Luận án Dạy học môn toán ứng dụng theo định hướng trải nghiệm cho sinh viên khối kỹ thuật và công nghệ trường đại học hàng hải Việt Nam

Trong khi yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của nền kinh tế 4.0 đang ngày càng mạnh mẽ thì việc đào tạo nhân lực cung cấp cho thị trường lao động ở các trường đại học nước ta vẫn còn thể hiện nhiều bất cập [34]. Do đó, vấn đề đổi mới dạy và học đang trở thành một vấn đề cấp bách trong các cơ sở giáo dục, từ mầm non cho tới đại học. Điều này được thể hiện rất rõ ở một số nghị quyết, chiến lược liên quan đến lĩnh vực giáo dục của Đảng, Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn gần đây, đồng thời đã được quán triệt trong tất cả các cấp bậc học [3], [5], [7], [12]. Hiện nay, Đảng và Chính phủ đang rất quan tâm đến chiến lược biển với mong muốn nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn [2]. Đáp ứng yêu cầu đó, trường ĐHHHVN luôn xác định là đầu tàu trong vai trò đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành nghề đi biển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 [9], [83]. Thực tế cho thấy rằng dạy học ĐH nói chung và dạy học ĐH có khối KTCN nói riêng cần phải có giải pháp đồng bộ trong việc cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp [15]. Hiện nay đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Trong các nghiên cứu đó thì vấn đề cải tiến tổ chức dạy học ĐH theo hướng tổ chức cho SV HTTN được xem là một hướng quan trọng, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra và giúp SV làm quen với nghề nghiệp chuyên ngành của mình. Hiện nay, quá trình đào tạo kỹ sư tại đa số các trường ĐH nói chung và tại trường ĐHHHVN nói riêng chưa có nhiều thay đổi so với trước đây. Việc truyền đạt thường vẫn được thực hiện theo hướng một chiều, quá trình học tập không gắn với TN hoặc có thì khá ít và hiệu quả không cao. Để giải quyết vấn đề này, các trường ĐH, nhất là các trường ĐH kỹ thuật đã và đang có nhiều biện pháp. Một trong số đó là việc thay đổi về chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra và cải tiến phương pháp dạy học tăng cường tính TN của nội dung dạy học. Nói riêng tại trường ĐHHHVN, vấn đề cấp bách đặt ra đối với các GV là làm sao phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm nhằm tăng tính TN, góp phần đáp ứng chuẩn đầu ra và xa hơn nữa là đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực hàng hải chất lượng cao mà xã hội đang yêu cầu.

pdf236 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 99 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học môn toán ứng dụng theo định hướng trải nghiệm cho sinh viên khối kỹ thuật và công nghệ trường đại học hàng hải Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ============ TẠ QUANG ĐÔNG DẠY HỌC MÔN TOÁN ỨNG DỤNG THEO ĐỊNH HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN KHỐI KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, tháng 05 năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ============ TẠ QUANG ĐÔNG DẠY HỌC MÔN TOÁN ỨNG DỤNG THEO ĐỊNH HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN KHỐI KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN MÃ SỐ: 9.14.01.11 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: 1. PGS.TS TRẦN KIỀU 2. TS PHẠM VĂN TRẠO Hà Nội, tháng 05 năm 2023 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả và đã được hoàn thành với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của tập thể các thầy hướng dẫn. Những số liệu, kết quả trình bày trong luận án này là trung thực. Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được tác giả nào khác công bố trong bất kỳ công trình nào trước đó. Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2023 Tác giả luận án Tạ Quang Đông LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể thầy cô giáo, các nhà khoa học trong và ngoài Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả làm nghiên cứu sinh cũng như đã đưa ra những góp ý quý báu trong quá trình tác giả thực hiện luận án. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến thầy PGS.TS. Trần Kiều và thầy TS. Phạm Văn Trạo. Hai thầy là những người thầy vô cùng tâm huyết, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả hoàn thành luận án trong suốt thời gian qua. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Khoa Cơ sở cơ bản, Bộ môn Toán, các chuyên gia khoa học, các giảng viên và sinh viên trong trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã giúp đỡ tác giả về việc tạo điều kiện công tác, việc tham khảo ý kiến chuyên gia và tổ chức khảo sát, thực nghiệm trong suốt quá trình làm luận án. Chắc chắn luận án của tác giả sẽ còn nhiều thiếu sót. Vậy nên tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và phản hồi của các nhà khoa học và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện luận án. Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2023 Tác giả Tạ Quang Đông MỤC LỤC 0. MỞ ĐẦU . 0.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 0.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ................................................................... 0.2.1. Nghiên cứu trên thế giới ................................................................................. 0.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ......................................... 0.3. Mục đích nghiên cứu ............................................... 0.4. Đối tượng nghiên cứu .............................................. 0.5. Khách thể nghiên cứu ............................................. 0.6. Phạm vi nghiên cứu ......................................... 0.7. Nơi thực hiện nghiên cứu ........................................ 0.8. Giả thuyết khoa học ........................................ 0.9. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................. 0.10. Phương pháp nghiên cứu ...................................... 0.10.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận . 0.10.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .. 0.11. Một số đóng góp mới của luận án 0.11.1. Về mặt lý luận ... 0.11.2. Về mặt thực tiễn ... 0.12. Một số vấn đề cần đưa ra bảo vệ 0.13. Cấu trúc của luận án . Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................ 1.1. Một số vấn đề chung về học tập trải nghiệm ................................................ 1.1.1. Thuyết kiến tạo ............................................................................................... 1.1.2. Quan niệm về trải nghiệm và kinh nghiệm ..................................................... 1.1.3. Học tập trải nghiệm ....................................................................................... 1.1.4. Một số mô hình về học tập trải nghiệm .. 1.1.5. Học tập trải nghiệm với sinh viên đại học ................................................. 1.2. Dạy học trải nghiệm ........................................ 1.2.1. Quan niệm về dạy học trải nghiệm ........................ 1.2.2. Tổ chức dạy học trải nghiệm cho sinh viên..... 1 1 2 2 7 13 13 13 13 14 14 14 14 14 14 15 15 15 16 16 17 17 17 18 22 27 34 40 40 42 1.2.3. Một số kỹ thuật dạy học trong dạy học trải nghiệm cho đối tượng sinh viên. 1.2.4. Vai trò của giảng viên trong dạy học trải nghiệm ở bậc đại học .. 1.2.5. Ưu điểm và rào cản, thách thức của dạy học trải nghiệm cho đối tượng sinh viên ... 