Tầm quan trọng của cảm xúc đối với hoạt động tâm lý của con người: cảm xúc có vai trò to
lớn trong đời sống và trong hoạt động của con người. Nó ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi
của một cá nhân. Cảm xúc có thể giúp con người có sức mạnh vượt qua khó khăn nhưng cũng có
lúc lại trở thành nguyên nhân gây ra khó khăn cho họ.
1.2. Ứng xử trong xã hội được hiểu là cách hành động của các vai trò xã hội nào đó trước một chủ
thể xã hội khác cũng có một vị trí xã hội. Ứng xử không thể hiện sự chủ động trong giao tiếp mà
chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, tính toán, thể hiện qua thái độ, cử chỉ, hành vi, cách nói
năng, tuỳ thuộc vào tri thức, nhân cách, trình độ của chủ thể nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất.
Như vậy, ứng xử đóng một vai trò quan trọng việc duy trì các mối quan hệ xã hội giữa người với
người
150 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐINH QUỲNH CHÂU
ẢNH HƯỞNG CỦA CẢM XÚC GIẬN DỮ
LÊN HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ THỨC TRẺ TUỔI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60.31.80
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THU MAI
TP. HỒ CHÍ MINH – 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày
trong luận văn là trung thực.
Tác giả
Đinh Quỳnh Châu
MỤC LỤC
3TLỜI CAM ĐOAN3T ................................................................................................................. 2
3TMỤC LỤC3T ............................................................................................................................ 3
3TDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT3T ...................................................... 6
3TMỞ ĐẦU3T .............................................................................................................................. 7
3T1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI3T ........................................................................................................................ 7
3T2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU3T................................................................................................................. 8
3T . KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU3T ................................................................................. 8
3T4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU3T ............................................................................................................ 8
3T5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU3T................................................................................................................. 8
3T6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:3T........................................................................................................ 9
3T7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU3T .................................................................................................................... 9
3T8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI3T ................................................................................................. 10
3TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN3T ....................................................................................... 11
3T1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CẢM XÚC GIẬN DỮ VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ3T .................... 11
3T1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài3T .................................................................................. 11
3T1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước3T ................................................................................... 13
3T1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẢM XÚC GIẬN DỮ VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ3T ....... 15
3T1.2.1. Cảm xúc và cảm xúc giận dữ3T.................................................................................................... 15
3T1.2.1.1. Khái niệm về cảm xúc và cảm xúc giận dữ3T ....................................................................... 15
3T1.2.1.2. Nguyên nhân của cảm xúc giận dữ3T.................................................................................... 26
3T1.2.1.3. Biểu hiện của cảm xúc giận dữ3T ......................................................................................... 27
3T1.2.1.4. Các cách xử lý cơn giận3T .................................................................................................... 29
3T1.2.2. Hành vi và hành vi ứng xử3T ....................................................................................................... 32
3T1.2.2.1. Khái niệm về hành vi3T ........................................................................................................ 32
3T1.2.2.2 Đặc điểm của hành vi3T ........................................................................................................ 34
3T1.2.2.3 Khái niệm về ứng xử3T ......................................................................................................... 34
3T1.2.2.4. Đặc trưng của ứng xử3T ....................................................................................................... 35
3T1.2.2.5. Các kiểu ứng xử và phân loại hành vi3T ............................................................................... 36
3T1.2.2.6. Hành vi ứng xử3T ................................................................................................................. 37
3T1.2.3. Một số phương pháp kiểm soát cơn giận3T .................................................................................. 38
3T1.3. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ THỨC TRẺ TUỔI3T ..................... 40
3T1.3.1. Đặc điểm tâm lý của người trưởng thành trẻ tuổi3T ...................................................................... 40
3T1.3.2. Khái niệm lao động trí thức trẻ tuổi3T .......................................................................................... 42
3T IỂU KẾT CHƯƠNG 13T ......................................................................................................................... 47
3TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CẢM XÚC GIẬN DỮ LÊN HÀNH VI
ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ THỨC TRẺ TUỔI TẠI TP. HCM3T ............. 49
3T2. 1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng3T ....................................................................................................... 49
