Đại hội lần thứ VII (2001) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục
khẳng định sự trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, khẳng định sự lựa chọn
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Lào là đúng đắn. Đại hội VIII (2006), IX
(2011) của Đảng tiếp tục khẳng định tính đúng đắn, vai trò và những giá trị bền
vững của chủ nghĩa Mác - Lênin trên phạm vi thế giới. Chủ nghĩa Mác - Lênin và
đường lối, chính sách cuả Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là kim chỉ nam cho
cách mạng Lào.
Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá hiện nay, công tác nghiên cứu lý luận - thực tiễn của chúng ta
phải tập trung vào những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận về đường lối và cải
thiện nền dân chủ nhân dân, tạo các yếu tố để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội
ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Công tác chính trị - tư tưởng được
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đặc biệt quan tâm và coi trọng, nhất là việc giáo
dục chính trị - tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ, học viên, sinh viên, học sinh. Văn
kiện Đại hội VIII (2006) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã chỉ rõ: “Để
nâng cao chất lượng công tác chính trị - tư tưởng, chúng ta phải tích cực đổi mới
và chỉnh lại các nội dung giáo trình, chương trình dạy và học lý luận chính trị ở
các trường trong hệ thống trường Đảng, Đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề” [123, tr. 71].
Các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào đều có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức đương chức và
thuộc diện quy hoạch cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước. Đào tạo cán bộ cho
các ngành ở tỉnh và địa phương không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà
trước hết phải có phẩm chất chính trị vững vàng, tư tưởng đạo đức cách mạng, lập
2
trường giai cấp gắn bó với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước.
Thực tiễn cho thấy, vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ
cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào trong những năm vừa qua có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, còn có
những hạn chế, bất cập về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; số
lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, những người làm công tác giáo dục;
phương tiện, cơ sở vật chất. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cần phải khắc phục
những hạn chế, góp phần xây dựng niềm tin, bản lĩnh, hình thành thế giới quan
khoa học và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa trong mỗi học viên.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, nhất là sau sự sụp
đổ của mô hình CNXH Liên Xô và Đông Âu đã gây nên những biến động to lớn
trên phạm vi toàn thế giới thì việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin cho cán bộ và
nhân dân lại càng phải được tăng cường. Mặc dù hiện nay, thành quả của công
cuộc đổi mới ở một số nước xã hội chủ nghĩa bước đầu đạt được những thành tựu
to lớn, đã phần nào khôi phục lòng tin của nhân dân vào chủ nghĩa xã hội, thế
nhưng, để củng cố niềm tin vững chắc, việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn
phải được tiếp tục quan tâm.
Trong giáo dục lý luận Mác - Lênin, mục đích quan trọng nhất là nhằm
hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản chủ
nghĩa, phương pháp luận khoa học. Vì vậy, giáo dục lý luận Mác - Lênin với
tính cách là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận phải trở thành nội
dung cốt lõi nhất, trung tâm nhất trong đào tạo cán bộ ở Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào
175 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HọC VIệN CHíNH TRị QuốC GIA Hồ chí Minh
------------------------------------
Sai kham moun ma ni vong
Vấn đề giáo dục lý luận
Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các
trường chính trị và hành chính nước cộng hòa
dân chủ nhân dân lào hiện nay
luận án tiến sĩ triết học
Hà NộI - 2014
HọC VIệN CHíNH TRị QuốC GIA Hồ chí Minh
---------------------------------
Vấn đề giáo dục lý luận
Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các
trường chính trị và hành chính nước cộng hòa
dân chủ nhân dân lào hiện nay
Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số : 62 22 80 05
luận án tiến sĩ triết học
Hà NộI - 2014
LờI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án
là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nào.
