Luận án Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay

Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Chính sách này đòi hỏi phải có bước đi thích hợp với sự tham gia của nhiều phương tiện và nhiều thiết chế khác nhau như kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, nhà nước, các tổ chức xã hội bằng những phương thức và biện pháp khác nhau. Trong hệ thống các thiết chế thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (GTVHTT) tốt đẹp của dân tộc, nhằm bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa. Để phát huy được vai trò đó, hệ thống pháp luật phải đồng bộ, hoàn chỉnh. Từ đó pháp luật mới tạo lập được cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam vừa tiên tiến phù hợp các tiêu chuẩn, chuẩn mực mới, hiện đại nhưng cũng vừa phát huy hết các giá trị văn hóa đặc sắc vốn có nhằm đáp ứng yêu cầu giữ vững giá trị cốt lõi của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Hệ thống pháp luật Việt Nam bước đầu đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc; tạo được hành lang pháp lý cơ bản cho các hoạt động giữ gìn, phát huy GTVHTT góp phần giáo dục nâng cao ý thức cho con người cũng như góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa. Tuy nhiên, vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, pháp luật chưa chưa kịp thời thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về giữ gìn và phát huy các GTVHTT; chưa bảo đảm hành lang pháp lý vững chắc cho các chủ thể trong các hoạt động giữ gìn, phát huy giá trị ấy. Pháp luật chưa trở thành một công cụ bảo đảm hiệu quả đối với việc giữ gìn, phát huy những giá trị ấy dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về văn hóa. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa làm tốt vai trò giáo dục nâng cao ý thức con người đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Từ đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc và không phát huy được các GTVHTT trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội.

pdf180 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỒ THANH HỚN VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỒ THANH HỚN VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. TRƯƠNG HỒ HẢI HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Hồ Thanh Hớn MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước 6 1.2. Tình hình nghiên cứu của tác giả nước ngoài 16 1.3. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của luận án 20 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 24 2.1. Khái niệm về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 24 2.2. Nội dung vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 43 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 54 2.4. Nghiên cứu kinh nghiệm về việc phát huy vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống một số nước và giá trị tham khảo cho Việt Nam 62 Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM 71 3.1. Vai trò của pháp luật trong thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 71 3.2. Vai trò của pháp luật trong việc tạo lập cơ sở pháp lý cho các chủ thể giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 80 3.3. Vai trò của pháp luật trong bảo đảm hiệu quả đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 95 3.4. Vai trò của pháp luật trong giáo dục nâng cao ý thức cho các chủ thể giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 107 3.5. Vai trò của pháp luật trong việc chuyển tải nội dung, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến giá trị văn hóa truyền thống mà Việt Nam là thành viên 111 3.6. Nguyên nhân những kết quả đạt được và những hạn chế về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam 115 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 124 4.1. Các quan điểm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam 124 4.2. Giải pháp bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay 133 KẾT LUẬN 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 174 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Chính sách này đòi hỏi phải có bước đi thích hợp với sự tham gia của nhiều phương tiện và nhiều thiết chế khác nhau như kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, nhà nước, các tổ chức xã hội bằng những phương thức và biện pháp khác nhau. Trong hệ thống các thiết chế thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (GTVHTT) tốt đẹp của dân tộc, nhằm bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa. Để phát huy được vai trò đó, hệ thống pháp luật phải đồng bộ, hoàn chỉnh. Từ đó pháp luật mới tạo lập được cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam vừa tiên tiến phù hợp các tiêu chuẩn, chuẩn mực mới, hiện đại nhưng cũng vừa phát huy hết các giá trị văn hóa đặc sắc vốn có nhằm đáp ứng yêu cầu giữ vững giá trị cốt lõi của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Hệ thống pháp luật Việt Nam bước đầu đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc; tạo được hành lang pháp lý cơ bản cho các hoạt động giữ gìn, phát huy GTVHTT góp phần giáo dục nâng cao ý thức cho con người cũng như góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa. Tuy nhiên, vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, pháp luật chưa chưa kịp thời thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về giữ gìn và phát huy các GTVHTT; chưa bảo đảm hành lang pháp lý vững chắc cho các chủ thể trong các hoạt động giữ gìn, phát huy giá trị ấy. Pháp luật chưa trở thành một công cụ bảo đảm hiệu quả đối với việc giữ gìn, phát huy những giá trị ấy dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về văn hóa. