Cá kèo(Pseudopocryptes lanceolatus) đang được người nuôi rất quan tâm trong các
mô hình nuôi luân canh tôm –cá kèo, nuôi k ết hợp tôm –cua –cá kèo, mô hình
muối –cá kèo luân canh. Để góp phần t ìm hiểu về đặc điểm sinh trư ởngloài cá này
đề tài nghiên c ứu ảnh hưởng của độ mặn khác nhau l ên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống
của cá kèođược thực hiện nhằm tìm ra độ mặn thích hợp nhất cho sự tăng tr ưởng và
tỉ lệ sống của cá k èo. Thời gian thực hiện đề t ài là 120 ngày, thí nghi ệm được bố trí
với 6 nghiệm thức l à 0‰, 5‰, 10‰, 15‰, 20‰, 30‰và mỗi nghiệm thức lặp lại 3
lần. Với nguồn cá thí nghiệm có chiều d ài dao động từ 8,63 –8,76cm/con và kh ối
lượng dao động từ 2,98 –3,01g/con, đư ợc bố trí 30 con trên b ể 200L, mức n ước
20cm, có dây nylon làm giá th ể, cho ăn 2 lần/ng ày bằng thức ăn vi ên dạng nổi có
hàm lượng đạm từ 38 –40% và cho ăn 3 -5% khối lượng thân tr ên ngày. Sau khi k ết
thúc thí nghi ệm cá có chiều d ài dao động từ 15,72 –17,16cm/convà khối lượng dao
động từ 15,18 –17,93g/con, nghi ệm thức 0 ‰sau 15 ngày nuôi cábắt đầu chết v à
chết hoàn toàn sau 20 ngày nuôi. Tăng trư ởng nhanh nhất l à nghiệm thức 10 ‰và
khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05) so với các nghiệm thức c òn lại, thấp nhất là
nghiệm thức 30 ‰và khác bi ệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05) so v ới nghiệm thức
5‰, 15‰nhưng khác bi ệt không có ý nghĩa thống k ê (p>0,05) so v ới nghiệm thức
20‰. Tỉ lệ sống dao động từ 76,7 –86,7%, cao nh ất là nghiệm thức 10 ‰ và khác
biệt có ý ngh ĩa th ống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 30‰ nhưng khác bi ệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghi ệm thức còn lại, thấp nhất là nghi ệm
thức 30‰ nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghi ệm thức 5‰,
15‰ và 20‰ . Hệsốchuyển hóa thức ăn thấp nhất là nghi ệm thức 10‰, kếđến là
nghiệm thức 15‰và cao nhất là nghi ệm thức 30‰, vì vậy nên nuôi thương ph ẩm cá
kèo ởđộmặn từ10‰ –15‰.
43 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng các độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá kèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
LÊ VĂN LĨNH
ẢNH HƯỞNG CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU
LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ KÈO
(Pseudapocryptes lanceolatus , Bloch 1801)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2009
2KHOA THỦY SẢN
LÊ VĂN LĨNH
ẢNH HƯỞNG CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU
LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ KÈO
(Pseudapocryptes lanceolatus , Bloch 1801)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG
2009
3LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Ban chủ nhiệm
khoa thủy sản trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và
nghiên cứu suốt khóa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Ts. Đỗ Thị Thanh Hương đã tận tình
hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Ts. Trần Ngọc Hải đã giúp đỡ tôi trong thời gian
thực hiện và hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cố vấn học tập lớp nuôi trồng thủy sản khó a 31 là
Ts. Vũ Ngọc Út đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi thành thật cảm ơn anh Nguyễn Trường Giang học viên cao học khóa 13 đã cùng
tôi thực hiện đề tài, chỉ dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ nghiên cứu là chị Nguyễn Hương Thùy
và chị Nguyễn Thị Kim Hà đã hết lòng chỉ dẫn tôi thực hiện đề tài và xin được gởi
lời cảm ơn đến các thầy, cô, cán bộ nghiên cứu Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến
thủy sản đã tận tình hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
4TÓM TẮT
Cá kèo (Pseudopocryptes lanceolatus) đang được người nuôi rất quan tâm trong các
mô hình nuôi luân canh tôm – cá kèo, nuôi kết hợp tôm – cua – cá kèo, mô hình
muối – cá kèo luân canh. Để góp phần tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng loài cá này
đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống
của cá kèo được thực hiện nhằm tìm ra độ mặn thích hợp nhất cho sự tăng tr ưởng và
tỉ lệ sống của cá kèo. Thời gian thực hiện đề tài là 120 ngày, thí nghiệm được bố trí
với 6 nghiệm thức là 0‰, 5‰, 10‰, 15‰, 20‰, 30‰ và mỗi nghiệm thức lặp lại 3
lần. Với nguồn cá thí nghiệm có chiều d ài dao động từ 8,63 – 8,76cm/con và khối
lượng dao động từ 2,98 – 3,01g/con, được bố trí 30 con trên bể 200L, mức nước
20cm, có dây nylon làm giá thể, cho ăn 2 lần/ngày bằng thức ăn viên dạng nổi có
