Luận án Vai trò hệ thống chính trị cấp cơ sở trong thực hiện công tác dân tộc ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay

Michael E. Brown (1997), Government Policies and Ethnic Relations in Asia and the Pacific (Chính sách của chính phủ và quan hệ dân tộc ở Châu Á - Thái Bình Dương) [136]. Tiếp cận dưới góc độ chính trị học, trên cơ sở phân tích tình trạng xung đột sắc tộc, một trong những vấn đề nghiêm trọng và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của chính quyền nhà nước các cấp trong thực thi CSDT, tiến hành CTDT của chính phủ các nước châu Á và Thái Bình Dương. Tác giả cho rằng, tình trạng xung đột sắc tộc có thể làm suy yếu các nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế và chính trị, cũng như công bằng chính trị, kinh tế và xã hội. Nó cũng có thể dẫn đến bạo lực và chiến tranh. Do đó, các chính phủ cần quan tâm hoạch định và thực thi CSDT một cách đúng đắn, phù hợp. Trọng tâm của cuốn sách là sự phân tích các chính sách khác nhau mà các chính phủ đã theo đuổi trong nỗ lực đối phó với những vấn đề dân tộc nảy sinh ở châu Á và Thái Bình Dương - khu vực đông dân và nền kinh tế sôi động nhất trên thế giới, bao gồm chính sách của chính phủ ở mười sáu quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Úc, New Zealand. Tác giả đã xem xét toàn diện các chính sách chính trị, kinh tế, giáo dục, ngôn ngữ và văn hóa. Sử dụng quan điểm so sánh rộng rãi để đánh giá hiệu quả các phương pháp tiếp cận khác nhau của chính phủ, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách áp dụng cho từng quốc gia và khu vực. N. Ganesan, Kyaw Yin Hlaing (2007), Myanmar: State, Society and Ethnicity (Myanmar: Nhà nước, Xã hội và Dân tộc) [137]. Cuốn sách đề cập mối quan hệ và hệ thống chính sách, cũng như thực tiễn thực thi chính sách của chính phủ quân sự Myanmar với ba nhóm dân tộc lớn của Myanmar là Karen, Kachin và Shan. Myanmar là một quốc gia đa dạng về sắc tộc. Chính phủ Myanmar chính thức công nhận 135 dân tộc riêng biệt. Cuốn sách tập trung mô tả các chính sách chính trị, kinh tế, xã hội của chính phủ quân sự Myanmar thông qua các cuộc đàm phán với đại diện các nhóm dân tộc nổi dậy cũng như các DTTS khác, nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở đất nước này. Trên cơ sở đó, cuốn sách gợi mở những vấn đề liên quan đến chính sách đối với các DTTS ở các quốc gia đa dân tộc. Ramses Amer (2014), Ethnic Minorities, Government Policies, and Foreign Relations (Dân tộc thiểu số, Chính sách của Chính phủ và Quan hệ Đối ngoại) [138]. Cuốn sách đã đề cập khá rõ nét về vai trò của nhà nước, chính quyền các cấp trong giải quyết vấn đề dân tộc, nhất là quan hệ dân tộc xuyên biên giới đặt trong mối quan hệ giữa CSDT với quan hệ đối ngoại. Cuốn sách tập trung phân tích tác động của các chính sách của chính phủ và quan hệ đối ngoại đối với các DTTS thông qua hai trường hợp điển hình: người Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung - Việt; người Việt ở Campuchia và quan hệ Campuchia - Việt Nam. Theo cuốn sách, cả hai trường hợp đều cho thấy các mối quan hệ giữa các quốc gia có thể có tác động đáng kể đến tình hình của các DTTS ở các nước láng giềng, đến các chính sách của chính phủ đối với các DTTS. Cuốn sách cũng phân tích CSDT của Việt Nam đối với người Hoa, CSDT của Campuchia đối với người Việt, qua đó khẳng định, mức độ phát triển, hòa hợp của hai trường hợp này phụ thuộc lớn vào vai trò của HTCT các cấp trong thực hiện CSDT cũng như chính sách đối ngoại.

