1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Cấp thiết về lý luận
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, vấn đề đầu tư công, pháp luật đầu tư
công và vi phạm pháp luật trong đầu tư công được nghiên cứu và tiếp cận ở dưới
nhiều góc độ khác nhau như khoa học kinh tế học, khoa học chính trị, khoa học
hành chính, khoa học pháp lý và khoa học xã hội.
Ở các góc độ tiếp cận khác nhau và do các nhà nghiên cứu ở mỗi nước
trên thế giới khác nhau nên các công trình nghiên cứu về đầu tư xây dựng cơ bản
có nguồn vốn ngân sách nhà nước rất đa dạng và phong phú. Việc nghiên cứu
được trải rộng từ nghiên cứu lý luận đến nghiên cứu thực tiễn và bất cứ công
trình nào cũng hướng đến tìm ra giải pháp để phòng, chống các vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực đầu tư công, tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động đầu tư xây dựng cơ bản, hướng đến để có các công trình xây dựng cơ bản
hữu ích, phục vụ cộng đồng và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, việc nghiên cứu ở các
nước trên thế giới và Việt Nam chưa thực sự tập trung vào một thực tiễn cần
nghiên cứu có tính cấp bách
166 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRỊNH QUANG BẮC
VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRỊNH QUANG BẮC
VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Trịnh Quang Bắc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 7
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách của nhà nước 7
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 11
1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 18
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 21
2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước và pháp luật trong đầu tư
xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước 21
2.2. Khái niệm, đặc điểm vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn
ngân sách nhà nước 34
2.3. Nội dung vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân
sách nhà nước 45
2.4. Các điều kiện bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước 55
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có
vốn ngân sách nhà nước 59
2.6. Kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước của một số nước trên thế giới có giá
trị tham khảo cho Việt Nam 61
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ VI PHẠM PHÁP
LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2014 76
3.1. Khái quát tình hình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước giai
đoạn 2010-2014 76
3.2. Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
giai đoạn từ năm 2010 - 2014 83
3.3. Nguyên nhân của thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản
có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay 99
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY 109
4.1. Quan điểm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có
vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay 109
4.2. Các giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản
có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay 117
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CĐT : Chủ đầu tư
ĐTXDCB : Đầu tư xây dựng cơ bản
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GTVT : Giao thông vận tải
HĐND : Hội đồng nhân dân
KBNN : Kho bạc nhà nước
KTNN : Kiểm toán nhà nước
KTV : Kiểm toán viên
KTVNN : Kiểm toán viên nhà nước
KTTT : Kinh tế thị trường
MTV : Một thành viên
NSĐP : Ngân sách địa phương
NSNN : Ngân sách nhà nước
NSTW : Ngân sách trung ương
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP : Thành phố
TSCĐ : Tài sản cố định
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
XDCB : Xây dựng cơ bản
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Cấp thiết về lý luận
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, vấn đề đầu tư công, pháp luật đầu tư
công và vi phạm pháp luật trong đầu tư công được nghiên cứu và tiếp cận ở dưới
nhiều góc độ khác nhau như khoa học kinh tế học, khoa học chính trị, khoa học
hành chính, khoa học pháp lý và khoa học xã hội.
Ở các góc độ tiếp cận khác nhau và do các nhà nghiên cứu ở mỗi nước
trên thế giới khác nhau nên các công trình nghiên cứu về đầu tư xây dựng cơ bản
có nguồn vốn ngân sách nhà nước rất đa dạng và phong phú. Việc nghiên cứu
được trải rộng từ nghiên cứu lý luận đến nghiên cứu thực tiễn và bất cứ công
trình nào cũng hướng đến tìm ra giải pháp để phòng, chống các vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực đầu tư công, tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động đầu tư xây dựng cơ bản, hướng đến để có các công trình xây dựng cơ bản
hữu ích, phục vụ cộng đồng và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, việc nghiên cứu ở các
nước trên thế giới và Việt Nam chưa thực sự tập trung vào một thực tiễn cần
nghiên cứu có tính cấp bách.