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa làm tốt vai trò giáo dục nâng cao ý thức con người đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Từ đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc và không phát huy được các GTVHTT trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội. 2 Trên thực tế, ở một số địa phương hiện nay, có tình trạng lễ hội văn hóa truyền thống được tổ chức tràn lan, gây lãng phí về thời gian và kinh phí, mất trật từ an toàn xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, thậm chí, một số lễ hội bị thương mại hóa. Việc lợi dụng các hoạt động văn hóa truyền thống nhằm trục lợi và đáp ứng các lợi ích cục bộ ở các địa phương ngày càng phổ biến. Thực trạng này đòi hỏi cần tăng cường vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm phát huy và bảo đảm tính hiệu quả vai trò của pháp luật trong việc giữ gìn, phát huy các GTVHTT. Cần phải có lộ trình và bước đi thích hợp để phát huy vai trò của pháp luật trong việc điều tiết các quan hệ xã hội bảo đảm cho các hoạt động văn hóa ngày càng lành mạnh, phát huy tối đa các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư. Qua đó góp phần xây dựng xã hội văn hóa, văn minh, dân chủ và hiện đại. Trên bình diện quốc tế, việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN và hội nhập quốc tế ngày càng sâu hơn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đỏi hỏi pháp luật về văn hóa trong điều kiện này phải tiên tiến, hiện đại bảo đảm sự tương thích với hệ thống pháp luật các quốc gia khác, phù hợp với luật pháp quốc tế và nội dung của các điều ước quốc tế có liên quan. Ngoài ra, pháp luật cũng phải bảo đảm giữ vững các giá trị cốt lõi của văn hóa truyền thống đã làm nên cốt cách, bản sắc, tâm hồn người Việt trong suốt chiều dài lịch sử mà trong quá trình phát triển cần phải giữ vững. Trong điều kiện đó hệ thống pháp luật phải có vai trò chuyển tải nội dung, bảo đảm củng cố, thực hiện các cam kết quốc tế về văn hóa mà Việt Nam tham gia. Từ thực trạng và yêu cầu trên đây, nhiệm vụ nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò của pháp luật về văn hóa nói chung và vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói riêng có tính cấp thiết. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò pháp luật trong giữ gìn phát huy GTVHTT, Luận án đề xuất quan điểm và các giải pháp bảo đảm phát huy vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT, từ đó chỉ ra những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam. Cụ thể, phân tích làm rõ khái niệm, đặc trưng, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam; đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm về vai trò của pháp luật đối với giá trị truyền thống một số quốc gia trên thế giới và rút ra giá trị tham khảo cho Việt Nam. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật để làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến thực trạng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT. - Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các GTVHTT ở Việt Nam dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Là đề tài thuộc chuyên ngành lý luận về nhà nước và pháp luật, nên việc nghiên cứu không đi vào nghiên cứu vai trò của một ngành luật cụ thể, mà luận án chỉ tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi: - Về nội dung: Thông qua nghiên cứu, phân tích hệ thống pháp luật thực định có liên quan nhằm đánh giá vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam, bao gồm cả các quy định pháp luật cụ thể và kết quả thực thi các quy định đó đối thực tiễn một số nội dung trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam. - Về không gian: Để có dữ liệu phong phú và toàn diện, đề tài xác định phạm vi nghiên cứu trên toàn quốc. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu thời gian từ năm 1986 đến nay. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Về cơ sở lý luận Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Hệ thống quan điểm của Học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật nói chung và lý luận về vai trò của pháp luật nói riêng, các quan điểm chỉ đạo của Đảng ta hiện nay về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, về hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như các quan điểm về xây dựng và thực hiện pháp luật trong thời kỳ mới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ thống; quy nạp, diễn dịch, cụ thể: Ở Chương 1: Sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố để khảo cứu các kết quả liên quan đến đề tài; từ đó chỉ ra những vấn đề tiếp tục nghiên cứu của luận án. Ở Chương 2: Sử dụng phương pháp pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễn dịch để nghiên cứu, phân tích, luận giải các khái niệm, phạm trù có tính lý luận về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy các GTVHTT. Ở Chương 3: Sử dụng phương pháp khảo sát văn bản, thống kê, đối chiếu, so sánh, luận án phân tích đánh giá thực trạng với những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. Ở Chương 4: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp - diễn dịch để luận giải và đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. 5. Đóng góp mới trong của luận án Luận án là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn về vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam nên có những đóng góp mới như sau: - Luận giải, đưa ra được khái niệm và xác định được nội dung vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam; đồng thời xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò đó của pháp luật. - Luận án chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam. 5 - Luận án đề xuất được các quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. - Luận án đã luận chứng được sự tác động, ảnh hưởng của những khuôn khổ và quy tắc pháp lý trong thực hiện các mục tiêu về giữ gìn, phát huy GTVHTT ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học + Về mặt lý luận: Kết quả của luận án làm sáng tỏ thêm vấn đề lý luận về vai trò của pháp luật nói chung, vai trò của pháp luật về giữ gìn, phát huy GTVHTT nói riêng và làm phong phú thêm kho tàng lý luận chung về nhà nước và pháp luật. + Về mặt thực tiễn: - Kết quả đề tài góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc giữ gìn, phát huy GTVHTT trong quá trình thực hiện các mục tiêu về kinh tế xã hội. - Kết quả của đề tài là tài liệu cung cấp luận cứ khoa học giúp các cơ quan và tổ chức những cơ sở để hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật hợp