Luận văn Đánh giá tình hình nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại hai xã thuộc huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk

Bệnh giun truyền qua ñất là do trứng có ấu trùng của các loài giun (giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ, giun lươn) cần cóthời gian tồn tại và phát triển trong môi trường ñất khi có nhiệt ñộ, ẩm ñộ và oxy thích hợp thì mới trở thành mầm bệnh gây nhiễm cho người. Các bệnh giun truyền qua ñất phổ biến là giun ñũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus)lưu hành ở khắp nơi trên thế giới; ñặc biệt là các nước nhiệt ñới và cận nhiệt ñới, trong ñó có Việt Nam [22], [31]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 1,4 tỷ người nhiễm giun ñũa, 1 tỷ người nhiễm giun tóc và 1,2 tỷ người nhiễm giun móc/mỏ, Trung tâm hợp tác của Tổ chức Y tế thế giới tại Oxford ước tính có 214 triệu người nhiễm giun ñũa, 130 triệu người nhiễm giun tóc và ít nhất 98 triệu người nhiễm giun móc gây nhiều tác hại về lâm sàng,ảnh hưởng trực tiếp ñến sức khỏe con người nhất là trẻ em, làm suy dinh dưỡng, giảm khả năng phát triển về thể chất và trí tuệ cũng như khả năng học tập, thậm chí còn là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn ñến tử vong [21], [22], [23], [31]. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt ñới có ñiều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt và canh tác cũng như ñiều kiện vệ sinh môi trường rất thuận lợi cho bệnh giun sán tồn tại và phát triển quanh năm. Theosố liệu thống kê chưa ñầy ñủ nước ta có khoảng 50-60 triệu người nhiễm giun sán, trong ñó các bệnh giun truyền qua ñất có tỷ lệ nhiễm cao ở trẻ em; ước tính trên toàn quốc số người nhiễm giun ñũa khoảng 60 triệu người, giun tóc 40 triệu và giun móc 20 triệu; nhiều vùng số người bị nhiễm cùng lúc 2-3loài giun lên tới 60-70% làm tổn hại nghiêm trọng ñến sức khỏe cũng như sức lao ñộng của nhân dân [3]. 16 Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk dân số 61.308 người gồm 7 xã và 90 thôn bản; có 16 trường tiểu học, trong ñó xã Ea Barvà Cuôr K Nia trẻ em ñang ñộ tuổi ñi học dễ nhiễm bệnh giun sán do tình trạng vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập, rác thải sinh hoạt chưa ñược thugom ñúng cách, người dân có thói quen ăn rau sống, uống nước lã, ñi chân ñất. Bệnh giun truyền qua ñất tác hại ñến mọi lứa tuổi, nhưng quan trọng nhất vẫnlà trẻ em ở các trường tiểu học vì ở lứa tuổi này các em thường bị suy dinh dưỡng do ñang qua thời kỳ phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ [13]. Tuy nhiên hiện nay bệnh giun sán vẫn ñược coi là "căn bệnh bị lãng quên" do triệu chứng bệnh diễn biến âm thầm, dễ bị che lấp bởi nhiều bệnh cấp tính khác nên không ñược quan tâm ñúng mức và chưa có quy mô phòng chống. Hoạt ñộng phòng chống bệnh giun sán chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới thông qua mô hình tẩy giun cho học sinh ở các trường tiểu học, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thông qua chương trình phòng chống bệnh truyền nhiễm. Xuất phát từ yêu cầu thực tế với mong muốn góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm, giảm cường ñộ nhiễm và giảm tác hại các bệnh giun truyền qua ñất ở trẻ em, ñề tài nghiên cứu: “Đánh giá tình hình nhiễm giun truyền qua ñất ở học sinh tiểu học tại hai xã thuộc huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk” ñược tiến hành với 3 mục tiêu như sau: 1. Xác ñịnh tỷ lệ nhiễm giun truyền qua ñất của học sinh tiểu học tại ñiểm nghiên cứu. 2. Mô tả kiến thức, thái ñộ và thực hành của học sinh tiểu học về phòng chống nhiễm giun truyền qua ñất tại ñiểm nghiên cứu. 3. Xác ñịnh một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun truyền qua ñất tại ñiểm nghiên cứu.