3T2.1.1 Thể thức nghiên cứu3T ................................................................................................................. 49
3T2.1.2 Mẫu nghiên cứu thực trạng3T........................................................................................................ 54
3T2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng3T ........................................................................................................ 54
3T2.2.1. Mức độ thường xuyên và phân loại cơn giận của người lao động trí thức trẻ tuổi tại một số quận
nội thành TP.HCM3T ............................................................................................................................ 54
3T2.2.1.1. Mức độ thường xuyên cảm thấy tức giận3T .......................................................................... 54
3T2.2.1.2 Các kiểu cơn giận ở người lao động trí thức trẻ tuổi3T ........................................................... 55
3T2.2.2.Cách xử lý và hiệu quả xử lý cảm xúc giận dữ của người lao động trí thức trẻ tuổi tại một số
quận nội thành TP.HCM3T .................................................................................................................... 61
3T2.2.2.1.Cách xử lý cảm xúc giận dữ:3T.............................................................................................. 61
3T2.2.2.2 Hiệu quả của việc xử lý cảm xúc giận dữ:3T ......................................................................... 69
3T2.2.3.Các lĩnh vực chịu ảnh hưởng và nguyên nhân cảm xúc giận dữ3T ................................................ 71
3T2.2.3.1 Các lĩnh vực chịu ảnh hưởng:3T ........................................................................................... 71
3T2.2.3.2 Nguyên nhân gây ra cảm xúc giận dữ:3T .............................................................................. 74
3T2.2.4.Nhận thức về các yếu tố và vai trò của cảm xúc giận dữ của người lao động trí thức trẻ tuổi tại
một số quận nội thành TP.HCM3T......................................................................................................... 76
3T2.2.4.1. Nhận thức đối với các yếu tố liên quan đến cảm xúc giận dữ:3T .......................................... 76
3T2.2.4.2 Nhận thức về vai trò của cảm xúc giận dữ:3T........................................................................ 81
3T IỂU KẾT CHƯƠNG 23T ......................................................................................................................... 83
3TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẬN THỨC VỀ CẢM XÚC GIẬN DỮ ĐỂ
ĐIỀU KHIỂN HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ THỨC TRẺ TUỔI
TẠI TP.HCM3T ..................................................................................................................... 85
3T .1. Tổ chức nghiên cứu biện pháp3T ......................................................................................................... 85
3T .1.1. Mục đích nghiên cứu3T................................................................................................................ 85
3T .1.2. Thể thức nghiên cứu3T ................................................................................................................ 85
3T .1.3. Khách thể3T ................................................................................................................................. 85
3T .1.4. Giới hạn3T ................................................................................................................................... 86
3T .1.5. Qui trình nghiên cứu biện pháp3T ................................................................................................ 86
3T .1.6. Thời gian nghiên cứu:3T .............................................................................................................. 86
3T .2. Một số biện pháp nhận thức về cảm xúc giận dữ để điều khiển hành vi ứng xử của người lao động trí
thức trẻ tuổi tại TP.HCM3T ........................................................................................................................ 86
3T .2.1. Biện pháp 1: Điều chỉnh nhận thức về vai trò của cảm xúc giận dữ trong đời sống tình cảm của
con người3T .......................................................................................................................................... 86
3T .2.2. Biện pháp 2: Điều chỉnh nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng lên cảm xúc giận dữ3T .................... 87
3T .2.3. Biện pháp 3: Điều chỉnh nhận thức về các “mồi nhử” giận dữ3T .................................................. 88
3T .2.4. Biện pháp 4: Điều chỉnh nhận thức về nhu cầu cốt lõi của bản thân3T .......................................... 89
3T .3. Kết quả nghiên cứu trường hợp3T ....................................................................................................... 91
3T .3.1. Trường hợp 13T ........................................................................................................................... 91
3T .3.2. Trường hợp 23T ........................................................................................................................... 94
3T IỂU KẾT CHƯƠNG 33T ......................................................................................................................... 99
3TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3T ......................................................................................... 100
3TKẾT LUẬN3T ......................................................................................................................................... 100
3TKIẾN NGHỊ3T ......................................................................................................................................... 102
3T ÀI LIỆU THAM KHẢO3T ............................................................................................... 104
3TPHỤ LỤC3T ......................................................................................................................... 108
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CL: Chọn lựa
ĐLC: Độ lệch tiêu chuẩn
TH: Tình huống
MYN: Mức ý nghĩa trong kiểm nghiệm Chi Bình Phương
TB: Điểm trung bình
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TVV: Tham vấn viên
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Tầm quan trọng của cảm xúc đối với hoạt động tâm lý của con người: cảm xúc có vai trò to
lớn trong đời sống và trong hoạt động của con người. Nó ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi
của một cá nhân. Cảm xúc có thể giúp con người có sức mạnh vượt qua khó khăn nhưng cũng có
lúc lại trở thành nguyên nhân gây ra khó khăn cho họ.