doc225 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò hệ thống chính trị cấp cơ sở trong thực hiện công tác dân tộc ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lương Thanh Duy MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 15 1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 29 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ TRONG THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM 35 2.1. Quan niệm, đặc điểm hệ thống chính trị cấp cơ sở thực hiện công tác dân tộc ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam 35 2.2. Quan niệm, nội dung và những yếu tố quy định vai trò hệ thống chính trị cấp cơ sở trong thực hiện công tác dân tộc ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam 57 Chương 3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ TRONG THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 81 3.1. Thành tựu, hạn chế về vai trò hệ thống chính trị cấp cơ sở trong thực hiện công tác dân tộc ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay 81 3.2. Nguyên nhân của thực trạng và một số vấn đề đặt ra hiện nay 105 Chương 4. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI TRÒ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ TRONG THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY 125 4.1. Yêu cầu phát huy vai trò hệ thống chính trị cấp cơ sở trong thực hiện công tác dân tộc ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay 125 4.2. Một số giải pháp chủ yếu phát huy vai trò hệ thống chính trị cấp cơ sở trong thực hiện công tác dân tộc ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay 134 KẾT LUẬN 168 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172 PHỤ LỤC 185 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 1 Bắc Trung Bộ BTB 2 Chính sách dân tộc CSDT 3 Chính trị - xã hội CT - XH 4 Công tác dân tộc CTDT 5 Dân tộc thiểu số DTTS 6 Hệ thống chính trị HTCT 7 Hội đồng nhân dân HĐND 8 Mặt trận Tổ quốc MTTQ 9 Ủy ban nhân dân UBND MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Công tác dân tộc có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước ta, tác động toàn diện, trực tiếp đến đời sống các DTTS. Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định “vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta” [36, tr.43]. Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc đúng đắn. Trải qua các thời kỳ cách mạng, công tác dân tộc đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước. Thực hiện công tác dân tộc là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó, HTCT cấp cơ sở giữ vai trò quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” [71, tr.460]. Hệ thống chính trị cấp cơ sở là nơi trực tiếp tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện CTDT trên địa bàn. Có thể khẳng định, chất lượng, hiệu quả thực hiện CTDT ở nước ta trong suốt những năm qua, luôn có đóng góp không nhỏ của HTCT cấp cơ sở. Bắc Trung Bộ là một tiểu vùng gồm 5 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nước ta. Vùng DTTS các tỉnh BTB là nơi có đông đồng bào các DTTS sinh sống lâu đời, với truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất. Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong CTDT, những năm qua, HTCT cấp cơ sở các tỉnh BTB đã tích cực, chủ động triển khai, tổ chức thực hiện khá tốt các nội dung, mục tiêu CTDT, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; từng bước khẳng định vị trí, vai trò trực tiếp, thường xuyên của cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức CT - XH ở cơ sở trong thực hiện CTDT, góp phần nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc, phát triển bền vững vùng DTTS, thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc trên địa bàn. Tuy nhiên, do các nguyên nhân khách quan, chủ quan, việc thực hiện vai trò HTCT cấp cơ sở trong CTDT ở các tỉnh BTB còn không ít những bất cập, hạn chế. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện CTDT của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức CT - XH chưa được thực thi đầy đủ; trình độ, năng lực thực hiện CTDT của một bộ phận cán bộ ở cơ sở, nhất là cán bộ là người DTTS chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ CTDT trong tình hình mới; kết quả thực hiện CTDT của HTCT cấp cơ sở chưa cao, BTB “vẫn là vùng có chỉ số phát triển ở nhiều lĩnh vực thấp hơn mức trung bình cả nướcTỉ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở vùng đồng bào DTTS, tỉ lệ giảm nghèo chưa đạt mục tiêu đặt ra. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội có lúc, có nơi còn bị động; công tác dân tộc, tôn giáo còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp” [6, tr.1]. Trong những năm tới, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS nói chung, thực hiện CTDT trên địa bàn các tỉnh BTB nói riêng đặt ra yêu cầu ngày càng cao. Đảng ta xác định, những năm tới, BTB cần “phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; giảm nghèo bền vững, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới” [6, tr.2]. Mặt khác, tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp; tình hình kinh tế - xã hội vùng DTTS còn nhiều khó khăn, các thế lực thù địch vẫn triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá quyết liệt đòi hỏi phải phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của HTCT cấp cơ sở các tỉnh BTB trong thực hiện CTDT, góp phần hiện thực hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về CTDT trên địa bàn vùng DTTS các tỉnh BTB trong tình hình mới. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề HTCT cấp cơ sở thực hiện CTDT, song chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về vai trò HTCT cấp cơ sở trong thực hiện CTDT ở các tỉnh BTB. Vì vậy, đề tài “Vai trò hệ thống chính trị cấp cơ sở trong thực hiện công tác dân tộc ở các tỉnh BTB Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò HTCT cấp cơ sở trong thực hiện CTDT ở các tỉnh BTB Việt Nam, luận án xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp chủ yếu phát huy vai trò HTCT cấp cơ sở trong thực hiện CTDT ở các tỉnh BTB Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; - Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò HTCT cấp cơ sở trong thực hiện CTDT ở các tỉnh BTB Việt Nam; - Đánh giá thực trạng vai trò HTCT cấp cơ sở trong thực hiện CTDT ở các tỉnh BTB Việt Nam hiện nay, chỉ rõ nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết; - Xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp chủ yếu phát huy vai trò HTCT cấp cơ sở trong thực hiện CTDT ở các tỉnh BTB Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Vai trò HTCT cấp cơ sở trong thực hiện CTDT ở các tỉnh BTB Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò HTCT cấp cơ sở vùng DTTS các tỉnh BTB trong thực hiện CTDT. Trong đó tập trung làm rõ nội dung vai trò và các yếu tố quy định vai trò HTCT cấp cơ sở ở vùng DTTS các tỉnh BTB trong thực hiện CTDT. - Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò HTCT cấp cơ sở (các xã, phường, thị trấn) thuộc vùng DTTS các tỉnh BTB trong thực hiện CTDT. Trong đó tập trung khảo sát thực trang vai trò HTCT cấp cơ sở trong thực hiện CTDT ở các xã: Xã Phú Nghiêm (Quan Hóa, Thanh Hóa); Xã Tà Cạ, Huyện Kỳ Sơn; Xã Nga My, Huyện Tương Dương; Xã Thạch Ngàn, Huyện Con Cuông (Nghệ An); Xã Hướng Phùng (Hướng Hóa, Quảng Trị). - Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến nay (thời điểm ban hành Nghị định số 05/2011/NĐ-CP Về Công tác dân tộc). 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc, CTDT; về HTCT và vai trò của HTCT cấp cơ sở trong thực hiện CTDT. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn hoạt động của HTCT cấp cơ sở vùng DTTS các tỉnh BTB trong thực hiện CTDT (từ năm 2011 đến nay), thông qua các số liệu, báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức CT - XH các cấp và kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích và tổng hợp; lôgíc và lịch sử; quy nạp và diễn dịch; so sánh; tổng kết thực tiễn; điều tra xã hội học để làm sáng tỏ góc độ triết học CT - XH của vấn đề nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của luận án - Xây dựng quan niệm, khái quát đặc điểm HTCT cấp cơ sở thực hiện CTDT ở các tỉnh BTB Việt Nam; - Xây dựng quan niệm, làm rõ nội dung vai trò và các yếu tố quy định vai trò HTCT cấp cơ sở trong thực hiện CTDT ở các tỉnh BTB Việt Nam; - Đề xuất hệ thống giải pháp phát huy vai trò HTCT cấp cơ sở trong thực hiện CTDT ở các tỉnh BTB Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thêm lý luận về CTDT và thực hiện CTDT ở nước ta; bổ sung lý luận về vai trò HTCT cấp cơ sở trong thực hiện CTDT ở các tỉnh BTB Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học để các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức CT - XH ở các tỉnh BTB tham khảo, vận dụng vào lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện CTDT trên địa bàn, nhằm phát huy vai trò của HTCT cấp cơ sở trong thực hiện CTDT thời gian tới. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương, 9 tiết; kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về chính sách dân tộc và công tác dân tộc James Leibold (2013), Ethnic Policy in China: Is Reform Inevitable? (Chính sách dân tộc ở Trung Quốc: Cải cách là tất yếu?) [134]. Cuốn sách đã đề cập những vấn đề cơ bản về CSDT, CTDT của Trung Quốc qua các thời kỳ, nhấn mạnh những nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thực thi quan điểm, chính sách về dân tộc; phân tích những thay đổi quan trọng trong CSDT dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình; nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề dân tộc, CTDT đối với quá trình thực hiện mục tiêu của Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc. Cuốn sách cũng phân tích, đánh giá tình hình dân tộc ở Trung Quốc, chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, bất cập, nhất là vấn đề xung đột dân tộc ở một số vùng của quốc gia này, từ đó đưa ra những gợi ý về CSDT. Cảnh Tân (2017), “Nghiên cứu đánh giá và thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển đối với các dân tộc có dân số ít (Từ quan điểm lý thuyết chu trình chính sách công)” [95]. Tác giả đã khái quát những vấn đề cơ bản trong CSDT của Trung Quốc và nhấn mạnh: bên cạnh các chính sách Đại khai phá miền Tây và Hưng biên phù dân nhằm phát triển kinh tế ở những địa bàn khó khăn, vùng biên giới của Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã chú trọng đến vấn đề phát triển của các dân tộc có dân số ít, coi đây là một vấn đề then chốt trong thực hiện CTDT, xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền và các dân tộc ở Trung Quốc. Tác giả đã phân tích thực trạng thực hiện kế hoạch phát triển các DTTS có dân số ít của Trung Quốc qua 4 giai đoạn: thử nghiệm, mở rộng, thực hiện toàn diện, thực hiện có chiều sâu, qua đó khẳng định, các chính sách đã tập trung khắc phục tình trạng kém phát triển của người dân, coi việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng là bước đi mang tính quyết định, tạo động lực cho các lĩnh vực khác. Một trong những ưu điểm cơ bản của kế hoạch này là tính linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, bản, từng dân tộc và khu vực với nguồn vốn đầu tư tập trung, không chồng chéo, giúp cho việc triển khai các dự án đạt hiệu quả cao. Đồng thời, bài báo cũng nhấn mạnh một trong những hạn chế cơ bản đó là việc đầu tư còn dàn trải, nguồn vốn ngân sách hỗ trợ lớn, song thực hiện trên nhiều dự án, nhiều địa phương, dẫn đến nhiều hạng mục không đạt tiêu chuẩn, không đảm bảo tính bền vững. Rie Nakamura (2020), A Journey of Ethnicity: In Search of the Cham of Vietnam (Hành trình dân tộc: Tìm về người Chăm Việt Nam) [139]. Cuốn sách nghiên cứu khá công phu, chi tiết về người Chăm ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu thực địa tại các làng Chăm khác nhau ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố, tác giả đã mô tả và trình bày quá trình hình thành, phát triển và vai trò của người Chăm trong tiến trình phát triển của Việt Nam qua các thời kỳ. Đáng chú ý, ở chương 6, tác giả đã phân tích khá sâu sắc sự phát triển của người Chăm trong thời kỳ đổi mới, đánh giá cao quan điểm, chủ trương, chính sách và CTDT của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với người Chăm nói riêng, cộng đồng các DTTS khác ở Việt Nam nói chung. 1.1.2. Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cấp cơ sở Eric Gristi (2007), La reforme de L’Eat (Cải cách nhà nước) [133]. Trên cơ sở phân tích những yếu tố tác động tới thể chế nói chung, bộ máy nhà nước Cộng hòa Pháp nói riêng, cuốn sách khẳng định sự cần thiết phải cải cách nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường. Theo tác giả, cải cách nhà nước là quá trình tạo lập nền cộng hòa, phù hợp với điều kiện của quốc gia; hướng đến xây dựng bộ mày nhà nước hoạt động thực sự hiệu lực, hiệu quả, minh bạch hóa và dân chủ hóa. Theo đó, cuốn sách đã khái quát, phân tích những nội dung cốt lõi, trọng tâm trong cải cách nhà nước Pháp, bao gồm các lĩnh vực: tài chính công; quản lý, phân cấp quản lý nhà nước theo lãnh thổ; quản lý nguồn nhân lực; cải cách hành chính, áp dụng chất lượng quy chuẩn, quản trị điện tử và vai trò của người dân trong quá trình thực hiện các nội dung nêu trên. Louis D. Hayes (2012), Political Systems of East Asia: China, Korea, and Japan (Hệ thống chính trị Đông Á: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) [135]. Đây là công trình nghiên cứu HTCT ở ba nước lớn nhất Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tác giả đã khảo sát và đưa ra những luận điểm về ảnh hưởng của các hệ giá trị truyền thống đối với HTCT trong ứng xử chính trị đối với cộng đồng dân cư Đông Á; đề cập đến một số đặc trưng quan trọng của HTCT Đông Á; phân tích, so sánh HTCT của ba nước với những đặc điểm đặc thù, nhất