hàm lượng đạm từ 38 – 40% và cho ăn 3- 5% khối lượng thân trên ngày. Sau khi kết
thúc thí nghiệm cá có chiều dài dao động từ 15,72 – 17,16cm/con và khối lượng dao
động từ 15,18 – 17,93g/con, nghiệm thức 0‰ sau 15 ngày nuôi cá bắt đầu chết và
chết hoàn toàn sau 20 ngày nuôi. Tăng trư ởng nhanh nhất là nghiệm thức 10‰ và
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, thấp nhất là
nghiệm thức 30‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức
5‰, 15‰ nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức
20‰. Tỉ lệ sống dao động từ 76,7 – 86,7%, cao nhất là nghiệm thức 10‰ và khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 30‰ nhưng khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại, thấp nhất là nghiệm
thức 30‰ nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức 5‰,
15‰ và 20‰. Hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất là nghiệm thức 10‰, kế đến là
nghiệm thức 15‰ và cao nhất là nghiệm thức 30‰, vì vậy nên nuôi thương phẩm cá
kèo ở độ mặn từ 10‰ – 15‰.
5DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Biến động nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm ................................ .........14
Bảng 2: Biến động pH trong thời gian thí nghiệm ................................ .......................... 15
Bảng 3: Chiều dài trung bình cá qua 120 ngày nuôi (cm) ................................ ..........................19
Bảng 4: Khối lượng trung bình cá qua 120 ngày nuôi (gam) ................................ .........21
Bảng 5: Tăng trưởng trung bình tương đối theo chiều dài (%/ngày).............................. 23
Bảng 6: Tăng trưởng trung bình tương đối theo khối lượng (%/ngày)........................... 25
Bảng 7: Tỉ lệ sống trung bình qua các tháng trong thời gian thí nghiệm ........................ 31
Bảng 8: Hệ số chuyển hóa thức ăn ................................ ................................ .................. 32
6DANH SÁCH HÌNH
Hình 1 : Hệ thống bể bố trí thí nghiệm ................................ ................................ ...........11
Hình 2: Biến động NO2- trong thời gian thí nghiệm ................................ ....................... 16
Hình 3: Biến động NO3- trong thời gian thí nghiệm ................................ ....................... 17
Hình 4: Biến động NH4- trong thời gian thí nghiệm ................................ ....................... 18
Hình 5: Tăng trưởng tuyệt đối trung bình theo chiều dài (cm/ngày) .............................. 24
Hình 6: Tăng trưởng tuyệt đối trung bình theo khối lượng (g/ngày) .............................. 27
Hình 7: Sự tương quan giữa chiều và khối lượng cá ở các độ mặn khác nhau ............... 29
7MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................ ................................ ................................ .............................. 7
Phần 1. GIỚI THIỆU ................................ ................................ ................................ .......8
Phần 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................ ................................ ...................9
I. Đặc điểm sinh học của cá kèo................................ ................................ .....................9
1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái................................ ................................ .....9
2. Đăc điểm phân bố ................................ ................................ ................................ .10
3. Đặc điểm dinh dưỡng................................ ................................ ............................ 11
4. Đặc điểm sinh trưởng................................ ................................ ............................ 11
5. Đặc điểm sinh sản ................................ ................................ ................................ .11
II. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của động vật
thủy sản ................................ ................................ ................................ ............................. 12
III. Tình hình nuôi cá kèo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ................................ ..........14
Phần 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ ..........17
I. Vật liệu nghiên cứu ................................ ................................ ................................ ...17
1. Đối tượng nghiên cứu ................................ ................................ ........................... 17
2. Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm ................................ ................................ .............17
II. Phương pháp nghiên cứu ................................ ................................ .......................... 17
III. Phương pháp xử lý số liệu ................................ ................................ ....................20
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................ ................................ ..........21
I. Biến động các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm ................................ ...21
1. Nhiệt độ................................ ................................ ................................ .................21
2. pH................................ ................................ ................................ .......................... 22
3. NO2- ................................ ................................ ................................ ......................23
4. NO3- ................................ ................................ ................................ ......................24
5. TAN ................................ ................................ ................................ ......................25
II. Ảnh hưởng các độ mặn khác nhau l ên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá kèo ............26
1. Sinh trưởng ................................ ................................ ................................ ...........26
2. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng ................................ ............................ 36
3. Tỷ lệ sống................................ ................................ ................................ ..............38
4. Hệ số chuyển hóa thức ăn ................................ ................................ .....................39
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................ ................................ .............40
I. Kết luận ................................ ................................ ................................ .....................40
II. Đề xuất ................................ ................................ ................................ ......................40
Phần 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ................41
8Phần 1. GIỚI THIỆU
Thuỷ sản Việt Nam trong những năm gần đây đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản luôn đứng h àng đầu trong các mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc l àm tăng GDP của cả
nước. Cùng với xu thế chung đó, một đại bộ phận n gười dân đã chuyển dần từ việc
trồng các cây nông nghiệp truyền thống sang nuôi trồng thuỷ sản, với mục đích nâng
cao thu nhập của gia đình. Bên cạnh tôm sú thì một số loài cá có giá trị kinh tế cao
như: cá mú, cá chình, cá chẽm, cá măng cũng đang được quan tâm nhằm đa dạng
hóa loài nuôi. Nuôi cá biển và cá nước lợ là một hướng mở mới cho ngành thuỷ sản,
đã có bước khởi động ngoạn mục với cá c loài cá giò, cá mú, cá tráp,… với các hình
thức nuôi lồng, bè. Bên cạnh những loài cá có giá trị kinh tế cao được nhiều người
ưu chuộng nói trên thì cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus , Bloch 1801) cũng là
đối tượng được nhiều người quan tâm. Trong những năm gần đây nuôi cá k èo phát
triển rộng khắp ở một số tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) như:
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh …nhưng hiệu quả nhất là nuôi xen canh với
chân ruộng sản xuất muối hoặc tôm sú từ qu ảng canh đến bán công nghiệp .
Do là đối tượng mới được quan tâm nên các đặc điểm sinh thái, sinh lí, thủy lý
hóa…cũng chưa được nghiên cứu nhiều, mặt khác hiện tại chủ yếu được nuôi luân
canh với con tôm nên chưa xác định được độ mặn phù hợp nhất cho sinh trưởng và
phát triển của đối tượng này. Xuất phát từ thực tế nó i trên nên thực hiện đề tài “ Ảnh
hưởng các độ mặn khác nhau l ên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá kèo
(Pseudopocryptes lanceolatus , Bloch 1801) là thật sự cần thiết.
Mục tiêu đề tài:
Nhằm tìm ra độ mặn thích hợp nhất cho sự tăng tr ưởng và tỉ lệ sống của cá kèo.
Góp phần cung cấp thông tin nhằm cải tiến kỹ thuật nuôi đáp ứng nhu cầu sả n xuất.
Nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỉ lệ
sống của cá kèo.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Thời gian: Nghiên cứu sẽ được thực hiện từ tháng 1/2009 đến tháng 5/2009.
