1. Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa, những yếu tố văn minh phương Tây và sự xáo trộn về chính
trị, văn hoá - xã hội, trong lòng xã hội Việt Nam đã hình thành một lớp
người mới - tầng lớp doanh nhân. Bắt đầu từ các chí sĩ yêu nước trong
phong trào Duy Tân với Lương Văn Can - “người thầy” đầu tiên của các
nhà buôn lúc bấy giờ, tác giả của cuốn giáo khoa “Thương học phương
châm”, đến giữa thế kỷ XX, tầng lớp doanh nhân Việt Nam phát triển
tương đối mạnh mẽ. Họ đã có những đóng góp cho dân tộc, đặc biệt là khi
Cách mạng tháng Tám thành công.
Ngay từ những ngày đầu mới giành được độc lập, tầng lớp doanh nhân
đã trở thành chỗ dựa cho Chính phủ, là “ân nhân” của cách mạng. Những
đóng góp quý báu của doanh nhân nửa đầu thế kỷ XX không chỉ là sự cung
cấp nguồn tài chính cho các phong trào vận động cách mạng mà họ còn là
những người xây dựng nên văn hoá kinh doanh, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ
của người Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền
209 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 62646 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ ÁNH
VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ ÁNH
VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62 31 06 40
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Quý Đức
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Ánh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.2. Lý luận về văn hoá kinh doanh 29
Chương 2:
SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
TẦNG LỚP DOANH NHÂN VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ
KỶ XX
47
2.1. Khái lược điều kiện hình thành 47
2.2. Quá trình hình thành và hoạt động kinh doanh 56
Chương 3 : NHẬN DIỆN VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA TẦNG LỚP
DOANH NHÂN VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
75
3.1. Triết lý - tư tưởng kinh doanh 75
3.2. Giá trị, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh 83
3.3. Thực hành kinh doanh 91
3.4. Nhân cách doanh nhân 101
3.5. Nhận xét chung về văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh
nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
107
Chương 4:
BÀN LUẬN VỀ DOANH NHÂN VÀ VĂN HÓA KINH DOANH
VIỆT NAM - TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
113
4.1. Doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX - những bài học cho doanh nhân hiện nay
113
4.2. Vấn đề đặt ra đối với việc kiến tạo văn hoá kinh doanh Việt
Nam hiện nay
129
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
149
TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Hoạt động vận tải bằng tàu thuyền của các thương nhân
Việt Nam từ năm 1910 đến năm 1924 70
Bảng 2.2: Tình hình xuất cảng lụa 71
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa, những yếu tố văn minh phương Tây và sự xáo trộn về chính
trị, văn hoá - xã hội, trong lòng xã hội Việt Nam đã hình thành một lớp
người mới - tầng lớp doanh nhân. Bắt đầu từ các chí sĩ yêu nước trong
phong trào Duy Tân với Lương Văn Can - “người thầy” đầu tiên của các
nhà buôn lúc bấy giờ, tác giả của cuốn giáo khoa “Thương học phương
châm”, đến giữa thế kỷ XX, tầng lớp doanh nhân Việt Nam phát triển
tương đối mạnh mẽ. Họ đã có những đóng góp cho dân tộc, đặc biệt là khi
Cách mạng tháng Tám thành công.
Ngay từ những ngày đầu mới giành được độc lập, tầng lớp doanh nhân
đã trở thành chỗ dựa cho Chính phủ, là “ân nhân” của cách mạng. Những
đóng góp quý báu của doanh nhân nửa đầu thế kỷ XX không chỉ là sự cung
cấp nguồn tài chính cho các phong trào vận động cách mạng mà họ còn là
những người xây dựng nên văn hoá kinh doanh, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ
của người Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền.
Tuy nhiên, trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh và những chính sách sai
lầm thời hậu chiến đã kìm hãm sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, làm lu
mờ vai trò của doanh nhân Việt Nam. Từ năm 1986, chính sách Đổi mới đã
làm thay đổi diện mạo đất nước, đã phát huy được mọi lực lượng, mọi thành
phần kinh tế, trong đó có tầng lớp doanh nhân. Sau hơn ba mươi năm đổi mới,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng lớn
mạnh và trưởng thành, cùng các giai tầng khác góp phần quan trọng trong xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước
ngày càng giàu mạnh.
