Luận án Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - Xã hội ở tỉnh Bắc Ninh

Xây dựng nông thônmới là một mục tiêuquan trọng trong chủtrương của Đảng Cộng sản Việt Nam về nôngnghiệp, nông dânvà nông thôn, được xác định trong Nghị quyết số26 -NQ/TƯ ngày 5/8/2008 của Hội nghịlần thứ 7Ban Chấp hành Trung ương khóaX. Không thể cómột nước công nghiệp nếu nôngnghiệp, nông thônlạc hậu, nông dân cóđời sống văn hóavà vật chất thấp. Việc xây dựng nông thônmới đòi hỏi phải cókết cấu hạtầng kinh tế -xã hộitừng bước hiện đại; cơ cấu kinh tếvà các hìnhthức tổchức sản xuất hợp lý, gắn nôngnghiệp với phát triểnnhanh công nghiệp và dịch vụ; gắn phát triển nông thônvới đôthịtheo quy hoạch; xã hội nông thôn dânchủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dântộc; môitrường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tựđược giữvững; đời sống vật chất và tinh thần của người dânngày càng được nângcao theo định hướng xã hộichủnghĩa. Muốn thực hiện được nội dung trên, đòi hỏi nền kinh tế - xã hội phải phát triểnbền vững. Một nền kinh tế phát triểnbền vững là cơ sởkhoa học cho việc thực hiện thành côngxây dựng nông thônmới. Qua gần 30 năm thực hiện côngcuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tếquan trọng. Tuy nhiên, nông thôn hiện nay chủ yếu vẫn còn là sản xuất nôngnghiệp nhỏlẻ, manh mún; với gần 70% dân số hiện đang sống ở khu vực nông thôn và 47% sốlao động cảnước trong lĩnh vực nông nghiệp. Bình quânmỗi hộ nông dânchỉ có1,61 ha đất canh tác; trong đó, đồng bằng sôngHồng 0,35 ha/hộ; Trung du và miền núi phíaBắc 2,98 ha/hộ; Bắc Trung bộ1,76 ha/hộ; Duyên hải miền Trung 2,13 ha/hộ; Tây Nguyên5,63 ha/hộ; ĐôngNam Bộ1,2 ha/hộvà đồng bằng sông Cửu Long 1,03 ha/hộ [39].

pdf164 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 8587 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - Xã hội ở tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HÙNG X¢Y DùNG N¤NG TH¤N MíI TRONG PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI ë TØNH B¾C NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HÙNG X¢Y DùNG N¤NG TH¤N MíI TRONG PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI ë TØNH B¾C NINH Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM QUỐC TRUNG HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Văn Hùng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Những nghiên cứu ngoài nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới 6 1.2. Những nghiên cứu trong nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới 8 1.3. Những vấn đề về xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cấp tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu 16 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 20 2.1. Khái quát về nông thôn mới 20 2.2. Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội 27 2.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội 59 Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BẮC NINH 76 3.1. Tiền đề xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh 76 3.2. Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010 đến nay 85 3.3. Đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh 114 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 122 4.1. Phương hướng xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020 122 4.2. Giải pháp xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020 132 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BĐKH : Biến đổi khí hậu CNH : Công nghiệp hoá CNH,HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐBSCL : Đồng bằng sông Cữu Long HTX : Hợp tác xã KT-XH : Kinh tế - xã hội MTQG : Mục tiêu quốc gia NTM : Nông thôn mới XD : Xây dựng XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 3.1: Huy động vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2009 - 2011 80 Bảng 3.2: Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch nông thôn mới 92 Bảng 3.3: Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông 94 Bảng 3.4: Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi 95 Bảng 3.5: Tình hình thực hiện tiêu chí về điện nông thôn 96 Bảng 3.6: Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa 98 Bảng 3.7: Tình hình thực hiện tiêu chí về bưu điện 99 Bảng 3.8: Tình hình thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư 100 Bảng 3.9: Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục 108 Bảng 3.10: Tình hình thực hiện tiêu chí về y tế 109 Bảng 3.11: Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường 111 Bảng 3.12: Tình hình thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội 113 Bảng 3.13: Tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2 năm 2010 - 2011 117 Bảng 3.14: Tình hình doanh nghiệp đang hoạt động