1.3. Môn Toán ứng dụng tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam ................. 1.3.1. Sơ lược về môn Toán ứng dụng tại trường đại học kỹ thuật .... 1.3.2. Môn Toán ứng dụng tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam 1.4. Những đặc điểm chung của sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam ...... 1.4.1. Đặc điểm chung của sinh viên ... 1.4.2. Đặc điểm chung của sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam ... 1.5. Chuẩn đầu ra và hệ thống kỹ năng nghề nghiệp cốt lõi của sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam 1.5.1. Chuẩn đầu ra môn Toán ứng dụng tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam.. 1.5.2. Chuẩn đầu ra của sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam ... 1.5.2. Hệ thống kỹ năng nghề nghiệp cốt lõi của sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam ..... 1.6. Dạy học trải nghiệm môn Toán ứng dụng cho sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam ......... 1.6.1. Quan niệm về dạy học trải nghiệm môn Toán ứng dụng ... 1.6.2. Đặc trưng của dạy học trải nghiệm môn Toán ứng dụng .. 1.6.3. Yêu cầu của dạy học trải nghiệm môn Toán ứng dụng .......... 1.6.4. Thiết kế quy trình dạy học trải nghiệm môn Toán ứng dụng . 1.7. Đánh giá mức độ đạt được của việc dạy học trải nghiệm môn Toán ứng dụng cho sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam . 1.7.1. Quan điểm đánh giá ... 49 52 53 54 54 55 59 59 60 61 61 62 63 64 64 65 67 68 79 79 1.7.2. Các tiêu chí đánh giá . Kết luận chương I .. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN TOÁN ỨNG DỤNG THEO ĐỊNH HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN KHỐI KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM . 2.1. Khảo sát thực trạng dạy học trải nghiệm và học tập trải nghiệm môn Toán ứng dụng cho sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam ..... 2.1.1. Mục đích khảo sát .. 2.1.2. Đối tượng khảo sát .... 2.1.3. Công cụ và phương pháp khảo sát . 2.2. Nội dung và kết quả khảo sát . 2.2.1. Khảo sát về mức độ huy động và vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm môn Toán ứng dụng của sinh viên trong học tập các môn chuyên ngành và thực tiễn ... 2.2.2. Khảo sát thực trạng nhận thức của giảng viên về vai trò của Toán ứng dụng và dạy học trải nghiệm môn Toán ứng dụng tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam ... 2.2.3. Khảo sát về cách thức dạy học trải nghiệm môn Toán ứng dụng của giảng viên . 2.2.4. Khảo sát thực trạng về nhận thức của sinh viên về vai trò của môn Toán ứng dụng đối với việc học tập trải nghiệm ở trường Đại học Hàng hải Việt Nam .... 2.2.5. Thực trạng về biên soạn giáo trình Toán ứng dụng góp phần phục vụ việc dạy học trải nghiệm môn Toán ứng dụng ... Kết luận chương II CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN ỨNG DỤNG THEO ĐỊNH HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN KHỐI KỸ 79 81 83 83 83 83 84 84 84 86 89 91 96 98 THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM .... 3.1. Một số định hướng xây dựng biện pháp ... 3.1.1. Định hướng thứ nhất .. 3.1.1. Định hướng thứ hai .... 3.1.1. Định hướng thứ ba ..... 3.1.1. Định hướng thứ tư .. 3.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học môn Toán ứng dụng theo định hướng trải nghiệm cho sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam ................................................................................................. 3.2.1. Biện pháp 1. DHTN môn TUD theo hướng khai thác tối đa KN sẵn có về các tri thức toán ở bậc phổ thông cho SV khối KTCN để bám sát chuẩn đầu ra của môn học và ngành học. .. 3.2.2. Biện pháp 2. GV thiết kế các tình huống TN trong quá trình giảng dạy môn TUD cho SV khối KTCN tại trường ĐHHHVN. ... 