Tầng lớp doanh nhân Việt Nam - chủ thể của văn hoá kinh doanh có
vai trò vô cùng lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Năm 2004, Chính
2
phủ đã ra Quyết định lấy ngày 13 tháng 10 (ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
thư khen ngợi giới công thương - tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX) là ngày Doanh nhân Việt Nam để tôn vinh những con người đang ngày
đêm đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Đó là dấu mốc quan trọng nhắc nhở
các doanh nhân Việt Nam nhớ đến vai trò của mình trong quá trình thúc đẩy,
phát triển kinh tế xã hội, góp phần xây dựng một nước Việt Nam ngày càng lớn
mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế, cũng là dịp để các thế hệ doanh nhân
ngày nay ôn nhớ về những tấm gương doanh nhân trong lịch sử, thúc đẩy tinh
thần kinh doanh trong xã hội.
Đối với nước ta hiện nay, để trở thành một quốc gia vững mạnh cần
xây dựng một nền văn hoá kinh doanh hiện đại trên cơ sở kế thừa các giá trị
văn hoá kinh doanh của dân tộc. Mặt khác, nghiên cứu, xây dựng và phát triển
văn hoá kinh doanh hiện đại là một nhiệm vụ trong xây dựng và phát triển văn
hoá và con người Việt Nam. Nhằm làm sáng tỏ đặc điểm, nội dung của văn
hóa kinh doanh nửa đầu thế kỷ XX, qua đó thấy rõ ý nghĩa của văn hoá
kinh doanh thời kỳ này trong việc xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt
Nam hiện nay, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề “Văn hoá kinh doanh của
doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ,
chuyên ngành Văn hoá học.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX, luận án nêu ý nghĩa của văn hóa kinh doanh thời kỳ này và
những vấn đề đặt ra cho công cuộc xây dựng văn hoá kinh doanh hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Luận án làm rõ khái niệm văn hoá kinh doanh, cơ cấu và vai trò của
nó từ phương diện Văn hóa học.
3
- Tìm hiểu hoàn cảnh xuất hiện tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XX và khái quát về hoạt động kinh doanh của họ.
- Làm rõ những nội dung cơ bản, đặc điểm của văn hoá kinh doanh của
tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
- Phân tích một số ý nghĩa cơ bản của văn hoá kinh doanh của doanh
nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và những vấn đề đặt ra đối với việc xây
dựng văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu văn hoá kinh doanh của lớp doanh nhân giai đoạn
đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám thành công.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung phân tích văn hóa kinh doanh của tầng lớp doanh
nhân Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Để làm rõ văn hoá kinh doanh
nửa đầu thế kỷ XX, nghiên cứu sinh cũng tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời và
hoạt động kinh doanh của tầng lớp doanh nhân giai đoạn này. Tham chiếu
tình hình hiện nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án
4.1. Phương pháp luận
4.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin
về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng làm nền tảng cho việc nghiên cứu điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội xuất hiện tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và văn
hoá kinh doanh của họ. Đặc điểm, vai trò của văn hoá kinh doanh của họ tác
động đến đời sống xã hội như thế nào.
Văn hoá kinh doanh là một kiểu, một “tiểu văn hoá”, tồn tại trong một
môi trường văn hoá nhất định của một thời đại, một cộng đồng cụ thể. Luận
4
án nghiên cứu bối cảnh nửa đầu thế kỷ XX mà lớp doanh nhân tồn tại với
những sự kiện, những ảnh hưởng tác động lên nó. Để nghiên cứu bối cảnh ra
đời của tầng lớp doanh nhân Việt Nam, tác giả chủ trương mở rộng phạm vi
nghiên cứu ra khỏi hoàn cảnh của từng cá nhân đơn lẻ, thay vào đó là việc
nghiên cứu, tìm hiểu các tác nhân như sự biến đổi của tình hình thế giới, tác
động của nhà cầm quyền Pháp và sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội
giai đoạn này. Đây chính là những yếu tố sẽ giúp giải thích các hành động của
chủ thể văn hóa, tránh được cái nhìn phiến diện, chủ quan khi nghiên cứu.
