Luận án Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hƣớng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên địa lí bậc đại học

Trong bối cảnh của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và bùng nổ thông tin, đổi mới đào tạo giáo viên (ĐTGV) theo định hướng phát triển năng lực (PTNL) đã trở thành xu hướng tất yếu đối với các trường đại học trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng. Ở Việt Nam, định hướng đổi mới giáo dục đại học và ĐTGV đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Điều 36b Luật Giáo dục nêu rõ “Phương pháp giáo dục đại học cần phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực (NL) tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”. Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 - 2020 đã nhấn mạnh “Đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng GV nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”. Khoa học ngày càng phát triển, con người không chỉ phát hiện ra những cái đã có trong tự nhiên, xã hội mà bằng trí tưởng tượng, sáng tạo của mình, con người đã thiết kế xây dựng những mô hình mới chưa có trong thực tiễn. Các phương pháp suy diễn, mô hình hóa, dần dần đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học và trở thành phương pháp đặc trưng cho khoa học hiện đại. Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện trong ĐTGV dựa trên triết lí PTNL của giáo sinh nhằm dẫn dắt và đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015, vì vậy rất cần thiết phải có những nghiên cứu xác lập mô hình đổi mới ĐTGV theo định hướng PTNL để định hướng cho toàn bộ quá trình đổi mới. Đây là việc làm phù hợp với xu hướng của thời đại và có ý nghĩa về mặt phương pháp luận. Trên thực tiễn về mặt tổng thể đã có nghiên cứu của các nhà khoa học về mô hình ĐTGV theo định hướng PTNL. Tuy nhiên, để để áp dụng mô hình này vào thực tiễn, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn về các mô tổ chức dạy học định hướng PTNL tiên tiến của thế giới vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam, trong đó có mô hình tổ chức xêmina

pdf170 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hƣớng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên địa lí bậc đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ LÀNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC XÊMINA ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ BẬC ĐẠI HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ LÀNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC XÊMINA ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ BẬC ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học môn Địa lí Mã số: 62.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: PGS.TS Trần Đức Tuấn HÀ NỘI - 2016 2: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là khách quan, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, tháng năm 2016 Tác giả luận án LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án, trước hết em xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với thầy, cô giáo hướng dẫn: PGS.TS Trần Đức Tuấn và PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng, đã tận tâm hướng dẫn và động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Tổ chức - Cán bộ, Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lí - Địa chính, Tổ bộ môn Địa lí Kinh tế - Xã hội và Phương pháp dạy học Địa lí của trường Đại học Quy Nhơn đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các đồng nghiệp ở Khoa Địa lí của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Sư phạm tp. Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Thái Nguyên và Đại học Đồng Tháp đã giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu đề tài. Xin chân thành cảm ơn các em sinh viên Khoa Địa lí của các trường đại học đã tham gia trả lời phiếu hỏi để tác giả có cơ sở thực tiễn quý báu trong quá trình triển khai nghiên cứu. Đặc biệt các em sinh viên lớp Sư phạm Địa lí K32, K33, K34 và K35 của khoa Địa lí - Địa chính Trường Đại học Quy Nhơn đã tham gia trong các thử nghiệm và thực nghiệm, là nguồn cổ vũ, động viên cho tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình. Xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ và giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành luận án này. Tác giả MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài .......................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 3 5. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 3 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 12 7. Những đóng góp của luận án ............................................................................. 18 8. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 18 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC XÊMINA ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ BẬC ĐẠI HỌC ............................. 19 1.1. Đổi mới đào tạo giáo viên trên thế giới theo định hƣớng phát triển năng lực ................................................................................................................. 19 1.1.1. Những xu hướng lớn của việc đổi mới đào tạo giáo viên trên thế giới . 