Luận án Văn hóa thẩm mỹ trong nhà trường quân đội hiện nay

Văn hóa thẩm mỹ là lĩnh vực văn hoá đặc thù, biểu hiện trình độ phát triển cao của văn hoá, phản ánh mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực thông qua hoạt động thẩm mỹ. Văn hóa thẩm mỹ (VHTM) luôn hiện diện, thẩm thấu trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, chắt lọc những giá trị từ chính đời sống thẩm mỹ để tác động trở lại tâm thức, thói quen của con người, tôn vinh cái đẹp, làm cho các hoạt động hưởng thụ, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ của con người được thực hiện trên nền tảng một chỉnh thể giá trị chân - thiện - mỹ, hướng sự phát triển nhân cách của con người theo chuẩn mực của cái đẹp. VHTM thực sự trở thành tiêu chí tham chiếu, qui tụ thành hướng phát triển chung vì sự phát triển tiến bộ của của con người và cộng đồng, xã hội. Bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và giao lưu, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay đang tạo điều kiện thuận lợi cho VHTM của mỗi cá nhân phát triển gắn với hình thành nhân cách. Song, bối cảnh ấy đồng thời đặt ra những khó khăn, thách thức cho việc định hướng, tiếp thu, thưởng thức, đánh giá, sáng tạo những giá trị VHTM của mỗi người. Trong quân đội cũng đang diễn ra sự đan xen phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng của các kênh tác động từ phía môi trường xã hội và đã xuất hiện những "lệch chuẩn", mở đường cho những hiện tượng tiêu cực, những phản giá trị thẩm mỹ len lỏi vào làm biến dạng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh của quân nhân.

pdf205 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 70615 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Văn hóa thẩm mỹ trong nhà trường quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN XÂY V¡N HãA THÈM Mü TRONG NHµ TR¦êNG QU¢N §éI HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC Mã số: 62 31 06 40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VĂN ĐỨC THANH PGS.TS. NGUYỄN TOÀN THẮNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định. Tác giả Phạm Văn Xây MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Đánh giá chung và bàn luận 19 Chương 2: LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA THẨM MỸ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM 23 2.1. Những vấn đề chung về văn hóa thẩm mỹ 23 2.2. Đặc trưng của văn hóa thẩm mỹ trong nhà trường quân đội 35 Chương 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA THẨM MỸ VÀ PHÁT HUY VĂN HOÁ THẨM MỸ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 58 3.1. Khái lược về khách thể và phương thức khảo sát 58 3.2. Thực trạng các yếu tố cấu thành văn hóa thẩm mỹ trong nhà trường quân đội ở Việt Nam hiện nay 63 3.3. Thực trạng tác động tổng thể của văn hóa thẩm mỹ trong nhà trường quân đội ở Việt Nam hiện nay 89 Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA THẨM MỸ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 104 4.1. Phát triển những yếu tố cấu thành của văn hóa thẩm mỹ trong nhà trường quân đội 104 4.2. Phát huy văn hóa thẩm mỹ trong nhà trường quân đội 124 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 161 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDTM : Giáo dục thẩm mỹ GD-ĐT : Giáo dục, đào tạo GS.TS : Giáo sư, tiến sỹ NTQĐ : Nhà trường quân đội Nxb : Nhà xuất bản PGS.TS : Phó giáo sư, tiến sĩ QĐNDVN : Quân đội nhân dân Việt Nam VHTM : Văn hóa thẩm mỹ VHNT : Văn hóa nghệ thuật XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa thẩm mỹ là lĩnh vực văn hoá đặc thù, biểu hiện trình độ phát triển cao của văn hoá, phản ánh mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực thông qua hoạt động thẩm mỹ. Văn hóa thẩm mỹ (VHTM) luôn hiện diện, thẩm thấu trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, chắt lọc những giá trị từ chính đời sống thẩm mỹ để tác động trở lại tâm thức, thói quen của con người, tôn vinh cái đẹp, làm cho các hoạt động hưởng thụ, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ của con người được thực hiện trên nền tảng một chỉnh thể giá trị chân - thiện - mỹ, hướng sự phát triển nhân cách của con người theo chuẩn mực của cái đẹp. VHTM