Luận văn Ảnh hưởng của các loại tảo thức ăn khác nhau lên sự sinh trưởng, tuổi thọ, các chỉ tiêu sinh sản của artemia franciscana Vĩnh Châu

Thí nghiệm được bố trí trong ph òng với nhiệt độ phòng và độ mặn 80%o.Sau 14 ngày nuôi kết quả cho thấy Artemiacó tỷ lệ sống và tăng trưởng tốt nhất với thức ăn là tảo Chaetoceros(97.5%, 7.15mm và 38 ngày ) so v ới các loài tảo khác: Dunaliella (89.7%, 6.78mm) , Nannochloropsis (84.2%, 6.78mm) và thấp nhất là Tetraselmis (71.8%, 6.16mm) . Tuổi thọ của con cái l à cao nhất cũng đạt đ ược với thức ăn l à tảo Chaetoceros (38 ngày), kế đến l à Dunaliella (34 ngày) và Nannochloropsis, Tetraselmis cùng là 29 ngày trong kh i tuổi thọ của con đực l à g ần như nhau (24-25 ngày) ngoại trừ ở nghiệm thức tảo Dunaliella(28 ngày) Về các chỉ ti êu sinh s ản cũng cho thấy, Artemiaăn tảo Chaetoceros có khả năng sinh sản tốt nhất (đạt 525 ± 313 phôi trên vòng đời với sức sinh sản bình quân cho mỗi lứa đẻ là 95± 35 phôi và t ổng số lần tham gia sinh sản là 5.4 ± 2 lứa) so với các loài tảo khác ( 127-222 phôi; 45-52 phôi và 3- 6 theo thứ tự tương ứng). Tuy nhiên Artemiatrong nghiệm thức cho ăn tảo Dunaliellalại có thời gian tham gia sinh sản dài nhất (18.3± 7.9 ng ày), kế đến là Chaetoceros(16.1± 7.7 ngày), Nannochloropsis (10.5± 5.9 ngày) và ngắn nhất là ở nghiệm thức Tetraselmis (9.2± 5.9 ngày).

pdf53 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2443 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của các loại tảo thức ăn khác nhau lên sự sinh trưởng, tuổi thọ, các chỉ tiêu sinh sản của artemia franciscana Vĩnh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN THẠCH THỊ LỆ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI TẢO THỨC ĂN KHÁC NHAU LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, TUỔI THỌ, CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA ARTEMIA FRANCISCANA VĨNH CHÂU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2009 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN THẠCH THỊ LỆ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI TẢO THỨC ĂN KHÁC NHAU LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, TUỔI THỌ, CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA ARTEMIA FRANCISCANA VĨNH CHÂU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Th.S NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN TS. NGUYỄN VĂN HÒA 2009 3 LỜI CẢM TẠ Xin gởi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến: Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản-Trường Đại Học Cần Thơ. Quí thầy cô Khoa Thủy Sản. Cô Nguyễn Thị Hồng Vân Thầy Nguyễn Văn Hòa Các anh chị trong Trung Tâm Ứng Dụng và Chuyển Giao Công Nghệ. Tập thể lớp Nuôi Trồng Thủy Sản , K31 Đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt Luận Văn Tốt Nghiệp, cũng như giúp em hoàn thành khóa học này. Do thời gian có giới hạn và kiến thức còn hạn chế nên Luận Văn còn nhiều điểm thiếu sót. Kính mong quý Thầy Cô và các bạn góp ý để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. MỤC LỤC 4 Bìa 1.......................................................................................... 1 Bìa 2.......................................................................................... 2 Lời cảm tạ ................................................................................ 3 Mục Lục ................................................................................... 4 Danh sách bảng ........................................................................ 7 Danh sách hình ......................................................................... 