19 1.1.2. Đổi mới đào tạo giáo viên trên thế giới theo định hướng phát triển năng lực ............................................................................................................ 20 1.2. Đổi mới đào tạo giáo viên ở Việt Nam theo định hƣớng phát triển năng lực .......................................................................................................................... 26 1.2.1. Những yêu cầu của việc đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực đối với công tác đào tạo giáo viên .................................... 26 1.2.2. Một số giải pháp đổi mới đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực ............................................................................................................ 27 1.3. Xêmina theo định hƣớng phát triển năng lực ............................................ 34 1.3.1. Khái niệm về xêmina ............................................................................. 34 1.3.2. Các đặc trưng cơ bản của xêmina trong giáo dục đại học ..................... 37 1.3.3. Ưu thế của xêmina đối với việc phát triển năng lực của sinh viên ........ 40 1.3.4. Cơ sở và điều kiện của việc tổ chức xêmina .......................................... 42 1.4. Tổ chức xêmina theo định hƣớng phát triển năng lực .............................. 43 1.4.1. Quan niệm tổ chức xêmina theo định hướng phát triển năng lực .......... 43 1.4.2. Vị trí của xêmina trong cơ cấu các hình thức tổ chức dạy học trong đào tạo giáo viên ..................................................................................................... 44 1.4.3. Mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực ...................... 47 1.5. Thực trạng việc tổ chức xêmina trong đào tạo giáo viên địa lí bậc đại học ở Việt Nam ..................................................................................................... 51 1.5.1. Quan niệm và việc áp dụng xêmina trong dạy học của giảng viên Phương pháp dạy học Địa lí ............................................................................. 51 1.5.2. Nhận thức, nhu cầu và khả năng học tập bằng hình thức xêmina của sinh viên Sư phạm Địa lí.......................................................................................... 54 1.5.3. Tài liệu và cơ sở vật chất phục vụ cho xêmina ...................................... 59 Chƣơng 2. XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC XÊMINA ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ BẬC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM .................................................. 62 2.1. Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hƣớng phát triển năng lực ....... 62 2.1.1. Sự cần thiết phải xây dựng mô hình ...................................................... 62 2.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng mô hình ...................................... 63 2.1.3. Các nguyên tắc của việc xây dựng mô hình .......................................... 63 2.1.4. Phương pháp, quy trình xây dựng mô hình............................................ 66 2.2. Áp dụng mô hình tổ chức xêmina định hƣớng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí ở Việt Nam .............................................................. 80 2.2.1. Các nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng mô hình ................................. 80 2.2.2. Quan điểm và chiến lược áp dụng mô hình ........................................... 82 2.2.3. Đối tượng và phạm vi áp dụng mô hình ................................................ 83 2.2.4. Quy trình chung của việc áp dụng mô hình ........................................... 84 2.3. Áp dụng mô hình trong đào tạo giáo viên Địa lí ở Việt Nam (Nghiên cứu trƣờng hợp lớp sinh viên tài năng Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội) ... 93 2.3.1. Xem xét và tạo lập các điều kiện cần và đủ ........................................... 93 2.3.2. Xác định mục tiêu phát triển năng lực theo mô hình ............................. 93 2.3.3. Thiết kế và thực hiện tiến trình tổ chức xêmina theo mô hình .............. 95 2.3.4. Đánh giá kết quả và đề xuất biện pháp áp dụng mô hình .................... 100 2.4. Áp dụng mô hình trong đào tạo giáo viên Địa lí ở Việt Nam (Nghiên cứu trƣờng hợp Trƣờng Đại học Quy Nhơn) .................................................. 101 2.4.1. Xem xét và tạo lập các Cơ sở và điều kiện để thực hiện ..................... 102 2.4.2. Xác định mục tiêu và sản phẩm của xêmina ........................................ 104 2.4.3. Thiết kế và tổ chức thực hiện tiến trình tổ chức xêmina theo mô hình 107 2.4.4. Đánh giá hiệu quả và đề xuất một số biện pháp áp dụng mô hình ...... 113 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ......................................................... 122 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm .......................................................... 122 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm ................................................................... 