Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội bao gồm toàn bộ những
quan niệm, tri thức và các trạng thái xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng
người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng,
v.v. và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với
xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội. Trong mọi thời đại, đạo đức lúc
nào cũng là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Một nét đặc trưng cơ bản của
ý thức đạo đức là sự quan tâm một cách tự nguyện, tự giác đến hạnh phúc của
người khác, của xã hội trong đó có hạnh phúc của cả chính mình. Trong các chức
năng của đạo đức thì chức năng giáo dục, tự giáo dục và điều chỉnh hành vi có vị
trí hết sức quan trọng, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp với đạo đức của xã hội. Xã hội càng tiến lên, nhân loại càng văn minh
thì con người càng cần đến đạo đức.
Trải qua 30 năm đổi mới đất nước, kể từ khi bước vào thực hiện mô hình
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt
được nhiều kết quả và thành tựu đáng kể, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước.
Việc chuyển từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp sang phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực đạo đức. Đó chính là sự biến đổi
những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc đạo đức truyền thống, đồng thời
cũng dẫn đến sự xuất hiện những giá trị đạo đức mới với tính cách là biểu hiện
về mặt đạo đức do yêu cầu của kinh tế thị trường. Sự thay đổi của đời sống kinh
tế - xã hội đang kéo theo sự biến đổi của đạo đức với chiều hướng phức tạp cả
tích cực và tiêu cực
161 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
CHU TUẤN ANH
VËN DôNG MèI QUAN HÖ GI÷A KINH TÕ Vµ §¹O §øC
TRONG VIÖC N¢NG CAO Y §øC CHO C¸N Bé
NGµNH Y TÕ ë VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
CHU TUẤN ANH
VËN DôNG MèI QUAN HÖ GI÷A KINH TÕ Vµ §¹O §øC
TRONG VIÖC N¢NG CAO Y §øC CHO C¸N Bé
NGµNH Y TÕ ë VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THẾ THẮNG
2. TS. TRẦN SỸ DƯƠNG
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Chu Tuấn Anh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6
1.1. Những công trình lý luận chung liên quan đến quan hệ giữa kinh tế và
đạo đức, vận dụng quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng
cao y đức cho cán bộ ngành y tế 6
1.2. Những công trình liên quan đến thực trạng vận dụng quan hệ giữa
kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế 19
1.3. Những công trình liên quan đến phương hướng và một số giải pháp
chủ yếu nhằm vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong
việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế trong điều kiện kinh tế thị
trưởng ở nước ta hiện nay 26
1.4. Khái quát những nội dung đã được giải quyết trong các công trình liên
quan và những vấn đề luận án cần thực hiện 30
Chương 2: VẬN DỤNG QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC
TRONG VIỆC NÂNG CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH Y
TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 34
2.1. Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, xây dựng đạo đức mới trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 34
2.2. Y đức, thực chất và tầm quan trọng phải vận dụng mối quan hệ giữa
kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở
Việt Nam hiện nay 48
Chương 3: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC
TRONG VIỆC NÂNG CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH Y
TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ ĐẶT RA 73
3.1. Thực trạng vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng
cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở nước ta hiện nay và nguyên nhân 73
3.2. Một số vấn đề đặt ra trong việc vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo
đức nhằm nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay 107
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MỐI QUAN
HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC NÂNG CAO
Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH Y Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 116
4.1. Phương hướng vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong
việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay 116
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và
đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở nước ta
hiện nay 122
KẾT LUẬN 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội bao gồm toàn bộ những
quan niệm, tri thức và các trạng thái xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng
người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng,
v.v.. và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với
xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội. Trong mọi thời đại, đạo đức lúc
nào cũng là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Một nét đặc trưng cơ bản của
ý thức đạo đức là sự quan tâm một cách tự nguyện, tự giác đến hạnh phúc của
người khác, của xã hội trong đó có hạnh phúc của cả chính mình. Trong các chức
năng của đạo đức thì chức năng giáo dục, tự giáo dục và điều chỉnh hành vi có vị
trí hết sức quan trọng, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp với đạo đức của xã hội. Xã hội càng tiến lên, nhân loại càng văn minh
thì con người càng cần đến đạo đức.