8 Phụ lục ...................................................................................... 9 Tóm tắt .................................................................................... 10 PHẦN I:ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................. 11 1.1.Giới thiệu ........................................................................... 11 1.2.Mục tiêu nghiên cứu ............................................................ 12 1.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................... 12 PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................... 13 2. Sơ lược về đặc điểm sinh học của Artemia ..................... 13 2.1. Đặc điểm phân loại……………………………………....13 2.2. Đặc điểm phân bố ......................................................... 13 2.3. Hình thái vòng đời của Artemia .................................... 14 2.3.1. Đặc điểm về hình thái ................................................... 14 2.3.2. Vòng đời của Artemia ................................................... 14 2.4. Đặc điểm môi trường sống và dinh dưỡng của Artemia. .16 2.5. Đặc điểm sinh sản Artemia ........................................... 16 2.6. Quá trình di nhập .......................................................... 17 2.7 Tình hình sản xuất và sử dụng Artemia trên thế giới và 5 việt nam .................................................................................. 17 2.7.1 Thế giới ..................................................................... 17 2.7.2. Việt Nam ................................................................... 18 2.8. Vi tảo – giá tri dinh dưỡng của tảo ............................. 18 2.8.1. Vi tảo ....................................................................... 18 2.8.2 Giá trị dinh dưỡng của tảo ....................................... 19 PHẦN III: ................................................................................ 20 3.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................ 20 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................... 20 3.1.1.1. Dung cụ, vật tư và hóa chất ....................................... 20 3.1.1.2. Nguồn trứng giống Artemia ..................................... 20 3.1.1.3 Nguồn nước .............................................................. 20 3.1.1.4. Thức ăn .................................................................... 20 3.1.1.5. Nhiệt độ .................................................................. 20 3.1.1.6. Thời gian và địa điểm .............................................. 21 3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................... 21 3.2.1. Phương pháp ấp trứng Artemia ................................. 21 3.2.2. Phương pháp nuôi tảo ............................................... 21 3.2.3. Bố trí thí nghiệm ...................................................... 22 3.2.4. Thu thập và xử lý số liệu ........................................... 23 PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...................................... 25 4.1. Điều kiện môi trường................................................. 25 4.1.1. Độ mặn ....................................................................... 25 6 4.1.2. Nhiệt độ ...................................................................... 25 4.2. Ảnh hưởng của các giống loài tảo thức ăn lên tỉ lệ sống của Artemia ................................................................................... 26 4.3. Ảnh hưởng của các giống loài tảo thức ăn lên Chiều dài của Artemia ................................................................................... 