3.2.3 Biện pháp 3. GV hướng dẫn SV khối KTCN tự học theo định hướng TN một số nội dung của môn TUD ... 3.2.4. Biện pháp 4. Xây dựng hợp đồng giữa GV môn TUD và SV khối KTCN dưới sự hỗ trợ của GV chuyên ngành giúp SV sử dụng kiến thức TUD học các môn chuyên ngành theo định hướng TN. ..... 3.2.5. Biện pháp 5. Thiết kế cách đánh giá quá trình HTTN của SV để đáp ứng với sự thay đổi nội dung các bài kiểm tra giữa và cuối kì theo định hướng DHTN môn TUD ...... 3.3. Mối liên hệ giữa một số biện pháp đề xuất và các kỹ năng nghề nghiệp cốt lõi của sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam .......................................................................................................... CHƯƠNG IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .. 4.1. Mục đích thực nghiệm 4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 4.3. Các hoạt động thực nghiệm 100 100 100 100 100 100 101 101 113 119 125 135 142 143 143 143 143 4.3.1. Thực nghiệm các biện pháp đề xuất trong dạy học trải nghiệm môn Toán ứng dụng ... 4.3.2. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm . 4.4. Tiến trình thực nghiệm ... 4.4.1. Thực nghiệm vòng 1 ... 4.4.2. Thực nghiệm vòng 2 ... 4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ... 4.5.1. Đánh giá của giảng viên .... 4.5.2. Đánh giá của sinh viên khi tham gia tiết giảng . 4.5.3. Đánh giá về khả năng kiến tạo tri thức môn học ... 4.6. Khảo nghiệm về sự hiệu quả và tính khả thi của biện pháp ... 4.6.1. Mục đích khảo nghiệm ... 4.6.2. Đối tượng khảo nghiệm . 4.6.3. Phương pháp khảo nghiệm 4.6.4. Kết quả khảo nghiệm .. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ... NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ . TÀI LIỆU THAM KHẢO . PHỤ LỤC 1. Đề cương chi tiết môn Xác suất – Thống kê ................................. PHỤ LỤC 2. Đề cương chi tiết môn Phương pháp tính ..................................... PHỤ LỤC 3. Đề cương chi tiết môn Hàm phức và Biến đổi Laplace ................ PHỤ LỤC 4. Đề cương chi tiết môn Toán chuyên đề cho ngành Điều khiển tàu biển .................................................................................................................... PHỤ LỤC 5. Đề cương chi tiết môn TUD ............................................................ PHỤ LỤC 6. Phiếu hỏi dành cho giảng viên bộ môn Toán về việc giảng dạy môn TUD cho SV khối KTCN tại trường ĐHHHVN ......................................... PHỤ LỤC 7. Phiếu hỏi dành cho GV dạy môn TUD về nhận định những KN cần có của SV trước khi học môn TUD ................................................................ PHỤ LỤC 8. Phiếu hỏi dành cho SV vừa học xong môn TUD về thực trạng nhận thức, kỹ năng của SV khối KTCN tại trường ĐHHHVN ......................... 143 145 147 147 151 156 156 158 160 160 160 161 161 161 163 165 167 169 179 183 186 189 191 200 202 204 PHỤ LỤC 9. Phiếu hỏi dành cho SV đã học xong môn TUD về tình hình sử dụng KN đã có của SV khối KTCN trong quá trình học môn TUD tại trường ĐHHHVN ................................................................................................................ PHỤ LỤC 10. Các kỹ năng và bối cảnh nghề nghiệp chung của sinh viên toàn trường ............................................................................................................. PHỤ LỤC 11. Hợp đồng dạy học ....................................................................... 206 209 213 PHỤ LỤC 12. Bài giảng "Ước lượng trung bình tổng thể" ............................ 