Trải qua 30 năm đổi mới đất nước, kể từ khi bước vào thực hiện mô hình
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt
được nhiều kết quả và thành tựu đáng kể, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước.
Việc chuyển từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp sang phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực đạo đức. Đó chính là sự biến đổi
những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc đạo đức truyền thống, đồng thời
cũng dẫn đến sự xuất hiện những giá trị đạo đức mới với tính cách là biểu hiện
về mặt đạo đức do yêu cầu của kinh tế thị trường. Sự thay đổi của đời sống kinh
tế - xã hội đang kéo theo sự biến đổi của đạo đức với chiều hướng phức tạp cả
tích cực và tiêu cực. Đó là: Cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, tạo
điều kiện cho sự phát triển con người về mọi mặt, trong đó có đạo đức. Tham gia
vào kinh tế thị trường, con người có sự biến đổi về nhân cách: Tính quyết đoán,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động sáng tạo trong lập thân, lập nghiệp
được khẳng định. Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, cơ chế thị trường cũng
2
dễ gây ra hàng loạt những hiện tượng tiêu cực trái với đạo đức và tiến bộ xã hội.
Đó là, sự phân hoá giàu nghèo một cách sâu sắc, từ đó làm sâu sắc thêm những
mâu thuẫn xã hội; dễ nảy sinh những tệ nạn xã hội như tham nhũng, tội phạm,
bạo lực; là sự kích thích lòng tham, dẫn đến khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên cũng như sức lực của người lao động; kích thích chủ nghĩa thực
dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý,
v.v.. Nói chung, sự đụng độ giữa kinh tế thị trường và các giá trị đạo đức đang
trở thành một vấn đề nan giải.
Trong sự tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay thì vấn đề đạo đức của người cán bộ y tế cũng được đặt ra
một cách bức thiết. Nhiều tấm gương của đội ngũ cán bộ y tế đã hết lòng, hết sức
cứu chữa người bệnh; nhiều bệnh viện đã có những sáng kiến cải tiến nhằm nâng
cao chất lượng phục vụ bệnh nhân; nhiều công trình khoa học, nhiều phương
pháp chữa bệnh mới được ứng dụng đưa Việt Nam trở thành một điểm sáng
trong bản đồ y học thế giới, v.v..
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì một số tiêu cực của nền kinh
tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận những người làm công
tác y tế như: cửa quyền, tắc trách, chạy theo đồng tiền, coi thường sức khoẻ,
mạng sống của người bệnh, v.v.. làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với
thiên chức cao cả "trị bệnh cứu người" của người thầy thuốc.
Do đó, hơn lúc nào hết đội ngũ những người thầy thuốc và mọi cán bộ,
nhân viên trong ngành y tế phải tự tu dưỡng, chủ động rèn luyện, nâng cao y
đức, nâng cao trình độ chuyên môn bảo đảm tốt nhất chất lượng khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xứng đáng với truyền thống y học của dân
tộc, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân thỏa mãn niềm
vui, hạnh phúc cao thượng của một nghề cao quý.
Sự biến đổi đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay đang diễn biến phức tạp có cả tích cực và tiêu
cực. Đạo đức của đội ngũ cán bộ ngành y tế cũng nằm trong cái chung đó. Đây
là tình huống có vấn đề mà trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta
3
phải tiếp tục nghiên cứu, lý giải thêm để có cơ sở khoa học đề ra phương hướng
và giải pháp nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ thuộc lĩnh vực này.