Địa điểm: Tại khoa thuỷ sản Trường Đại học Cần Thơ.
9Phần 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
I. Đặc điểm sinh học của cá kèo
1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái
Theo Mai Đình Yên (1992), ở Nam Bộ Việt Nam có 2 loại cá k èo: cá kèo vẩy nhỏ
(Pseudapocryptes lancaulatus, Bloch 1801) và cá kèo vẩy to (Pseudapocryptes
serperaster). Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì ở ĐBSCL
cũng có 2 loại cá kèo là vẫy to và vẫy nhỏ. Cũng theo 2 tác giả n ày thì cá kèo vẫy
nhỏ (Pseudapocryptes lancaulatus, Bloch 1801) có vị trí phân loại như sau:
Bộ: Perciformes.
Họ: Apocrypteidae.
Giống: Pseudapocryptes.
Loài: Pseudapocryptes lanceolatus.
Pseudapocryptes lanceolatus, Bloch 1801
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá kèo vẩy nhỏ có đầu
nhỏ, hình chóp, mõm tù hướng xuống, miệng trước hẹp. Rạch miệng ngang kéo dài
đến đường thẳng đứng kẻ qua cạnh sau mắt. Răng h àm trên một hàng, đỉnh tà, răng
trong nhỏ mịn. Răng hàm dưới một hàng mọc xiên thưa, đỉnh tà và có một đôi răng
chó ở sau mấu tiếp hợp của hai xương răng. Không có râu, dư ới mõm có hai mép
râu nhỏ phủ lên môi trên. Mắt tròn và nhỏ nằm phía lưng của đầu, gần chót mõm
hơn gần nắp mang. Khoảng cách giữa hai mắt hẹp, nhỏ h ơn hoặc tương đương với
10
một phần hai đường kính của mắt. Lỗ mang hẹp, m àng mang phát triển phần dưới
dính với eo mang.
Thân hình trụ, thon dài, hơi hẹp bên, phần sau xương chẩm có hai đường sóng nổi
có phủ vẩy. Cuống đuôi ngắn, dài cuống đuôi nhỏ hơn cao cuống đuôi.
Theo Nguyễn Nhật Thi (2000) , thân được phủ lên một lớp vẫy tròn, vẫy trên hàng
dọc thân dài hơn 200 cái và gần toàn thân được phủ vẩy, và cũng theo tác giả này cá
kèo vẩy nhỏ còn có tên khác là cá bóng lân, chi ều dài bằng 7 lần chiều cao và bằng
5,5 lần chiều dài đầu. Bụng vàng nhạt, vây lưng, vây ngực và vây đuôi màu xanh
nhạt, còn vây bụng và vây hậu môn màu vàng nhat.
Hai vi lưng rời nhau, khoảng cách giữa hai vi lưng này lớn hơn chiều dài của góc vi
lưng thứ nhất. Khởi điểm vi hậu môn sau khởi điểm vi l ưng thứ hai nhưng kết thúc
ngang nhau. Hai vi bụng dính nhau tạo thành giác bám dạng hình phễu, miệng phễu
bầu dục, vi đuôi dài nhọn.
Cá có màu xám ửng vàng, nửa trên của thân có khoảng 7-8 sọc đen hương xéo về
phía trước, các sọc này rõ về phía đuôi, bụng có màu vàng nhạt. Các vi ngực, vi
bụng và vi hậu môn có màu vàng đậm, vi lưng và vi đuôi có màu vàng xám và c ó
nhiều hàng chấm đen vát ngang các tia vi đuôi.
2. Đăc điểm phân bố
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá kèo vẩy nhỏ
(Pseudapocrytes lanceolatus, Bloch 1801) sống chủ yếu ở vùng nước lợ, mặn nhưng
cũng có thể sống ở vùng nước ngọt. Chúng làm hang ở các bãi bùn và có thể trườn
lên trên các bãi này. Cá kèo phân bố rộng từ Ấn Độ, Thái Lan, đến M ã Lai, quần
đảo Ấn Độ - Úc Châu, ĐBSCL Việt Nam và Trung Quốc. Theo Nguyễn Nhật Thi
(2000), ngoài ra cá kèo còn phân b ố ở Singapo, Indonesia, Nhật Bản, Ta hiti,
Andaman, Penang và theo tác giả này thì cá kèo cũng có thể sống trong nước ngọt.