220 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 DHTN Dạy học trải nghiệm 2 ĐH Đại học 3 ĐHHHVN Đại học Hàng hải Việt Nam 4 GV Giảng viên 5 HTTN Học tập trải nghiệm 6 KN Kinh nghiệm 7 KTCN Kỹ thuật và Công nghệ 8 NXB Nhà xuất bản 9 SV Sinh viên 10 TN Trải nghiệm 11 TUD Toán ứng dụng DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ STT Tên các bảng và biểu đồ và hình vẽ Trang 1 Bảng 1. Bảng đối chiếu TN và KN 22 2 Bảng 2. Bảng đối chiếu phương pháp học tập truyền thống và HTTN trên một số phương diện 27 3 Bảng 3. Bảng mô tả hệ thống phương pháp dạy học ở ĐH 37 4 Bảng 4. Ma trận cho bốn phong cách học tập của D.A. Kolb 38 5 Bảng 5. Sự khác biệt giữa DHTN cho đối tượng học sinh phổ thông và đối tượng SV 47 6 Bảng 6. Tọa độ một số đảo ở quần đảo Trường Sa (sử dụng trong TUD khoa Hàng hải) 48 7 Bảng 7. Các nội dung TUD được giảng dạy cho các khoa, viện ở trường ĐHHHVN (trước năm 2018) 57 8 Bảng 8. Bảng hệ thống kỹ năng nghề nghiệp cốt lõi của SV nhóm ngành KTCN tại trường ĐHHHVN (có liên quan đến môn TUD) 64 9 Bảng 9. Bảng đối chiếu đặc trưng DHTN môn TUD với một số kỹ năng nghề cốt lõi (có liên quan đến TUD) của SV 66 10 Bảng 10. Bảng đối chiếu yêu cầu DHTN môn TUD với một số kỹ năng nghề cốt lõi (có liên quan đến TUD) của SV 68 11 Bảng 11. Phiếu điều tra KN của SV 70 12 Bảng 12. Phiếu trải nghiệm dành cho SV 71 13 Bảng 13. Bảng đối chiếu các bước trong quy trình DHTN môn TUD với một số kỹ năng nghề cốt lõi (có liên quan đến TUD) của SV 72 14 Bảng 14. Tọa độ một số vị trí trên Trái đất (dùng trong TUD cho khoa Hàng hải) 78 15 Bảng 15. Kết quả điều tra thực trạng việc DHTN môn TUD cho SV nhóm ngành KTCN 88 16 Bảng 16. Kết quả điều tra thực trạng một số hoạt động DHTN môn TUD 90 17 Bảng 17. Kết quả điều tra nhận thức của SV về HTTN môn TUD 92 18 Bảng 18. Kết quả điều tra thực trạng HTTN môn TUD của SV nhóm ngành KTCN 94 19 Bảng 19. Ý nghĩa môn TUD đối với chuyên ngành học 95 20 Bảng 20. Mẫu phiếu tích hợp chuẩn đầu ra và hoạt động DHTN 103 21 Bảng 21. Mẫu phiếu đánh giá chuẩn đầu ra của SV 104 22 Bảng 22. Phiếu tích hợp chuẩn đầu ra của SV trong bài “Ước lượng trung bình tổng thể” 105 23 Bảng 23. Phiếu tích hợp chuẩn đầu ra của SV trong bài “Vận dụng được các khái niệm của phân phối chuẩn, phân phối nhị thức trong các bài tập lý thuyết” 106 24 Bảng 24. Phiếu tích hợp chuẩn đầu ra của SV trong bài “Tam giác cầu” 107 25 Bảng 25. Phiếu điều tra KN của SV trong bài “Biến cố và các phép toán về biến cố” 107 26 Bảng 26. Phiếu tích hợp chuẩn đầu ra của SV trong bài “Biến cố và các phép toán về biến cố” 108 27 Bảng 27. Phiếu đánh giá chuẩn đầu ra của SV trong bài “Biến cố và các phép toán về biến cố” 111 28 Bảng 28. Phiếu TN trong bài mở đầu về Công thức xác suất đầy đủ - Công thức Bayes 112 29 Bảng 29. Phiếu giao nhiệm vụ tự học ở nhà 123 30 Bảng 30. Bảng phân công nhiệm vụ trong hợp đồng 130 31 Bảng 31. Một số kiến thức môn TUD có thể sử dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng khi SV khối KTCN học các môn chuyên ngành 131 32 Bảng 32. Bảng phân công nhiệm vụ trong bài “Mẫu ngẫu nhiên và các đặc trưng của nó” 132 33 Bảng 33. Bảng phân công nhiệm vụ trong bài “Các thông số của 134 mạch điện trong miền p” 34 Bảng 34. Mục tiêu môn TUD cho SV nhóm ngành KTCN tại trường ĐHHHVN 137 35 Bảng 35. Chuẩn đầu ra (về kiến thức) môn TUD cho SV nhóm ngành KTCN tại trường ĐHHHVN 141 36 Bảng 36. Bảng đề xuất chấm điểm đánh giá quá trình TN cho SV trong mỗi buổi học môn TUD bằng DHTN 136 37 Bảng 37. Bảng thể hiện sự tác động giữa các biện pháp sư phạm và rèn luyện một số kỹ năng nghề nghiệp cốt lõi 142 38 Biểu đồ 1. Biểu đồ tổng hợp đánh giá mức độ vận dụng kiến thức, KN môn TUD 85 39 Biểu đồ 2. Biểu đồ kết quả học tập môn Toán cao cấp (Vòng 1) 147 40 Biểu đồ 3. Biểu đồ kết quả điểm kiểm tra bài số 2 (Thực