Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ
máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn
bộ máy cũng bị tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ,
của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu dở thì chính sách hay cũng không
thể thực hiện được" [23]. Nghị quyết các đại hội VIII, IX và X của Đảng đã
đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ là công việc quan trọng hàng đầu trong sự
nghiệp đổi mới đất nước. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ "vững vàng về chính
trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và
năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân" đang là mối quan tâm hàng
đầu, quyết định sự sống còn của Đảng và Nhà nước ta. Điều này còn được thể
hiện rõ nét qua việc phân tích tình hình cán bộ, đảng viên của Đảng ta tại Đại
hội Đảng lần thứ XI và nhất là trong Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI). Đến
Đại hội Đảng lần thứ XII, đã đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức như sau: "Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức và việc đào tạo, sử dụng cán bộ còn nhiều mặt hạn chế.
Tính thượng tôn pháp luật, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm" [17, tr.263].
Chính vì vậy, trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước
(CCQLNN) nói chung và đội ngũ CCQLNN về kinh tế nói riêng vừa mang tính
cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng
và phát triển đất nước
167 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 3646 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN ĐÌNH THẢO
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN ĐÌNH THẢO
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS VÕ VĂN ĐỨC
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nào.
Tác giả luận án
Trần Đình Thảo
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÂY DỰNG ĐỘI
NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ 6
1.1. Những nghiên cứu về xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước
về kinh tế trên thế giới 6
1.2. Những nghiên cứu về xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước
về kinh tế ở Việt Nam 14
1.3. Kết luận rút ra từ nghiên cứu của các công trình và hướng nghiên cứu
của nghiên cứu sinh 24
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 27
2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của đội ngũ công chức quản
lý nhà nước về kinh tế 27
2.2. Nội dung xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh 37
2.3. Kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở
một số địa phương trong nước và bài học vận dụng cho tỉnh Quảng Nam 63
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH CỦA QUẢNG NAM 69
3.1. Khái quát đặc điểm địa lý - hành chính và kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam 69
3.2. Tình hình đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh của
Quảng Nam 74
3.3. Thực trạng xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2015 78
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY
DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH
TẾ CẤP TỈNH Ở QUẢNG NAM 110
4.1. Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà
nước về kinh tế cấp tỉnh ở Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030 110
4.2. Giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về
kinh tế cấp tỉnh ở Quảng Nam 117
4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp và một số kiến nghị 141
KẾT LUẬN 146
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
PHỤ LỤC 156
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB, CC : Cán bộ, công chức
CC : Công chức
CCQLNN : Công chức quản lý nhà nước
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTQG : Chính trị quốc gia
DTTS : Dân tộc thiểu số
GDP : Tổng sản phẩm nội địa
GRDP : Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn
HĐND : Hội đồng nhân dân
NXB : Nhà xuất bản
QHCB : Quy hoạch cán bộ
QLNN : Quản lý nhà nước
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Bảng 3.1: Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2010 -2015
72
Bảng 3.2: Tổng hợp Công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Quảng
Nam giai đoạn 2010 - 2015
75
Bảng 3.3: Tỉ lệ nữ trong cơ quan QLNN về kinh tế cấp tỉnh 76
Bảng 3.4: Cơ cấu công chức QLNN về kinh tế phân theo dân tộc 76
Bảng 3.5: Trình độ CCQLNN về kinh tế cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Nam 77
Bảng 3.6: Chất lượng công chức quản lý Nhà nước về kinh tế tỉnh
Quảng Nam thời gian qua
78
Bảng 3.7: Ý kiến đánh giá về chế độ, chính sách đối với công chức 86
Bảng 3.8: Đánh giá về trình độ của những người được tuyển dụng đang
công tác tại cơ quan, đơn vị
105
Trang
Biểu 3.1: Tình hình bố trí nghề đối với CCQLNN về kinh tế ở các Sở
của tỉnh Quảng Nam
100
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam 70
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ
máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn
bộ máy cũng bị tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ,
của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu dở thì chính sách hay cũng không
thể thực hiện được" [23]. Nghị quyết các đại hội VIII, IX và X của Đảng đã
đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ là công việc quan trọng hàng đầu trong sự
nghiệp đổi mới đất nước. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ "vững vàng về chính
trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và
năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân" đang là mối quan tâm hàng
đầu, quyết định sự sống còn của Đảng và Nhà nước ta. Điều này còn được thể
hiện rõ nét qua việc phân tích tình hình cán bộ, đảng viên của Đảng ta tại Đại
hội Đảng lần thứ XI và nhất là trong Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI). Đến
Đại hội Đảng lần thứ XII, đã đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức như sau: "Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức và việc đào tạo, sử dụng cán bộ còn nhiều mặt hạn chế.
