2.1.2. Ảnh hưởng của đánh thuế trùngĐánh thuế trùng đối với thu nhập giữa các quốc gia chủ yếu liên quan đến những người nộp thuế đa quốc gia hoạt động ở (các) nước khác với nước cư trú của họ, đồng thời việc đánh thuế trùng cũng có thể ảnh hưởng đến thu nhập ở nước ngoài mà (các) cá nhân nhận được. Trong hầu hết các trường hợp, thu nhập ở nước ngoài bị đánh thuế ở nước nơi thu nhập được tạo ra (nước nguồn) và nước nơi nhà đầu tư cư trú (nước cư trú). Do đó, đánh thuế trùng gây khó khăn cho người nộp thuế do việc tăng gánh nặng thuế đối với nhà đầu tư hoặc người laođộng và có thể dẫn đến việc tăng giá hàng hóa và dịch vụ, không khuyến khích đầu tư xuyên biên giới thông qua hạn chế dòng vốn và vi phạm nguyên tắc công bằng về thuế.Nói cách khác, việc đánh thuế trùng gây ra nhiều vấn đề như là rào cản thương mại, cản trở sự tự do hóa giao lưu, hợp tác kinh tế (không khuyến khích đầu tư xuyên quốc gia), là rào cản rất lớn đối với các luồng luân chuyển vốn, công nghệ và lao động qua biên giới giữa các quốc gia - một xu hướng phát triển tất yếu của thời đại ngày nay, là nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ thuế, trốn lậu thuế... của các đối tượng liên quan.Ở chiều ngược lại, có một số đối tượng nộp thuế trong quá trình tiến hành các hoạt động, giao dịch quốc tế có thể có khả năng lợi dụng các cơ hội để tránh không nộp thuế ở bất kỳ quốc gia nào. Các cơ hội này có được là do còn có các “khoảng trống” trong các nguyên tắc xác định cư trú, xác định nguồn thu nhập trong luật thuế của hầu hết các quốc gia. Việc không thể thu thuế được một cách đầy đủ các giao dịch qua biên giớí như vậy thể hiện tính không hiệu quả lẫn sự thiếu công bằng của hệ thống thuế trên giác độ toàn cầu. Không hiệu quả bởi lẽ đã khuyến khích người nộp thuế triển khai và tham gia các hoạt động có tiềm năng tránh được thuế hơn là các hoạt động chịu thuế đầy đủ. Khuynh hướng này đã bóp méo tính lành mạnh của các hoạt động đầu tư qua biên giới. Không công bằng bởi lẽ không thu thuế được đầy đủ có nghĩa là có những người có thu nhập như nhau nhưng đã nộp thuế với mức độ khác nhau.
185 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN TIẾN KIÊN
XỬ LÝ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬP
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA TẠI VIỆT NAM
Ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN TIẾN KIÊN
XỬ LÝ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬP
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA TẠI VIỆT NAM
Ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS. Vương Thị Thu Hiền
2. TS. Nguyễn Đình Chiến
HÀ NỘI, NĂM 2024
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ .................................................................. v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án .............................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ....................................................... 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
3.1. Về đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3
3.2. Về phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................... 10
7. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 11
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH THUẾ TRÙNG
ĐỐI VỚI THU NHẬP VÀ XỬ LÝ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬP
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA ................................................................... 12
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 12
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam....................................................................... 20
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ...................... 25
1.3.1. Các nội dung có thể kế thừa từ các công trình nghiên cứu trước đó .............. 25
1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu của luận án ............................................................. 26
1.3.3. Hướng nghiên cứu của luận án trong thời gian tới ......................................... 27
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬP
VÀ XỬ LÝ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬP TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA ........................................................................................................ 29
2.1. Lý luận về đánh thuế trùng đối với thu nhập .................................................... 29
2.1.1. Khái niệm về đánh thuế trùng đối với thu nhập ............................................... 29
2.1.2. Ảnh hưởng của đánh thuế trùng ....................................................................... 34
2.1.3. Nguyên nhân của đánh thuế trùng đối với thu nhập ....................................... 37
2.2. Lý luận về xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ........................................... 41