nghiệm sư phạm vòng 1) 150 41 Biểu đồ 4. Biểu đồ kết quả học tập môn Toán cao cấp (Vòng 2) 152 42 Biểu đồ 5. Biểu đồ kết quả điểm kiểm tra bài số 2 (Thực nghiệm sư phạm vòng 2) 155 43 Hình 1. Mô hình kim tự tháp học tập của viện NTL ở Bethel, Maine (Mỹ) 6 44 Hình 2. Mô hình HTTN của Z.Lewin 28 45 Hình 3. Mô hình HTTN của J.Dewey 29 46 Hình 4. Chu trình bốn giai đoạn HTTN của D.Kolb 31 47 Hình 5. Mô hình xoắn ốc gồm nhiều chu trình bốn bước trong HTTN 32 1 0. MỞ ĐẦU 0.1. Lý do chọn đề tài Trong khi yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của nền kinh tế 4.0 đang ngày càng mạnh mẽ thì việc đào tạo nhân lực cung cấp cho thị trường lao động ở các trường đại học nước ta vẫn còn thể hiện nhiều bất cập [34]. Do đó, vấn đề đổi mới dạy và học đang trở thành một vấn đề cấp bách trong các cơ sở giáo dục, từ mầm non cho tới đại học. Điều này được thể hiện rất rõ ở một số nghị quyết, chiến lược liên quan đến lĩnh vực giáo dục của Đảng, Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn gần đây, đồng thời đã được quán triệt trong tất cả các cấp bậc học [3], [5], [7], [12]. Hiện nay, Đảng và Chính phủ đang rất quan tâm đến chiến lược biển với mong muốn nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn [2]. Đáp ứng yêu cầu đó, trường ĐHHHVN luôn xác định là đầu tàu trong vai trò đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành nghề đi biển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 [9], [83]. Thực tế cho thấy rằng dạy học ĐH nói chung và dạy học ĐH có khối KTCN nói riêng cần phải có giải pháp đồng bộ trong việc cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp [15]. Hiện nay đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Trong các nghiên cứu đó thì vấn đề cải tiến tổ chức dạy học ĐH theo hướng tổ chức cho SV HTTN được xem là một hướng quan trọng, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra và giúp SV làm quen với nghề nghiệp chuyên ngành của mình. Hiện nay, quá trình đào tạo kỹ sư tại đa số các trường ĐH nói chung và tại trường ĐHHHVN nói riêng chưa có nhiều thay đổi so với trước đây. Việc truyền đạt thường vẫn được thực hiện theo hướng một chiều, quá trình học tập không gắn với TN hoặc có thì khá ít và hiệu quả không cao. Để giải quyết vấn đề này, các trường ĐH, nhất là các trường ĐH kỹ thuật đã và đang có nhiều biện pháp. Một trong số đó là việc thay đổi về chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra và cải tiến phương pháp dạy học tăng cường tính TN của nội dung dạy học. Nói riêng tại trường ĐHHHVN, vấn đề cấp bách đặt ra đối với các GV là làm sao phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm nhằm tăng tính TN, góp phần đáp ứng 2 chuẩn đầu ra và xa hơn nữa là đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực hàng hải chất lượng cao mà xã hội đang yêu cầu. Trong các môn Toán ở bậc ĐH thì TUD gồm nhiều nội dung Toán như: Xác suất thống kê, Phương pháp tính, Tối ưu hóa, Lượng giác cầu, Hàm phức và biến đổi Laplace ... Mặt khác, môn TUD lại có liên quan trực tiếp đến nhiều môn chuyên ngành và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn ngành nghề sau này của SV. Đây là môn học có nội dung phong phú và giàu tính ứng dụng, thể hiện rõ tính liên môn. Do đó, để đạt được hiệu quả cho quá trình dạy học TUD, các GV không chỉ cần phải nghiên cứu kỹ về nội dung mà còn phải đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_day_hoc_mon_toan_ung_dung_theo_dinh_huong_trai_nghie.pdf
  • pdfQD.Ta Quang Dong.pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng Anh.pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng Việt.pdf
  • docTrang thông tin về luận án.doc
  • docTrích yếu luận án.doc
Luận văn liên quan