pdf94 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2658 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tình hình nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại hai xã thuộc huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ----------- NGUYỄN CHÂU THÀNH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HAI XÃ THUỘC HUYỆN BUÔN ĐÔN TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ Y KHOA Buôn Ma Thuột - 2009 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ----------- NGUYỄN CHÂU THÀNH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HAI XÃ THUỘC HUYỆN BUÔN ĐÔN TỈNH ĐĂK LĂK Chuyên ngành: Ký sinh trùng-Côn trùng Mã số: 607265 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Triệu Nguyên Trung Buôn Ma Thuột - 2009 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Họ tên tác giả (Chữ ký) Nguyễn Châu Thành 4 LỜI CẢM ƠN Với tất cả tấm lòng trân trọng nhất, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: - Ban giám hiệu Trường Đại học Tây Nguyên, Ban giám đốc Trung tâm phòng chống Sốt rét tỉnh Đăk Lăk, Phòng sau Đại học Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. - TS. Triệu Nguyên Trung, Viện trưởng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng- Côn trùng Quy Nhơn là người thầy thuốc nhân dân luôn tâm huyết, quan tâm đến học viên và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. - PGS TS. Nguyễn Xuân Thao, Hiệu trưởng, Trường Đại học Tây Nguyên; PGS TS. Trần Xuân Mai, Trường Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh; TS. Phan Văn Trọng, Trưởng khoa Y, Trường Đại học Tây Nguyên đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn. - Các Anh, Chị Khoa xét nghiệm Ký sinh trùng, Trung tâm phòng chống Sốt rét tỉnh Đăk Lăk cùng tham gia nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn này. - Tập thể các Bác sỹ, Cán bộ, Công chức Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn, Trạm Y tế xã Cuôr K Nia, Trạm Y tế xã Ea Bar, Trường tiểu học Nguyễn Trãi, Trường tiểu học A Ma Trang Lơng cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả Nguyễn Châu Thành 5 MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu Danh mục các hình Phần nội dung của luận văn ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Lịch sử nghiên cứu các bệnh giun truyền qua đất 1.1.1. Giun đũa 1.1.2. Giun tóc 1.1.3. giun móc/mỏ 1.2. Dịch tễ học bệnh giun truyền qua đất 4 1.2.1. Dịch tễ học bệnh giun đũa (Arcaris lumbricoides) 1.2.2. Dịch tễ học bệnh giun tóc (Trichuris trichiura) 1.2.3. Dịch tễ học bệnh giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) 1.3. Tình hình nhiễm giun truyền qua đất 7 1.3.1. Tình hình nhiễm giun trên thế giới 1.3.1.1. Nhiễm giun đũa 1.3.1.2. Nhiễm giun tóc 6 1.3.1.3. Nhiễm giun móc/mỏ 1.3.2. Tình hình nhiễm giun ở Việt Nam 1.3.2.1. Nhiễm giun đũa 1.3.2.2. Nhiễm giun tóc 1.3.2.3. Nhiễm giun móc/mỏ 1.3.3. Tình hình nhiễm giun ở Tây Nguyên 1.3.4. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) phòng chống giun truyền qua đất 1.4. Tác hại của bệnh giun truyền qua đất 14 1.4.1. Tác hại của giun đũa 1.4.1.1. Chiếm thức ăn 1.4.1.2. Tắc ruột do giun 1.4.1.3. Hội chứng Loeffler 1.4.2. Tác hại của giun tóc 1.4.2.1. Gây dị ứng cho cơ thể 1.4.2.2. Triệu chứng lâm sàng 1.4.3. Tác hại của giun móc/mỏ 1.4.3.1. Giai đoạn ấu trùng xuyên qua da 1.4.3.2. Giai đoạn ký sinh tại ruột 1.5. Phòng chống bệnh giun truyền qua đất 18 1.5.1. Chiến lược phòng chống nhiễm giun trên thế giới 1.5.2. Chiến lược phòng chống bệnh giun sán ở Việt Nam 1.5.2.1. Nguyên tắc chung 1.5.2.2. Mục tiêu chính 1.5.2.3. Chiến lược và các giải pháp trong PC bệnh giun sán Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Địa điểm nghiên cứu 2.2. Đối tượng nghiên cứu 24 7 2.3. Thời gian nghiên cứu 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 2.4.2. Mẫu nghiên cứu tình trạng nhiễm giun 2.4.2.1. Chọn mẫu 2.4.2.2. Cỡ mẫu 2.4.3. Mẫu điều tra KAP của học sinh về phòng chống giun TQĐ 25 2.4.4. Các kỹ thuật thu thập thông tin 2.4.4.1. Kỹ thuật xét nghiệm phân 2.4.4.2. Kỹ thuật điều tra KAP 2.4.4.3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun TQĐ 2.4.5. Phương pháp thu thập số liệu 27 2.4.5.1. Thu thập mẫu phân để xét nghiệm 2.4.5.2. Điều tra kiến thức và thực hành (KAP) của học sinh 2.4.6. Các chỉ số nghiên cứu 28 2.4.6.1. Nhóm chỉ số mô tả tỷ lệ nhiễm giun của học sinh 2.4.6.2. Nhóm chỉ số mô tả kết quả điều tra KAP 2.4.6.3. Nhóm chỉ số về một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun TQĐ 2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu 31 2.4.8. Một số thuật ngữ dùng trong luân văn 2.4.9. Sai số có thể gặp và cách hạn chế sai số 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 32 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ (giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ) của học sinh tiểu hoc. 33 3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) của học sinh về bệnh giun TQĐ 40 3.2.1. Về hiểu biết các bệnh giun TQĐ (giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ) 8 3.2.2. Về thái độ 3.2.3. Về thực hành vệ sinh cá nhân của học sinh 3.3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất của học sinh tiểu học 46 3.3.1. Yếu tố sử dụng hố xí hợp vệ sinh 3.3.2. Yếu tố kiến thức 3.3.3. Yếu tố thái độ 3.3.4. Yếu tố thực hành Chương 4: BÀN LUẬN 53 4.1. Tỷ lệ nhiễm giun chung và từng loại giun truyền qua đất của học sinh tiểu học tại hai xã Cuôr K Nia và Ea Bar huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk 4.2. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh tiểu học về bệnh giun truyền qua đất 4.3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất của học sinh tiểu học KẾT LUẬN 63 1. Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ của học sinh ở hai xã nghiên cứu 2. Kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh về bệnh giun TQĐ 3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun TQĐ KIẾN NGHỊ 66 Tài liệu tham khảo: tiếng Việt và tiếng Anh Phụ lục: KAP; 6 hình chụp tại điểm nghiên cứu; cây vấn đề 9 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB (Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển Châu Á BP: Biện pháp CI (Confidence Interval): Khoảng tin cậy CMT: Cắt móng tay CS: Cộng sự CTNCKH: Công trình nghiên cứu khoa học HVS: Hợp vệ sinh KAP (Knowledge Attitude Practice): Kiến thức, thái độ, thực hành KST: Ký sinh trùng KST-CT: Ký sinh trùng-Côn trùng n: Mẫu nghiên cứu NC: Nghiên cứu OR (Odds ratio): Tỷ suất chênh P (Probability): Xác suất PCSR: Phòng chống sốt rét SL: Số lượng TB: Trung bình TL: Tỷ lệ Tp: Thành phố TQĐ: Truyền qua đất TTGD: Truyền thông giáo dục 10 WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế thế giới (+): Dương tính; (%): Phần trăm 11 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Một số thông tin về 2 xã nghiên cứu. 21 Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất của học sinh 2 xã. 33 Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ theo nhóm tuổi của học sinh 2 xã. 34 Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất theo giới của học sinh 2 xã. 35 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất theo dân tộc của học sinh 2 xã. 37 Bảng 3.5. Tỷ lệ đơn nhiễm, đa nhiễm giun TQĐ của học sinh 2 xã. 38 Bảng 3.6. Tỷ lệ học sinh biết tên về các loại giun TQĐ. 40 Bảng 3.7. Hiểu biết của học sinh về đường lây truyền của bệnh giun TQĐ. 41 Bảng 3.8. Hiểu biết của học sinh về tác hại của bệnh giun TQĐ. 41 Bảng 3.9. Hiểu biết của học sinh về phòng chống bệnh giun TQĐ. 42 Bảng 3.10. Tỷ lệ các loại hố xí được sử dụng tại gia đình của học sinh. 43 Bảng 3.11. Tỷ lệ uống thuốc tẩy giun trong vòng 6 tháng trước khi điều tra. 44 Bảng 3.12. Thực hành vệ sinh cá nhân phòng chống giun TQĐ của học sinh. 45 Bảng 3.13. Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ ở nhóm học sinh sử dụng hố xí HVS và nhóm sử dụng hố xí không HVS. 46 12 Bảng 3.14. Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ ở nhóm học sinh hiểu biết đúng và nhóm hiểu không đúng về đường lây truyền của giun vào cơ thể người. 47 Bảng 3.15. Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ ở nhóm học sinh hiểu biết và nhóm không hiểu biết về tác hại của bệnh giun. 48 Bảng 3.16. Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ ở nhóm học sinh hiểu biết và nhóm không hiểu biết về các biện pháp phòng chống bệnh giun. 48 Bảng 3.17. Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ ở nhóm học sinh thường xuyên ăn rau sống và nhóm không ăn rau sống. 49 Bảng 3.18. Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ ở nhóm học sinh thường xuyên rửa tay trước khi ăn, sau khi đại tiện và nhóm ít hoặc không rửa tay trước khi ăn, sau khi đại tiện. 50 Bảng 3.19. Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ ở nhóm học sinh thường xuyên cắt móng tay và nhóm không thường xuyên cắt móng tay. 51 Bảng 3.20. Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ ở nhóm học sinh có uống thuốc tẩy giun và nhóm không uống thuốc tẩy giun trong vòng 6 tháng tại thời điểm điều tra. 52 13 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất của học sinh 2 xã. 33 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ theo giới của học sinh 2 xã. 36 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ theo dân tộc của học sinh 2 xã. 38 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đơn nhiễm, đa nhiễm giun TQĐ của học sinh 2 xã. 39 14 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đăk Lăk. 22 Hình 2.2. Bản đồ hành chính huyện Buôn Đôn. 23 15 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh giun truyền qua đất là do trứng có ấu trùng của các loài giun (giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ, giun lươn) cần có thời gian tồn tại và phát triển trong môi trường đất khi có nhiệt độ, ẩm độ và oxy thích hợp thì mới trở thành mầm bệnh gây nhiễm cho người. Các bệnh giun truyền qua đất phổ biến là giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) lưu hành ở khắp nơi trên thế giới; đặc biệt là