2.2.1. Khái niệm về xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ...................................... 41
2.2.2. Mục tiêu xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ............................................. 43
2.2.3. Nội dung xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ............................................ 47
i
2.2.4. Phương pháp xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ..................................... 52
2.2.5. Các tiêu chí đánh giá kết quả xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ............. 59
2.3. Tác động của toàn cầu hóa đến đánh thuế trùng và xử lý đánh thuế trùng đối
với thu nhập ................................................................................................................. 63
2.3.1. Khái niệm và đặc trưng của toàn cầu hóa ........................................................ 63
2.3.2. Tác động của toàn cầu hóa đến đánh thuế trùng và xử lý đánh thuế trùng đối
với thu nhập .................................................................................................................. 65
2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong
bối cảnh toàn cầu hóa .................................................................................................. 68
2.4. Kinh nghiệm xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ở các nước trong bối cảnh
toàn cầu hóa và bài học đối với Việt Nam ................................................................. 72
2.4.1. Kinh nghiệm của Áo ........................................................................................... 72
2.4.2. Kinh nghiệm của Hà Lan ................................................................................... 74
2.4.3. Kinh nghiệm của Pháp ....................................................................................... 75
2.4.4. Kinh nghiệm của Anh ........................................................................................ 76
2.4.5. Kinh nghiệm của G20 và ASEAN ...................................................................... 78
2.4.6. Xu hướng xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ở các nước ....................... 79
2.4.7. Bài học đối với Việt Nam.................................................................................... 84
Chương 3. THỰC TRẠNG XỬ LÝ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI THU NHẬP
CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA .................................... 88
3.1. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian qua .................. 88
3.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội và kết quả thu NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2016-2023
....................................................................................................................................... 90
3.3. Thực trạng xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa ........................................................................................................ 98
3.3.1. Thực trạng về cơ sở pháp lý ............................................................................... 98
3.3.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy .......................................................................... 105
3.3.3. Thực trạng quy trình xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ....................... 108
3.4. Đánh giá thực trạng xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ........................ 114
3.4.1. Kết quả đạt được ............................................................................................... 114
3.4.2. Hạn chế ............................................................................................................. 124
3.4.3. Nguyên nhân ..................................................................................................... 127
Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ ĐÁNH THUẾ TRÙNG ĐỐI VỚI
THU NHẬP TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA TẠI VIỆT NAM ............. 135
4.1. Tác động của toàn cầu hóa đến việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của
Việt Nam ..................................................................................................................... 135
ii
4.2. Các quan điểm cơ bản về xử lý đánh thuế trùng ở Việt Nam trong thời gian tới
..................................................................................................................................... 138
4.2.1. Việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập phải phù hợp với quan điểm đối
ngoại của Đảng và Nhà nước .................................................................................... 138
4.2.2. Việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập nhằm thu hút đầu tư, tạo sự công