là tính chất xã hội chủ nghĩa của HTCT Trung Quốc với tính chất TBCN của HTCT Hàn Quốc và Nhật Bản. Qua đó, gợi mở nhiều vấn đề về giá trị của HTCT Đông Á nói chung. Elizabeth J. Perry và Merle Goldman (2007), Grassroots Political Reform in Contemporary China (Cải cách HTCT Trung Quốc đương đại) [132]. Cuốn sách là một tập hợp các chuyên luận liên quan tới các vấn đề lớn trong công cuộc cải cách HTCT cấp cơ sở ở Trung Quốc, bao gồm: Lịch sử phát triển và đặc điểm chung của HTCT cấp cơ sở Trung Quốc; công tác tuyển chọn cán bộ ở cấp xã; vai trò của ý kiến người dân, các hiệp hội tư nhân, lực lượng lao động trong HTCT cấp cơ sở; nền pháp quyền cấp cơ sở; vai trò giám sát chính quyền cơ sở của công luận. Các học giả đã chỉ rõ, nguồn gốc của HTCT cấp cơ sở Trung Quốc chính là các làng, địa phương xuất hiện từ thời phong kiến, có sức ảnh hưởng rất lớn đến HTCT cấp cơ sở, nhất là sự ảnh hưởng từ đặc tính làng truyền thống tới đời sống chính trị địa phương vẫn còn rất rõ rệt. Nét tiêu biểu của HTCT cấp cơ sở Trung Quốc là sự tồn tại của các chính quyền bán tự trị, có tính tự chủ tương đối với chính quyền Trung ương. 1.1.3. Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về vai trò hệ thống chính trị trong thực hiện công tác dân tộc Michael E. Brown (1997), Government Policies and Ethnic Relations in Asia and the Pacific (Chính sách của chính phủ và quan hệ dân tộc ở Châu Á - Thái Bình Dương) [136]. Tiếp cận dưới góc độ chính trị học, trên cơ sở phân tích tình trạng xung đột sắc tộc, một trong những vấn đề nghiêm trọng và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của chính quyền nhà nước các cấp trong thực thi CSDT, tiến hành CTDT của chính phủ các nước châu Á và Thái Bình Dương. Tác giả cho rằng, tình trạng xung đột sắc tộc có thể làm suy yếu các nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế và chính trị, cũng như công bằng chính trị, kinh tế và xã hội. Nó cũng có thể dẫn đến bạo lực và chiến tranh. Do đó, các chính phủ cần quan tâm hoạch định và thực thi CSDT một cách đúng đắn, phù hợp. Trọng tâm của cuốn sách là sự phân tích các chính sách khác nhau mà các chính phủ đã theo đuổi trong nỗ lực đối phó với những vấn đề dân tộc nảy sinh ở châu Á và Thái Bình Dương - khu vực đông dân và nền kinh tế sôi động nhất trên thế giới, bao gồm chính sách của chính phủ ở mười sáu quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Úc, New Zealand... Tác giả đã xem xét toàn diện các chính sách chính trị, kinh tế, giáo dục, ngôn ngữ và văn hóa. Sử dụng quan điểm so sánh rộng rãi để đánh giá hiệu quả các phương pháp tiếp cận khác nhau của chính phủ, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách áp dụng cho từng quốc gia và khu vực. N. Ganesan, Kyaw Yin Hlaing (2007), Myanmar: State, Society and Ethnicity (Myanmar: Nhà nước, Xã hội và Dân tộc) [137]. Cuốn sách đề cập mối quan hệ và hệ thống chính sách, cũng như thực tiễn thực thi chính sách của chính phủ quân sự Myanmar với ba nhóm dân tộc lớn của Myanmar là Karen, Kachin và Shan. Myanmar là một quốc gia đa dạng về sắc tộc. Chính phủ Myanmar chính thức công nhận 135 dân tộc riêng biệt. Cuốn sách tập trung mô tả các chính sách chính trị, kinh tế, xã hội của chính phủ quân sự Myanmar thông qua các cuộc đàm phán với đại diện các nhóm dân tộc nổi dậy cũng như các DTTS khác, nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở đất nước này. Trên cơ sở đó, cuốn sách gợi mở những vấn đề liên quan đến chính sách đối với các DTTS ở các quốc gia đa dân tộc. Ramses Amer (2014), Ethnic Minorities, Government Policies, and Foreign Relations (Dân tộc thiểu số, Chính sách của Chính phủ và Quan hệ Đối ngoại) [138]. Cuốn sách đã đề cập khá rõ nét về vai trò của nhà nước, chính quyền các cấp trong giải quyết vấn đề dân tộc, nhất là quan hệ dân tộc xuyên biên giới đặt trong mối quan hệ giữa CSDT với quan hệ đối ngoại. Cuốn sách tập trung phân tích tác động của các chính sách của chính phủ và quan hệ đối ngoại đối với các DTTS thông qua hai trường hợp điển hình: người Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung - Việt; người Việt ở Campuchia và quan hệ Campuchia - Việt Nam. Theo cuốn sách, cả hai trường hợp đều cho thấy các mối quan hệ giữa các quốc gia có thể có tác động đáng kể đến tình hình của các DTTS ở các nước láng giềng, đến các chính sách của chính phủ đối với các DTTS. Cuốn sách cũng ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_vai_tro_he_thong_chinh_tri_cap_co_so_trong_thuc_hien.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc3 BIA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Luận văn liên quan