Tính thượng tôn pháp luật, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm" [17, tr.263].
Chính vì vậy, trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước
(CCQLNN) nói chung và đội ngũ CCQLNN về kinh tế nói riêng vừa mang tính
cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng
và phát triển đất nước.
Đến nay, đội ngũ công chức của nước ta đã trưởng thành về chất
lượng, tăng về số lượng và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên,
thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề mới, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc
tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Do
2
đó, việc xây dựng đội ngũ CCQLNN về kinh tế cùng với những yêu cầu về
mặt tiêu chuẩn chức danh, những đòi hỏi về chất lượng đội ngũ công chức
đang ngày càng trở nên bức thiết và vô cùng quan trọng.
Quảng Nam là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế
tương đối ổn định và bền vững, trong suốt thời gian dài Tổng sản phẩm quốc
nội trên địa bàn (GRDP) trên địa bàn tỉnh tăng bình quân khoảng 12%/năm
kể từ năm 2010 tới 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 17,2
triệu đồng, đến năm 2015 đạt 38,3 triệu đồng. Năm 2010, tổng GRDP trên
địa bàn của tỉnh đạt gần 24.611 tỷ đồng, tăng 12,2%, đến năm 2015 đạt mức
56.797 tỷ đồng. Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tiến bộ; Giá trị sản
xuất công nghiệp xây dựng tăng nhanh; Dịch vụ ngày càng phát triển; kim
ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2010-2015 tăng bình quân 12%/năm. Tuy
nhiên, ngoài những thành tựu nói trên, tỉnh Quảng Nam còn có những hạn
chế, đó là, nền kinh tế có quy mô nhỏ; tăng trưởng chưa tương xứng với
tiềm năng, có mặt thiếu bền vững; năng lực cạnh tranh, năng suất và hiệu
quả chưa cao; môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn; kết cấu hạ tầng chưa
đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu CNH,
HĐH. Quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên chưa chưa thật hợp lý; tình
trạng lãng phí, thất thoát tài nguyên, khoáng sản vẫn còn phổ biến. Nguồn
nhân lực của tỉnh khá dồi dào song chưa được sử dụng hiệu quả, tỷ lệ thất
nghiệp, thiếu việc làm còn cao. Trình độ công nghệ và năng lực tiếp nhận
chuyển giao còn nhiều mặt hạn chế, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn,
kinh tế phát triển chậm hơn so với nhiều tỉnh trong cả nước.
Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn tại nêu trên có nguyên
nhân từ việc xây dựng đội ngũ CCQLNN về kinh tế ở cấp tỉnh của Quảng
Nam chưa thật hiệu quả và hợp lý (từ công tác tuyển dụng đến bố trí sử
dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, chế độ chính sách...); do
những yếu kém về cả trình độ và năng lực của bản thân đội ngũ CCQLNN
về kinh tế, nhất là cấp tỉnh đã làm cho hiệu quả lãnh đạo, quản lý hoạt
3
động kinh tế trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển . Do
đó, ngoài những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nước, Quảng Nam cần có những biện pháp riêng, phù hợp với điều
kiện của địa phương để phát triển, trong đó, công tác xây dựng đội ngũ
CCQLNN về kinh tế là vấn đề đặt ra vô cùng quan trọng. Điều này nhằm
khắc phục tình trạng tồn tại sự bất cập, hạn chế của đội ngũ CCQLNN
tỉnh Quảng Nam hiện nay. Coi đây là một trong những khâu then chốt
trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Do đó, vấn đề xây dựng đội ngũ công chức, nhất là đội ngũ CCQLNN về
kinh tế có chất lượng cao, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, vừa có ý nghĩa trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền,
nhà nước của dân, do dân và vì dân, vừa là nhu cầu cấp bách trong quá
trình CNH, HĐH hiện nay.