bằng trong đánh thuế và không cản trở tiến trình hội nhập .................................... 139
4.2.3. Phát huy tốt hơn nữa vai trò của việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập
trong công tác quản lý thuế ........................................................................................ 140
4.2.4. Đảm bảo tính công khai và minh bạch ............................................................ 140
4.2.5. Đảm bảo tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế ............... 141
4.3. Giải pháp tăng cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh
toàn cầu hóa tại Việt Nam ......................................................................................... 142
4.3.1. Giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý ......................................................... 142
4.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy .............................................................................. 150
4.3.3. Ban hành Quy trình xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ........................ 153
4.3.4. Giải pháp trong đàm phán, ký kết các cam kết quốc tế về thuế ..................... 158
4.3.5. Các giải pháp khác ........................................................................................... 159
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 168
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 170
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Diễn giải
1 APA Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính
thuế
2 BEPS Dự án Chống xói mòn cơ sở tính thuế và Chuyển
lợi nhuận của OECD
3 CSTT Cơ sở thường trú
4 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
5 EU Liên minh Châu Âu
6 GTGT Giá trị gia tăng
7 MAAC Hiệp định đa phương về Hỗ trợ hành chính thuế
(Hiệp định MAAC)
8 MAP Thủ tục thỏa thuận song phương
9 MLC Hiệp định đa phương thực hiện Trụ cột một để xử
lý thách thức phát sinh từ nền kinh tế số (Hiệp định
đa phương MLC)
10 MLI Hiệp định đa phương thực hiện các biện pháp liên
quan đến Hiệp định thuế về ngăn ngừa xói mòn cơ
sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (Hiệp định thuế
đa phương MLI)
11 NCS Nghiên cứu sinh
12 NNT Người nộp thuế
13 NSNN Ngân sách nhà nước
14 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
15 TNCN Thu nhập cá nhân
16 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
17 TĐTT Trao đổi thông tin
18 UN Liên Hợp Quốc
i
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
1 Cơ cấu mẫu điều tra 8
Số liệu kết quả thu NSNN do ngành Thuế quản lý
3.1 95
giai đoạn 2016-2023
Số lượng các Hiệp định thuế đã tiến hành đàm
3.2 102
phán và được ký kết giai đoạn 2016-2023
Tình hình trao đổi thông tin theo các Hiệp định
3.3 121
thuế giai đoạn 2016-2023
Thống kê các biến số gắn với yếu tố cơ sở pháp lý
PL3.1 10
để xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập
Thống kê các biến số gắn với yếu tố Tổ chức thực
PL3.2 11
hiện xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập
Thống kê các biến số gắn với yếu tố chỉ đạo điều
PL3.3 11-12
hành và hướng dẫn của Tổng cục Thuế
Thống kê các biến số gắn với yếu tố về thiện chí
PL3.4 của Cơ quan thuế đối tác trong việc xử lý đánh 12-13
thuế trùng đối với thu nhập
Thống kê các biến số gắn với mức độ xử lý đánh
PL3.5 13
thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam
Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach
PL3.6 14-15
Alpha
PL3.7 Hệ số KMO và Bartlett’s Test 17
PL3.8 Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) 17-18
Ma trận quay các nhân tố Rotated Component
PL3.9 18
Matrixa
PL3.10 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s Test 19-20
ii
Tổng phương sai giải thích của các nhân tố được
PL3.11 20
rút ra (Total Variance Explained)
Kết quả của phân tích nhân tố EFA cho số liệu thu
PL3.12 20
được (Component Matrixa)
PL3.13 Kết quả định nghĩa lại các nhân tố 20-21
Kết quả phân tích tương quan giữa các biến
PL3.14 22-23
nghiên cứu
PL3.15 Mức độ phù hợp của mô hình (Model Summaryb) 23
PL3.16 Kết quả phân tích ANOVA 24
PL3.17 Kết quả phân tích hồi quy đa biến 24
PL3.18 Kết quả phân tích hồi quy đa biến 25
Các nội dung hoạt động xử lý đánh thuế trùng đối
PL3.19 28
với thu nhập
Thống kê các biến số gắn với các hoạt động xử lý
PL3.20 28
đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam
Các lý do ảnh hướng đến mức độ xử lý đánh thuế
PL3.21 trùng đối với thu nhập thông qua đàm phán Thủ 31
tục thỏa thuận song phương
Thống kê các biến số gắn với lý do ảnh hướng đến
mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập
PL3.22 31
thông qua đàm phán Thủ tục thỏa thuận song
phương (MAP)
Tổ chức bộ máy xử lý đánh thuế trùng đối với thu
Sơ đồ 3.1. 107
nhập
Khái quát quy trình xử lý đánh thuế trùng đối với
Sơ đồ 4.1. 153
thu nhập
iii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục Nội dung Trang
Các trường hợp đánh thuế trùng đối với thu nhập
Phụ lục 1 1
