoạt động ĐTTTRNN. Tuy nhiên, cũng có một số công trình nghiên cứu đề cập tới một
số khía cạnh của chủ đề này.
1.1.2.4. Về phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Ở Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về vai trò của nhà nước, hoạt động
ĐTTTRNN, nhưng các công trình nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực
của kinh tế chính trị, quản trị kinh doanh, kinh tế học vĩ mô, tài chính. Với các nghiên cứu
trong nước, do các nghiên cứu về vai trò của nhà nước với hoạt động đầu tư chủ yếu tiếp
cận từ góc độ kinh tế chính trị, lịch sử học thuyết kinh tế nên phương pháp nghiên cứu áp
dụng về cơ bản cũng chỉ dừng lại ở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh, tổng hợp, phương
pháp phân tích đơn thuần để thống kê mô tả các số liệu thống kê; kết hợp phương pháp logic
với lịch sử để nghiên cứu. Các nghiên cứu này đều chưa có sự lượng hóa, kiểm định nên vấn đề
phân tích chưa sâu.
1.1.3. Tóm lược kết quả nghiên cứu tổng quan và khoảng trống nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các công trình khoa học từ trước tới nay trên bình diện quốc gia
và quốc tế, có thể thấy rằng số lượng các công trình nghiên cứu về ĐTTTRNN và nghiên
cứu về vai trò nhà nước nói chung là khá phong phú, đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau
cả về học thuật lẫn giá trị trong thực tiễn. Bên cạnh đó, đã có một số công trình nghiên cứu
vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN, song do đặc thù từng nghiên cứu, đặc thù
quốc gia mà các nghiên cứu đó chỉ nghiên cứu, đề cập tới một số các khía cạnh của vai trò
nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTRNN. Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu đó là
nghiên cứu định tính. Như vậy, hiện chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ, sâu rộng về
vấn đề này theo 4 yếu tố mà tác giả đề xuất (i) nhà nước tạo hành lang pháp lý cho hoạt động
ĐTTTRNN; (ii) nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về hoạt động
ĐTTTRNN; (iii) nhà nước định hướng và điều tiết các chính sách vĩ mô liên quan đến hoạt
động ĐTTTRNN; (iv) nhà nước hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN; chưa có nghiên cứu nào xác
định, kiểm chứng về các vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập cũng như đánh giá thực trạng, mức độ ảnh hưởng đến ĐTTTRNN
của Việt Nam.Đó chính là những gợi mở để NCS hình thành ý tưởng nghiên cứu về thực
trạng vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam, từ đó đề xuất quan
7
điểm và một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy vai trò nhà nước trong việc khuyến
khích các NĐT ĐTTTRNN đúng hướng.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Cách tiếp cận
Để nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các cách: tiếp cận hệ thống; tiếp cận
chức năng điều tiết; tiếp cận quốc tế hóa; tiếp cận liên, đa ngành.
1.2.2. Mô hình nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu thể hiện vai trò của nhà nước
với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Nguồn: Tác giả
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1.2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố của vai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN là gì?
- Vai trò của nhà nước trong thời gian qua có ảnh hưởng, tác động như thế nào
đến hoạt động ĐTTTRNN? những thành công, hạn chế là gì?
- Trong thời gian tới, để ĐTTTRNN đầu tư đúng hướng, vai trò nhà nước cần
điều chỉnh như thế nào, nhà nước có cần thêm vai trò gì mới?
1.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp thống kê mô tả để nghiên cứu thực trạng vai trò nhà nước
với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp phân tích định
lượng để đánh giá ảnh hưởng, mức độ tác động của các vai trò của nhà nước với hoạt
động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp; để kiểm định các giả thuyết đã đưa ra,
phương pháp mô hình cấu trúc (SEM) được tác giả sử dụng, thông qua phần mềm
AMOS, được cài đặt bổ sung trong phần mềm SPSS
Tiểu kết chương 1.
- Qua phân tích tổng quan các tài liệu về vai trò của nhà nước với hoạt động
ĐTTTRNN cho thấy, tác giả nghiên cứu về vai trò của nhà nước với hoạt động
ĐTTTRNN vừa có tính không trùng lặp lại vừa có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn.
- Về phương pháp nghiên cứu, ngoài phương pháp thống kê mô tả để nghiên
cứu thực trạng vai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam, tác giả sử
dụng phương pháp phân tích định lượng để phân tích.
HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP RA
NƯỚC NGOÀI
Nhà nước tạo
hành lang pháp lý
(H1+) Nhà nước
tạ