4.1.2. Lý thuyết cộng đồng
Lý thuyết cộng đồng của D.W. McMillan và D.M. Chavis tiếp cận từ
góc độ tâm lý học được vận dụng trong nhiều nghiên cứu văn hóa học. Hai
nhà nghiên cứu cho rằng ý thức cộng đồng dựa trên cơ sở của bốn yếu tố:1) tư
cách thành viên, 2) ảnh hưởng, 3) sự hội nhập và sự đáp ứng các yêu cầu, 3)
sự gắn bó chia sẻ tình cảm. Cho dù các cộng đồng khác nhau nhưng đều có
điểm chung là sức cố kết và bản sắc của cộng đồng. Cũng nghiên cứu văn hóa
cộng đồng, nhà nghiên cứu A. Wildavsky tiếp cận văn hóa của các nhóm cộng
đồng theo hướng “lựa chọn văn hóa”.
Mặc dù đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa kinh doanh
nhưng tác giả cũng đi sâu tìm hiểu cộng đồng doanh nhân Việt Nam giai
đoạn 1900-1945 vì họ là chủ thể của nền văn hóa này; trong luận án, tác
giả nêu mối quan hệ giữa quy định nội bộ của cộng đồng doanh nhân với
sự cố kết, gắn bó làm nên sức mạnh của lớp doanh nhân nửa đầu thế kỷ
XX cũng như văn hóa ứng xử của cộng đồng doanh nhân trong quá trình
hoạt động kinh doanh. Qua quá trình tìm hiểu đặc điểm doanh nhân Việt
Nam với những giá trị nhân cách, bản sắc cộng đồng, tổ chức thiết chế...
luận án thể hiện cấu trúc của văn hóa kinh doanh Việt Nam được hình
thành trong lòng xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XX, luận án sử dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vừa là cơ sở phương pháp
luận vừa là phương pháp nghiên cứu cơ bản và quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa. Bên cạnh
đó, luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành (hay
cách tiếp cận liên ngành), phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp
phỏng vấn sâu của xã hội học..., cụ thể như sau;
4.2.1. Phương pháp liên ngành
Văn hoá học là bộ môn nằm ở giao điểm của các ngành khoa học xã hội
và nhân văn, nói cách khác là một chuyên ngành không chuyên ngành (“non
discip linary” discipline). Đó cũng là phương pháp liên ngành/hậu liên ngành.
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, văn hoá học là khoa học chuyên sâu đặc biệt.
Cái đặc biệt là ở độ bao quát rộng các sự kiện và tính khái quát cao trong yêu
cầu khảo cứu (...). Văn hoá học là sự tổng hợp và khái quát hoá thế giới con
người về mặt định tính. Vì vậy, không có một khoa học xã hội và nhân văn
nào không liên quan đến văn hoá học [xem 96]. Và chính do vậy, như đã nói
ở trên, văn hoá học là một ngành khoa học giáp ranh giữa khoa học xã hội và
khoa học nhân văn. Hơn nữa đề tài luận án “Văn hoá kinh doanh của doanh
nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX” là đề tài nằm trên ranh giới giữa Văn hoá học,
Nhân học, Xã hội học, Kinh tế học và Đạo đức học nên việc sử dụng phương
pháp liên ngành vào nghiên cứu là rất cần thiết và phù hợp. Nó cho phép sử
dụng các khái niệm, phạm trù, các kết quả nghiên cứu của các chuyên ngành
trên vào hệ thống, khái quát các vấn đề mà đề tài đặt ra.
Sử dụng phương pháp liên ngành vào đề tài luận án còn giúp tác giả
khai thác và xử lý hiệu quả các nguồn tư liệu khác nhau trong vấn đề nghiên
cứu của đề tài.
6
4.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá, phân loại các loại tài
liệu dùng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Sử dụng phương pháp phân tích,
để tìm ra đặc điểm văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các tài liệu thứ cấp.
Phương pháp tổng hợp sẽ giúp nghiên cứu sinh tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu
liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ những dữ liệu thu thập được qua quá
trình tổng hợp tài liệu, nghiên cứu sinh lựa chọn, phân tích, dựa trên các cơ sở
lý luận để đưa ra luận chứng và giải quyết vấn đề.
Để phục vụ việc nghiên cứu đề tài của luận án, tác giả đã thu thập, tổng
hợp và phân tích hồi cố một số nguồn tài liệu từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia
I, Viện Thông tin khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, Thư viện quốc gia Việt Nam; những đề tài, đề án, các công trình khoa
học viết về văn hoá kinh doanh và đặc biệt những tài liệu về các doanh nhân
đầu thế kỷ XX và những hoạt động kinh doanh của họ. Từ những tài liệu đơn
lẻ về hoạt động của các công ty, những bài viết trên tạp chí, kể cả những bài
quảng cáo tiếp thị sản phẩm..., luận án khái quát về quy mô, hoạt động của
các tổ chức sản xuất kinh doanh... của doanh nhân nửa đầu thế kỷ XX.