1.2. Cấp thiết về thực tiễn
Đó là ở Việt Namvi phạm pháp luật, tội phạm cũng ngày càng gia tăng, ở tất
cả các lĩnh vực, trong đó vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn
ngân sách nhà nước là hết sức nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, tình trạng thất thoát
tài sản nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản đã diễn ra phổ biến, làm tiêu huỷ các
nguồn lực, phá vỡ quy hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia, cả quy hoạch, kế hoạch
phát triển vùng, lãnh thổ, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế kỹ thuật, tạo
ra áp lực tài chính lớn cho việc thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội
môi trường đầu tư, làm hư hỏng một bộ phận đội ngũ cán bộ công chức gây bất bình
trong dư luận xã hội.
Trong bối cảnh đó, nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư công trên thế
giới và đầu tư công ở Việt Nam được phân tích, bình luận và đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng tại các diễn đàn hội thảo, hội nghị và ở các cấp
2
độ nghiên cứu chuyên sâu, chuyên ngành, cấp nhà nước và cấp bộ, cấp cơ sở.
Nhiều đại biểu Quốc hội, trong nhiều kỳ họp đều có chung những trăn trở, suy
nghĩ, trao đổi, kiến nghị với Đảng, Nhà nước nhiều giải pháp khắc phục. Nhiều
công trình nghiên cứu làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho Quốc hội ban hành nghị
quyết về chống thất thoát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, ban hành và
sửa đổi nhiều đạo luật quan trọng như luât Luật ngân sách nhà nước; Luật thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật
Phòng chống tham nhũng... đều có mục tiêu là nhằm phòng ngừa, xử lý nghiêm
các vi phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Cố gắng
của Quốc hội được chuyển hoá thành quyết tâm chính trị của cả hệ thống chính
trị, với sự nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ, của các cơ quan tư pháp song thực
tế là những vi phạm vẫn không được ngăn chặn, ngày càng có nhiều đoàn thanh
tra của Chính phủ, kiểm toán của Nhà nước hoạt động, phát hiện ra nhiều vi
phạm điển hình, phổ biến trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước, thậm
chí các hành vi vi phạm ngày càng trở lên tinh vi và phức tạp hơn. Thực trạng ấy
không chỉ cảnh báo tính hiệu quả của quản lý nhà nước, của mô hình và cơ chế
thi hành pháp luật mà còn đặt ra như một tất yếu, phải có tư duy mới, với cách
nhìn nhận và phương pháp mới trong xử lý các hiện tượng pháp luật nói chung,
các vi phạm pháp luật nói riêng, trong đó có vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.
Chính vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu một cách tổng thể về các
công trình nghiên cứu về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ
bản có vốn ngân sách của Nhà nước để có được cơ sở lý luận vững chắc, xây
dựng nền móng tư duy pháp lý mới, làm rõ cả cơ chế hình thành từ đó đặt cơ sở
khoa học cho việc đề xuất và thực hiện những giải pháp khả thi, vừa xử lý những
vấn đề trước mắt vừa có tính lâu dài, vừa phòng ngừa, ngăn chặn, vừa xử lý hậu
quả, vừa đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước, vừa hướng dẫn
Từ thực trạng và yêu cầu về tư duy mới trên, việc nghiên cứu luận án “Vi phạm
pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam" là
hết sức cần thiết.
3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Việc nghiên cứu luận án “Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản
có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam" nhằm mục đích tìm kiếm các giải pháp
phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước
mang tính khoa học và ứng dụng trong thực tiễn Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề án
- Thống kê, tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học của nước ngoài và
trong nước về đầu tư xây dựng cơ bản, pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản có vốn
ngân sách nhà nước và vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách của Nhà nước. Trên cơ sở đó xác định rõ những vấn đề đã được nghiên cứu
cần kế thừa, phát triển; những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
- Phân tích, làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật trong đầu
tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước như khái niệm, đặc điểm đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn nhà nước; khái niệm, đặc điểm vi phạm pháp luật và vi phạm
pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước; nội dung vi phạm pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, các điều kiện bảo đảm
phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
- Hệ thống hoá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có
vốn ngân sách nhà nước theo 3 giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng từ 2010-2014.