phổ biến
Quy trình xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập
Phụ lục 2 6
tại một số Cục Thuế
Phân tích kết quả xử lý đánh thuế trùng đối với thu
Phụ lục 3 nhập của Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra 10
khảo sát
Tổng hợp ký hiệu mã hóa các câu hỏi khảo sát về
Phụ lục 4 các yếu tố ảnh hưởng đến xử lý đánh thuế trùng 34
đối với thu nhập của Việt Nam
Đánh giá thực trạng xử lý đánh thuế trùng đối với
Phụ lục 5 38
thu nhập của Việt Nam qua kết quả khảo sát
Thống kê phân tích ý kiến trả lời lý do ảnh hưởng
đến mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập
Phụ lục 6 41
thông qua đàm phán thủ tục thỏa thuận song
phương
Phụ lục 7 Mẫu phiếu khảo sát 43
Tổng hợp kết quả hoạt động phối hợp đào tạo, bồi
Phụ lục 8 dưỡng chuyên môn về thuế quốc tế giai đoạn 47
2019-2023
Một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng điển hình
Phụ lục 9 51
về thuế quốc tế giai đoạn 2019 - 2023
iv
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu Tên sơ đồ, đồ thị, hình vẽ Trang
Sơ đồ 1 Mô hình khảo sát 6
Tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu của Việt Nam
Biểu đồ 3.1 89
giai đoạn 2016-2023
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2023
Biểu đồ 3.2 92
(%)
Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai
Biểu đồ 3.3 93
đoạn 2020-2023
Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam
Biểu đồ 3.4 94
giai đoạn 2020-2023
Tỷ lệ % các ý kiến đánh giá về các hoạt động xử
Biểu đồ PL3.1 lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam 29
theo thang điểm 1-5
Tỷ lệ % các ý kiến đánh giá về lý do ảnh hướng
đến mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập
Biểu đồ PL3.2 32
thông qua đàm phán Thủ tục thỏa thuận song
phương (MAP)
v
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Thuế có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội
của mỗi nước. Trên phạm vi quốc tế, dưới tác động của hội nhập kinh tế quốc tế,
các nước trở nên phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ sâu, rộng hơn. Điều này làm nảy
sinh những vấn đề như đánh thuế trùng giữa các nước hoặc cạnh tranh thuế giữa
các nước để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đánh thuế trùng làm
ảnh hưởng đến nước đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư, thúc đẩy gian lận
thuế và gây ra nhiều vấn đề như là rào cản thương mại (không khuyến khích đầu
tư xuyên quốc gia). Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các giao dịch xuyên biên giới
và thương mại quốc tế ngày càng phát triển, mức độ phụ thuộc giữa các quốc gia
ngày càng lớn, vì vậy yêu cầu xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập càng trở nên
cần thiết.
Để xử lý vấn đề đánh thuế trùng đối với thu nhập phát sinh từ các giao dịch
xuyên biên giới, ngoài các biện pháp đơn phương được quy định tại nội luật một
số nước, các nước thường ký kết các cam kết quốc tế (song phương hoặc đa
phương) – được biểu hiện ở các Hiệp định (song phương hoặc đa phương) về
tránh đánh thuế hai lần (thường được gọi tắt là Hiệp định thuế), Công ước Viên
về ngoại giao/quan hệ lãnh sự, ...
Ở Việt Nam, ngoài các Hiệp định song phương về thuế (và gần đây là Hiệp
định đa phương thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định thuế về ngăn
ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận – Hiệp định thuế đa phương
MLI), Việt Nam chưa tham gia bất kỳ Điều ước quốc tế nào khác về thuế.
Trên thực tế, mặc dù mạng lưới Hiệp định thuế của Việt Nam tương đối
rộng (tính đến thời điểm 31/12/2023, Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế
hai lần với 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới), nhưng một số điều khoản của
Hiệp định chưa thực sự phù hợp tình hình kinh tế hiện tại, nhiều Hiệp định đã ký
quá lâu, có Hiệp định thiếu những điều khoản để áp dụng hoặc một số điều khoản
không phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa bao quát hết các trường hợp, tình huống
1
có thể xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ thuế giữa người nộp thuế ở Việt Nam với các
đối tác nước ngoài trong điều kiện hội nhập mới; việc tổ chức thực hiện các Hiệp
định thuế tại các Cục Thuế địa phương sau khi Hiệp định có hiệu lực chưa thực
sự hiệu quả; ...
Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước nhưng về
mặt lý luận đều là các nghiên cứu chung, mang tính khái quát liên quan đến Hiệp
định thuế, hoặc định nghĩa về hiện tượng đánh thuế trùng và một số vấn đề chung
của thuế quốc tế mà chưa có đề tài, công trình nghiên cứu nào hệ thống và đánh
giá đầy đủ, hoàn chỉnh về đánh thuế trùng và việc xử lý đánh thuế trùng đối với
thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa một cách toàn diện và chuyên sâu. Về mặt
thực tiễn, chưa có đề tài, công trình nghiên cứu nào đánh giá và phân tích thực
tiễn việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa của
Việt Nam thời gian qua như thế nào.
Điều này đặt ra yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn phải nghiên cứu tìm
hiểu rõ những nguyên nhân chủ quan và khách quan của tình hình trên và tìm giải
pháp để xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của người nộp thuế có giao dịch
xuyên biên giới, qua đó giúp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trong nền
kinh tế toàn cầu ở Việt Nam.
Xuất phát từ tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của việc tổng hợp các
nghiên cứu đã công bố có liên quan đến việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu
nhập để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn nội
dung “Xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa tại
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là phát triển, bổ sung lý luận về
đánh thuế trùng đối với thu nhập, xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập và đề xuất
các giải pháp tăng cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn
cầu hóa tại Việt Nam, để từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, chống thất
thu cho ngân sách nhà nước.
2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu
cơ bản sau:
- Hệ thống hóa, hoàn thiện, bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về đánh
thuế trùng đối với thu nhập, xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.
- Đánh giá thực trạng xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam
với các nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của hội nhập quốc tế mới đến năm 2030
và tác động đến việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam; kinh
nghiệm xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập ở các nước và bài học đối với Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp tăng cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong
bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là xử lý đánh thuế trùng đối với
thu nhập giữa các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa.
3.2. Về phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng xử
lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2016-2023 và đề xuất
giải pháp đến năm 2030.
Không gian nghiên cứu: Việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập giữa
các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam; trong đó tập trung vào một
số loại thu nhập của tổ chức/doanh nghiệp và cá nhân có thể bị đánh thuế trùng
như: thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ lãi tiền cho vay, thu nhập từ
tiền bản quyền, thu nhập từ chuyển nhượng vốn và thu nhập từ dịch vụ cá nhân
phụ thuộc.
4. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Những vấn đề lý luận nào về đánh thuế trùng và xử lý đánh thuế trùng
đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa chưa được làm rõ, cần được phát
triển, bổ sung?
3
(2) Thực tiễn việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh
toàn cầu hóa của Việt Nam thời gian qua như thế nào?
(3) Nhằm bảo vệ quyền đánh thuế của Việt Nam và tuân thủ theo các cam
kết quốc tế về thuế mà Việt Nam là thành viên, cần làm gì để nâng cao hiệu quả
xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong thời gian tới?
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Để thực hiện nghiên cứu này, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phương
pháp luật so sánh, phương pháp tình huống (phương pháp nghiên cứu trường hợp
điển hình). Cụ thể:
- Phương pháp phân tích thống kê: Luận án sử dụng các phương pháp phân
tích của thống kê như: phân tích nhân tố, phân tích tương quan, phân tích theo
thành phần chính. Thông qua các phương pháp phân tích thống kê để thấy được
tính quy luật của số lớn, thấy được tính quy luật thông qua chuỗi thời gian của các
sự vật, hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các
nguyên nhân của đánh thuế trùng đối với thu nhập thông qua các nhân tố khách
quan và chủ quan có ảnh hưởng đến từng nội dung cụ thể của việc xử lý đánh thuế
trùng đối với thu nhập. Thông qua số liệu thống kê giai đoạn 2016-2023 của từng
nội dung xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập, phân tích sự biến đổi theo thời
gian để thấy được chiều hướng phát triển và đánh giá các nhân tố tác động đến sự
thay đổi của từng tiêu chí đánh giá kết quả xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập
cụ thể, chẳng hạn như: số lượng các cam kết quốc tế về thuế được ký kết, số lượng
các hồ sơ đề nghị miễn, giảm và khấu trừ thuế theo các cam kết quốc tế về thuế
mà Cơ quan thuế đã xử lý thời gian qua, tỷ lệ % số thuế được xử lý so với tổng số
thuế bị đánh trùng, số trường hợp TĐTT đã thực hiện để phục vụ công tác xử lý
đánh thuế trùng đối với thu nhập của người nộp thuế có giao dịch xuyên biên giới
- Phương pháp so sánh: Luận án thực hiện so sánh, đối chiếu các thông tin,
tài liệu số liệu với nhau để thấy sự tương đồng và khác biệt; tìm hiểu nguyên nhân
4
và tính quy luật thông qua so sánh, đối chiếu. Phương pháp này được sử dụng để
so sánh sự thay đổi theo thời gian của các kết quả cụ thể của từng nội dung xử lý
đánh thuế trùng đối với thu nhập. Đồng thời, so sánh sự thay đổi của kết quả xử
lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trước và sau khi thực hiện các giải pháp do cơ
quan quản lý thuế thực hiện. Qua đó, đảm bảo việc đánh giá đúng với thực tiễn và
phản ánh đúng bản chất của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp luật so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh
các khái niệm, quy định pháp luật và các nội dung khác về đánh thuế trùngđối với
thu nhập và xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập được quy định trong các cam
kết quốc tế và hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới theo yêu cầu
của đề tài luận án.
