Luận án Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội thời kỳ đổi mới ở Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chính sách xã hội giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động tổ chức, điều hành và quản lý xã hội. Hiệu quả việc thực hiện chính sách xã hội góp phần phát triển lành mạnh các mối quan hệ xã hội, phát triển kinh tế mang tính bền vững và phát triển toàn diện con người trên cơ sở bình đẳng, công bằng và tiến bộ. Ngoài ra, chính sách xã hội còn góp phần trợ giúp những con người, những nhóm xã hội, đảm bảo mức sống cho một số nhóm đối tượng yếu thế, giúp họ vượt qua khó khăn khi gặp những rủi ro trong cuộc sống. Do vậy, ở bất kỳ thời đại nào, chế độ chính trị nào, chính sách xã hội cũng đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện chính sách xã hội là giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến con người, qua đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do vậy, ngay từ khi thành lập nước, Người rất chú trọng đến việc xây dựng các chính sách xã hội nhằm quản lý đất nước và phục vụ sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội là một hệ thống các quan điểm về mục đích, đối tượng, nội dung, yêu cầu và lực lượng thực hiện chính sách xã hội. Tư tưởng của Người về chính sách xã hội là tài sản tinh thần quý giá, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn.

pdf167 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CÔNG LẬP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CÔNG LẬP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM DUNG 2. TS. TRẦN VĂN HẢI HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ Nguyễn Công Lập MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 6 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đến luận án 6 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 25 Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 29 2.1. Khái niệm chính sách xã hội 29 2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội 33 Chương 3: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG 30 NĂM ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 75 3.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách xã hội thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh 75 3.2. Những thành tựu và hạn chế việc thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam trong 30 năm đổi mới (1986 - 2016) theo tư tưởng Hồ Chí Minh 86 3.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế việc thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới 104 Chương 4: NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 116 4.1. Những nhân tố tác động và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện chính sách xã hội hiện nay 116 4.2. Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay 122 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chính sách xã hội giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động tổ chức, điều hành và quản lý xã hội. Hiệu quả việc thực hiện chính sách xã hội góp phần phát triển lành mạnh các mối quan hệ xã hội, phát triển kinh tế mang tính bền vững và phát triển toàn diện con người trên cơ sở bình đẳng, công bằng và tiến bộ. Ngoài ra, chính sách xã hội còn góp phần trợ giúp những con người, những nhóm xã hội, đảm bảo mức sống cho một số nhóm đối tượng yếu thế, giúp họ vượt qua khó khăn khi gặp những rủi ro trong cuộc sống. Do vậy, ở bất kỳ thời đại nào, chế độ chính trị nào, chính sách xã hội cũng đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện chính sách xã hội là giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến con người, qua đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do vậy, ngay từ khi thành lập nước, Người rất chú trọng đến việc xây dựng các chính sách xã hội nhằm quản lý đất nước và phục vụ sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội là một hệ thống các quan điểm về mục đích, đối tượng, nội dung, yêu cầu và lực lượng thực hiện chính sách xã hội. Tư tưởng của Người về chính sách xã hội là tài sản tinh thần quý giá, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn. Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội cho phù hợp với tình hình mới, góp phần giành thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực chất đây là quá trình nhận thức đúng đắn hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam, là thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với mong muốn đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, nhằm đạt tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 2 Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, chính sách xã hội đã phát huy được năng lực của cá nhân, cộng đồng trong xây dựng và phát triển đất nước, hạn chế ở mức độ nhất định những tiêu cực phát sinh từ môi trường kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn một số hạn chế cần phải tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện, như: Vấn đề việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chính sách đối với người có công với cách mạng. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đòi hỏi phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý xã hội để giải quyết tốt vấn đề con người. Trong đó, chính sách xã hội là công cụ quan trọng, góp phần vào thực hiện mục tiêu cơ bản của quản lý xã hội nhằm cân bằng nhu cầu và lợi ích của con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để hoạch định được chính sách xã hội tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, cần có nhận thức và giải quyết đúng đắn những vấn đề lý luận về chính sách xã hội, những đòi hỏi từ thực tiễn của đất nước hiện nay. Trong thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước, việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội còn nhiều vấn đề đặt ra, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu sáng tỏ để vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn hiện nay. Chỉ trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước mới có được tầm nhìn, năng lực của chủ thể hoạch định đường lối, chính sách và thực hiện tốt công tác lãnh đạo, quản lý việc thực hiện chính sách xã hội đạt hiệu quả cao trên thực tế. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội để vận dụng vào việc xây dựng và thực thi chính sách xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là một trong những vấn đề cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, 3 nghiên cứu sinh chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội thời kỳ đổi mới ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội, thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội thời kỳ đổi mới, từ đó, đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải những khái niệm cơ bản liên quan đến luận án. - Phân tích một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội (Mục đích, đối tượng, nội dung, yêu cầu và lực lượng thực hiện chính sách xã hội). - Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội thời kỳ đổi mới với những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thành tựu, hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất các nhóm giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách xã hội thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản chính sách xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh gồm chính sách lao động và việc làm, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, chính sách đối với người có công với nước và sự vận dụng của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. 4 - Về thời gian: Luận án nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội cả trong tư duy lý luận lẫn hoạt động thực tiễn và sự vận dụng tư tưởng của Người về chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước từ năm 1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách xã hội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, tác giả còn kết hợp một số phương pháp cụ thể như: lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh, quy nạp và diễn dịch, 5. Đóng góp khoa học của luận án - Phân tích, luận giải một cách có hệ thống, góp phần làm sáng tỏ hơn các quan điểm của Hồ Chí Minh về chính sách xã hội. - Khảo sát khá toàn diện tình hình thực hiện chính sách xã hội thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, trên cơ sở đó, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế việc thực hiện chính sách xã hội thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội dưới góc độ chuyên ngành Hồ Chí Minh học như là cơ sở lý luận để Đảng, Nhà nước hoạch định và thực thi chính sách xã hội thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay. 5 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường đào tạo bậc đại học và sau đại học trong nhóm ngành khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn. Ngoài ra, luận án còn làm tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các Học viện, trường Đại học, Cao đẳng. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội Tập thể tác giả trong cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và về chính sách xã hội do Lê Sỹ Thắng chủ biên [129] đề cập quan điểm con người từ trong truyền thống của dân tộc Việt Nam đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và tư tưởng về chính sách xã hội đối với con người thâm nhập vào nhau trong chỉnh thể tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, cuốn sách làm rõ nhiệm vụ và chức năng của chính sách xã hội; mối quan hệ giữa chính sách xã hội với cơ cấu xã hội, quản lý xã hội; mối quan hệ giữa chính sách xã hội với các chính sách kinh tế, văn hóa; mối quan hệ giữa chính sách xã hội với công bằng xã hội; về chủ thể hoạch định và thực hiện chính sách xã hội; về chiến lược “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuốn sách khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về con người luôn là cơ sở cho việc hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Tuy vậy, công trình không đi sâu tìm hiểu các chính sách xã hội cụ thể mà dừng lại ở việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng cho việc hoạch định các chính sách ấy. Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội từ góc nhìn xã hội học [130] do Nguyễn Thế Thắng chủ biên đã làm rõ khái niệm chính sách xã hội và một số cách tiếp cận về chính sách xã hội từ góc nhìn xã hội học. Qua đó, tác giả cuốn sách trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ thống chính sách xã hội tác động vào cơ cấu giai cấp, tác động của chính sách xã hội, vào các nhóm xã hội đặc thù; vào các quan hệ xã hội trong quá trình sản xuất; trên lĩnh vực phân phối, vì sự tiến bộ và công bằng xã hội; về một số cơ sở khoa học của việc hoạch định, thực thi chính sách xã hội trong thực tiễn. Ngoài ra, cuốn sách khẳng định dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, 7 Đảng ta giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội bằng một hệ thống chính sách xã hội đúng đắn. Bên cạnh đó, cuốn sách còn trình bày thực tiễn và thành tựu thực hiện các chính sách xã hội giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong sự nghiệp đổi mới. Liên quan đến chính sách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong cuốn Bác Hồ với ngành y tế Việt Nam [20] có các bài viết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nền y tế Việt Nam của Nguyễn Văn Hồng; Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng ngành y tế của Vũ Ngọc Khánh; Quan điểm về y tế và đạo đức người thầy thuốc của Hồ Chí Minh của Đỗ Nguyên Phương; Một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng nền y học Việt Nam của Nguyễn Dương Quang; Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bảo vệ sức khỏe của Võ Nguyên Giáp; Các tác giả cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc chăm lo sức khỏe cho nhân dân; quan điểm về y tế, về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần nhân văn cao cả, tấm lòng nhân hậu hết mực vì nhân dân, vì con người. Trong bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội [109], tác giả Nguyễn Năng Nam khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội phải lấy con người làm gốc, làm xuất phát điểm và đích hướng tới của mọi chính sách; phải xuất phát từ cơ cấu xã hội - giai cấp; phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, gắn với chính sách kinh tế; “có chỉ tiêu kế hoạch rồi chưa đủ mà phải có biện pháp cụ thể, vững chắc, phải có tinh thần cố gắng rất cao để thực hiện bằng được kế hoạch đã đề ra. Chỉ tiêu kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần, cố gắng phải ba phần”; giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ; phải