Là cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh có nguyện vọng được đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp y
tế của đất nước vì thế tác giả chọn đề tài "Vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế
và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện
nay" làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, tầm quan trọng và
thực trạng vận dụng mối quan hệ này trong việc nâng cao y đức của cán bộ
ngành y tế dưới tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay. Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm vận
dụng có hiệu quả mối quan hệ này trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y
tế ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ quan điểm mácxít về mối quan hệ giữa kinh tế và đạo
đức, tầm quan trọng của việc vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức
trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế hiện nay.
- Phân tích thực trạng vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong
việc nâng cao y đức của cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay và một số vấn
đề đặt ra.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng có
hiệu quả mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán
bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức
cho cán bộ ngành y tế trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, thực trạng vận dụng và giải pháp vận
dụng có hiệu quả mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức
cho cán bộ y tế. Song, luận án chủ yếu nghiên cứu đối tượng cán bộ y tế trực tiếp
tham gia khám, chữa bệnh ở Việt Nam hiện nay. Thời gian nghiên cứu, khảo sát
thực tiễn chủ yếu từ năm 1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận án: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quan hệ kinh tế, kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và đạo đức từ năm 1986 đến nay.
- Cơ sở thực tiễn của luận án: Luận án dựa vào tình hình, thực trạng y đức
hiện nay, trong đó một phần lớn được phản ánh qua các báo cáo tổng kết thực
tiễn, những tư liệu, số liệu điều tra ở một số cơ sở y tế của bản thân tác giả.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả luận án sử dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp phương pháp lịch sử và
lôgíc, phân tích và tổng hợp.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về
mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức.
- Phân tích thực trạng vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong
việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay và những mâu
thuẫn nảy sinh.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng có
hiệu quả mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán
bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Có thể sử dụng luận án làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng
dạy đạo đức, y đức của người cán bộ y tế, v.v..
5
- Luận án là tài liệu tham khảo góp phần vào việc đề ra các chính sách về
cán bộ, về xây dựng đạo đức cho cán bộ ngành y tế trong điều kiện kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 4 chương, 10 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN QUAN
HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC, VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH
TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC NÂNG CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH
Y TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức là một trong những vấn đề
trung tâm thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Khi đề cập tới mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các nhà khoa học Liên Xô trước đây
và Trung Quốc đã bàn đến vấn đề này khá sâu sắc, có một số công trình khoa
học tiêu biểu như:
- "Nguyên lý đạo đức cộng sản" của tác giả A.Siskin [134] đã góp phần làm
rõ nguồn gốc của đạo đức là do cơ sở kinh tế quyết định và khẳng định: "Đạo
đức là một hình thái ý thức xã hội, nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và
tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong giao dịch với
nhau hàng ngày" [134, tr.4]. Ông cũng cho rằng: "Thế giới quan của chủ nghĩa
Mác - Lênin là cơ sở khoa học của đạo đức cộng sản" [134, tr.66].
- "Đạo đức học" tập 1, tập 2 của tác giả G.Bandzeladze [4; 5] đã phân tích
và luận giải về vai trò của đạo đức, làm sáng tỏ nhiều hiện tượng đạo đức xã hội
cũng như mối quan hệ giữa đạo đức với "tính người" của con người. Trong đó,
ông nhấn mạnh đến đặc trưng của đạo đức, xem xét chúng dưới tác động của
những điều kiện vật chất trong một hình thái kinh tế - xã hội hay trong từng giai
đoạn lịch sử cụ thể và tính độc lập tương đối của đạo đức trước những điều kiện
vật chất. Theo ông thì: "Đạo đức của con người là năng lực phục vụ một cách tự
giác và tự do những người khác và xã hội" [1, tr.48]. Và ông coi "đạo đức là hệ
thống những chuẩn mực biểu hiện sự quan tâm tự nguyện tự giác của con người
trong quan hệ với nhau và trong quan hệ với xã hội nói chung" [134, tr.104].