122 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm .................................................................. 122 3.2. Nguyên tắc tổ chức thực nghiệm ............................................................... 123 3.3. Đối tƣợng tham gia thực nghiệm ............................................................... 123 3.4. Nội dung, địa bàn và thời gian thực nghiệm ............................................ 124 3.4.1. Nội dung thực nghiệm .......................................................................... 124 3.4.2. Địa bàn và thời gian thực nghiệm ........................................................ 124 3.5. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................. 125 3.5.1. Thực nghiệm 1: Thực nghiệm chứng tỏ tính khả thi của mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí ở Việt Nam.................................................................................................................125 3.5.2. Thực nghiệm 2: Thực nghiệm chứng tỏ hiệu quả của việc đa dạng hóa các biện pháp tổ chức xêmina ........................................................................ 132 3.5.3. Thực nghiệm 3: Thực nghiệm chứng tỏ hiệu quả của việc áp dụng mô hình phụ thuộc vào cơ sở và điều kiện tổ chức xêmina ................................. 141 PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................. 147 1. Kết luận ........................................................................................................... 147 2. Một số đề xuất, khuyến nghị ......................................................................... 149 2.1. Đối với các trường, các khoa đào tạo giáo viên Địa lí ............................ 149 2.2. Đối với giảng viên ................................................................................... 149 2.3. Đối với sinh viên ..................................................................................... 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ....... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 152 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNTT& TT Công nghệ thông tin và truyền thông ĐH; ĐHSP Đại học; Đại học Sư phạm ĐTGV Đào tạo giáo viên GDPTBV Giáo dục vì Sự phát triển bền vững GV; SV; HS Giáo viên; Sinh viên; Học sinh HTTCDH Hình thức tổ chức dạy học HĐNK Hoạt động ngoại khóa LLDH Lí luận dạy học NL Năng lực NLDH Năng lực dạy học NLSP Năng lực sư phạm Nxb Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học PTBV Phát triển bền vững PTDH Phương tiện dạy học PTNL Phát triển năng lực THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TN; ĐC Thực nghiệm; Đối chứng TTSP Thực tập sư phạm SVSP Sinh viên sư phạm DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Trang 1. Bảng 1.1. Chuẩn đầu ra các ngành sư phạm hệ đại học 28 2. Bảng 1.2. Cơ sở và điều kiện tổ chức xêmina theo mô hình tiên tiến của thế giới và mô hình ở Việt Nam 49 3. Bảng 1.3. Tiến trình tổ chức xêmina ở các nước tiên tiến trên thế giới và ở Việt Nam 50 4. Bảng 2.1. Đặc tính, thông số của các thành tố trong á hệ thống Cơ sở và điều kiện tổ chức xêmina trong ĐTGV Địa lí ở Việt Nam 68 5. Bảng 2.2. Các đặc tính, thông số của các thành tố trong á hệ thống Tiến trình tổ chức xêmina 70 6. Bảng 2.3. Khung ma trận thể hiện mối liên hệ giữa các giai đoạn của xêmina với các năng lực cần hình thành và phát triển 80 7. Bảng 2.4. Mô tả mục tiêu tổ chức xêmina học phần PPDH Địa lí ở trường phổ thông theo các NL thành phần 87 8. Bảng 2.5. Mô tả mục tiêu tổ chức xêmina học phần GDPTBV 93 9. Bảng 2.6. Kế hoạch tổ chức xêmina trong dạy học học phần GDPTBV 95 10. Bảng 2.7. Kế hoạch thực hiện xêmina học phần GDPTBV lớp K59 Tài năng 98 11. Bảng 2.8. Mô tả năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa theo 4 thành phần của cấu trúc năng lực hoạt động 105 12. Bảng 2.9. Kế hoạch dạy học học phần Hoạt động ngoại khóa Địa lí theo mô hình tổ chức xêmina định hướng PTNL 108 13. Bảng 2.10. Bảng dự kiến phân công nhiệm vụ cho các nhóm trong xêmina 110 14. Bảng 3.1. Cơ cấu SV lớp Sư phạm Địa lí K35, năm học 2014 - 2015 126 15. Bảng 3.2. Cơ cấu nhóm thực nghiệm và đối chứng 126 16. Bảng 3.3. Kế hoạch dạy học học phần PPDH Địa lí ở trường phổ thông 1 theo mô hình tổ chức xêmina định hướng PTNL 127 17. Bảng 3.4. Điểm xêmina của các nhóm TN lớp Sư phạm Địa lí K35 130 18. Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra trước khi dạy thực nghiệm 130 19. Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm 131 20. Bảng 3.7. Cơ cấu SV lớp Sư phạm Địa lí K33, năm học 2012 - 2013 134 21. Bảng 3.8. Mô tả kế hoạch tổ chức xêmina giữa nhóm TN và ĐC 134 22. Bảng 3.9. Kết quả thực hiện các đề tài xêmina trong học phần 136 23. Bảng 3.10. Giá trị trung bình kết quả xêmina giữa nhóm TN và nhóm ĐC 137 24. Bảng 3.11. So sánh kết quả xêmina giữa nhóm TN và nhóm ĐC 137 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Trang 1. Hình 1.1. Mô hình cấu trúc năng lực 21 2. Hình 1.2. Mô hình phát triển NLSP của giáo sinh các cơ sở sư phạm 22 3. Hình 1.3. Mô hình PTNL của GV theo quan điểm của GDPTBV 23 4. Hình 1.4. Mô hình về cơ cấu HTTCDH trong ĐTGV 45 5. Hình 2.1. Mô hình mới về tổ chức xêmina định hướng PTNL trong ĐTGV ở nước ta 74 6. Hình 2.2. Mối quan hệ giữa các giai đoạn của xêmina với con đường hình thành NL và các thành phần của NL 79 7. Hình 2.3. Sơ đồ tiến trình tổ chức xêmina theo mô hình định hướng PTNL 92 8. Hình 2.4. Sơ đồ bố trí phòng học dành cho xêmina 120 9. Hình 3.1. Phân phối tần suất điểm sau thực nghiệm của nhóm TN và ĐC 131 10. Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện NL tổ chức HĐNK của SV trước và sau TN 144 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và bùng nổ thông tin, đổi mới đào tạo giáo viên (ĐTGV) theo định hướng phát triển năng lực (PTNL) đã trở thành xu hướng tất yếu đối với các trường đại học trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng. Ở Việt Nam, định hướng đổi mới giáo dục đại học và ĐTGV đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Điều 36b Luật Giáo dục nêu rõ “Phương pháp giáo dục đại học cần phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực (NL) tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”. Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 - 2020 đã nhấn mạnh “Đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng GV nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”. Khoa học ngày càng phát triển, con người không chỉ phát hiện ra những cái đã có trong tự nhiên, xã hội mà bằng trí tưởng tượng, sáng tạo của mình, con người đã thiết kế xây dựng những mô hình mới chưa có trong thực tiễn. Các phương pháp suy diễn, mô hình hóa, dần dần đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học và trở thành phương pháp đặc trưng cho khoa học hiện đại. Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện trong ĐTGV dựa trên triết lí PTNL của giáo sinh nhằm dẫn dắt và đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015, vì vậy rất cần thiết phải có những nghiên cứu xác lập mô hình đổi mới ĐTGV theo định hướng PTNL để định hướng cho toàn bộ quá trình đổi mới. Đây là việc làm phù hợp với xu hướng của thời đại và có ý nghĩa về mặt phương pháp luận. Trên thực tiễn về mặt tổng thể đã có nghiên cứu của các nhà khoa học về mô hình ĐTGV theo định hướng PTNL. Tuy nhiên, để để áp dụng mô hình này vào thực tiễn, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn về các mô tổ chức dạy học định hướng PTNL tiên tiến của thế giới vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam, trong đó có mô hình tổ chức xêmina. Xêmina với tư cách là một HTTCDH đặc trưng ở đại học có nhiều ưu thế trong việc hình thành và PTNL cho người học. Thông qua những chuỗi hoạt động tìm tòi, nghiên cứu và tranh luận được tổ chức có chủ định trong các xêmina, SV sẽ có nhiều cơ hội và khả năng để lĩnh hội tốt các tri thức, nắm bắt được con đường đi đến 2 tri thức đó, đồng thời rèn luyện kĩ năng, tư duy cũng như thái độ phong cách làm việc khoa học một cách tích cực và hiệu quả. Điều này có nghĩa là xêmina có thể trở thành một công cụ thực sự hữu hiệu để PTNL hành động sư phạm cho giáo sinh. Tuy nhiên, trên thực tiễn xêmina vẫn chưa có một vị trí xứng đáng và chưa trở thành một HTTCDH độc lập trong cơ cấu các HTTCDH trong ĐTGV ở Việt Nam. Nguyên nhân cơ bản và sâu xa của tình hình này là cho đến nay ở nước ta còn thiếu những mô hình tổ chức xêmina định hướng PTNL, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh ĐTGV ở Việt Nam đồng thời đáp ứng những đòi hỏi của xêmina trong đào tạo đại học như ở nhiều nước phát triển. Nhận thức sâu sắc về những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện quá trình ĐTGV Địa lí bậc đại học ở nước ta, tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hƣớng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học” làm đề tài luận án của mình. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu của đề tài Xây dựng và áp dụng được mô hình tổ chức xêmina định hướng PTNL trong ĐTGV Địa lí ở nước ta nhằm góp phần nâng cao năng lực của giáo sinh Địa lí, đáp ứng yêu cầu của Chuẩn đầu ra. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và áp dụng mô hình tổ chức xêmina định hướng PTNL trong đào tạo GV Địa lí bậc đại học. Trong đó nghiên cứu và làm sáng tỏ mô hình tổ chức xêmina định hướng PTNL ở các nước tiên tiến là nhiệm vụ cốt lõi. - Nghiên cứu xây dựng và áp dụng mô hình mới về tổ chức xêmina định hướng PTNL trong ĐTGV Địa lí ở Việt Nam, cụ thể: + Xác lập nguyên tắc, phương pháp, quy trình và tiến hành xây dựng mô hình mới về tổ chức xêmina định hướng PTNL trong ĐTGV Địa lí ở Việt Nam và biểu thị mô hình này bằng sơ đồ khái quát và trực quan. 3 + Xác lập mục tiêu, nguyên tắc và quy trình áp dụng mô hình đã được xác lập vào các trường hợp điển hình trong ĐTGV Địa lí ở Việt Nam (Trường ĐHSP Hà Nội và Trường ĐH Quy Nhơn). - Tổ chức thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm kiểm chứng hiệu quả và tính khả thi của việc tổ chức xêmina theo mô hình mà đề tài đã nghiên cứu, xác lập và biểu thị khái quát, trực quan. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Mô hình tổ chức xêmina định hướng PTNL trong ĐTGV Địa lí bậc đại học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng và áp dụng mô hình tổ chức xêmina định hướng PTNL vào thực tiễn ĐTGV Địa
Luận văn liên quan