thực sự trở thành tiêu chí tham chiếu, qui tụ thành hướng phát triển chung vì sự phát triển tiến bộ của của con người và cộng đồng, xã hội. Bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và giao lưu, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay đang tạo điều kiện thuận lợi cho VHTM của mỗi cá nhân phát triển gắn với hình thành nhân cách. Song, bối cảnh ấy đồng thời đặt ra những khó khăn, thách thức cho việc định hướng, tiếp thu, thưởng thức, đánh giá, sáng tạo những giá trị VHTM của mỗi người. Trong quân đội cũng đang diễn ra sự đan xen phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng của các kênh tác động từ phía môi trường xã hội và đã xuất hiện những "lệch chuẩn", mở đường cho những hiện tượng tiêu cực, những phản giá trị thẩm mỹ len lỏi vào làm biến dạng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh của quân nhân. Đối với đời sống VHTM của nhà trường quân đội (NTQĐ) cũng vậy, thị hiếu thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của cán bộ, giảng viên, đặc biệt là học viên cũng ít nhiều bị ảnh hưởng tương tự. Do tuổi đời, vốn sống, sự thử thách, rèn luyện chưa nhiều, nhân cách đang trong quá trình định hình chưa thực sự ổn định nên học viên trong NTQĐ dễ bị tác động, lôi cuốn bởi những cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ mới lạ. Không ít học viên thiếu am hiểu về VHTM cũng như vai trò của nó đối với đời sống thẩm mỹ của bộ đội. Việc tổ chức các hoạt động VHTM ở một số NTQĐ chưa tạo ra được nhiều cái đẹp mang tính hệ thống, chưa tạo được sức thu hút, lôi cuốn quân nhân vào lĩnh vực VHTM. Khi ra trường, một bộ phận sĩ quan trẻ lý tưởng thẩm mỹ còn mờ nhạt; chưa thấu hiểu hết các giá trị VHTM trong đời sống và hoạt động quân sự; chưa phát huy hết vai trò VHTM trong đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo thẩm mỹ của bộ đội; 2 chưa biết bảo vệ, giữ gìn, phát huy những giá trị VHTM truyền thống của dân tộc và quân đội. Thực trạng đó đòi hỏi phải coi trọng phát triển VHTM trong NTQĐ tạo ra đời sống VHTM vui tươi, lành mạnh, xây dựng các NTQĐ thực sự trở thành "pháo đài" vững chắc về chính trị, tư tưởng, đồng thời là nơi tiếp nhận những tri thức khoa học thẩm mỹ mới hoà nhập với mặt bằng chung của giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) trong nước và quốc tế, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới. Nhận thức đúng đắn vai trò to lớn của VHTM trong xây dựng quân nhân và tập thể quân nhân văn hóa, những năm qua các NTQĐ luôn quan tâm xây dựng và phát triển VHTM, tạo ra đời sống thẩm mỹ lành mạnh, phong phú và làm cho hệ giá trị VHTM luôn lan tỏa, thẩm thấu đến đời sống sinh hoạt, giảng dạy, học tập và rèn luyện của cán bộ, giảng viên, học viên, hình thành ở họ tinh thần lạc quan, biết cảm thụ cái hay, cái đẹp trong đời sống và hoạt động quân sự, không ngừng thúc đẩy các quan hệ hài hoà trong môi trường sư phạm quân sự. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn, quá trình phát triển và phát huy VHTM trong NTQĐ vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chưa cập nhật được tình hình phát triển đời sống thẩm mỹ chung của xã hội, chưa phát huy hết mọi tiềm năng sáng tạo, cũng như chưa tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển năng lực sáng tạo tiềm ẩn của các chủ thể. Một số nhà trường chưa thực sự chú trọng, quan tâm đến phát triển VHTM và xây dựng đời sống VHTM vui tươi, lành mạnh, chưa coi đó là một khâu quan trọng làm chuyển biến toàn diện và nâng cao chất lượng GD-ĐT. Điều đó đã dẫn đến đời sống VHTM ở một số nhà trường còn tẻ nhạt, đơn điệu, dễ nảy sinh suy nghĩ và hành động tiêu cực của học viên, cũng như không phát huy hết tiềm năng sáng tạo và xây dựng những tập thể quân nhân trong nhà trường trở thành "điểm sáng văn hoá". Tình hình đó đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu nhằm luận giải, tìm ra thực chất và cách thức giải quyết một cách khoa học. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu cơ bản, hệ thống về "Văn hóa thẩm mỹ trong nhà trường quân đội hiện nay" dưới góc độ Văn hoá học là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về VHTM, trên cơ sở đó đề xuất những vấn đề cần giải quyết nhằm phát triển các yếu tố cấu thành VHTM và phát huy VHTM trong NTQĐ đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện 3 nhân cách học viên hướng tới phát triển đội ngũ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật của quân đội trong tương lai. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ những vấn đề lý luận về VHTM và đặc trưng của VHTM trong NTQĐ. - Khảo sát, đánh giá thực trạng VHTM trong tổ chức và hoạt động ở một số NTQĐ tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay. - Xác định những vấn đề đặt ra về phát triển VHTM trong NTQĐ hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là VHTM gắn với hoạt động GD-ĐT trong các NTQĐ ở Việt Nam hiện nay, được xem xét dưới góc độ Văn hoá học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu một cách sâu sắc từ điểm đến diện về VHTM ở các NTQĐ. Hiện nay, do hệ thống các NTQĐ có hơn một trăm học viện, nhà trường đóng quân trên phạm vi toàn quốc, do đó luận án gọi chung là nhà trường quân đội và chỉ chọn đại diện 3 nhà trường tiêu biểu cho ba lĩnh vực: chính trị, quân sự và văn hóa nghệ thuật (VHNT), bao gồm: Học viện Chính trị; Trường Sĩ quan Lục quân 1; Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. - Về thời gian: Luận án lấy mốc thời gian nghiên cứu VHTM trong NTQĐ từ năm 2010 đến nay thông qua hoạt động của các chủ thể thẩm mỹ, gắn với các hoạt động giảng dạy và học tập trong NTQĐ. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá, con người, các quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ trong quân đội, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị để khảo sát, tìm hiểu bản chất của VHTM, cũng như phân tích đặc trưng của VHTM trong NTQĐ ở Việt Nam hiện nay. Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa trên thực trạng VHTM trong NTQĐ ở Việt Nam hiện nay, thông qua hệ thống tài liệu, tư liệu, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục chính trị và kết quả điều tra, khảo sát trong quá trình thâm nhập thực tế của tác giả tại một số nhà trường 4 tiêu biểu trong hệ thống NTQĐ. Luận án cũng dựa trên thực trạng công tác đảng, công tác chính trị và cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội những năm qua, coi đây là nguồn cung cấp luận cứ định hướng tư tưởng và tổ chức để thực hiện luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích các tài liệu, các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo tổng kết, các kết quả điều tra, nghiên cứu về các hoạt động VHTM, giáo dục thẩm mỹ (GDTM) được thể hiện trong quá trình GD-ĐT ở các NTQĐ từ năm 2010 đến nay, tiếp thu những kinh nghiệm thành công, khắc phục những bất cập, từ đó tổng hợp, khái quát hóa, đưa ra những nhận định có tính khoa học về phát triển và phát huy VHTM trong NTQĐ hiện nay. Phương pháp lịch sử - logic: Phương pháp này giúp tác giả luận án đi sâu tìm hiểu quá trình vận động và phát triển của VHTM trong NTQĐ ở Việt Nam hiện nay gắn với nâng cao chất lượng GD-ĐT, xây dựng quân nhân và tập thể quân nhân có văn hóa. Đồng thời, giúp cho tác giả luận án khái quát sự vận động của VHTM theo đặc điểm của môi trường sư phạm quân sự và những vấn đề cần nghiên cứu phục vụ cho triển khai thực hiện luận án. Phương pháp hệ thống - cấu trúc: VHTM được cấu trúc bởi nhiều bộ phận, nhiều thành tố, các bộ phận này có vị trí độc lập, chức năng riêng và vận động theo qui luật của cái đẹp. Luận án sử dụng phương pháp này nhằm nghiêm cứu VHTM trong NTQĐ VHTM một cách toàn diện, nhiều mặt, trong mối tương quan với hoạt động GD-ĐT và hình thành nhân cách học viên, từ đó đưa ra những nhận định nhằm phát triển và phát huy VHTM trong NTQĐ hiện nay. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này giúp tác giả luận án tham khảo ý kiến của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định, đánh giá về VHTM nói chung, VHTM trong NTQĐ nói riêng; qua đó làm rõ hơn về vấn đề nghiên cứu và kiểm chứng tính cần thiết phải phát triển và phát huy VHTM trong NTQĐ hiện nay. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Phương pháp này thực chất là sự phân tích một hay một số trường hợp điển hình cụ thể theo mục đích nghiên cứu của mình. Nghiên cứu VHTM trong NTQĐ sẽ rất khó khăn khi nghiên cứu toàn bộ hệ thống hơn một trăm nhà trường, do đó tác giả luận án chỉ chọn ba nhà trường tiêu biểu để khảo sát, đánh giá thực trạng VHTM. 5 Phương pháp điều tra xã hội học (phiếu hỏi anket): Luận án sử dụng phương pháp này nhằm khảo sát thực trạng VHTM trong NTQĐ thông qua việc thu thập thông tin khách quan từ những người được điều tra, khảo sát. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận án tiến hành phỏng vấn một số cán bộ, giảng viên và học viên trong NTQĐ, tìm ra nguyên nhân ưu, nhược điểm, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của các thiết chế VHTM tại các nhà trường. Phương pháp điền dã thực địa (bao gồm cả điền dã tham dự và điền dã quan sát): Phương pháp này giúp cho nghiên cứu sinh có được những dữ liệu trung thực thông qua quan sát thực tế, ghi âm, ghi hình thực tiễn đời sống VHTM trong NTQĐ; qua đó nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về thực trạng VHTM và đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính khách quan, khoa học, có sức thuyết phục. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về VHTM và những đặc trưng tiêu biểu của nó trong NTQĐ ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng VHTM trong NTQĐ ở Việt Nam hiện nay thông qua những yếu tố cấu thành của nó, từ đó xác định những vấn đề đặt ra đối với phát triển VHTM trong NTQĐ hiện nay - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng luận cứ khoa học nhằm xây dựng, phát triển và phát huy VHTM trong quân đội và ở các NTQĐ. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy trong các NTQĐ; đồng thời làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ văn hóa vận dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị ở các đơn vị cơ sở. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án kết cấu thành 4 chương, 7 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, giới nghiên cứu trong nước và quốc tế đã có những công trình nghiên cứu về VHTM, VHTM trong nhà trường nói chung và VHTM trong NTQĐ nói riêng. Có thể nhận thấy một số hướng nghiên cứu như sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến văn hoá thẩm mỹ Từ nhiều góc độ tiếp cận và luận giải khác nhau về văn hóa và VHTM, một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như: "Giáo dục thẩm mỹ cho con em trong gia đình" của P.M. Iakôpxôn [59]; "Cơ sở lý luận văn hoá Mác - Lênin" do A.I. Acnônđôp [1]; "Chủ nghĩa xã hội và nhân cách" của tập thể tác giả [97]; "Mỹ học - khoa học diệu kỳ" của B.A. E-Ren-Grôxx [36] đều coi văn hoá như một phương thức đánh dấu trình độ phát triển của con người và khẳng định: "VHTM là một thành tố nằm trong hệ thống văn hóa tinh thần" [1, tr.217]. Tác giả B.A. E-Ren-Grôxx cho rằng trong đời sống "cái đẹp luôn gắn liền với sự khẳng định cuộc sống" [36, tr.58], nên khi mỗi con người cảm nhận, lĩnh hội và đánh giá cái đẹp phụ thuộc rất nhiều vào "trình độ văn hóa và mức độ phát triển của họ" [36, tr.73]. Vì vậy, GD-ĐT trong nhà trường cần coi trọng VHTM để giúp người học phát triển nhu cầu thẩm mỹ, bộc lộ khuynh hướng nghệ thuật và biết xây dựng cái đẹp cho mình. Do đó, "việc khêu gợi sự thụ cảm thẩm mỹ ở các em là công tác đặc biệt của gia đình và nhà trường" [90, tr.12], giúp cho các em phát triển khả năng cảm thụ, hiểu về cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và xã hội. Các công trình "Nguyên lý Mỹ học Mác - Lênin" của hai tác giả IU.A. Lukin, V.C. Xcacherơsiccôp [71]; "Mỹ học cơ bản và nâng cao" của M.F. Ôpxiannhicôp chủ biên [87]... là sản phẩm nghiên cứu mang tính lý luận sâu sắc, khái quát khá đầy đủ những vấn đề cơ bản về VHTM và các loại hình nghệ thuật cũng như nêu rõ vị trí, vai trò của của nghệ thuật trong đời sống xã hội. Các học giả nêu rõ: "Hoạt động thẩm mỹ (là sáng tạo "theo qui luật của cái đẹp" cũng như cảm thụ cái đẹp) đưa lại cho con người niềm vui tinh thần cao quí với ý nghĩa xã hội của nó, hoạt động thẩm mỹ là phương tiện để đạt được mục đích nhất định" [71, tr.31]. Cái đẹp được 7 ẩn chứa trong mọi hoạt động của con người, trong mối quan hệ, giao tiếp xã hội, trong lao động, sinh hoạt và trong nghệ thuật. Tuy nhiên, "cái đẹp luôn đòi hỏi sự hiểu biết, đòi hỏi phải có tri thức" [71, tr.340], khi