cắn cứ vào bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Tác giả A.X.Varônhin trong bài viết Chính sách xã hội và tinh thần thời đại của Hồ Chí Minh [147] đã khẳng định con đường giải phóng đất nước và xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn là một trong những chiến lược xã 8 hội đặc sắc nhất trong lịch sử nhân loại. Đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc giải quyết những vấn nạn xã hội nghiêm trọng do quá khứ thời phong kiến đô hộ và chiến tranh tàn phá kéo dài để lại. Kinh tế như nền tảng vật chất của chính sách xã hội phát triển bền vững và sôi động. Hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và hệ thống thượng lưu ngày càng được củng cố và cải thiện. Tuy nhiên, cùng với thế giới ngày càng quan tâm hơn tới kinh nghiệm của Việt Nam cũng sẽ có một số thế lực muốn bôi nhọ lý tưởng và tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đấu tranh suốt cuộc đời mình để biến thành hiện thực. Những thế lực này tìm cách làm giảm uy tín chính sách xã hội của Người khi gọi nó là chủ nghĩa không tưởng, không phù hợp với thực tiễn chính trị và chuẩn mực xã hội đương thời. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ quan trọng là phải luôn tìm tòi sáng tạo để phát triển hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, khéo léo chứng minh được rằng chiến lược đấu tranh giành độc lập dân tộc và xã hội mà Người đã đề ra, kinh nghiệm thắng lợi mà nhân dân Việt Nam đã có được trong quá trình thực hiện chiến lược này là vô giá. Tư tưởng Hồ Chí Minh cho đến ngày hôm nay vẫn soi sáng con đường của nhân dân Việt Nam đi đến tương lai, cho người dân thêm vững tin vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, một xã hội công bằng và tiến bộ cả về vật vất và tinh thần. Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong trong cuốn sách Văn hóa và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh [80], đã khẳng định những thành tựu của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, như về hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển bền vững, văn hóa chính trị, văn hóa lãnh đạo - quản lý, đều khởi nguồn từ tầm nhìn và bản lĩnh Hồ Chí Minh. Đặc biệt, cuốn sách có một bài viết đề cập đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội, trong đó tập trung làm rõ chính sách xã hội gắn với quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; chính sách xã hội gắn với chính sách phát triển kinh tế và văn hóa; chính sách xã hội phải hướng đến công bằng xã hội; trồng người là chiến lược hàng đầu. 9 Nguyễn Đình Nhạ trong bài viết Từ lời căn dặn trong Di chúc, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách đối với con người [7], đã làm rõ quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người được thể hiện trong Di chúc. Trên cơ sở đó, tác giả bài viết khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội đối với con người được thể hiện đa dạng và phong phú, thấm đậm trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người. Do vậy, chỉ có thấm nhuần quan điểm đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người mới có thể đề ra chính sách xã hội đúng đắn theo hướng “lấy con người làm trung tâm”. Trong bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội và sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta trong công cuộc đổi mới [69], tác giả Nguyễn Thị Minh Thùy đã trình bày những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội. Bài viết cho rằng, để thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội phải lấy con người làm gốc và mục tiêu; phải phù hợp và gắn với chính sách kinh tế; phải bắt nguồn từ cơ cấu xã hội - giai cấp. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Do vậy, việc thực hiện nhất quán tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội là nhân tố quan trọng đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của công cuộc đổi mới, là biện pháp hữu hiệu để hạn chế và khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, là cơ sở vững chắc để tạo nên sự ổn định và đồng thuận xã hội đưa Việt Nam tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bàn về công bằng xã hội trong xây dựng xã hội mới, trong bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội [140] tác giả Vũ Văn Thuấn trình bày những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội phải được thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đồng thời, tác giả bài viết còn khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội có sự gắn bó chặt chẽ với bình đẳng xã hội. Phạm Xuân Nam trong bài viết Quan điểm của Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội [108] đã luận 10 giải quan điểm của Hồ Chí Minh về hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Theo đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đề xướng và đặt nền móng cho việc thực hiện các chính sách xã hội nói chung và chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội nói riêng ở Việt Nam. Đồng thời, bài viết còn phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới về hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội ở Việt Nam. Khẳng định Triết lý xóa đói, giảm nghèo vì mục tiêu phát triển xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh [87], tác giả Lê Quốc Lý khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về xóa đói, giảm nghèo là một triết lý phát triển bền vững, bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, môi trường, môi sinh trong lành, tươi đẹp. Thấm nhuần triết lý phát triển Hồ Chí Minh đòi hỏi phải coi xóa đói, giảm nghèo là một trong những thước đo quan trọng thể hiện sự đúng đắn về đường lối, chính sách và giải pháp trong xây dựng và phát triển đất nước. Tinh thần chiến đấu chống đói nghèo theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải biến thành lẽ sống, khát vọng làm giàu, vươn lên của toàn thể nhân dân, dân tộc, để Việt Nam thật sự dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Các công trình nghiên cứu trên là tài liệu để tác giả luận án tham khảo một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội. Theo đó, chính sách xã hội phải gắn với chính sách kinh tế và văn hóa; phải hướng đến công bằng và tiến bộ xã hội; Ngoài ra, luận án còn tham khảo vấn đề hoạch định và vai trò của
Luận văn liên quan