1.2. Ứng xử trong xã hội được hiểu là cách hành động của các vai trò xã hội nào đó trước một chủ
thể xã hội khác cũng có một vị trí xã hội. Ứng xử không thể hiện sự chủ động trong giao tiếp mà
chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, tính toán, thể hiện qua thái độ, cử chỉ, hành vi, cách nói
năng, tuỳ thuộc vào tri thức, nhân cách, trình độ của chủ thể nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất.
Như vậy, ứng xử đóng một vai trò quan trọng việc duy trì các mối quan hệ xã hội giữa người với
người.
1.3. Cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi nói chung và hành vi ứng xử của con người nói
riêng. Khi một cảm xúc xuất hiện rồi trở nên mãnh liệt, sự nhìn nhận của chúng ta về mọi thứ đều bị
bóp méo. Lúc này chúng ta chỉ tập trung vào cảm xúc của mình mà phản ứng lại một cách nhanh
chóng. Vào lúc cảm xúc choáng ngợp, tất cả những gì chúng ta làm, ta đều thấy mình hành động rất
hợp lý vì thông tin của cảm xúc đưa lại khiến ta tưởng rằng đã quá đủ để đi đến một quyết định.
Điều này sau đó ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của chúng ta theo nhiều cách khác nhau: trực tiếp,
gián tiếp, tích cực hay tiêu cực.
Cảm xúc giận dữ là một xúc cảm hết sức bình thường mà mỗi người đều trải qua vào một thời
điểm nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ rất mạnh mẽ. Đặc biệt khi
nó không được nhận thức đúng mức và trở nên tiêu cực, cảm xúc giận dữ có thể gây ra vô số những
rắc rối mà ảnh hưởng của nó đến hành vi ứng xử của chúng ta có thể làm cho toàn bộ chất lượng
cuộc sống của ta thay đổi, từ những mối quan hệ tốt đẹp biến thành khủng khiếp.
Ở Việt Nam, cho tới nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu ảnh hưởng cảm xúc giận dữ
một cách cụ thể để hiểu được cường độ, mức độ thường xuyên, nguyên nhân và cách xử lý cảm xúc
giận dữ lên hành vi ứng xử của con người.
1.4. Thực tiễn cho thấy, người trưởng thành trẻ tuổi nói chung và người lao động trí thức trẻ tuổi
tại TP.HCM nói riêng còn chưa ý thức rõ ràng về ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng
xử của mình. Mối quan hệ giữa việc nhận thức về cảm xúc giận dữ và hành vi giao tiếp còn khá
mới mẻ đối với họ.
Từ những lý do nêu trên, người nghiên cứu thực hiện nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng cảm xúc giận
dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí
thức trẻ tuổi tại TP.HCM. Từ đó đề xuất một số phương pháp nhận thức về cảm xúc giận dữ để điều
khiển hành vi ứng xử một cách phù hợp.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu:
3.1.1 Khách thể nghiên cứu thực trạng:
-200 người lao động trí thức từ 20 đến 40 tuổi làm việc tại một số quận nội thành TP.HCM.
3.1.2 Khách thể nghiên cứu trường hợp:
- 02 người lao động trí thức tự nguyện tuổi từ 20 đến 40 làm việc tại nội thành TP.HCM
3.2. Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao
động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Lao động trí thức trẻ tuổi TP.HCM giận dữ khá thường xuyên.
- Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong biểu hiện cảm xúc giận dữ.
- Lao động trí thức trẻ tuổi đa số có biểu hiện đè nén cảm xúc giận dữ của mình.
- Nhận định về hiệu quả xử lý cảm xúc giận dữ ở người lao động trí thức trẻ tuổi chịu ảnh
hưởng bởi yếu tố tình trạng gia đình, độ tuổi và các mối quan hệ.