Theo Kotteelat và Whitten (1996) thì nhi ệt độ thích hợp cho cá kèo từ 23 –28oC.
Tuy nhiên theo Dương Nhựt Long và ctv (2004) thì cá kèo có khả năng sống và phát
triển bình thường ở nhiệt độ từ 27,5 đến 34,5 oC (được trích dẫn bởi Võ Thành Toàn,
2005). Theo Boyd (1990), nhiệt độ thích hợp cho các loài thuỷ sản nuôi dao động từ
25 –28oC. Cá kèo có khả năng chịu đựng được điều kiện môi trường khắc nghiệt do
có tập tính sống vùi trong hang nên dù cho nhiệt độ môi trường biến động cá vẫn có
khả năng sinh trưởng và phát triển (Dương Nhựt Long và ctv, 2004).
11
Theo Das (1934) thì cá kèo vẫy nhỏ có khả năng hô hấp trực tiếp khí trời nhờ v ào
cấu tạo đặc biệt của khoang nắp mang. Khoan g nắp mang là dạng biến đổi của phổi
và có chức năng giống như cơ quan hô hấp phụ như cơ quan hô hấp phụ của cá trê
và cá sặc. (trích bởi Nguyễn Tấn Nhơn, 2008).
3. Đặc điểm dinh dưỡng
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Đắc Định và ctv (2002) thì cá kèo là loài có tập
tính ăn thiên về thực vật do tỷ lệ giữa chiều d ài ruột (Li) và chiều dài chuẩn (Lc) là
3,27 lớn hơn 3, kết quả này phù hợp với đề nghị của Nikolskii (1963) (đ ược trích
dẫn bởi Trần Đắc Đinh và ctv, 2002). Khi phân tích thành ph ần thức ăn trong ống
tiêu hoá của cá kèo cho thấy tảo khuê, tảo lam và mùn bã hữu cơ là chủ yếu. Trong
đó tảo khuê luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong chuỗi thức ăn (83,1%), kế đến l à các bùn
bã hữu cơ trong nền đáy (14,9%), tảo lam (1,9%). Ngo ài ra một số ít động vật phù
du cũng được tìm thấy trong chuổi thức ăn của cá k èo, bao gồm Copepoda (0,06%),
Cladocera (0,03%). Qua kết quả phân tích cho thấy cá k èo (Pseudapocryptes
lanceolatus, Bloch 1801) sống trong môi trường rất giàu tảo khuê và mùn bã hữu cơ,
nền đáy bùn hay bùn cát. Khi triều xuống cá kèo có thể tìm thức ăn là mùn bã hữu
cơ trên nền đáy (Trần Đắc Đinh và ctv 2002).
Cá kèo là loài ăn tạp nên ngoài thức ăn tự nhiên có trong ao như: động, thực vât phù
du, sinh vật sống bám, bùn bã hữu cơ … cá còn ăn được thức ăn tự chế và thức ăn
công nghiêp.
4. Đặc điểm sinh trưởng
Theo Trần Đắc Định và ctv (2002), khi khảo sát ở vùng ven biển Bạc Liêu thì mối
tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá kèo được xác định dựa vào số liệu của
508 mẫu cá có chiều dài tổng từ 10,1 – 20,3 cm. Khi phân tích theo các tham số tăng
trưởng thì chiều dài cực đại của cá có thể đạt 22 ,1 cm, với tốc độ tăng trưởng
0,81%/năm, cá có kích cở nhỏ sẽ tăng trưởng nhanh hơn cá lớn và khi cá đạt chiều
dài cực đại thì tốc độ tăng trưởng của cá sẽ chậm lại (theo Võ Thành Toàn, 2005).