- Tìm nguyên nhân chủ quan, khách quan của vi phạm pháp luật trong đầu tư
xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
- Phân tích, luận giải các quan điểm giải pháp bảo đảm phòng, chống vi
phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt
Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứucủa luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, các
quan điểm, giải pháp phòng chống loại vi phạm pháp luật này.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chỉ nghiên cứu vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng sử
dụng ngân sách nhà nước
- Về thời gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực này từ năm 2010-2014
- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước trên qui mô toàn quốc
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà
nước và pháp luật nói chung, về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài chú trọng những quan điểm, tri thức khoa học có tính
phổ biến ở trong nước và nước ngoài về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ
bản có vốn ngân sách nhà nước để tham khảo và phục vụ cho việc tiếp cận và giải
quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tác giả luận án sử dụng những
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong chương 2, 3, 4 để
làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp bảo đảm
phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách
nhà nước.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng trong các chương 2,3,4 để làm
rõ nội dung, các điều kiện bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp lô gíc được sử dụng
ở chương 2, 3, 4: Luận án nghiên cứu từng vấn đề trong mối quan hệ chặt chẽ giữa lý
luận với thực tiễn, giữa quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước với
thực tiễn thực hiện pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà
nước. Ba chương của luận án được nghiên cứu trong mối quan hệ lôgíc xuyên suốt từ
5
cơ sở lý luận đến thực trạng và quan điểm, giải pháp bảo đảm phòng, chống vi phạm
pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.
- Phương pháp thống kê và xã hội học pháp luật được sử dụng trong chương 3
khi đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 1 để làm rõ tình hình
nghiên cứu, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Phương pháp này cũng được
sử dụng ở chương 3 để so sánh, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư
xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về vi
phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên
cứu của luận án sẽ có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau:
- Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện các quan điểm, quan niệm về pháp
luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, luận án đã xây dựng
khái niệm khoa học vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước, chỉ ra đặc điểm và hình thức vi phạm đồng thời, phân tích làm rõ các
điều kiện đảm bảo phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn
ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ
bản có vốn ngân sách nhà nước, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế đó. Từ đó, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm
phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và làm giàu thêm những kiến
thức lý luận về vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản
có vốn ngân sách nhà nước; xây dựng cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá
thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà
nước; xây dựng và hoàn thiện các yếu tố, điều kiện đảm bảo phòng, chống vi phạm
pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.
6
Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy luật học và
văn hóa pháp lý chuyên sâu về vi phạm pháp luật và phòng, chống vi phạm pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Luận án cũng là tài liệu
tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và trách nhiệm xã hội
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng
cơ bản; xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể tổ chức thực
hiện có hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ
bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trường, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố
liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm
4 chương, 14 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về đầu tư trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
Công trình “Định nghĩa về toàn cầu về những so sánh và triển vọng cho các
chương trình đầu tư” của Nayef R.F.Al-Rodhan tập trung viết về xu hướng
đầu tư và triển vọng đầu tư, trong đó có một chương khắc hoạ về các hiểm hoạ đầu
tư như tham nhũng, lãng phí, thất thoát và trên cơ sở đó, khẳng định các nước cần
phải có giải pháp khắc phục và hành vi vi phạm pháp luật.
Trong công trình do OECD công bố “Danh mục các từ khoá và định
nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài” các định nghĩa đầu tư và đầu tư nước ngoài
được công bố một cách cụ thể, rõ ràng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu về đầu tư nói
chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.
Công trình “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và và phát triển các chính sách
thường niên cho các nước có nền kinh tế phát triển” của Giáo sư Theodore
H.Moan đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư, đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Đồng thời có một mục phân tích về đầu tư trong xây dựng cơ bản.
