Trần Hữu Sơn (2021), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch di sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số [107]. Bài viết đã chỉ rõ vùng đồng bào DTTS ở nước ta có hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là tiềm năng, lợi thế so sánh trong phát triển du lịch. Hầu hết các tỉnh miền núi, vùng đồng bào các DTTS trong các cuộc kháng chiến của dân tộc là những căn cứ địa quan trọng. Nhờ vào hệ thống di sản văn hóa phong phú, tính đến năm 2019, các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên đã có khoảng 170 điểm du lịch cộng đồng, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế Trên cơ sở đó, bài viết đã đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch di sản vùng đồng bào DTTS thời gian tới trên các mặt thể chế, hoạch định chính sách; công tác quy hoạch.
Ngô Thị Trinh (2022), Văn hóa truyền thống của người Thái trong bối cảnh hiện nay [117]. Tác giả đã chỉ rõ, BSVH các DTTS nói chung và của người Thái nói riêng cũng đang đứng trước những thách thức, có nguy cơ mai một, lệch lạc, mờ nhạt, có nguy cơ đánh mất đi BSVH dân tộc truyền thống vốn có của người Thái. Bài viết đã phân tích khác rõ giá trị văn hóa truyền thống của Người Thái được biểu hiện ở nhà ở, trang phục, văn hóa ẩm thực, văn hóa sinh kế, lễ hội, tín ngưỡng truyền thống, hôn nhân, gia đình, cấu trúc làng, bản, cộng đồng xã hội. Tác giả khẳng định những giá trị văn hóa truyền thống nêu trên của người Thái ít nhiều có sự thay đổi, không còn giữ được nét đẹp vốn có ban đầu, mà bị ảnh hưởng, chi phối bởi tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường. Vì vậy, giữ gìn và phát huy giá trị BSVH truyền thống của người Thái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển nền văn hóa nói chung và xây dựng lối sống văn hóa nói riêng trong bối cảnh hiện nay cũng như trong tương lai.
Nguyễn Kim Tôn (2024), Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc - thực trạng và những vấn đề đặt ra [112]. Bài viết đã khái quát những đặc điểm cơ bản của giá trị BSVH DTTS ở Tây Bắc và khẳng định: Sự đa dạng của giá trị BSVH DTTS ở Tây Bắc vừa là tài sản tinh thần to lớn của mỗi tộc người nhưng cũng là tài sản vô giá của đất nước. Giữ gìn và phát huy giá trị BSVH DTTS là trách nhiệm của các thế hệ nối tiếp nhau và của cả nước. Từ việc đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Tây Bắc ở những ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm, tác giả đặt ra một số vấn đề đối với việc giữ gìn và phát huy BSVH DTTS vùng Tây Bắc: Trong quá trình tái hiện giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, một số nơi chạy theo lợi nhuận kinh tế làm phai nhạt hoặc “tầm thường hoá” các giá trị văn hóa truyền thống; số lượng các biểu tượng chứa giá trị văn hóa được quảng bá, nhân rộng còn ít
211 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò hệ thống chính trị cơ sở trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN TÚ ANH
VAI TRß HÖ THèNG CHÝNH TRÞ C¥ Së
TRONG GI÷ G×N B¶N S¾C V¡N HO¸ D¢N TéC THIÓU Sè
VïNG T¢Y B¾C VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 922 90 08
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Nguyễn Văn Quang
2. TS Nguyễn Văn Toàn
HÀ NỘI - 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Tú Anh
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
11
1.1.
Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở
11
1.2.
Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về bản sắc văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam
18
1.3.
Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
27
Chương 2:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM
35
2.1.
Hệ thống chính trị cơ sở và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam
35
2.2.
Quan niệm, biểu hiện và yếu tố quy định vai trò hệ thống chính trị cơ sở trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay
63
Chương 3:
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
79
3.1.
Thành tựu, hạn chế thực hiện vai trò hệ thống chính trị cơ sở trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay
79
3.2.
Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra về thực hiện vai trò hệ thống chính trị cơ sở trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay
109
Chương 4:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY
126
4.1.
Định hướng cơ bản phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay
126
4.2.