7
- "Những vấn đề lý luận đạo đức" của tác giả A.I.Côchêlốp [1] khẳng định
lại quan điểm của V.I. Lênin "Chúng ta nói rằng: đạo đức - đó là những gì góp
phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp vô sản đang
sáng tạo ra xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa" [11, tr.6]. Tác giả phân tích những
khái niệm, phạm trù, nguyên lý, những nội dung cơ bản của đạo đức học mácxít;
các quy luật vận động và phát triển của đạo đức, các kiểu đạo đức trong lịch sử;
những nguyên tắc của đạo đức mới và tính quy luật của sự hình thành đạo đức
mới trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử về sự quyết định của điều kiện kinh tế với ý thức đạo đức và ngược lại.
Thêm vào đó, còn có những công trình tiêu biểu như: "Những bài giảng về
đạo đức học Mác - Lênin" của L. M. Arkhangenski [1]; "Giáo trình đạo đức
học" của E. V. Zolotukhina - Abolina [161]; "Đạo đức học mácxít" của A. M.
Titarenko [150]; "Mác - Ăng ghen - Lênin bàn về đạo đức" của Viện Triết học
[157],v.v.. Các công trình của các nhà khoa học Liên Xô nói trên đều trực tiếp
hoặc gián tiếp đề cập tới mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức thể hiện trong mối
quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong đó tồn tại quyết định ý thức xã
hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội (trong đó có ý thức đạo đức).
- "Về kinh tế thị trường và đạo đức" của tác giả Dong Fangshuo [46]. Theo
tác giả, quan hệ giữa kinh tế thị trường và đạo đức không đơn giản là đem hai
khái niệm kinh tế và đạo đức cộng lại với nhau một cách đơn giản, hoặc là đem
các quy phạm phổ biến của luân lý xã hội và giá trị đạo đức ghép vào trước hình
thức vận hành kinh tế thị trường. Về mặt lý luận, ông cho rằng có hai hướng
nghiên cứu là "rót từ bên ngoài" và "rút từ bên trong" để tìm mối liên hệ và sự
điều chỉnh giữa kinh tế thị trường và đạo đức với tính cách là hai khái niệm độc
lập nhau. Các nhà nghiên cứu theo con đường "rót từ bên ngoài" cho rằng nghiên
cứu quan hệ giữa kinh tế và đạo đức là ứng dụng một lý luận luân lý học "có sẵn"
vào lĩnh vực kinh tế thị trường. Con đường "rút từ bên trong" theo tác giả là trực
tiếp rút các giá trị đạo đức từ nội hàm và sự vận hành của kinh tế thị trường tức là từ
quan hệ sản xuất và trao đổi của mình để rút ra các quan niệm đạo đức. Phương
8
cách này làm cho lý luận đạo đức và hành vi kinh tế của con người thực sự dung
hòa làm một, và thực hiện yêu cầu luân lý cũng có cơ sở hiện thực. Đồng thời, tác
giả phân tích logic vận hành tự thân của kinh tế thị trường sẽ làm nảy sinh các
nguyên tắc, chế độ và thiết lập luật pháp thích ứng với bản thân nó.v.v..
- "Tình hình đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường và việc xây dựng
nó" của tác giả người Trung Quốc có tên là Zhou Donghua [30] cho rằng từ sự
chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch đơn nhất thành mô hình thị trường sẽ tất
yếu trải qua một quá trình lựa chọn, kiến tạo lại và từng bước dung hợp vào môi
trường mới của những quan niệm đạo đức truyền thống trước đây. Ông chỉ ra 4
nguyên nhân dẫn đến sự ‘trượt dốc đạo đức" trong xã hội Trung Quốc hiện nay:
Một là, khuynh hướng hai mặt của sự biến đổi đạo đức mà sự chuyển đổi thể chế
kinh tế cũ - mới tạo ra; Thứ hai, là hiệu ứng hai mặt của thước đo giá trị thích
ứng với kinh tế thị trường; Thứ ba, là tính nhiều mặt của hình tượng nhân cách
do việc điều chỉnh bố cục lợi ích xã hội tạo thành; Thứ tư, là trào lưu "trọng lợi
khinh nghĩa" trong xã hội, đã xuất hiện khuynh hướng coi nhẹ giáo dục đạo đức.