- Phương pháp tình huống (Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình):
Thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình trong hoạt động hợp tác quốc tế về
thuế của Việt Nam với một số nước trên thế giới để kiểm định các giả thiết nghiên
cứu. Đồng thời, thông qua nghiên cứu một số trường hợp đánh thuế trùng đối với
thu nhập phổ biến ở Việt Nam để hiểu được lý do dẫn đến tình trạng thu trùng
thuế giữa các nước.
5.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu
Để thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu, luận án sử dụng các số liệu thứ cấp
của cơ quan nhà nước và khảo sát thực tế bằng bảng hỏi. Cụ thể như sau:
5.2.1. Phương pháp sử dụng tài liệu thứ cấp
Luận án sử dụng số liệu, tài liệu được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố chính thức trên các báo cáo tổng kết
công tác năm, các báo cáo chuyên đề và các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến hoạt
động xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực tế bằng bảng hỏi
Luận án sử dụng bảng hỏi về thu thập thông tin về thực tế hoạt động xử lý
đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam. Cụ thể như sau:
a) Mô hình khảo sát và các giả thuyết nghiên cứu
5
Qua tìm hiểu và tham khảo các mô hình khảo sát của các học giả trong và
ngoài nước, kết hợp với những lý thuyết và lý luận đánh giá về các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập được phân tích ở
Chương 2 của luận án. Tác giả sử dụng mô hình khảo sát cụ thể như sau:
Cơ sở pháp lý cho xử lý
đánh thuế trùng đối với H1
thu nhập
Tổ chức xử lý đánh thuế
trùng đối với thu nhập H2
Chỉ đạo điều hành và hướng H3
dẫn của Tổng cục Thuế
Xử lý đánh thuế trùng đối
với thu nhập
Thiện chí của cơ quan
thuế đối tác H4
Sơ đồ 1: Mô hình khảo sát
Trong mô hình này, luận án đưa ra 4 giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Yếu tố về cơ sở pháp lý để xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập có
tác động tích cực đến mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam.
H2: Yếu tố về tổ chức xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập có tác động
tích cực đến mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam.
H3: Yếu tố chỉ đạo điều hành và hướng dẫn của Tổng cục Thuế có tác động
tích cực đến mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam.
H4: Thiện chí của cơ quan thuế đối tác có tác động tích cực đến mức độ xử
lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam.
b) Hệ thống số liệu và phương pháp khảo sát, thu thập số liệu
Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở tổng hợp từ các lý thuyết và các
nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan. Kết cấu bảng câu hỏi
được chia thành 3 nội dung:
6
- Nội dung thứ nhất: Thu thập thông tin chung về đối tượng được khảo sát
và đánh giá chung về hoạt động xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.
- Nội dung thứ hai: Thu thập các thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến
việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.
- Nội dung thứ 3: Thu thập các thông tin cơ bản về quan điểm đề xuất giải
pháp tăng cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu
hóa tại Việt Nam.
Các thang đo trong nội dung thứ hai được luận án kế thừa từ các nghiên
cứu trước đây và cấu trúc thành 5 tiểu mục ứng với 5 nhân tố gồm:
- Hệ thống thang đo, biến quan sát đo lường cho yếu tố cơ sở pháp lý cho
việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.