Xuất phát từ thực tế và với suy nghĩ trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài:
"Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế tỉnh Quảng
Nam" làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ CCQLNN về kinh tế, luận án
phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ CCQLNN về kinh tế cấp tỉnh
ở Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2015, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả xây dựng đội ngũ công chức này ở Quảng Nam nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ
- Xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận và các khái niệm liên quan
đến xây dựng đội ngũ CCQLNN về kinh tế cấp tỉnh ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ CCQLNN về kinh tế
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2015 và rút ra những thành công, hạn chế,
nguyên nhân.
4
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ CCQLNN về
kinh tế tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Xây dựng đội ngũ công chức
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của cơ quan nhà nước
cấp tỉnh ở Quảng Nam, xét trên ba vấn đề chủ yếu:
- Các nội dung liên quan tới xây dựng đội ngũ công chức gồm các khâu:
Chiến lược, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm, luân
chuyển, điều động và đánh giá CCQLNN về kinh tế.
- Cơ chế, chính sách đối với đội ngũ CCQLNN về kinh tế tỉnh
Quảng Nam.
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là đội ngũ công chức
QLNN về kinh tế cấp tỉnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về không gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu xây dựng đội
ngũ CCQLNN về kinh tế cấp tỉnh tại Quảng Nam.
Giới hạn về thời gian: Luận án tập trung phân tích giai đoạn từ năm
2010 - 2015 và đề xuất giải pháp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án được thực hiện dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa
Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước; và những quyết sách của cấp ủy và chính quyền tỉnh
Quảng Nam về xây dựng đội ngũ CCQLNN nói chung và quản lý nhà nước
về kinh tế nói riêng.
- Dựa trên các quan điểm, lý thuyết của khoa học quản lý kinh tế để xây
dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp tỉnh, trong bối
cảnh phát triển kinh tế thị trường
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Luận án dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá đội ngũ CCQLNN về
kinh tế của một số tỉnh thành phố ở trong nước, kết quả điều tra thực trạng về
đội ngũ CCQLNN về kinh tế cấp tỉnh ở Quảng Nam.
- Tác giả luận án đã tiến hành điều tra chọn mẫu (bằng phiếu trưng cầu
ý kiến): 300 cán bộ, với cách chọn mẫu đại diện bằng phương pháp ngẫu
nhiên đơn giản (chọn ngẫu nhiên 300 công chức QLNN về kinh tế trong các
sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Nam); phương pháp phỏng vấn sâu: 15 người
(cũng dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên).
- Là đề tài mang tính thực tiễn, với đối tượng cụ thể, luận án sử dụng
phương pháp thống kê, so sánh, sử dụng công cụ hiện đại và các phương pháp
nghiên cứu kinh tế trong phân tích để trình bày thông qua hệ thống bảng biểu,
biểu đồ và hình để đánh giá, so sánh đưa ra các kết luận cần thiết.
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Đóng góp mới về mặt khoa học
- Hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ thêm cơ sở lý luận về xây dựng đội
ngũ CCQLNN về kinh tế cấp tỉnh ở Việt Nam
- Xác lập những nội dung chủ yếu xây dựng đội ngũ CCQLNN về kinh
tế tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá đúng thực trạng việc xây dựng đội ngũ CCQLNN về kinh tế
cấp tỉnh ở Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2015; phân tích những thành quả đạt
được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.
5.2. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về
xây dựng đội ngũ CCQLNN về kinh tế cấp tỉnh trong những năm sắp tới.
- Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ
quan, cán bộ QLNN về kinh tế cấp tỉnh ở Quảng Nam.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án có kết cấu gồm 4 chương, 12 tiết.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ
Xung quanh vấn đề xây dựng đội ngũ CCQLNN về kinh tế đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu được xuất bản. Các công trình nghiên cứu đã đưa
ra được cái nhìn tổng quát về việc xây dựng đội ngũ công chức (CC) ở nước
ta từ trước tới nay, đồng thời cũng thể hiện trong đó một số tư duy mới, quan
điểm mới về tiêu chuẩn CC và cách làm mới trong công tác xây dựng đội ngũ
CC thích ứng với quá trình mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế thị trường
của nước ta. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều những công trình nghiên cứu ở
nước ngoài có liên quan tới vấn đề xây dựng đội ngũ công chức nhà nước.