các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam [22], [31]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 1,4 tỷ người nhiễm giun đũa, 1 tỷ người nhiễm giun tóc và 1,2 tỷ người nhiễm giun móc/mỏ, Trung tâm hợp tác của Tổ chức Y tế thế giới tại Oxford ước tính có 214 triệu người nhiễm giun đũa, 130 triệu người nhiễm giun tóc và ít nhất 98 triệu người nhiễm giun móc gây nhiều tác hại về lâm sàng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nhất là trẻ em, làm suy dinh dưỡng, giảm khả năng phát triển về thể chất và trí tuệ cũng như khả năng học tập, thậm chí còn là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tử vong [21], [22], [23], [31]. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới có điều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt và canh tác cũng như điều kiện vệ sinh môi trường rất thuận lợi cho bệnh giun sán tồn tại và phát triển quanh năm. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ nước ta có khoảng 50-60 triệu người nhiễm giun sán, trong đó các bệnh giun truyền qua đất có tỷ lệ nhiễm cao ở trẻ em; ước tính trên toàn quốc số người nhiễm giun đũa khoảng 60 triệu người, giun tóc 40 triệu và giun móc 20 triệu; nhiều vùng số người bị nhiễm cùng lúc 2-3 loài giun lên tới 60-70% làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sức lao động của nhân dân [3]. 16 Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk dân số 61.308 người gồm 7 xã và 90 thôn bản; có 16 trường tiểu học, trong đó xã Ea Bar và Cuôr K Nia trẻ em đang độ tuổi đi học dễ nhiễm bệnh giun sán do tình trạng vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập, rác thải sinh hoạt chưa được thu gom đúng cách, người dân có thói quen ăn rau sống, uống nước lã, đi chân đất. Bệnh giun truyền qua đất tác hại đến mọi lứa tuổi, nhưng quan trọng nhất vẫn là trẻ em ở các trường tiểu học vì ở lứa tuổi này các em thường bị suy dinh dưỡng do đang qua thời kỳ phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ [13]. Tuy nhiên hiện nay bệnh giun sán vẫn được coi là "căn bệnh bị lãng quên" do triệu chứng bệnh diễn biến âm thầm, dễ bị che lấp bởi nhiều bệnh cấp tính khác nên không được quan tâm đúng mức và chưa có quy mô phòng chống. Hoạt động phòng chống bệnh giun sán chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới thông qua mô hình tẩy giun cho học sinh ở các trường tiểu học, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thông qua chương trình phòng chống bệnh truyền nhiễm. Xuất phát từ yêu cầu thực tế với mong muốn góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm, giảm cường độ nhiễm và giảm tác hại các bệnh giun truyền qua đất ở trẻ em, đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tình hình nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại hai xã thuộc huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk” được tiến hành với 3 mục tiêu như sau: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất của học sinh tiểu học tại điểm nghiên cứu. 2. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh tiểu học về phòng chống nhiễm giun truyền qua đất tại điểm nghiên cứu. 3. Xác định một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất tại điểm nghiên cứu. 17 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch sử nghiên cứu các bệnh giun truyền qua đất Trên thế giới các bệnh giun truyền qua đất có lịch sử xuất hiện rất sớm, y học cổ đã ghi nhận bệnh giun đũa, giun tóc và tác hại gây thiếu máu của giun móc/mỏ. Nhiều năm tiếp theo có các nghiên cứu về chu kỳ giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ trên cơ thể người: Grassi (1887), Looss (1898-1911), Stewart (1916); nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun đường ruột ở nhiều vùng địa lý khác nhau: Bowman, Garrison (1917), Chester, Dershimer (1918); nghiên cứu về phân bố và bệnh học của giun móc/mỏ: Fukusluma (1952), Gerritsen (1954), Komiya-Suzuki (1956), Roche và Lecyriss (1966) [22], [31]. 1.1.1. Giun đũa Giun đũa được EdWard Tyson (Anh Quốc) lần đầu tiên chính thức mô tả vào năm 1683, với hình dạng giống như giun ở đất và được đặt tên là "Lumbricus teres". Sau đó các nhà khoa học đã đặt với nhiều tên khác nhau như Ascaris Lumbricoides (Linnaeus, 1758), Lumbricoides vulgaris (Merat, 1821) đến năm 1915 Uỷ ban Quốc tế gồm 66 thành viên của các nước đã chính thức xác nhận tên giun đũa trên danh mục động vật học là Ascaris lumbricoides [17], [22]. 1.1.2. Giun tóc Giun tóc được mô tả lần đầu tiên bởi Linnaeus vào năm 1771, tiếp theo chu kỳ của giun tóc được Grassi xác định năm 1887 và được Fulleborn hoàn chỉnh vào năm 1923. Tình hình nhiễm giun tóc trên thế giới được Corn tổng hợp năm 1938 và được đánh giá là loại giun phổ biến. Giun tóc có nhiều tên gọi khác nhau như Ascaris trichiura (Linnaeus 1771), Trichocephalus hominis, Trichocephalus Suis (Schrank 1788), 18 Trichophalus apri (Ginelin 1790), Trichophalus dispa (Rodolphi 1802), Masligodes hominis (Zeder 1803), Trichocephalus crenatus (Rudolphi 1809), Trichiuris trichiura (Stiles 1901); trong đó Trichiuris trichiura được các chuyên gia Châu Mỹ thống nhất là tên gọi chính thức vào năm 1941 [23], [40], [41]. 1.1.3. Giun móc/mỏ Bệnh giun móc đã được mô tả từ lâu trong các tài liệu cổ và đến thế kỷ 17 được nhiều tác giả mô tả đầy đủ hơn như Jakok de Bondt (1629), Pison và Magraff (1648). Năm 1843, Dubini đã phát hiện thấy giun móc ở tử thi một bệnh nhân ở Milan đặt tên là Ancylostoma duodenale. Tiếp sau đó, một số tác giả khác như Prunez (1847), Bilharz (1852), Criesinger (1854) cũng phát hiện tương tự và mô tả thêm; tuy nhiên, tên gọi Ancylostoma duodenale được các nhà khoa học thống nhất trong danh mục động vật học vào năm 1915 [22]. Năm 1898, Loss đã xác định được cơ chế nhiễm bệnh qua da của giun móc, đến năm 1902 Stiles C.W đã tìm thấy Necator americanus và đặt tên là giun mỏ cũng ký sinh ở tá tràng nhưng phổ biến hơn Ancylostoma duodenale ở một số nơi [23]. Ở Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã có những điều tra đầu tiên ở người qua các công trình nghiên cứu của Mathis, Léger, Salamon, Nerew và Maurriquand đặc biệt là công trình của Mathis, Léger (1911) đã điều tra cơ bản, toàn diện về các loại giun truyền qua đất. Từ năm 1954 đến nay đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực về các bệnh giun như nghiên cứu điều tra cơ bản, nghiên cứu về hình thể, đặc điểm sinh học, phân bố dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng chống [22], [23]. 1.2. Dịch tễ học bệnh giun truyền qua đất 1.2.1. Dịch tễ học của bệnh giun đũa (Ascaris lumbricoides) Bệnh giun đũa gặp ở khắp nơi trên thế giới do số lượng lớn trứng giun đũa được thải ra ngoài theo phân và có sức đề kháng cao với ngoại cảnh. Ở 19 vùng ôn đới, bệnh thường gặp ở trẻ em và những người có nghề nghiệp tiếp xúc với đất; ở vùng nhiệt đới, nhất là Viễn Đông tỷ lệ nhiễm chiếm 70-90% do có nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi cho sự phát triển của trứng, người dân thiếu ý thức vệ sinh cá nhân và tập quán sử dụng phân người trong nông nghiệp. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm ở miền Bắc 70-85% và miền Nam 18-35%, tỷ lệ nhiễm ở nông thôn cao hơn thành thị [15], [17], [23]. Theo các nghiên cứu nuôi giun tại phòng thí nghiệm, mỗi ngày một con giun đũa cái có thể đẻ tới 23-24 vạn trứng. Trứng giun đũa không có khả năng phát triển trong cơ thể người mà chỉ phát triển ở ngoại cảnh với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và oxy thích hợp [15], [22]. - Nhiệt độ thuận lợi 24-250C sau 12-15 ngày trứng non phát triển đến giai đoạn ấu trùng, có khả năng gây nhiễm cho người. Nhiệt độ thấp hoặc cao làm tỷ lệ trứng hỏng tăng; trứng giun đũa bị huỷ hoại ở nhiệt độ trên 60°C và có thể tồn tại ở nhiệt độ dưới 0°C, nhiệt độ -12°C có khả năng diệt trứng giun đũa. - Ẩm độ từ 80% trở lên là điều kiện tốt nhất cho trứng giun đũa phát triển. - Oxy là yếu tố cần thiết cho trứng giun đũa phát triển. Khi trứng giun đũa bị nằm sâu dưới nước dần dần sẽ bị hỏng, trong hố xí nước trứng giun sẽ bị hỏng sau 2 tháng. Hoá chất Formol 6%, thuốc tím rửa rau sống, cresyl rửa sàn nhà cũng không có khả năng diệt trứng giun đũa. Một số nước đã dùng dung dịch Iod 10% để diệt trứng giun sán trong rau sống, tuy nhiên thường để lại vị khó chịu, nếu không được rửa lại cẩn thận bằng nước sạch. Trong thiên nhiên trứng giun đũa thường bị huỷ hoại bởi ánh nắng mặt trời và điều kiện thời tiết khô hanh [15], [22]. Theo Đặng Tuấn Đạt và CS (1999-2002) nhiễm mầm bệnh giun trong đất 31,27% chủ yếu là trứng giun đũa 59,27%, nơi bị nhiễm cao nhất là cạnh 20 nhà vệ sinh 69,48%; nhiễm mầm bệnh giun trong môi trường nước 18,50%, nguồn nước bị nhiễm cao nhất là cống rãnh 71,73%; tỷ lệ nhiễm mầm bệnh giun trong rau là 74,33% và ruồi 17,92% [7]. 1.2.2. Dịch tễ học bệnh giun tóc (Trichuris trichiura) Bệnh giun tóc lưu hành khắp nơi trên thế giới, sinh thái gần giống với giun đũa nên những vùng có giun đũa là có giun tóc. Ở Việt Nam có khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho giun sán phát triển, tỷ lệ nhiễm có khác nhau tuỳ vùng: miền Bắc cao nhất 52% và miền Nam thấp hơn 3-5%. Về phương diện dịch tễ, bệnh giun tóc liên hệ mật thiết với độ ẩm của đất, nơi bóng cây rậm rạp có điều kiện trứng sống để cho phôi thai xuất hiện. Trong một ngày, một con giun tóc cái có thể đẻ trứng tới 2.000 con, nhiệt độ thích hợp nhất để trứng giun tóc phát triển ở ngoại cảnh là 25-30°C, trên 50°C trứng sẽ bị hỏng. Do có vỏ dày, trứng giun tóc có sức đề kháng cao hơn trứng giun đũa. Trong điều kiện mặt trời chiếu sáng như nhau, trong khi trứng giun đũa bị chết 100% thì trứng giun tóc chỉ bị chết 45%. Trứng giun tóc vẫn có khả năng phát triển trong dung dịch acid chlohydric 10% tới 3 tuần lễ, trong dung dịch acid nitric 10%, formalin 10% tới 9 ngày. Tuy nhiên cũng như trứng giun đũa, trứng giun tóc dễ bị hỏng dưới tác động của tia tử ngoại hoặc ánh sáng mặt trời [15], [17], [22], [23]. 1.2.3. Dịch tễ học bệnh giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) Bệnh giun móc/mỏ phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, xứ lạnh ít gặp hơn tập trung chủ yếu ở các hầm mỏ. Khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho sự phát triển của ấu trùng và lan truyền bệnh quanh năm, thường vào mùa mưa. Thiếu vệ sinh cá
Luận văn liên quan