4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong nghiên cứu khoa học, để thu nhận và xử lý kết quả sát với vấn đề
nghiên cứu, đòi hỏi kiến thức chuyên ngành, sự nhạy cảm về mặt tâm lý, sự
am hiểu về đối tượng được hỏi... Để có được kết quả sát với yêu cầu của đề
tài luận án, tác giả đã phân loại, soạn câu hỏi phỏng vấn phù hợp với từng
nhóm đối tượng như sau:
- Những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, kinh tế. Để tìm hiểu về ý
nghĩa, vai trò của tầng lớp doanh nhân đối với dân tộc, đất nước buổi đầu thế
kỷ XX, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 3 nhà nghiên cứu gồm các nhà sử học
7
và kinh tế học. Nội dung phỏng vấn đi sâu vào những ý kiến nhận xét đánh
giá của các chuyên gia về những giá trị trong văn hóa kinh doanh, về sự tồn
tại và phát triển tất yếu của doanh nhân giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
- Doanh nhân và hậu duệ của tầng lớp doanh nhân đầu thế kỷ XX .
Đây là những nhân chứng sống trực tiếp kinh doanh hoặc là con cháu của
gia đình doanh nhân. Để thu nhập các ký ức, các cảm nhận của họ về sự
nghiệp kinh doanh và văn hoá kinh doanh của cha ông họ , tác giả đi sâu
tìm hiểu truyền thống gia đình, những hình ảnh hoặc câu chuyện về sự
nghiệp kinh doanh của doanh nhân.
- Một số doanh nhân Việt Nam hiện nay. Đây là thế hệ doanh nhân
đang trực tiếp kinh doanh trên thương trường. Tác giả đã tiếp cận 3 doanh
nhân, trong đó có doanh nhân là chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, có doanh nhân
là nhà quản lý của tập đoàn kinh tế lớn; qua đó thấy được họ suy nghĩ như thế
nào trước các doanh nhân tiền bối, họ học tập được gì ở lớp doanh nhân ấy để
xây dựng văn hoá kinh doanh hiện nay.
4.2.4. Phương pháp so sánh và đối chiếu
So sánh, đối chiếu là một phương pháp nghiên cứu được dùng trong
nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt phổ biến trong nghiên cứu nhân
học văn hoá, văn hoá dân gian và văn hoá học. Tuỳ vào đặc điểm bản chất của
đối tượng nghiên cứu, vào nhiệm vụ nghiên cứu của từng ngành khoa học mà
phương pháp này sẽ phát huy vai trò quan trọng.
Với luận án nghiên cứu về văn hoá kinh doanh của doanh nhân cách
đây gần một thế kỷ, phương pháp so sánh và đối chiếu là một phương pháp
thích hợp để tham chiếu điều kiện lịch sử trong hai giai đoạn khác nhau, đặc
điểm khác nhau trong văn hoá kinh doanh của từng thời kỳ.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án làm rõ khái niệm văn hoá kinh doanh và vai trò của nó; phân
tích đặc điểm văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ
8
XX. Từ đó rút ra những ý nghĩa lịch sử và những vấn đề đặt ra cho doanh
nhân Việt Nam trong xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh hiện nay.
Luận án có những nhận xét, đánh giá khách quan đặc điểm, giá trị văn
hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Kết quả nghiên cứu của luận án là tư liệu tham khảo cho các nghiên
cứu về lịch sử doanh nhân và văn hoá kinh doanh Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án có kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và lý
luận về văn hóa kinh doanh.
Chương 2: Sự hình thành và hoạt động kinh doanh của tầng lớp doanh
nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Chương 3: Nhận diện văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh nhân Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Chương 4: Bàn luận về doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam -
truyền thống và hiện đại.