27 4.4. Ảnh hưởng của các giống loài tảo thức ăn lên tuổi thọ của Artemia .................................................................................. 29 4.5. Ảnh hưởng của các giống loài tảo thức ăn lên các chỉ tiêu sinh sản của Artemia ............................................................... 31 4.5.1. Trung bình số phôi/lần sinh sản ................................... 32 4.5.2 Tổng số phôi được sinh sản/con mẹ ............................. 33 4.5.3. Tổng số lần tham gia sinh sản/con mẹ.......................... 33 4.5.4. Khoảng cách giữa hai lần tham gia sinh sản/con mẹ ... 34 4.5.5. Tỉ lệ % Cyst,%Nauplii, Cyst/Nauplii ......................... 35 4.5.6. Thời gia sinh sản của Artemia .................................... 36 4.5.7. Ảnh hưởng của các giống loài tảo thức ăn lên các lần sinh sản của Artemia ...................................................................... 37 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận ......................................................................... 39 5.2. Đề xuất .......................................................................... 39 PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................... 40 DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.2. Tỉ lệ sống (%) của Artemia .............................. 24 7 Bảng 4.3.1 Trung bình chiều dài (mm) của Artemia ......... 27 Bảng 4.3.2. Kích Thước và thành phần sinh ohas của tảo ... 29 Bảng 4.4. Tuổi thọ của con đực và cái ............................. 29 Bảng 4.5. Các chỉ tiêu so sánh về phương thức sinh sản và sức sinh sản của Artemia ...................................................................... 31 DANH SÁCH HÌNH Hình: 2.3.1. Hình dạng của Artemia Fanciscana ............... 14 Hình: 2.3.2.1. Vòng đời Artemia .......................................... 14 8 Hình: 2.5.1. Sự bắt cặp của Artemia .................................. 16 Hình: 4.2.. Tỉ lệ sống(%) của Artemia ............................ 27 Hình: 4.3.1. Chiều dài(mm) của Artemia .......................... 28 Hình: 4.4. Tuổi thọ của con đực và cái của Artemia ....... 30 Hình:4.5.1. Trung bình số phôi/lần sinh sản của Artemia . 32 Hình: 4.5.2. Số phôi được sinh sản/ con mẹ của Artemia . 33 Hình: 4.5.3. Tổng số lần tham gia sinh sản /con me ......... 34 Hình: 4.5.4. Khoảng cách giữa hai lần tham gia sinh sản . 35 Hình: 4.5.5. Tỉ lệ % Cyst,%Nauplii, Cyst/Nauplii ............ 36 Hình: 4.5.6. Thời gian sinh sản ........................................ 37 Hình: 4.5.7. Sức sinh sản qua các lần đẻ ........................... 37 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tỉ lệ sống ................................................................ 41 1.1 . Tỉ lệ sống của Artemia (ngày) ....................................... 41 1.2. Tỉ lệ sống của Artemia (%) ............................................ 42 9 Phụ lục 2: Trung bình chiều dài của Artemia (mm) ................. 43 2.1. Ngày Thứ 7 .................................................................... 43 2.2. Ngày Thứ 14 ................................................................. 44 Phụ lục 3: Tổng số phôi được sinh sản/con mẹ ....................... 45 Phụ lục 4: Trung bình Số phôi/ lần sinh sản ............................ 46 Phụ lục 5: Tổng số nauplii được sinh/con mẹ .......................... 47 Phụ lục 6: Tổng số cyst được sinh/con mẹ .............................. 48 Phụ luc 7: Tuổi thọ của con đực .............................................. 49 Phụ lục 8: Tuổi thọ của con cái ............................................... 