con người muốn cảm thụ được cái đẹp nhất thiết phải hiểu được bản chất của các sự vật hiện tượng trong hiện thực. Do đó, việc "phát triển văn hóa thẩm mỹ phải gắn liền với các nhiệm vụ giáo dục con người mới" [71, tr.17] và phải làm cho "văn hóa thẩm mỹ thâm nhập dần dần vào tất cả mọi lĩnh vực sống và hoạt động của con người đồng thời, vạch mặt tất cả những thế lực phản thẩm mỹ" [87, tr.687], trở thành sức mạnh để cổ vũ cho lao động, tô điểm sinh hoạt và làm cao đẹp con người. Nhà nghiên cứu M.F. Ôpxiannhicôp cho rằng: "Nếu giải quyết được những nhiệm vụ đó, nghĩa là đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển VHTM, nghệ thuật, cho sự hình thành con người hài hòa và toàn diện của xã hội" [87, tr.35]. Con người luôn có nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo cái đẹp, khi cái đẹp tác động vào con người sẽ làm hài hòa những tình cảm, nguyện vọng, khao khát từ tư tưởng của họ và hình thành lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp. Khi nghiên cứu về "Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng", tác giả La Quốc Kiệt [65] một nhà nghiên cứu Trung Quốc, đã đưa ra quan điểm về giá trị, luận chứng bản chất và sự thống nhất giữa giá trị bản thân và giá trị xã hội trong nhân cách; đưa ra nội dung, yêu cầu và con đường bồi dưỡng, xây dựng giá trị nhân cách. Đặc biệt, ông đã đưa ra khái niệm "Tố chất văn hoá" và coi tố chất văn hoá là nền tảng, cốt lõi có ảnh hưởng rất lớn và thẩm thấu mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển các tố chất khác của con người. Do đó, việc tu dưỡng tố chất văn hoá sẽ là điều kiện tiên quyết nhằm hoàn thiện nhân cách và năng lực thẩm mỹ ở mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong tác phẩm này VHTM được tác giả hiểu theo nghĩa hẹp là "trình độ học vấn". Do đó, nó chỉ được đặt bên cạnh các tố chất khác như: chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực thẩm mỹ của mỗi cá nhân [65, tr.280-591]. Một số công trình bàn về vấn đề tầm quan trọng của VHTM như: "Xây dựng và phát triển nền văn hóa thẩm mỹ ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế" của XiLửa BunKhăm [127]; "Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay" của Son Tha Nu Thăm Ma Vông [93] Trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Lào, vai trò của văn hóa nói chung, VHNT nói riêng đang từng bước được khẳng định như là một nhân tố bên trong quá trình phát triển. Tác giả Son Tha Nu Thăm Ma Vông đã nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về văn hóa, VHTM 8 và coi "văn hóa nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của VHTM, nằm trong văn hóa tinh thần. Trung tâm của văn hóa nghệ thuật là sự sáng tạo, lưu giữ và phát huy các giá trị nghệ thuật trong đời sống xã hội" [93, tr.16]. Do đó, cần xây dựng một "nền văn hóa thẩm mỹ là cội nguồn của sức mạnh vật chất và tinh thần, là chỗ dựa, là điểm xuất phát cho nhân dân các dân tộc" [127, tr.56]. Trên cơ sở nhận thức đầy đủ vai trò và tác động của VHTM đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước, tác giả XiLưa BunKhăm đã đề xuất các giải pháp về phương diện lãnh đạo và quản lý để phát huy sức mạnh của VHTM và VHNT, làm cho các giá trị VHTM "thẩm thấu vào toàn bộ các hoạt động xã hội, vừa đóng vai trò định hướng vừa là động lực và hệ điều tiết quá trình phát triển kinh tế - xã hội [127, tr.63]. Các công trình nghiên cứu ở trong nước như: "C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ" của Hà Minh Đức [34]; "Vai trò của nghệ thuật trong đời sống tinh thần của con người" của Đào Duy Thanh [98]; "Vai trò của văn hóa đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay" của Đào Đình Thưởng [108]; "Nghệ thuật với sự phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo trong công cuộc đổi mới" của tác giả Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Quốc Tuấn - 2000 [54] đã bàn sâu về vai trò của văn hóa nói chung, VHNT nói riêng như là một nhân tố bên trong của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nhân cách của mỗi người. Do đó, cần nhận thức đầy đủ về vai trò và tác động của văn hóa và VHNT tới con người, xã hội trên cơ sở đó phát huy s
Luận văn liên quan