Tác giả
Sai Kham Moun Ma Ni Vong
Mục lục
Trang
Mở ĐầU 1
Chương 1: tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến
đề tài luận án
6
1.1. Những công trình đề cập đến vai trò, tầm quan trọng của
giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ đảng viên
8
1.2. Những công trình liên quan đến thực trạng giáo dục lý luận
Mác - Lênin cho cán bộ đảng viên
16
1.3. Những công trình đề cập đến phương hướng và giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán
bộ đảng viên
21
Chương 2: giáo dục lý luận Mác - Lênin cho họcviên hệ cao
cấp ở các trường chính trị và hành chính nước
cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay -một số
vấn đề lý luận
30
2.1. Khái quát về giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ
cao cấp ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
30
2.2. Vai trò của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao
cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào
47
Chương 3: giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên hệ cao
cấp ở các trường chính trị và hành chính nước
cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn
hiện nay - thực trạng và những vấn đề đặt ra
64
3.1. Những yếu tố tác động đến việc giáo dục lý luận Mác - Lênin
cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành
chính Lào
64
3.2. Thực trạng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ
cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
78
3.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng giáo dục lý luận Mác -
Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và
Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
95
Chương 4: phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục lý luận mác - lênin cho
học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và
hành chính nước cộng hòa dân chủ nhân dân
lào hiện nay
107
4.1. Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác -
Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành
chính nước Cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay
107
4.2. Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận
Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị
và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện
nay
117
KếT LUậN 138
DANH MụC CáC CÔNG TRìNH Đã CÔNG Bố 140
DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO 141
Phụ lục
danh mục các chữ viết tắt
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CNCS : Chủ nghĩa cộng sản
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
CNXH KH : Chủ nghĩa xã hội khoa học
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
GV : Giảng viên
KTCT : Kinh tế chính trị
TH MLN : Triết học Mác - Lênin
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Danh mục các bảng
Trang
Bảng 3.1. Nhu cầu giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin của
các Trường Chính trị và Hành chính Lào đến năm 2020
79
Bảng 3.2. Số giảng viên chính và độ tuổi giảng viên dạy các môn
khoa học Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành
chính Lào hiện nay
80
Bảng 3.3. Trình độ giảng viên Mác - Lênin các Trường Chính trị
và Hành chính Lào (năm 2012-2013)
81
1Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội lần thứ VII (2001) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục
khẳng định sự trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, khẳng định sự lựa chọn
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Lào là đúng đắn. Đại hội VIII (2006), IX
(2011) của Đảng tiếp tục khẳng định tính đúng đắn, vai trò và những giá trị bền
vững của chủ nghĩa Mác - Lênin trên phạm vi thế giới. Chủ nghĩa Mác - Lênin và
đường lối, chính sách cuả Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là kim chỉ nam cho
cách mạng Lào.
Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá hiện nay, công tác nghiên cứu lý luận - thực tiễn của chúng ta
phải tập trung vào những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận về đường lối và cải
thiện nền dân chủ nhân dân, tạo các yếu tố để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội
ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Công tác chính trị - tư tưởng được
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đặc biệt quan tâm và coi trọng, nhất là việc giáo
dục chính trị - tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ, học viên, sinh viên, học sinh. Văn
kiện Đại hội VIII (2006) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã chỉ rõ: “Để
nâng cao chất lượng công tác chính trị - tư tưởng, chúng ta phải tích cực đổi mới
và chỉnh lại các nội dung giáo trình, chương trình dạy và học lý luận chính trị ở
các trường trong hệ thống trường Đảng, Đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề” [123, tr. 71].
Các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào đều có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức đương chức và
thuộc diện quy hoạch cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước. Đào tạo cán bộ cho
các ngành ở tỉnh và địa phương không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà
trước hết phải có phẩm chất chính trị vững vàng, tư tưởng đạo đức cách mạng, lập
2trường giai cấp gắn bó với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước.
Thực tiễn cho thấy, vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ
cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào trong những năm vừa qua có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, còn có
những hạn chế, bất cập về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; số
lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, những người làm công tác giáo dục;
phương tiện, cơ sở vật chất. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cần phải khắc phục
những hạn chế, góp phần xây dựng niềm tin, bản lĩnh, hình thành thế giới quan
khoa học và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa trong mỗi học viên.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, nhất là sau sự sụp
đổ của mô hình CNXH Liên Xô và Đông Âu đã gây nên những biến động to lớn
trên phạm vi toàn thế giới thì việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin cho cán bộ và
nhân dân lại càng phải được tăng cường. Mặc dù hiện nay, thành quả của công
cuộc đổi mới ở một số nước xã hội chủ nghĩa bước đầu đạt được những thành tựu
to lớn, đã phần nào khôi phục lòng tin của nhân dân vào chủ nghĩa xã hội, thế
nhưng, để củng cố niềm tin vững chắc, việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn
phải được tiếp tục quan tâm.