50 Phụ lục 9: Thời gian trước khi con cái sinh sản ....................... 51 Phụ luc 10: Thời gian lúc con cái tham gia sinh sản .................. 52 Phụ lục 11: Thời gian sau khi con cái sinh sản .......................... 53 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của bốn loài tảo làm thức ăn cho Artemia gồm Chaetoceros, Dunaliella, Nannochloropsis và Tetraselmis lên tỷ lệ sống, tăng trưởng, tuổi thọ và các chỉ tiêu sinh sản, nhằm tìm ra loại thức ăn phù hợp để Artemia có sinh trưởng tốt, sức sinh sản cao và chất lượng sinh khối đảm bảo cho nuôi trồng 10 thủy sản. Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí trong phòng với nhiệt độ phòng và độ mặn 80%o. Sau 14 ngày nuôi kết quả cho thấy Artemia có tỷ lệ sống và tăng trưởng tốt nhất với thức ăn là tảo Chaetoceros (97.5%, 7.15mm và 38 ngày) so với các loài tảo khác: Dunaliella (89.7%, 6.78mm), Nannochloropsis (84.2%, 6.78mm) và thấp nhất là Tetraselmis (71.8%, 6.16mm) . Tuổi thọ của con cái là cao nhất cũng đạt được với thức ăn là tảo Chaetoceros (38 ngày), kế đến là Dunaliella (34 ngày) và Nannochloropsis, Tetraselmis cùng là 29 ngày trong khi tuổi thọ của con đực là gần như nhau (24-25 ngày) ngoại trừ ở nghiệm thức tảo Dunaliella (28 ngày) Về các chỉ tiêu sinh sản cũng cho thấy, Artemia ăn tảo Chaetoceros có khả năng sinh sản tốt nhất (đạt 525 ± 313 phôi trên vòng đời với sức sinh sản bình quân cho mỗi lứa đẻ là 95± 35 phôi và tổng số lần tham gia sinh sản là 5.4 ± 2 lứa) so với các loài tảo khác ( 127-222 phôi; 45-52 phôi và 3- 6 theo thứ tự tương ứng). Tuy nhiên Artemia trong nghiệm thức cho ăn tảo Dunaliella lại có thời gian tham gia sinh sản dài nhất (18.3± 7.9 ngày), kế đến là Chaetoceros (16.1± 7.7 ngày), Nannochloropsis (10.5± 5.9 ngày) và ngắn nhất là ở nghiệm thức Tetraselmis (9.2± 5.9 ngày). PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 GIỚI THIỆU Thức ăn tự nhiên nói chung, Artemia nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong nghề nuôi thủy sản. Trong thực tế thức ăn tươi sống có nguồn 11 gốc động vật là loại thức ăn cung cấp nhiều năng lượng vì nó chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho sinh sản, sinh trưởng và phát triển của các đối tượng thủy sản mà thức ăn chế biến không có. Artemia có hàm lượng dinh dưỡng rất cao (40-70% protein, 10-30% lipid, nhiều acid amin cần thiết; theo Leger et al., 1985). Ngoài ra Artemia còn có ưu thế là ít gây ô nhiễm môi trường nước nuôi so với việc sử dụng các loại thức ăn nhân tạo. Hơn nữa, quá trình phát triển của Artemia từ giai đoạn Nauplii đến giai đoạn trưởng thành, Artemia có nhiều kích cỡ khác nhau có thể làm thức ăn thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm cá như Sorgeloos và ctv (1982) đã nhận định: “Artemia là loại thức ăn thích hợp cho nhiều loại cá nước lợ vì giá trị dinh dưỡng cao và dễ sử dụng”. Ngoài dạng sinh khối sử dụng làm thức ăn tươi sống, trứng bào xác của Artemia (Cyst) dự trữ được nhiều năm ở dạng sấy khô và trứng này được mua bán khắp nơi trên thế giới. Artemia là loại sinh vật có khả năng chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt của môi trường (như nhiệt độ, độ mặn, oxy…), chúng có tập tính sống trôi nổi. và ăn lọc không chọn lựa (Reeve, 1963),và có thể sử dụng thức ăn có kích cỡ 25-30 m và tăng lên 40-50 m khi đạt đến kích cỡ trưởng thành (Dobbeleir et al., 1980) tuy nhiên loại thức ăn thích hợp nhất cho chúng vẫn là các loài tảo có kích thước nhỏ (Nguyễn Văn Hòa và ctv, 2007) Ở ruộng nuôi thức ăn cho Artemia chủ yếu dựa vào việc bón phân gây màu tảo trực tiếp (trong ao