- Hệ thống thang đo, biến quan sát đo lường cho yếu tố về tổ chức xử lý
đánh thuế trùng đối với thu nhập.
- Hệ thống thang đo, biến quan sát đo lường cho yếu tố chỉ đạo điều hành
và hướng dẫn của Tổng cục Thuế.
- Hệ thống thang đo, biến quan sát đo lường cho yếu tố về năng lực xử lý
đánh thuế trùng đối với thu nhập của công chức thuế.
- Hệ thống thang đo, biến quan sát đo lường cho nhân tố mức độ xử lý đánh
thuế trùng đối với thu nhập của Việt Nam.
Ngoài ra, để đo lường mức độ mức độ xử lý đánh thuế trùng đối với thu
nhập, bao gồm cả kết quả giải quyết thủ tục thỏa thuận song phương (MAP) và
thoả thuận trước về giá (APA) song phương và đa phương, luận án xây dựng thang
đo, biến quan sát riêng để đo lường cho các lý do ảnh hưởng đến mức độ xử lý
đánh thuế trùng đối với thu nhập này.
Công cụ thu thập số liệu là bảng câu hỏi khảo sát (Phụ lục 7). Trong nghiên
cứu của mình, NCS sử dụng thang đo Likert (từ 1- 5) để đo lường các yếu tố: cơ
sở pháp lý cho việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập, tổ chức thực hiện xử
lý đánh thuế trùng đối với thu nhập, chỉ đạo điều hành và hướng dẫn của Tổng
cục Thuế, năng lực xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập của công chức thuế,
kết quả xử lý các vướng mắc, khiếu nại của NNT liên quan đến việc đánh thuế
7
trùng đối với thu nhập. Các biến quan sát cụ thể được đo bằng thang đo Likert 5
điểm, từ mức độ 1 = Hoàn toàn không đồng ý đến mức độ 5 = Hoàn toàn đồng ý.
Kiểm định sự tin cậy của thang đo: Nghiên cứu chính thức được khảo sát
với 4 nhân tố được đưa ra để đo lường đó là: (1) cơ sở pháp lý để xử lý đánh thuế
trùng đối với thu nhập (PL), (2) tổ chức thực hiện xử lý đánh thuế trùng đối với
thu nhập (TC), (3) chỉ đạo điều hành và hướng dẫn của Tổng cục Thuế (CD), (4)
thiện chí của cơ quan thuế đối tác (TI). Để kiểm định sự tin cậy của các thang đo
sử dụng trong nghiên cứu, NCS sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định và
hệ số tương quan biến tổng. Các biến không đảm bảo tin cậy sẽ bị loại khỏi mô
hình nghiên cứu và không xuất hiện khi phân tích khám phá nhân tố (EFA). Tiêu
chuẩn lựa chọn Cronbach’s Alpha tối thiểu là 0,6 (Hair, 2006) [38] và hệ số tương
quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và đương nhiên loại khỏi thang
đo (Nunnally và Bernstein, 1994) [52].
Kích thước mẫu: Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện cho
nghiên cứu này nên NCS sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất.
Cỡ mẫu của nghiên cứu được xác định theo nguyên tắc tối thiểu để đạt được sự
tin cậy cần thiết của nghiên cứu. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu như:
Comrey và Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tương ứng: 100 = tệ,
200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời [33]. Theo
Tabachnick và Fidell (2007) có thể sử dụng công thức kinh nghiệm sau để xác
định cỡ mẫu tối thiểu: n >= 50 + 8p, trong đó n là cỡ mẫu tối thiểu, p là số nhân
tố (biến độc lập) trong mô hình nghiên cứu sử dụng hồi quy [71]. Theo Hoàng
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) sử dụng quy tắc nhân 5, tức là số biến
quan sát nhân 5 sẽ ra cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu để đảm bảo tính tin cậy
[22]. Nghiên cứu này lấy mẫu theo quy tắc của Comrey và Lee (1992), cỡ mẫu
được xác định là 300 đạt mức tốt [33]. Với cỡ mẫu này cũng thỏa mãn nguyên tắc
lấy mẫu của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) và quy tắc lấy mẫu
của Tabachnick và Fidell (2007) [17, 22].