Nghiên cứu vấn đề xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước (QLNN) về
kinh tế - đội ngũ những người có tính chất đặc thù, gắn với nhà nước, có vị trí
quyền lực rất quan trọng - không thể tách rời nhà nước và vừa có tính chất
chung, phổ biến ở mọi quốc gia, vừa có tính chất riêng, đặc thù ở mỗi quốc
gia với mô hình tổ chức nhà nước và phân bổ quyền lực, chức năng, quyền
hạn khác nhau. Dưới đây là tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ
đề của luận án.
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI
Bài viết "Cải cách nhà nước" [6], trên Báo Echanges đã được xuất bản
cách đây đã hai thập kỷ, nhưng với Việt Nam, nhiều vấn đề còn mới lạ về
cách tiếp cận trong cải cách nhà nước. Chẳng hạn, Pháp coi "Các công chức là
sự giàu có đầu tiên của nhà nước". Trong ủy thác các trách nhiệm thì Pháp có
khái niệm "Ít nhà nước ở Paris hơn. Tốt hơn là nhà nước tại chỗ", tức là đề
cao vai trò của chính quyền địa phương nơi trực tiếp giám sát các hoạt động
của cơ quan QLNN cấp địa phương. Như vậy, Pháp đề cao tự chủ của nhà
nước địa phương hơn, điều đó có nghĩa là các công chức nhà nước tại địa
7
phương cũng được đề cao vai trò nhiều hơn, đòi hỏi công chức quản lý địa
phương phải nâng cao năng lực nhiều hơn nữa. Do đó, bài viết sẽ cung cấp
bài học hữu ích cho việc nghiên cứu xây dựng đội ngũ công chức QLNN về
kinh tế cấp tỉnh ở nước ta nói chung, cho Quảng Nam nói riêng.
Trong cuốn Bản đồ trách nhiệm của chính phủ tiểu bang Tây Úc -
Accoutability map [56], các tác giả đã tập trung nêu ra 9 nguyên tắc cơ bản
của chính phủ đều dính líu chặt chẽ đến việc tổ chức thiết kế đội ngũ công
chức quản lý. Cụ thể, nguyên tắc 1: Chính phủ và thành phần kinh tế nhà
nước phải có mối quan hệ rõ ràng; nguyên tắc 2: đảm bảo sự quản lý và sự
giám sát của chính phủ; nguyên tắc 3: chất lượng hoạt động của thành phần
kinh tế nhà nước phụ thuộc phần lớn vào việc tổ chức có chiến lược và chính
sách hoạt động linh hoạt; nguyên tắc 4: lên kế hoạch đạt được mục tiêu đề ra;
nguyên tắc 5: đạo đức công vụ và tính liêm chính của đội ngũ cán bộ là giữ
một văn hóa công sở với tinh thần đạo đức và liêm chính là một phần của một
cơ cấu nhà nước và là nền tảng cho quá trình ra quyết định và sự hoạt động tốt
của nhà nước (về kinh tế). Những yếu tố đạo đức và liêm chính được đưa vào
các quy định và chính sách của nhà nước thông qua các quy trình: giám sát,
trợ giúp và bảo đảm sự tuân thủ/chấp hành, kiểm duyệt thường xuyên và báo
cáo; nguyên tắc 6: nguồn nhân lực bảo đảm sự công bằng, công khai minh
bạch và đối xử bằng nhau đối với tất cả cán bộ cũng như thực hiện chính sách
động viên và lãnh đạo cán bộ và thúc đẩy sự phát triển cá nhân; nguyên tắc 7:
quản lý tài chính vững để bảo đảm sự hiệu quả trong quản lý bền vững của
nhà nước; nguyên tắc 8: hệ thống giao tiếp/thông tin liên lạc cởi mở, chính
xác và thực hiện liên tục hai chiều giữa người gửi thông tin và người nhận
thông tin; nguyên tắc 9: quản lý rủi ro.