Trong giáo dục lý luận Mác - Lênin, mục đích quan trọng nhất là nhằm
hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản chủ
nghĩa, phương pháp luận khoa học. Vì vậy, giáo dục lý luận Mác - Lênin với
tính cách là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận phải trở thành nội
dung cốt lõi nhất, trung tâm nhất trong đào tạo cán bộ ở Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào.
Đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho
học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học chuyên ngành
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
32.Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1.Mục đích
Trờn cơ sở phõn tớch chỉ rừ thực trạng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học
viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào hiện nay, luận ánđề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho đối tượng này.
2.2.Nhiệm vụ
- Phõn tớch chỉ rừ vai trũ của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên
hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào.
- Phõn tớch chỉ ra thực trạng và những vấn đề đặt ra của giáo dục lý luận
Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị
và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho
học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào hiện nay. Họ là những cỏn bộ lónh đạo, quản lý đương chức
và thuộc diện quy hoạch là cán bộ kế cận, cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nướcở
Tỉnh, Huyện và địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giáo dục là một quá trình bao gồm nhiều công việc như giảng giải, thuyết
phục, giải thích, giảng dạy,v.v… Trong khuôn khổ luận án nghiêncứu vấn đề giáo
4dục lý luận Mác - Lênin chủ yếu thông qua giảng dạy và học tập các môn khoa
học Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào, Thời gian khảo sát
nghiên cứu của luận án từ năm 2010 đến nay. 4. Cơ
sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm đường lối chính
sách của Đảng nhân dân Cách mạng Lào, thông qua giảng dạy các bộ môn khoa
học Mác - Lênin hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính, đồng thời có sự
kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết có liên quan đã được công bố
trong và ngoài nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Trong đó đặc biệt chú trọng đến các phương pháp lịch sử-lôgíc,
phân tích-tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống và phương pháp
điều tra xã hội học.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp sau:
- Phân tích được thực trạng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viờn hệ
cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay.
- Góp phần đánh giá và khẳng định giáo dục lý luận Mác - Lênin là một bộ
phận quan trọng không thể thiếu được trong giáo dục toàn diện cho đội ngũ cán bộ
ở các trường Đảng nói chung, ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào nói riêng.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành
chính nước Lào hiện nay.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho
5học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào hiện nay.
- Những kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
quá trình giảng day và học tập các môn lý luận Mác - Lênin.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được kết cấu làm 4 chương, 10 tiết.
6Chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan
đến đề tài luận án
ở các nước phương Tây, lý luận về chất lượng đội ngũ công chức phát
triển mạnh vào giữa thế kỷ XX, nhất là từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai,
khi mà vai trò của nhà nước thông qua các chính sách công ngày càng được
chú trọng, đồng thời với việc cần thiết có một nền hành chính mạnh để tái
thiết đất nước sau chiến tranh. Để đáp ứng yêu cầu đó, các nước đều quan tâm
nghiên cứu và mở rộng các trường đào tạo cán bộ, công chức. Chẳng hạn ở
Pháp, sau năm 1945 đã thành lập Trường Hành Chính Quốc gia nhằm nghiên
cứu, giảng dạy, đào tạo các công chức cao cấp cho nước Pháp.
ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, đã có
nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này. Kết quả của việc nghiên cứu đó đã được
nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam tập hợp, khai thác để phục vụ cho nghiên
cứu lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Việt Nam.