8
Khảo sát thực tế: NCS thực hiện khảo sát đối tượng thông qua bảng hỏi.
Bảng hỏi được thiết kế và gửi bản dưới dạng link google form tới 400 đối tượng
được khảo sát.
Thu thập dữ liệu: Kết quả số lượng bảng hỏi thu thập được 346 bảng hỏi
được trả lời được nhập vào bảng tính Excel.
Làm sạch dữ liệu: Loại bỏ các trường hợp trả lời không phù hợp (ví dụ: trả
lời cùng một mức độ cao nhất hoặc thấp nhất ở tất cả các mục hỏi; trả lời giữa các
mục hỏi có sự đối nghịch, mâu thuẫn bất thường, ...). Kết quả đã loại bỏ 17 bảng
hỏi, còn lại 329 (= 346-17) bảng hỏi được đưa vào phân tích. Như vậy, với quy
mô mẫu phân tích là 329, thỏa mãn yêu cầu về kích thước mẫu tối thiểu là 300.
Mô tả mẫu nghiên cứu: Mẫu thu thập được tiến hành phân loại theo nhóm
bằng các kỹ thuật thống kê mô tả như đề cập phần dưới đây và sử dụng phần mềm
thống kê SPSS 20.
Bảng 1: Cơ cấu mẫu điều tra
Tiêu thức Số lượng Tỷ lệ
Giảng dạy và nghiên cứu khoa 10 3,04%
Lĩnh vực công tác học
Cơ quan thuế trung ương 164 49,85%
Cơ quan thuế địa phương 136 41,34%
Báo chí 10 3,04%
Lĩnh vực khác 9 2,73%
Lĩnh vực chuyên Kế toán - Kiểm toán 115 35%
môn đào tạo Tài chính - Ngân hàng 112 34%
Công nghệ thông tin 48 14.,%
Hợp tác quốc tế 9 2,7%
Lĩnh vực khác 45 13,7%
Tổng số 329 100%
Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra của NCS
9
Bảng số 1 cho thấy, trong tổng số 329 phiếu hợp lệ, tỷ lệ người được hỏi
công tác trong ngành Thuế là 300, chiếm 91,19%. Còn lại 29 phiếu được hỏi là
các nhà nghiên cứu, giảng dạy, nhà báo, quản lý có mối liên hệ nhất định liên
quan đến lĩnh vực xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập. Đối tượng được hỏi chủ
yếu có chuyên môn đào tạo về các lĩnh vực kế toán - kiểm toán (35%), tài chính-
ngân hàng (34%) và còn lại là các lĩnh vực khác.
Kiểm định độ tin cậy, phương sai, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và
kết quả khảo sát được trình bày trong Phụ lục 3 của luận án.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Về lý luận
Thứ nhất, luận án đã hệ thống và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về đánh
thuế trùng và xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập từ khái niệm, mục tiêu đến
nguyên tắc, nội dung xử lý đánh thuế trùng và các tiêu chí đánh giá kết quả xử lý
đánh thuế trùng đối với thu nhập. Đồng thời, luận án đã phát triển và bổ sung thêm
những nhân tố ảnh hưởng đến việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập; xây
dựng các tiêu chí đánh giá kết quả xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập.
Thứ hai, luận án xác định luận cứ khoa học cho việc đề xuất cụ thể về các
định hướng xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập và các giải pháp tăng cường
xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam.
Thứ ba, luận án đã tổng hợp được những kinh nghiệm của một số nước trên
thế giới trong việc xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập. Từ đó, rút ra được
những bài học có thể vận dụng được ở Việt Nam.
* Về thực tiễn
Thứ nhất, luận án phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng xử lý đánh thuế
trùng đối với thu nhập của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Thứ hai, luận án định hướng các quan điểm cơ bản về xử lý đánh thuế trùng
đối với thu nhập ở Việt Nam trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp tăng
cường xử lý đánh thuế trùng đối với thu nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt
Nam. Đây là tài liệu tham khảo cho các Cơ quan thuế trong việc xây dựng, triển
khai và áp dụng các chính sách có liên quan đến việc xử lý đánh thuế trùng đối
10