nuôi) hoặc gián tiếp (ao gây màu) (Rothuis., 1986; Vanderzanden., 1987, 1988, 1989). Tuy nhiên do giá trị dinh dưỡng của các loại tảo khác nhau (Sick, 1976; Lora-Vilchis, Cordero-Esquivel và Voltolin, 2004) nên ảnh hưởng của chúng lên tỷ lệ sống, tăng trưởng và sinh sản của Artemia cũng khác nhau. Chất lượng của các loại vi tảo sử dụng làm thức ăn cho Artemia đã dược tác giả nghiên cứu (Sick, 1979; Johnson, 1980) với kết quả nghiên cứu khác nhau của từng loài tảo về mặt dinh dưỡng, kích thước, điều kiện nuôi cũng như còn tuy thuộc loài Artemia thí nghiệm. Theo Evieno và Olsen (1999) đã nghiên cứu về liệu lượng tảo trong ao nuôi Artemia đã được trình bày trong thí nghiệm nuôi Artemia bằng tảo tươi (Chaetoceros, Tetraselmis, Dunaliella, Nannochloropsis). Kết quả cho thấy sự sinh sản và sinh trưởng của Artemia khác nhau khi sử dụng các loại tảo khác nhau. Để tìm hiểu chất lượng của các loại tảo thức ăn ảnh hưởng ra sao lên sự sinh trưởng và sinh sản của Artemia dòng SFB Vĩnh Châu, đề tài “Ảnh hưởng của các loại tảo thức ăn lên sự sinh trưởng, tuổi thọ và các chi tiêu 12 sinh sản của Artemia Franciscana” được tiến hành nhằm hướng tới việc lựa chọn một loại thức ăn phù hợp hoặc kết hợp, để có chất lượng Artemia tốt nhất cả về sinh khối và trứng bào xác cũng như hiệu quả sinh sản. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại tảo thức ăn khác nhau lên sự sinh trưởng, tuổi thọ và các chỉ tiêu sinh sản của Artemia Franciscana dòng Vĩnh Châu nhằm xác định loại tảo thức ăn phù hợp để Artemia có sinh trưởng tốt, sức sinh sản cao và chất lượng sinh khối đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản. 1.3 Nội dụng nghiên cứu Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, tuổi thọ và sinh sản của Artemia khi sử dụng 4 loại tảo thức ăn khác nhau (Chaetoceros, Dunaliella, Nannochloropsis và Tetraselmis ) 13 PHẦN II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2. Sơ lược về đặc điểm sinh học của Artemia 2.1 Đặc điểm phân loại Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv (2007), Artemia là tên latin của một loại giáp xác nhỏ chuyên sống ở những vùng nước mặn có biên độ muối rộng (từ vài %o đến 250%o như ruộng muối), có tên và vị trí trong hệ thống phân loại như sau: Ngành: Arthropoda. Lớp: Crustacea. Lớp phụ: Bran Chiopoda. Bộ: Anostraca. Họ: Artemiidae. Giống: Artemia, Leach (1819). Loài: Artemia Fanciscana. 2.2.Đặc điểm phân bố Artemia được tìm thấy ở 500 hồ tự nhiên và nhân tạo trên thế giới, rải rác khắp vùng nhiệt đới. Chúng có khả năng thích nghi với biên nhiệt độ khác nhau từ 60oC-350oC và với nồng độ muối tới 250%o (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007). Tuy vậy, Artemia lại không có trong tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng do ảnh hưởng của chế độ gió mùa, thủy vực không có độ mặn cao và có nhiều sinh vật thù địch (Nguyễn văn Hòa và ctv.,1994). 14 2.3 Hình thái vòng đời của Artemia 2.3.1. Đặc điểm về hình thái Hình 2.3.1: Artemia Fanciscana (Nguồn: www.captain.at) Artemia thân có dạng hình ống tròn, cơ thể có phân đốt, không vỏ đầu ngực, phần đầu ngắn nhỏ, giữa phần trước có một đôi mắt đơn gọi là mắt giữa, hai bên mắt giữa là một đôi mắt kép. Đốt cuối của bộ phận bụng và đốt cuối của đốt đuối có một chục đuôi hình lá, chân bụng của Artemia có khoảng 10 đôi mọc hai bên thân có dạng lá. 2.3.2. Vòng đời của Artemia Hình 2.3.2: Vòng đời của Artemia (theo Sorgeloos và ctv., 1980) 15 Artemia có vòng đời ngắn (ở điều kiện tối ưu có thể phát triển thành con trưởng thành sau 7-8 ngày nuôi), sức sinh sản cao (Sorgeleloos, 1980; Jumalon et al., 1982) và quần