Giải pháp chủ yếu phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay
137
KẾT LUẬN
168
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
170
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
171
PHỤ LỤC
183
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
CHỮ VIẾT TẮT
1
Bản sắc văn hóa
BSVH
2
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
3
Dân tộc thiểu số
DTTS
4
Hội đồng nhân dân
HĐND
5
Hệ thống chính trị
HTCT
6
Hệ thống chính trị cơ sở
HTCTCS
7
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
8
Ủy ban nhân dân
UBND
9
Tây Bắc Việt Nam
TBVN
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Văn hóa có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Văn hóa là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị và là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế - xã hội, là sức mạnh nội sinh, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước; văn hóa còn thì dân tộc còn; văn hoá soi đường cho quốc dân đi. Mỗi dân tộc trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, lao động sản xuất đã không ngừng sáng tạo ra giá trị văn hóa vật chất, tinh thần, tạo nên BSVH các dân tộc rất phong phú, đa dạng, luôn được kế thừa và phát triển qua các thế hệ. Trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, nhiều giá trị BSVH dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị thất truyền, xâm lăng của văn hóa ngoại lai, tác động bởi công nghệ thông tin, mặt trái của nền kinh tế thị trường.
Tây Bắc Việt Nam là mảnh đất cách mạng lâu đời, giàu truyền thống văn hóa cả vật thể và phi vật thể, nơi cư trú của hơn 30 DTTS ở 6 tỉnh Tây Bắc; được mệnh danh là “địa đầu” và “lá phổi xanh” của đất nước. Bản sắc văn hóa DTTS vùng TBVN là bức tranh đa sắc màu đậm đà tính dân tộc của mỗi tộc người, không chỉ ở những danh lam thắng cảnh, nghi lễ, phong tục, tập quán mà còn ở ý thức tộc người bền chặt, lối sống chân thật, giản dị, mến khách, giàu lòng tự trọng. Tuy nhiên, một số BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay đang bị mai một, thương mại văn hoá truyền thống và nguy cơ “Kinh hoá”.
Hệ thống chính trị cơ sở nơi trực tiếp tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị BSVH tốt đẹp của dân tộc nói chung và DTTS vùng TBVN nói riêng. Vì vậy, HTCTCS có vai trò đặc biệt quan trọng trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN. Thời gian qua, HTCTCS vùng TBVN đã phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong quán triệt, tuyên truyền, vận động; lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; tham mưu, đề xuất với cấp trên thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, vai trò đó còn bộc lộ nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ cơ sở chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm, còn nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn đồng bào DTTS giữ gìn BSVH phù hợp với đặc điểm, phong tục, tập quán và yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các nội dung giữ gìn và phát huy BSVH DTTS chưa tốt; chưa có sự phối hợp chặt chẽ với già làng, trưởng bản, người có uy tín để tổ chức những hoạt động truyền dạy BSVH cho thế hệ trẻ
Trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, dân tộc hùng cường, thịnh vượng việc giữ gìn và phát huy BSVH DTTS càng có ý nghĩa quan trọng cấp bách hơn bao giờ hết, góp phần tạo thành sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về: “Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa Việt Nam”[34, tr.143] Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách đặt ra cả về lý thuận và thực tiễn ở vùng Tây Bắc hiện nay là phát huy vai trò của HTCTCS, có các biện pháp thiết thực, cụ thể, hiệu quả trong khơi dậy ý chí, khát vọng tự lực, tự cường, tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển xanh, bền vững và toàn diện BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Vai trò hệ thống chính trị cơ sở trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành CNXH khoa học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận; đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN; đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình có liên quan đến luận án.
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về HTCTCS, BSVH DTTS và vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN.
- Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay và đặt ra một số vấn đề về vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay.
- Đề xuất định hướng và giải pháp phát huy vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN.
Phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu:
Vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN.
Nội dung nghiên cứu:
Hệ thống chính trị cơ sở, BSVH DTTS, giữ gìn BSVH DTTS và vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay.
Về thời gian:
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận án được giới hạn từ năm 2011 đến nay (khi Đại hội XI của Đảng thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011; khi Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2011-NĐ/CP, ngày 14/01/2011 về Công tác dân tộc; Đề án số 1270/QĐ-TTg ngày 27/07/2011 về Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020).
Về không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của HTCTCS vùng DTTS của 6 tỉnh Tây Bắc trong giữ gìn BSVH các DTTS;
Đề tài chủ yếu khảo sát ở một số tỉnh Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai - những tỉnh tập trung nhiều đồng bào DTTS sinh sống, tiêu biểu: người Mông, Thái, Mường, Dao; nơi có những giá trị văn hóa vật thể và giá trị phi vật thể phong phú, đa dạng;
Đề tài khảo sát sâu tại 6 xã là: xã Trung Thu, xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa (Điện Biên); xã An Bình, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thuỷ (Hòa Bình); xã Bản Lầu, Bản Sen, huyện Mường Khương (Lào Cai).