Báo cáo Kế hoạch đào tạo cán bộ dự nguồn của quản lý nhà nước
chính phủ Mỹ [58], chỉ ra rằng: Theo một số ước tính, đến 70% lãnh đạo thâm
niên cấp cao của chính phủ Mỹ hiện tại đang ở tuổi về hưu. Do đó, Kế hoạch
8
đào tạo cán bộ dự nguồn không chỉ về số lượng, chất lượng mà còn về sự sẵn
sàng của những công chức để lên lãnh đạo. Báo cáo của tổ chức Liên bang
Pricewaterhoue Coopers (PwC) kết hợp với Đơn vị tình báo kinh tế
(Economist Intelligence Unit) nghiên cứu tình trạng hiện tại của kế hoạch đào
tạo cán bộ dự nguồn của chính phủ liên bang, xem xét những phương pháp tốt
nhất có thể áp dụng và nhận diện những lĩnh vực cần cải thiện. Báo cáo nhận
định rằng một kế hoạch đào tạo cán bộ dự nguồn xây dựng tốt gồm luân
chuyển việc làm, chương trình phát triển khả năng lãnh đạo thông qua huấn
luyện, cố vấn, học kèm với thực hành, và chương trình đánh giá kết quả về
hành vi. Một điều khả quan là cơ quan chính phủ liên bang đã có sẵn một số
công cụ để thành công nhưng thử thách đặt ra là làm thế nào để sử dụng
những công cụ sáng tạo một cách hệ thống để xây dựng một chương trình đào
tạo cán bộ dự nguồn có khả năng lãnh đạo. Từ đó, PwC nhận diện 6 yếu tố
trọng điểm để phát triển lãnh đạo thành công: i/ Hiểu được tình trạng hiện tại
của hệ thống nguồn lãnh đạo; ii/ Hiểu được quá trình phát triển lãnh đạo; iii/
Biết cách điền vào các hệ thống nguồn lãnh đạo với các ứng viên chất lượng
cao; iv/ Theo dõi chặt chẽ các tài năng trong hệ thống; v/ Sử dụng các dữ liệu
hệ thống dẫn nguồn tài năng để làm cho xúc tiến, phát triển và quyết định
triển khai; vi/ Thêm tài năng dưới sự chỉ đạo của cấp trưởng quản lý cán bộ
vốn để hỗ trợ hệ thống nguồn lãnh đạo tài năng.
Kế hoạch đào tạo cán bộ dự nguồn hiệu quả trong thành phần kinh tế
nhà nước (Bắc Mỹ) [59], báo cáo này xem xét lại lý thuyết hiện tại về kế
hoạch đào tạo cán bộ dự nguồn trong cơ quan nhà nước, nhìn lại những mô
hình kiểu mẫu và chính sách đã thành công được sử dụng trong cơ quan nhà
nước cũng như những mô hình của tư nhân có thể áp dụng vào cơ quan nhà
nước. Từ mẫu nghiên cứu thứ nhất về Oklahoma Department of Correction
với mục tiêu là phát triển nhân tài một cách hệ thống để đảm bảo nguồn cán
bộ thích hợp ở vị trí lãnh đạo. Những yếu tố chính của mô hình bao gồm: ứng
9
viên cho vị trí lãnh đạo được tuyển dụng chính thức và không chính thức, bao
gồm các chương trình phỏng vấn nghiêm ngặt, chương trình đào tạo bao quát
được thực hiện một cách chiến lược cho những công chức quản lý tiềm năng,
sự chuyển tiếp được giám sát thông qua "hành trình học hỏi" trong đó người
mới được bổ nhiệm tham gia vô số cuộc thảo luận với nhân viên để nắm rõ
chức năng nhiệm vụ, người đứng đầu của sở trực tiếp tham gia quá trình đào
tạo và chuyển đổi để đảm bảo sự cam kết từ phía lãnh đạo; Mẫu nghiên cứu
thứ hai là Sở Tư pháp thanh thiếu niên ở New York. Thành lập một nguồn dự
phòng ngoài nhà nước ví dụ như lãnh đạo về kinh tế, nh