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa kinh doanh
Văn hoá kinh doanh được xem như là một nhân tố quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Cho đến nay vẫn chưa thể khẳng định
khái niệm văn hoá kinh doanh đã xuất hiện từ khi nào, song ý niệm về văn
hoá kinh doanh đã xuất hiện từ lâu trong các nước có nền kinh tế thị trường
phát triển. Nghiên cứu các tài liệu về văn hoá kinh doanh trong nước và trên
thế giới, chúng ta thấy có một số nội dung sau:
1.1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về các yếu tố văn hoá trong
kinh doanh xuất hiện khá sớm. Ngay từ thế kỷ XVIII, Adam Smith (1722-
1790), nhà kinh tế học nước Anh đã cho rằng kinh tế không thể vận hành
nếu thiếu hiểu biết về vai trò của quan điểm đạo đức. Quan điểm đạo đức
được đề cập ở đây chính là một phương diện của văn hoá kinh doanh.
Benjamin Franklin (1706-1790), nhà chính trị, nhà khoa học Mỹ gốc Anh đã
viết “Hãy nhớ rằng sự tín nhiệm (credit) là tiền bạc”, “Hãy nhớ câu châm
ngôn: người trả tiền đàng hoàng là người chủ của túi tiền người khác”,
“Anh hãy xuất hiện như một người chu đáo và lương thiện, điều này sẽ làm
tăng tín nhiệm của anh” [xem 65,tr.89-90]. Max Werber cho rằng đó là “hình
ảnh văn hoá Mỹ” hay “đạo đức kinh tế”. Đây không chỉ đơn giản là “mẹo
kinh doanh” - những lời dạy như vậy có rất nhiều - đó là một ethos (thói quen,
tập quán hay lối sống) hay “phẩm chất” của người làm kinh doanh. Đây được
xem là tinh thần của văn hoá kinh doanh [65, tr.90-91].
Từ những năm 1970, khái niệm đạo đức kinh doanh, một nội dung
tương đồng với văn hóa kinh doanh trở nên phổ biến trên các diễn đàn học
10
thuật và các phương tiện truyền thông. Từ những năm 1980, tại các trường đại
học ở một số quốc gia, môn học Đạo đức kinh doanh (business ethics) đã
được đưa vào chương trình giảng dạy. Tiêu biểu là cuốn “Business Ethics,
Ethical Decision making and cases” của O. C. Farrell, J. Fraedrich, L. Farrell
[121]. Đây là một trong những tài liệu được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy
đạo đức kinh doanh tại một số trường đại học trên thế giới. Trong đó, các tác
giả trình bày về đạo đức kinh doanh từ góc độ quản lý / tổ chức. Tác phẩm
trình bày tổng quan về đạo đức kinh doanh, đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan
trọng của đạo đức kinh doanh với sự phát triển bền vững trong nền kinh tế
toàn cầu và mối quan hệ giữa các bên liên quan, trách nhiệm xã hội và quản
trị doanh nghiệp. Tài liệu cũng đưa ra những tình huống cụ thể trong môi
trường phức tạp đòi hỏi các nhà quản lý ra quyết định thể hiện trách nhiệm,
vai trò của doanh nghiệp với xã hội.
Bài viết Business Ethics and Corporate Social Responsibility - Is there
a Dividing Line của tác giả Mridula Goel, Preeti E. Ramanathan [119]. Trong
đó, các tác giả đã đưa ra khái niệm về đạo đức kinh doanh, các nguyên tắc
luân lý và ra quyết định, vấn đề quản trị và quy tắc ứng xử của doanh nghiệp;
khẳng định trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) là một yếu tố cấu thành
của đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cần được nhìn nhận
trong bối cảnh của một mô hình tổng thể của đạo đức kinh doanh. Bài viết
nghiên cứu vai trò của đạo đức và trách nhiệm xã hội chi phối các hoạt động
của một công ty và các hệ thống giá trị làm nền tảng cho hoạt động kinh
doanh của họ.
Ngày nay, các nghiên cứu về văn hóa kinh doanh càng được quan tâm
nhiều hơn. Vấn đề văn hoá kinh doanh được nghiên cứu theo hai hướng: thứ
nhất, quan niệm văn hoá kinh doanh là văn hoá doanh nghiệp (corporate culture)
như Organisational Culture của tác giả Andrew Brown, Culture and
Enterprise - development, representation and morality of business của
11
Donlavoie và Emily Chamlee. Nhiều mô hình văn hoá doanh nghiệp được
xây dựng như mô hình văn hoá tháp Eiffel, mô hình văn hoá tên lửa dẫn
đường... Thứ hai