theo ngành kinh tế (thời điểm 31/12 hàng năm) qua 3 năm 119 Bảng 4.1: Chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016 -2020 127 Bảng 4.2: Nhu cầu đào tạo cán bộ NTM tỉnh Bắc Ninh 138 Biểu đồ 3.1: Thực trạng xây dựng nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh theo từng tiêu chí thực hiện 114 1MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng nông thôn mới là một mục tiêu quan trọng trong chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, được xác định trong Nghị quyết số 26 - NQ/TƯ ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân có đời sống văn hóa và vật chất thấp. Việc xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện được nội dung trên, đòi hỏi nền kinh tế - xã hội phải phát triển bền vững. Một nền kinh tế phát triển bền vững là cơ sở khoa học cho việc thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới. Qua gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, nông thôn hiện nay chủ yếu vẫn còn là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún; với gần 70% dân số hiện đang sống ở khu vực nông thôn và 47% số lao động cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ nông dân chỉ có 1,61 ha đất canh tác; trong đó, đồng bằng sông Hồng 0,35 ha/hộ; Trung du và miền núi phía Bắc 2,98 ha/hộ; Bắc Trung bộ 1,76 ha/hộ; Duyên hải miền Trung 2,13 ha/hộ; Tây Nguyên 5,63 ha/hộ; Đông Nam Bộ 1,2 ha/hộ và đồng bằng sông Cửu Long 1,03 ha/hộ [39]. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có khoảng 95 triệu mảnh đất nông nghiệp với tổng diện tích 9,4 triệu ha. Sự manh mún trong sản xuất nông nghiệp, nhất là manh mún về đất sản xuất làm 2cho sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững. Tỷ trọng vốn đầu tư xã hội cho nông nghiệp có xu hướng giảm. Bình quân giai đoạn 2006 - 2010, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp chiếm 6,4% GDP nhưng đến giai đoạn 2011 - 2013 giảm còn 5,4% GDP [88]. Thu nhập của cư dân nông thôn còn rất thấp, bình quân hàng năm bằng 76,6% mức bình quân chung cả nước và chỉ bằng 47,5% so với thu nhập của cư dân đô thị. Cả nước có tới 84,5% số hộ nghèo (trong tổng số hộ nghèo cả nước) sống ở nông thôn (nếu tính theo chuẩn nghèo mới còn cao hơn nữa) [39]. Mặt khác, do sản xuất nông nghiệp mang tính rủi ro cao, nên nguy cơ các hộ từ cận nghèo trở thành hộ nghèo rất cao, hoặc hộ đã thoát nghèo nhưng nếu chỉ gặp rủi ro như trong năm có người ốm; gia súc, gia cầm bị dịch bệnh... lại gặp nguy cơ tái nghèo. Thực trạng trên đang hạn chế đà tăng trưởng của ngành nông nghiệp, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái có chiều hướng gia tăng, nhất là ở những vùng nông thôn có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh, đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung, theo đó tác động tiêu cực làm chậm việc thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra bức thiết hiện nay là cần phải có những nghiên cứu lý luận, khảo sát và đánh giá thực tiễn, tìm giải pháp phù hợp cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ sở vật chất để thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nông thôn cả nước nói chung, cũng như xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Với lý do trên và qua thực tiễn, kinh nghiệm công tác nhiều năm trên địa bàn nông thôn của một tỉnh phía Bắc, vấn đề “Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh” được lựa chọn làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận, thực tiễn xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội, luận án phân tích, đánh giá thực trạng xây 3dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh theo các tiêu chí, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn tới năm 2020. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cấp tỉnh. + Trên cơ sở xác định những tiềm năng cùng với những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh; đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo 11 nội dung (19 tiêu chí), xác định những kết quả đạt được, những hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. + Phương hướng, giải pháp xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu: xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể là: mối quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế - xã hội. Trong mối quan hệ đó, kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định đến xây dựng nông thôn mới. Ngược lại, nông thôn mới có tác động tích cực trở lại kinh tế - xã hội, tạo môi trường, điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Ngày nay, mối quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế - xã hội càng chặt chẽ hơn bao giờ hết. Phát triển kinh tế - xã hội ổn định nhanh, bền vững giữ vai trò quyết định cho xây dựng nông thôn mới; xây dựng nông thôn mới tạo môi trường, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Bởi vậy, phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng điều kiện, giai đoạn lịch sử cụ thể trên từng địa phương. 4- Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: luận án nghiên cứu lý luận, thực tiễn xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tập trung làm rõ mối quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế - xã hội. + Về không gian: luận án nghiên cứu xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh. + Về thời gian: luận án nghiên cứu xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận của luận án Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng, Nhà nước Việt Nam về xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội. Những chủ trương, phương hướng xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh; các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của các cơ quan, sở, ban, ngành của Tỉnh; các công trình khoa học liên quan đến đề tài đã được công bố; kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương tương đồng và kết quả điều tra khảo sát nghiên cứu thực tế có liên quan là cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án chú trọng sử dụng các phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị học Mác - Lênin là phương pháp trừu tượng hoá khoa học, kết hợp lôgíc với lịch sử; phân tích với tổng hợp; thống kê so sánh Trong đó, phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng và quán triệt trong toàn bộ luận án. Trên cơ sở đưa ra những giả định khoa học, hợp lý luận án tập trung làm rõ đối tượng nghiên cứu trong từng bối cảnh, điều kiện cụ thể nhằm làm rõ thực chất và bản chất kinh tế - xã hội của quá trình xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng; làm rõ tính tương đồng và khác biệt của chúng với các tiến trình xây dựng nông thôn mới khác nhằm đảm bảo tính kế thừa, phát 5triển và bám sát định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Các phương pháp kết hợp logic với lịch sử, phân tích với tổng hợp, thống kê so sánh... được sử dụng trong những nghiên cứu; đặc biệt là phân tích kinh nghiệm thực tiễn xây dựng nông thôn mới của một số địa phương tương đồng và thực trạng xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh thời gian qua. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số cơ sở khoa học về nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cấp tỉnh; trên cơ sở đó, làm rõ những nội dung và xu hướng xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh. - Đánh giá thực trạng và nhận diện những vấn đề mới đang đặt ra đối với xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Luận án đã hệ thống hóa lý luận, trình bày rõ, đúng vai trò, nội dung, vị trí quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới và ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cả nước nói chung, ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án đánh giá đúng thực trạng, những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và tác động của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, đưa ra những kiến nghị phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: phần mở đầu; 4 chương, 11 tiết; kết luận; danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 6Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân là chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Liên quan đến đề tài xây dựng nông thôn mới trong phát triển KT - XH đã có nhiều công trình khoa học, sách tham khảo, các luận văn, luận án, các bài báo, tạp chí đề cập đến nhiều góc độ khác nhau. 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN, NÔNG DÂN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Đề cập đến vấn đề này có nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu qua các giai đoạn khác nhau, điển hình là: Cuốn sách “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” của Frans Elltis [31] đã nêu lên những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển thông qua việc nghiên cứu lý thuyết, khảo cứu thực tiễn ở nhiều quốc gia châu Á, châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Cuốn sách đã đề cập những vấn đề về chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa. Điều đặc biệt đáng lưu ý là công trình này đã xem xét nền nông nghiệp của các nước đang phát triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn liền với phát triển thương mại nông sản trên thế giới; đồng thời, nêu lên mô hình thành công, thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân. Công trình “Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam” của Benedict J.tria Kerrkvliet, Jamesscott do Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định [40] sưu tầm và giới thiệu, đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và những kết quả bước đầu trong nghiên cứu làng truyền thống ở Việt Nam. 7Những điểm đáng chú ý của công trình này có giá trị tham khảo cho việc giải quyết những vấn đề của chính sách phát triển nông thôn nước ta hiện nay như: tương lai của các trang trại nhỏ, nông dân với khoa học, hệ tư tưởng của nông dân, các hình thức sở hữu đất đai, những mô hình tiến hóa nông thôn ở các nước nông nghiệp trồng lúa. Lê Thế Cương với bài viết, “Thực tiễn hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc và kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam” [19] đã phân tích những nội dung mấu chốt từ thực tiễn con đường “hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc”, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với xây dựng nông thôn ở nước ta. Những bài học được tác giả chỉ ra trên những vấn đề cơ bản như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo chuyển biến một cách rõ rệt để nhận thức sâu sắc hơn vai trò, ý nghĩa của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong cả hệ thống chính trị, đặc biệt chủ thể chính là cư dân khu vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách, đổi mới cơ chế kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thực hiện một cách đồng bộ, nghiêm túc, quyết liệt những chính sách và chương trình kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn đó ban hành; đẩy mạnh phát triển chất lượng nhân lực, nguồn lực kỹ thuật các trường, viện, trung tâm nghiên cứu nông nghiệp; phát triển công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng; xây dựng, hỗ trợ, phát triển các tổ chức kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp. Dự án MISPA 2006 với vấn đề “Lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa” do dịch giả Cù Ngọc Hưởng [88] đã nghiên cứu vấn đề xây dựng nông thôn mới XHCN ở Trung Quốc trên nhiều khía cạnh. Từ sự hình thành khái niệm, bối cảnh, nội hàm, ý nghĩa thực hiện của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới XHCN. Công trình tổng hợp ý kiến nhiều chiều của các học giả trong nước trên những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu như hệ thống lý luận xây dựng NTM XHCN; mục tiêu, tiêu chuẩn đánh giá và hệ thống chỉ tiêu đánh giá quá trình xây dựng NTM XHCN; hệ thống chỉ tiêu 8đánh giá quá trình xây dựng NTM XHCN và lựa chọn các chỉ tiêu cho từng khu vực; Phạm vi, trọng điểm và phương án xây dựng NTM; lý thuyết, nguyên tắc, phương pháp và sự đảm bảo thực hiện các kế hoạch xây dựng NTM; thể chế quản lý, cơ chế trao vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu ích kinh tế, cơ chế giám sát và cơ chế đảm bảo của sự nghiệp xây dựng NTM... Nhìn chung, kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo hữu ích khi tiếp cận đến kinh nghiệm của các quốc gia trong quá trình xây dựng NTM. 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN, NÔNG DÂN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Nguyễn Văn Bích, trong cuốn sách "Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại" [5] đã nhìn nhận một cách khá toàn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta trong thế kỷ XX, nhất là 20 năm đổi mới. Trong đó, nội dung nghiên cứu được kết cấu theo các giai đoạn: thứ nhất, nông nghiệp; nông thôn Việt Nam dưới chế độ thuộc địa, nửa phong kiến (1901 - 1945); thứ hai, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ khi ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1945 - 1975); thứ ba, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH (1976 - 1986); thứ tư, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 - 2006). Cuốn sách đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn trong nông nghiệp, nông thôn, về quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý. Đặc biệt, đã nêu được bối cảnh về sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung, nền nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Chu Hữu Quý, trong cuốn sách "Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt Nam" [68] đã đánh giá thực trạng nông thôn nước ta hiện nay trên hai khía cạnh: vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn; sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực đối với việc chăm lo thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trên những đánh giá đó, tác giả nhận định một số vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta, kể cả phát triển nông nghiệp, 9nông thôn bền vững; chủ trương, chính sách tiếp tục phát triển KT - XH nông thôn nước ta. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng
Luận văn liên quan