Các nội dung đầu tư, xu hướng đầu tư và lĩnh vực đầu tư bằng các nguồn vốn nhà
nước, vốn ODA và các vốn của các nhà đầu tư trong khối tư nhân cũng được tác giả
phân tích thấu đáo, làm cơ sở cho các nghiên cứu, dự báo và quan điểm, giải pháp,
bình luận cho các nước có nền kinh tế phát triển.
Công trình “Các dự án Đầu tư: Sự thay đổi quan điểm chính trị đối với đầu
tư đô thị” của tác giả David E.Lubroff đã đưa ra giả thiết thực tế từ những sự
thất bại của những năm 1970 ở Mỹ trong các dự án đầu tư công cộng trong những
thành phố ở Mỹ. Ở đó có một số lượng lớn các dự án trong khoảng thời gian từ năm
1960 đên năm 1970 là thời điểm các xung đột chính trị đã hình thành một thế hệ
mới các siêu dự án đô thị. Bằng các nghiên cứu của mình, ông muốn chứng minh
8
vai trò của chính trị, các quyết sách của các đảng cầm quyền đối với việc thiết lập
các dự án đầu tư. Quan trọng hơn cả là những dự án đầu tư đó phải được tổ chức
thực hiện thực sự có hiệu quả, khắc phục tính phi thực tiễn, phục vụ cho chính con
người ở đô thị. Đây là sự tiếp biến văn hoá đầu tư xây dựng, hướng đến con người
và vì con người. Các nhà chính trị khi đưa ra các quyết sách của mình cần chú ý đến
những yếu tố như quyết sách của chính quyền địa phương, quyết sách của chính
quyền Trung ương. Người dân là người thụ hưởng các dự án đầu tư, nhất là dự án
đầu tư về cơ sở hạ tầng như nhà ở, chung cư trung và cao cấp. Thông qua tác phẩm
của mình, tác giả nhấn mạnh các lý do của thực trạng của những dự án đầu tư không
có hiệu quả. Một trong những lý do tác giả đưa ra là việc đánh giá tính khả thi của
dự án xây dựng cơ bản chưa đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và việc thực thi các dự án
chưa tuân thủ các quy định của pháp luật.
Cuốn sách “Thảm hoạ kế hoạch - Chuỗi các dự án phát triển đô thị ở
California" tác giả Peter Hall tập trung phân tích một thực trạng được gọi tên
là "bệnh lý quy hoạch”, tác giả đã đã phác hoạ lại lịch sử của năm thảm họa kế
hoạch và hai gần như thảm họa, đồng thời phân tích các quyết định của các quan
chức, các chuyên gia, các nhà hoạt động cộng đồng, và các chính trị gia tham gia
vào quá trình lập kế hoạch. Ông dựa trên một cơ thể chiết trung của các lý thuyết
khoa chính trị học, kinh tế, đạo đức, và dự báo trong tương lai dài hạn để đưa ra
những biện pháp, giải pháp hữu hiệu ngăn chặn sai lầm lớn như vậy trong tương lai.
Cuốn sách “Đầu tư công, tăng trưởng và những hạn chế tài chính:
Những thách thức đối với các nước thành viên EU mới” tập trung vào tầm
quan trọng của đầu tư công để tăng trưởng trong khi thực tế thì thâm hụt ngân sách
lớn và nợ công tăng. Cuốn sách tập trung vào một chủ đề rất kịp thời, đưa ra các
triển vọng tăng trưởng thấp và tài chính, chính sách phải đối mặt với các nước thành
viên Châu Âu hiện tại và tương lai, đó khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và tỷ lệ
tăng trưởng sản lượng rất thấp. Do những hạn chế đặt trên chính sách tiền tệ của
đồng tiền chung và mất tự chủ chính sách tiền tệ, vai trò của chính sách tài khóa, và
đặc biệt, công đầu tư trong một khung cảnh khăn về ngân sách và tỷ lệ tăng trưởng
thấp trở nên quan trọng. Các tài liệu trong cuốn sách rất hữu ích cho các học giả,
9
các nhà nghiên cứu và các học viên khi nghiên cứu đầu tư công, nhất là đầu tư xây
dựng cơ bản.
Cuốn sách: “Sức Mạnh của quản lý đầu tư công - Tài sản cho sự tăng