Từ đó, tác giả chỉ ra 5 giải pháp về công tác xây dựng lại đạo đức xã hội ở Trung
Quốc hiện nay: Một là, xác lập thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là cơ
sở khách quan để đạo đức dựa vào để sinh tồn và phát triển; Hai là, tìm tòi và
xác định tiêu chuẩn bên trong của việc đánh giá đạo đức - thước đo giá trị cơ bản
của xã hội; Ba là, nỗ lực bắc nhịp cầu hiện thực nối liền giữa quy phạm đạo đức
và thành viên xã hội; Bốn là, kết hợp đạo đức truyền thống và hiện thực - phê
phán và kế thừa đạo đức truyền thống; Năm là, cần xây dựng hình thức mới để
hướng dẫn một cách chủ động và tự giác chuyển đổi đạo đức - coi trọng giáo dục
đạo đức xã hội.
- "Bàn về quan hệ giữa kinh tế thị trường và đạo đức" của tác giả Wang
Shuqin [135] đã phê phán quan điểm phủ định mối liên hệ giữa hành vi kinh tế
thị trường và hành vi đạo đức, cho rằng đặc trưng bản chất của đạo đức là tính tự
luật và tính siêu công lợi, còn đặc điểm quan trọng của kinh tế thị trường là tính
tha luật và tính công lợi, bởi vậy hành vi kinh tế thị trường là hành vi phi đạo
9
dức, không thể đánh giá về mặt đạo đức, không cần điều tiết đạo đức. Tác giả
khẳng định đạo đức là sản phẩm của các quan hệ kinh tế - xã hội, trật tự kinh tế
thị trường cần có tính hợp lý và tính chính đáng về mặt đạo nghĩa mới có thể tự
duy trì được mình, do đó hoạt động kinh tế của chủ thể kinh tế thị trường không
chỉ là hành vi kinh tế chạy theo lợi ích mà đồng thời còn là hành vi đạo đức để
cân nhắc xem việc mưu lợi có chính đáng không. Ông cũng cho rằng hành vi đạo
đức không phải là hành vi cô lập theo ý nghĩa đạo đức thuần túy mà luôn là hành
vi có tính xã hội phát sinh kèm theo các hành vi khác; hành vi kinh tế thị trường
có đặc trưng của hành vi đạo đức đó là ý thức tự giác, tự chủ về ý chí, phù hợp
với yêu cầu về mặt tinh thần của hành vi đạo đức; kinh tế thị trường chứa đựng
bẩm tính luân lý, nó không chỉ là hiệu quả kinh tế mà còn là trách nhiệm và danh
dự xã hội; động lực phát triển kinh tế thị trường không chỉ là những nhân tố về
điều kiện, nhân tố khách quan mà còn cả tinh thần luân lý.
- "Mấy vấn đề lý luận trong xây dựng đạo đức" của tác giả Li Qi [131] chỉ
ra bản chất và đặc trưng của đạo đức là sản phẩm của một cơ sở kinh tế xã hội
nhất định, là kiến trúc thượng tầng và hình thái ý thức của một hình thái xã hội
nhất định, gắn bó chặt chẽ với lợi ích của con người. Bởi vậy bản chất và chức
năng của nó là có tính công lợi xã hội. Nhưng không thể vì hành vi đạo đức có
tính "công lợi" mà gạt chuẩn mực và quy phạm đạo đức ra khỏi lĩnh vực hoạt
động kinh tế. Sự vận động kinh tế thị trường bao gồm nhiều khâu như sản xuất,
trao đổi, phân phối, tiêu dùng ngoài việc cần sự quy phạm và điều tiết của các
chế độ quy chương luật pháp và hành trình còn cần sự điều tiết, hướng dẫn của
các chuẩn mực và quy phạm đạo đức. Vai trò đ