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của HTCTCS; vai trò của văn hóa và xây dựng nền văn hóa XHCN; vai trò của các tộc người và đoàn kết dân tộc trong cách mạng XHCN.
Cơ sở thực tiễn
Luận án được thực hiện dựa vào thực tiễn hoạt động của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS thông qua các báo cáo, sơ kết, tổng kết của Đảng, Nhà nước, cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp ở địa phương và các cơ quan chức năng các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở; kết quả điều tra xã hội học của tác giả về vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN thời gian qua. Luận án còn kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình có nội dung liên quan.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng một số nghiên cứu điều tra, sử dụng các phương pháp chuyên ngành như: phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử; tiếp cận hệ thống, phân tích, tổng hợp; thống kê, so sánh và điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia để làm rõ nhiệm vụ nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án làm rõ, bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về HTCTCS và đặc điểm HTCTCS vùng Tây Bắc, bản sắc văn hóa các DTTS và giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay;
- Xây dựng quan niệm và các yếu tố quy định vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay;
- Đề xuất hệ thống các giải pháp phát huy vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án làm sáng rõ thêm lý luận về vai trò của HTCTCS vùng TBVN trong giữ gìn BSVH DTTS hiện nay; các yếu tố quy định vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN; góp phần vào giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo quan điểm Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học để cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội vùng TBVN đề ra những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc giữ gìn, phát huy BSVH DTTS vùng TBVN; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho các DTTS trong thời kỳ mới.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường đại học trong và ngoài quân đội. Đồng thời là tài liệu để tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tộc người, ý thức dân tộc, đấu tranh các quan điểm sai trái, thù địch nhằm giữ gìn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nói chung và văn hóa DTTS vùng TBVN nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở
* Các công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị ở nước ngoài
V.I.Bônđarơ (1986), Đảng Cộng sản Liên Xô trong hệ thống chính trị của xã hội Xô viết: Những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu [136]. Cuốn sách đã nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. với HTCT XHCN và toàn xã hội; làm rõ vị trí, vai trò của từng thành tố trong HTCT và mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình hoạt động. Đảng Cộng sản Liên Xô lãnh đạo toàn HTCT XHCN; Nhà nước Xô viết là trung tâm, trụ cột của HTCT XHCN; các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động theo khuân khổ của Hiến pháp, pháp luật, thực hiện quan điểm, đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước Liên Xô. HTCT XHCN ở Liên Xô tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm sự tập trung thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân.
Vũ Dương Huân (2002), Hệ thống chính trị Liên bang Nga cơ cấu và tác động đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại [43]. Cuốn sách cho rằng, HTCT của mỗi nước là một sản phẩm chính trị được hình thành trong quá trình tạo dựng quốc gia, chịu sự quy định và tác động của một loạt nhân tố, trong đó có hệ tư tưởng; HTCT là “một mạng lưới của tất cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội có tham gia vào các công việc của quốc gia [43, tr.74]. HTCT bao gồm: nhà nước - một tổ chức chính trị của giai cấp cầm quyền; các đảng chính trị; các tổ chức xã hội có những tham gia nhất định vào đời sống chính trị của đất nước.
Tô Huy Rứa (2008), Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị một số nước trên thế giới [102]. Cuốn sách nghiên cứu, khảo sát, phân tích những HTCT cơ bản có tính chất đại diện, điển hình ở một số nước trên thế giới bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng dân chủ tự do và một số nước chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tư tưởng XHCN; những tác động của tư tưởng chính trị, điều kiện lịch sử, truyền thống văn hóa, tính chất dân chủ, tiến bộ của các hệ thống này. Cuốn sách tập trung luận giải và đưa ra các đề xuất về việc tham khảo kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của HTCT các nước đó trong quá trình nghiên cứu tiếp tục đổi mới HTCT ở Việt Nam.
La Chay Sinh Su Van (2011), Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay [135]. Luận án chỉ rõ, HTCT cấp cơ sở ở nông thôn Lào là hệ thống chỉnh thể các tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội ở bản, thị trấn được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc cơ bản của CNXH và trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào nhằm thực hiện, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Luân án nêu quan niệm: “Hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào là toàn bộ các tổ chức chính trị cấp cơ sở - bản, thị trấn được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc xác định, gắn bó hữu cơ, thống nhất với nhau về mục đích, chức năng, nhiệm vụ nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở” [135, tr.48]; đưa ra giải pháp đổi mới HTCT cấp cơ sở ở nông thôn Lào: Xây dựng, chỉnh đốn tổ chức đảng ở các bản nông thôn Lào; xây dựng, củng cố, kiện toàn, đổi mới và nâng cao hiệu lực của chính quyền cấp cơ sở ở nông thôn Lào; đổi mới các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở ở nông thôn Lào; giải quyết tốt mối quan hệ giữa các tổ chức trong HTCT cấp cơ sở.