5. Đặc điểm sinh sản
Theo Trần Đắc Định và ctv (2002) thì kích thước tuyến sinh dục của cá kèo rất nhỏ
và chỉ quan sát được đến giai đoạn III trong 7 giai đoạn phát triển đ ược đề nghị bởi
Holden và Raitt (1974). Tuyến sinh dục của cá đạt đến giai đoạn cao nhất (giai đoạn
III) bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 02 năm sau, tuy nhi ên các giai đoạn thành thục
tiếp theo vẫn chưa quan sát được. Qua theo dõi từ tháng 5 đến tháng 7 cho thấy lại
xuất hiện một chu kỳ thành thục mới chỉ phát hiện được đến giai đoạn II (52,38%).
12
Từ tháng 3 và tháng 4 ít thấy cá kèo xuất hiện nên không thể quan sát được giai
đoạn phát triển tuyến sinh dục vào hai tháng này.
Chỉ số thành thục GSI (Gonado Somatic Index) của lo ài (Pseudapocryptes
lanceolatus, Bloch (1801) đạt cao nhất từ tháng 6 đến tháng 8 và từ tháng 10 đến
tháng 01 năm sau. Tuy nhiên s ự biến đổi chỉ số thành thục là không lớn vì trong
lượng tuyến sinh dục của cá tương đối nhỏ so với khối lượng cơ thể. Theo Trần
Trung Thuận (2005), chỉ số thành thục cả cá kèo khi khảo sát tại Bạc Liêu là tương
đối nhỏ (0,01 – 0,336g) so với khối lượng cơ thể (7,45 – 21,45g) và ở Vĩnh Châu –
Sóc Trăng chỉ số thành thục dao động trong khoảng 0 ,002 – 0,3578g. Từ tháng 3
đến tháng 4 ít thấy cá kèo xuất hiện như vậy cũng có thể đây là thời điểm cá sinh
sản. Vào khoảng tháng 5 – 6 (tức khoảng tháng 4 –5 âm lịch) thấy có nhiều cá kèo
con xuất hiện nghĩa là sau thời gian sinh sản khoảng 02 tháng th ì có xuất hiện cá kèo
con (Trần Đắc Định và ctv 2002).
II. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của
động vật thủy sản
Trong tự nhiên nồng độ muối là một giới hạn sinh thái tương đối lớn đối với thủy
sinh vật. Tùy theo đặc điểm sinh thái, sinh lý của từng lo ài mà có thể sống ở những
nơi có nồng độ muối thích hợp khác nhau, phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển
của từng loài. Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến quá tr ình tăng trưởng và tỷ lệ sống
của động vật thuỷ sản (Nguyễn Văn Th ường, 2006). Theo Đặng Ngọc Thanh
(1973), nhu cầu về muối của cơ thể thủy sinh vật và quan hệ về nồng độ muối giữa
cơ thể với môi trường ngoài thể hiện rỏ nhất ở giới hạn phân bố theo nồng độ muối
ở thủy sinh vật, mỗi loài sinh vật nói chung chỉ sống ở nơi có nồng độ muối phù
hợp, khi nồng độ muối thay đổi sẽ l àm thay đổi áp suất thẩm thấu và ảnh hưởng đến
quá trình trao đổi chất. Giữa cơ thể thủy sinh vật và môi trường nước có một quan
hệ nhất định về thành phần và nồng độ muối hay gọi là quan hệ thẩm thấu, đó là
điều kiện để sinh vật sống b ình thường.
Theo Boeuf và Patrck (2001) , thống kê các nghiên cứu báo cáo từ năm 1971 đến
năm 1995 của nhiều tác giả về ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng và phát
triển của một số loài cá nước ngọt và nước lợ cho rằng: trong phần lớn các loài, sự
thụ tinh của trứng, sự phát triển của phôi, sự sinh tr ưởng của ấu trùng là tuỳ thuộc
vào độ mặn, tỷ lệ chuyển hoá thức ăn lấy v ào và thức ăn tiêu thụ. Các số liệu cũng
đã cho thấy giới hạn của thức ăn lấy v ào và kích thích sự chuyển đổi thức ăn phụ
thuộc rất lớn vào độ mặn của môi trường. Nhiệt độ và độ mặn có sự tương tác qua