ở Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về giáo dục lý luận Mác - Lênin
cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị, đặc
biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ nguồn. Việt Nam và Lào là hai nước
có nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lý, chế độ chính trị và xã hội, do vậy có
thể nói những nguồn tư liệu quan trọng và thiết thực cho đề tài, trước hết lại là
các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam. ở Việt Nam, có một số công trình nghiên
cứu về công tác cán bộ nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm
nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nói riêng,
trong đó giáo dục lý luận Mác - Lê nin được đặc biệt quan tâm.
ở Lào vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ là một vấn đề rất
quan trọng, nó liên quan đến chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính
trị, nhất là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đào tạo nguồn cán bộ
7đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới đã được đề cập trong
văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào từ khóa IV đến
khóa IX. Đặc biệt là Nghị quyết các hội nghị công tác tổ chức cán bộ toàn
quốc do Ban Tổ chức Trung ương Đảng NDCM Lào tổ chức, lần thứ nhất
(8/1995), lần thứ 8 (11/2006), và gần đây là lần thứ 9 (4/2012), đã khẳng định
vai trò của cán bộ và công tác cán bộ của Đảng hiện nay là vấn đề quan trọng
hàng đầu cần được giải quyết. Ngoài ra còn có các bài phát biểu của các nhà
lãnh đạo Lào nói về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ trong việc nhận thức
chủ nghĩa Mác - Lênin, chẳng hạn như bài phát biểu của Chủ tịch Cay xỏn -
Phôm vi hản tại Hội nghị công tác Tổ chức toàn quốc lần thứ 7 ngày
7/12/1991; bài phát biểu của đồng chí Chum ma ly Xay nha sỏn Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, tại Hội nghị
công tác Tổ chức toàn quốc lần thứ 8 ngày 3/11/2006, và lần thứ 9 ngày 24-
26/4/2012. Các bài phát biểu của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào đã góp
phần làm giàu thêm cơ sở lý luận, làm rõ những vấn đề cụ thể về cán bộ và
công tác cán bộ trong tình hình mới hiện nay. Đồng thời trong các văn kiện
của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, từ văn kiện Đại hội lần thứ IV (1986) của
Đảng đến Văn kiện Đại hội lần thứ IX (2011) của Đảng đều khẳng định: Đảng
và Nhân dân các bộ tộc Lào tiếp tục lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng
và phấn đấu đi theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa một cách triệt để; Chú trọng
nghiên cứu, nắm vững và vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin
vào thực tiễn đất nước một cách sáng tạo và thích hợp; gắn tổng kết thực tiễn
và rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn của đất nước một cách thường xuyên để
củng cố đường lối của Đảng phù hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước; việc
giải quyết các vấn đề nảy sinh phải kịp thời, nắm vững đường lối đổi mới cùng
với việc chống chủ nghĩa giáo điều, cũng như tư tưởng chủ quan, nóng vội,
không nắm được tình hình cụ thể và nguyên tắc đổi mới; nâng cao phẩm chất
chính trị và trình độ của đảng viên, làm cho toàn Đảng tin tưởng vào lý tưởng xã
8hội chủ nghĩa.
1.1. những công trình đề cập đến vai trò, tầm quan trọng
của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ đảng viên
Luận án tiến sĩ của Bùi ỉnh, “Vấn đề xây dựng thế giới quan duy vật
biện chứng đối với cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”[36], đã làm sáng tỏ khái niệm thế giới
quan duy vật biện chứng, đặc điểm hình thành thế giới quan duy vật biện
chứng và tầm quan trọng của việc xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng
cho cán bộ, đảng viên trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tác giả
khẳng định thế giới quan duy vật biện chứng vũ trang cho Đảng Cộng sản Việt
Nam, cho cán bộ đảng viên ở Việt nam phương pháp luận nhận thức về các
quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội, đem lại khả năng đề ra những
phương hướng cơ bản của sự phát triển xã hội, nhìn thấy trước tương lai một
cách khoa học. Trên cơ sở đó, vạch ra đường lối chiến lược và sách lược có cơ
sở lý luận và thực tiễn. Đó là một trong những điều kiện đầu tiên quyết định
sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng
như cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những khái niệm, đặc điểm
hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và tầm quan trọng của việc xây
dựng thế giới quan duy vật biện chứng cho cán bộ, đảng viên trong luận án là
đáng trân trọng và có giá trị tham khảo cho nghiên cứu sinh trong nhận thức
những vấn đề về giáo dục lý luận Mác - Lênin.