Nguyễn Việt Cường (2018), Đảng Chính trị và hệ thống đảng chính trị ở Liên bang Nga sau 1991 [19]. Bài viết khẳng định, đảng phái, hệ thống đảng chính trị là một trong những thiết chế chính trị quan trọng trong HTCT; là một yếu tố quan trọng của xã hội dân sự và nền dân chủ đại diện. Đặc điểm, tính chất của hệ thống đảng là những chỉ số quan trọng để đánh giá một nền dân chủ trong xã hội hiện đại. Bài viết kết luận, trong điều kiện hiện đại hóa chính trị ở Nga hiện nay, xu thế đơn tâm của hệ thống đảng với vai trò thống trị của Đảng quyền lực nước Nga thống nhất có thể đem đến những hiệu quả thực dụng về thể chế vì nó trở thành cơ chế đảm bảo tối đa lợi ích chính trị của giới cầm quyền và bảo đảm sự tái tạo của chế độ chính trị ở Nga.
* Công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở ở trong nước
Nguyễn Quốc Phẩm (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta [93]. Cuốn sách luận giải làm rõ HTCTCS là đơn vị nhỏ nhất, cuối cùng thực hiện quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Trong quá trình hoạt động thực tiễn HTCTCS có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất là với đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc nước ta, nơi còn nhiều khó khăn về mọi mặt. Việc thực hiện dân chủ hóa nông thôn miền núi, vùng đồng bào DTTS miền núi phía Bắc nước ta sẽ góp phần giữ vững ổn định chính trị, xóa bỏ các hủ tục lạc lậu, hạn chế tình trạng du canh, dư cư, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào DTTS làm cho cuộc sống của đồng bào dân tộc tiến kịp miền xuôi.
Tô Huy Rứa, Nguyễn Cúc, Đồng Khắc Việt (2003), Nghiên cứu một số giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị các tỉnh miền núi nước ta [103]. Cuốn sách khẳng định, các tỉnh miền núi nước ta có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, là địa bàn cư trú, sinh sống của nhiều dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Để bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao trong nhận thức và hành động, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế các tỉnh miền núi cần đổi mới hoạt động HTCT. Trên cơ sở luận giải làm rõ thực trạng hoạt động của HTCT thời gian qua, cuốn sách đề xuất một số giải pháp đổi mới hoạt động của HTCT các tỉnh miền núi: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ ở các tỉnh miền núi là người địa phương; có cơ chế chính sách đúng đắn, hợp lý, hiệu quả để phát huy thế mạnh của đội ngũ cán bộ, khơi dậy nguồn lực tự nhiên, xã hội thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Trương Minh Dục (2003), Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên [24]. Cuốn sách làm rõ, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là nơi hoạt động của nhiều tổ chức phản động có tư tưởng chống phá cách mạng Việt Nam. Xây dựng HTCT là rất quan trọng, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tạo môi trường hòa bình để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào Tây Nguyên. Trên cơ sở đánh giá thực trạng xây dựng HTCT ở Tây Nguyên thời gian qua và những yếu tố tác động, cuốn sách đề xuất một số nội dung, biện pháp xây dựng HTCT ở Tây Nguyên, đó là: Kiện toàn HTCT bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng; phát huy sức mạnh của các tổ chức, lực lượng trong xây dựng HTCT; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, lực lượng, bảo đảm phối kết hợp với nhau một cách nhịp nhàng, đồng bộ, ăn khớp; nâng cao năng lực, uy tín của người đứng đầu.
Chu Văn Thành (2004), Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới [113]. Cuốn sách luận giải làm rõ thực trạng hoạt động của HTCTCS ở nước ta thời gian qua, đó là bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả; chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng yếu tố cấu thành HTCT, còn có biểu hiện hoạt động chồng chéo, chưa giải quyết hiệu quả những thắc mắc của nhân dân, còn để xảy ra khiếu kiện đông người, kéo dài rất phức tạp; năng lực giải quyết của người đứng đầu còn lúng túng bị động, thiếu tính chủ động, sáng tạo, còn hiện tượng vi phạm dân chủ, mất dân chủ ở một số địa phương. Cuốn sách đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTCT trong thời gian tiếp theo, đó là: Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; tăng cường mối đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có năng lực thực sự trong sáng về đạo đức, lối sống; phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong xây dựng HTCTCS; làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, đ