thể Artemia luôn có hai phương thức sinh sản (đẻ trứng và đẻ con)(Browne et al., 1984). Ngoài tự nhiên, Artemia đẻ trứng bào xác nổi trên mặt nước và được sóng gió thổi dạt vào bờ. Các trứng nghỉ này ngưng hoạt động trao đổi chất và ngưng phát triển khi được giữ khô. Nếu cho vào nước biển hoặc khi điều kiện tự nhiên thuận lợi (nhiệt độ ấm áp, mưa nhiều độ mặn giảm…), trứng bào xác có hình cầu lõm sẽ hút nước phồng to. Lúc này, bên trong trứng sự trao đổi chất bắt đầu hoạt động (Vos và Rosa, 1980). Sau khoảng 20h, màng nở bên ngoài nứt ra và phôi xuất hiện. Phôi được màng nở bao quanh trong khi phôi đang treo bên dưới võ trứng, sự phát triển của ấu trùng tiếp tục và một thời gian ngắn sau đó màng nở bị phá vở và ấu trùng Artemia được phống thích ra ngoài. Ấu trùng Artemia mới nở (instar I) có chiều dài 400-500 m, có màu vang cam, có mắt, nauplii màu đỏ ở phần đầu và 3 đôi phụ bộ, ấu trùng giai đoạn này không tiêu hóa được thức ăn, vì bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, chúng sống nhờ vào noãn hoàng. Sau khoảng 8-10h lúc nhỏ, ấu trùng lột xác thành giai đoạn (instar II), lúc này chúng có thể tiêu hóa được các hạt thức ăn cỡ nhỏ (tế bào tảo, vi khuẩn, chất vẩn) có kích thước từ 1-50 m, và lúc này bộ máy tiêu hóa đã hoạt động. Ấu trùng tăng trưởng qua 15 lần lột xác trước khi đạt giai đoạn trưởng thành. Artemia trưởng thành dài khoảng 10-12mm (tùy dòng). Tuổi thọ trung bình của cá thể Artemia trong các ao nuôi ở ruộng muối khoảng 40-60 ngày tùy thuộc điều kiện môi trường nuôi (nhiệt độ, độ mặn, thức ăn…)(Nguyễn Văn Hòa et al., 1994). Từ giai đoạn 10 ngày trở đi, Artemia có sự thay đổi đáng kể về hình thái và chức năng. Râu mất dần chức năng ban đầu của chúng và có sự khác biệt ở cá thể đực, cái. Con đực, râu phát triển thành mấu bám trong khi ở con cái râu phát triển thành phụ bộ cảm giác. Con đực có một cặp cơ quan giao cấu ở phần sau của vùng thân. Ở con cái có đôi buồng trứng nằm ở hai bên ống tiêu hóa sau các chân ngực. 16 2.4.Đặc điểm môi trường sống và dinh dưỡng Động vật này có tập tính sống trôi nổi, bơi lội tự do trong môi trường nước mặn, có đặc tính ăn lọc không chọn lọc (Reeve, 1963) và chúng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau (Sorgeloos et al., 1986). Ở giai đoạn ấu trùng chúng có thể sử dụng thức ăn có kích cở 25-30 m và 40-50 m khi trưởng thành (Dobbeleir et al., 1980), và chúng có khả năng lọc các vật chất lơ lửng trong nước (mùn bã hữu cơ, vi khuẩn, tế bào tảo đơn bào). Ở phạm vi kích thước nhỏ hơn 50 m chúng bắt mồi bằng cách dùng chân bơi đơn thức ăn từ dưới lên miệng ((Sorgeloos et al., 1986 trích dẫn bởi Nguyễn Đại Khoa, 1999). Ở ruộng muối thức ăn cho Artemia chủ yếu dựa vào việc bón phân gây màu tảo trực tiếp (trong ao nuôi) hoặc gián tiếp (ao gây nuôi)(Rothis, 1986). Ngoài ra chúng còn sử dụng các phụ phẩm như: bột đầu nành, cám gạo mà người nuôi cung cấp. Đặc biệt động vật này còn có khả năng chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như sự biến động lớn của các yếu tố: nhiệt độ, hàm lượng oxy, nồng độ muối (Sorgeloos et al., 1980). Ở Việt Nam hiện nay đang nuôi rộng rãi Artemia thuộc dòng Franciscana FSB (Mỹ), gần như loại này đã được thuần hóa với môi trường nước ta, chúng phát triển tốt trong điều kiện:  Độ mặn: 80-120%o .  Nhiệt độ: 22-35oC.  Oxy hòa tan: không thấp hơn 2mg/l.  PH từ trung tính đến kiềm (7.0-9.0). 2.5. Đặc điểm sinh sản Artemia Hình 2.5.1.: Sự bắt cặp trước khi sinh sản 17 Trước khi giao phôi, con đục bắt cặp với con cái bằng đôi râu của nó tại dựa lỗ sinh dục và đôi chân ngực cuối cùng. Chúng bơi lội xung
Luận văn liên quan