Bun Phết Xu Ly Vông Xắc trong luận án tiến sĩ, “Nâng cao trình độ tư
duy lý luận cho cán bộ Đảng viên Nhân dân Cách mạng Lào trong giai đoạn
cách mạng hiện nay”[113], đã làm sáng tỏ bản chất tư duy vai trò, đặc trưng của
tư duy lý luận, nêu rõ tính tất yếu khách quan của công cuộc đổi mới tư duy lý
luận ở Lào. Tác giả nêu rõ trong sự nghiệp đổi mới, Đảng Nhân dân cách mạng
Lào khẳng định rằng trước hết phải đổi mới tư duy thì mới phân biệt được đúng
sai, thấy rõ cái lạc hậu lỗi thời cần từ bỏ, khẳng định nhân tố mới, cách làm mới,
9hợp quy luật và hợp lòng dân. Trên cơ sở đó muốn đổi mới tư duy, cái cốt lõi là
phải nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên. Đây là nhu cầu
khách quan của thực tiễn cách mạng dân chủ nhân dân Lào hiện nay. Công cuộc
đổi mới đang tiếp tục đổi mới cách nghĩ, cách làm, đổi mới tư duy, nhất là đổi
mới tư duy kinh tế, đổi mới công tác cán bộ, đổi mới phong cách và lề lối làm
việc. Trước hết, cần thấu suốt hơn nữa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin, trên cơ sở đó mà tiếp thu quan điểm mới, kiến thức mới được tổng
kết từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào. Những kết luận của luận án là
tài liệu tham khảo tốt để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác -
Lênin cho cán bộ đảng viên ở CHDCND Lào hiện nay.
Lê Hanh Thông trong luận án tiến sĩ, “Đổi mới giáo dục lý luận chính trị
cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam
bộ”[92], đã trình bày khái niệm về lý luận chính trị và giáo dục lý luận chính trị,
tầm quan trọng và các yếu tố quy định chất lượng hiệu quả giáo dục lý luận
chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp xã. Tác giả khẳng định với sức mạnh khoa học
và cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn tìm thấy sức sống, sức sáng tạo của
mình trong đời sống thực tiễn cách mạng và không ngừng được bổ sung, phát
triển ngày càng phong phú bằng những luận điểm, kết luận khoa học mới trở
thành lý luận tiên phong dẫn dắt phong trào cách mạng thế giới. Từ một học
thuyết mang tính tư tưởng, với tính khoa học và cách mạng, học thuyết vĩ đại của
Mác đã trở thành vũ khí lý luận giúp cho giai cấp công nhân và nhân dân lao
động đấu tranh cải tạo xã hội, đưa xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trong
luận án tác giả tiếp cận, phân tích vai trò của giáo dục lý luận chính trị cho cán
bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã ở Việt Nam. Điều này có giá trị tham
khảo, giúp cho nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu xây dựng khái niệm về giáo
dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành
chính CHDCND Lào.
10
Phan Thị Thanh Hải trong luận văn thạc sĩ, “Thông tin với hoạt động
giảng dạy lý luận Mác-Lênin ở các Trường Đại học”[25], đã phân tích khái
niệm thông tin và sự tác động của nó đối với hoạt động giảng dạy lý luận Mác-
Lênin trong các trường đại học ở Việt Nam; làm rõ vai trò của thông tin, thông
tin đã và đang trở thành một trong những khái niệm cơ bản và quan trọng nhất
của các ngành khoa học. Theo tác giả sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ, sự bùng nổ của các luồng thông tin xã hội khác nhau vừa tạo ra cho
chúng ta cơ hội trong phát triển, vừa tạo nên những thách thức to lớn đối với
giảng dạy khoa học lý luận Mác - Lênin. Với yêu cầu, nhiệm vụ và tính đặc thù
của công tác giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường đại học hiện nay, việc
nhận thức đúng đắn và phát triển