- Nguyên nhân gây ra cảm xúc giận dữ ở người lao động trí thức trẻ tuổi chủ yếu liên quan
đến công việc.
- Nhận thức về cảm xúc giận dữ có ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của người lao động trí
thức trẻ tuổi.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xúc cảm giận dữ, hành vi, ứng xử và đặc điểm tâm lý
lứa tuổi người trưởng thành trẻ tuổi.
5.2. Phân tích thực trạng ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động
trẻ tuổi tại TP.HCM và nguyên nhân của thực trạng đó.
5.3. Đề xuất một số phương pháp nhận thức về xúc cảm giận dữ để điều khiển hành vi ứng xử của
người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
6.1.1. Mục đích của nghiên cứu lý luận
- Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan
đến đề tài như: xúc cảm, xúc cảm giận dữ, hành vi, ứng xử, đặc điểm tâm lý của người trưởng thành
trẻ tuổi.
- Từ khung lý luận xác lập cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình, phương pháp nghiên
cứu.
6.1.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp
này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý
thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các công trình đã
được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.1. Mục đích của nghiên cứu thực tiễn:
- Tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng cảm xúc giận dữ lên hành vi ứung xử của người lao động trẻ
tuổi tại TP.HCM để đề xuất một số phương pháp nhận thức về cảm xúc giận dữ để điều khiển hành
vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM cho phù hợp.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.2.1. Phương pháp quan sát
6.2.2.2. Phương pháp điều tra
6.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
6.2.2.4. Phương pháp thống kê toán học
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nội dung: Trong đề tài này, người nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng cảm
xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại một số quận nội thành
TP.HCM.
- Địa điểm: tại một số quận nội thành TP.HCM
- Đối tượng khảo sát: 200 người lao động độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi làm việc tại một số quận nội
thành TP.HCM.
- Đối tượng nghiên cứu trường hợp: 02 người lao động trí thức tự nguyện từ 20 đến 40 tuổi.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng cảm xúc giận dữ lên hành
vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM. Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cảm xúc giận dữ và hành vi ứng xử.
- Góp phần làm sáng tỏ thực trạng ảnh hưởng cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người
lao động trí thức trẻ tuổi tại một số quận nội thành TP.HCM.
- Chứng minh rằng có thể xây dựng và hình thành những hành vi ứng xử phù hợp thông qua
việc nhận thức cảm xúc giận dữ.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CẢM XÚC GIẬN DỮ VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Xúc cảm đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu. Chúng đầu tiên được đưa ra trong
những tác phẩm triết học.
Theo Aristotle (384 TCN-322TCN), giận dữ là “sự thúc đẩy - có kèm theo đau khổ- trả thù
thẳng tay sự khinh thường bất xứng, một cách công khai, rõ ràng hướng đến chính chúng ta hay các
bạn bè của chúng ta”. Ông cũng phân biệt sự giận dữ thích đáng và không thích đáng “ai cũng có
thể giận dữ, điều này thì dễ dàng. Nhưng giận dữ đúng người, đúng mức, đúng lúc, đúng lý và đúng
cách thì không dễ dàng” [66, tr.141]. Lucius A.Seneca (4 TCN- 65TCN) cho rằng giận dữ là một sự
rung động tinh thần đột ngột và mạnh mẽ, hướng thẳng đến việc thực hiện sự trả thù, một rung động
kết hợp với ý chí và sự phán xét, trừng phạt. Giận dữ có liên quan đến tình trạng bừng bừng của cơ
thể (ngực). Lucius chia giận dữ ra làm 3 giai đoạn xảy ra liên tục gồm: sự khơi dậy không có chủ ý,
ý nghĩ có ý thức về đối tượng giận dữ, đòi hỏi sự trừng trị và giai đoạn cuối là lý lẽ ngăn chặn. Tác
giả cũng xem xét đến sự ảnh hưởng của lứa tuổi lên cảm xúc giận dữ và cho rằng ở trẻ em, giận dữ
thì đột ngột, hỗn độn, ở tuổi giữa đời, giận dữ trở nên dữ dội và thiết thực còn giận dữ ở tuổi già và
những người bệnh thì ít mạnh mẽ hơn [69]. Plot