lý nhằm xây dựng nền văn hóa - Đề tài có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các đơn vị đào tạo chuyên ngành liên quan và có giá trị tham khảo cho nhưng ai quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu làm 4 chương, 15 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố cho thấy đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến những nội dung liên quan đến đề tài luận án. Những công trình đó được các tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau và được đề cập đến những vấn đề sau: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TRONG NƯỚC 1.1.1. Nhóm công trình liên quan đến văn hóa truyền thống và giá trị văn hóa truyền thống - Công trình Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay của Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang [111]. Ở công trình này, nhiều vấn đề được các tác giả tập trung nghiên cứu như truyền thống yêu nước, truyền thống dân chủ của Việt Nam, con người Việt Nam ở thế kỷ XIX qua con mắt người nước ngoài; biểu hiện của giá trị truyền thống Việt Nam qua ca dao, tục ngữ, qua tư liệu hương ước và sự biến đổi cấu trúc cộng đồng làng quê Việt, trong đó đáng chú ý có bài nghiên cứu về con người Việt Nam hiện tại trong mối liên hệ với các giá trị và phản giá trị của truyền thống. Trên cơ sở số liệu do điều tra xã hội học cung cấp các tác giả đã đưa ra những nhận định của mình về những vấn đề có liên quan đến con người Việt Nam hiện tại với các giá trị truyền thống. - Sách về giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam của tập thể tác giả [149]. Trong công trình này các tác giả khẳng định những tính cách dân tộc, những giá trị tinh thần như lòng yêu nước, thương người là truyền thống vô cùng quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Qua đó, đặt vấn đề phải kế thừa và phát huy những giá trị tinh thần này trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam. - Trong cuốn Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của Trần Văn Giàu [70], tác giả đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam và đã khái quát cơ bản về các khái niệm giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ảnh hưởng của lịch sử đối với việc phát triển các giá trị truyền thống. Tác giả cũng đã tập trung phân tích các đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 7 bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa; các phạm trù được trình bày một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa giống như một “bảng giá trị tinh thần” của người Việt. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh trong bảng giá trị tinh thần, yêu nước là giá trị đầu tiên và quan trọng nhất, là thước đo tiêu chuẩn cho mọi thước đo trong cuộc sống của con người. - Sách Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức và Hồ Sĩ Quý [30]. Trong công trình này các tác giả đã đề cập mấy vấn đề về giá trị, giá trị truyền thống, giá trị văn hóa truyền thống và sự chuyển biến của chúng sang hiện đại. Cuốn sách cũng đã đề cập đến vấn đề khai thác, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong quá trình phát triển đất nước hiện nay - Sách Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa của Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên [31]. Cuốn sách đề cập đến vai trò của giá trị truyền thống trong sự phát triển văn hóa Việt Nam trong quá khứ, cũng như trong sự phát triển nền văn hóa mới Việt Nam. Qua công trình này, các tác giả muốn đề cập đến thách thức của toàn cầu hóa đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Trên cơ sở đánh giá thực trạng các giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam. - Sách Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc [134]. Cuốn sách đã cung cấp những khái niệm cơ bản của văn hóa học với những cách tiếp cận riêng của tác giả trong nghiên cứu văn hóa. Qua việc khảo sát một số vấn đề cụ thể trong văn hóa Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp để bảo vệ văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu hội nhập cũng như cách phát huy văn hóa trong cuộc tiếp xúc văn hóa hiện nay. - Sách Đại cương về văn hóa Việt Nam của Phạm Việt Thái, Đào Ngọc Tuấn [152]. Cuốn sách này các tác giả tập trung tiến hành hệ thống hóa một số khái niệm và phương pháp cơ bản của văn hóa học như làm rõ việc định vị và kết cấu văn hóa Việt Nam, các yếu tố tinh thần của văn hóa. Các tác giả cũng đã xác đinh được thực trạng văn hóa Việt Nam trong mối quan hệ tương tác với văn hóa bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa. - Tác giả Ngô Đức Thịnh có nhiều công trình về văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, trong số đó tiêu biểu có quyển sách Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam [171]. Ở công trình này, tác giả xây dựng lý thuyết nghiên cứu 8 giá trị và hệ giá trị tổng quát văn hóa truyền thống Việt Nam và nghiên cứu các giá trị văn hóa thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống dân tộc như trong thích ứng, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; trong đời sống vật chất và tinh thần của con người; trong giao lưu văn hóa; trong đấu tranh chống ngoại xâm. Còn quyển Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi [172], tác giả đã thống kê, phân tích những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc cũng như của mỗi vùng. Qua đó khẳng định rằng, khi bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa, hệ GTVHTT cũng có nhiều biến đổi để phù hợp với tình hình mới, nhưng dù ở bất cứ giai đoạn nào của lịch thì các GTVHTT của dân tộc vẫn giữ nguyên vị trí đứng đầu trong quan niệm của người dân, đó là tinh hoa của dân tộc. - Tác giả Nguyễn Văn Dân có quyển sách Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa của [37]. Ở công trình này tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề như khái niệm về văn hóa; bản sắc văn hóa và bản sắc dân tộc; toàn cầu hóa văn hóa và đa dạng văn hóa; toàn cầu hóa văn hóa và văn hóa toàn cầu; toàn cầu hóa và xung đột văn hóa; vai trò của văn hóa trong đổi với phát triển b
Luận văn liên quan