Luận văn Ảnh hưởng của độ mặn và hàm lượng chất hữu cơ đến sự hòa tan và xử lý nước của ozon

Nghề nuôi thủy sản ng ày càng đóng góp vai tr ò quan tr ọng cho sự phát triển kinh tế x ã hội của nước nhà. Tuy nhiên v ấn đề xử lý n ước thải tr ước khi thải ra môi tr ường đang được quan tâm rất lớn. Một trong những giải pháp có hiệu quả và ngày càng được áp dụng rộng rãi là việc khử trùng nước bằng ozon. Đề tài này được thực hiện nhằm nghi ên cứu hiệu quả xử lý n ước của ozon để góp phần nâng cao tính bền vững của nghề nuôi Thủy Sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Vật liệu thí nghiệm bao gồm: máy ozon 4g/h, bể 100 lít, nước thải ao nuôi thủy sản, nước mặn đã qua xử lý.ozon được sục qua bể thông qua hệ thống Ventury trong 5h sục khí liên tục. Ba thí nghiệm đ ược bố trí với ba lần lặp lại. Thí nghiệm 1: Xác định khả năng h òa tan và hi ệu quả xử lý n ước của ozon ở từng độ mặn khác nhau. Thí nghi ệm 2: Xác định sự ảnh h ưởng của hàm lượng chất hữu c ơ khác nhau đến sự h òa tan và x ử lý nước cuả ozon. Thí nghiệm 3: Đánh giá khả năng hòa tan và x ử lý của ozon trong n ước có độ mặn khác nhau với cùng hàm lượng chất hữu cơ. Kết quả cho thấy khả năng hòa tan và hiệu quả xử lý nước của ozon tăng cùng với độ mặn và hàm lượng chất hữu cơ trong suốt quá trình xử lý ozon. Tương ứng với các độ mặn 0 ‰, 5 ‰, 10 ‰, 15 ‰, 20 ‰, 25 ‰ ozon đạt mức bão hòa l ần lượt 0.13 mg/L, 0.19 mg/L, 0.23 mg/L, 0.25 mg/L, 0.3 mg/L và 0.32 mg/L. Ở thí nghiệm 2 khi nồng độ ozo n đạt 0.22 mg/L làm giảm đáng kể h àm lượng TAN (80%), TSS (80%), OSS (60%) và nitrite ( 88%) đồng thời nitrate tăng mạnh và ít biến động khi nồng độ ozon đã bão hòa. Trong môi trường nước lợ mặn với cùng hàm lượng chất hữu c ơ các y ếu tố chất lượng nước vẫn còn biến động trong quá trình xử lý ozon.

pdf68 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2735 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của độ mặn và hàm lượng chất hữu cơ đến sự hòa tan và xử lý nước của ozon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHẠM THỊ HỒNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN VÀ HÀM LƯỢNG CHẤT HỮU CƠ ĐẾN SỰ HÒA TAN VÀ XỬ LÝ NƯỚC CỦA OZON LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2009 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHẠM THỊ HỒNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN VÀ HÀM LƯỢNG CHẤT HỮU CƠ ĐẾN SỰ HÒA TAN VÀ XỬ LÝ NƯỚC CỦA OZON LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. Vũ Ngọc Út 2009 i LỜI CẢM TẠ Để đạt được kết quả trong luận văn này tôi đã được sự giúp đỡ rất nhiều từ thầy cô, bạn bè và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Thủy Sản đã tạo điều kiện cho tôi học tập nghiên cứu trong thời gian qua. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy hướng dẫn, Ts. Vũ Ngọc Út, đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báo trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài và viết luận văn. Tôi xin được gửi lời cám ơn đến quý Thầy, Cô đã tận tâm truyền đạt cho tôi kiến thức chuyên môn, đặc biệt các Thầy, Cô trong bộ môn Thủy Sinh học Ứng dụng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K 31 đã giúp đỡ hết mình cho tôi. Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Phạm Thị Hồng ii TÓM TẮT Nghề nuôi thủy sản ngày càng đóng góp vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của nước nhà. Tuy nhiên vấn đề xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường đang được quan tâm rất lớn. Một trong những giải pháp có hiệu quả và ngày càng được áp dụng rộng rãi là việc khử trùng nước bằng ozon. Đề tài này được thực hiện nhằm nghiên cứu hiệu quả xử lý nước của ozon để góp phần nâng cao tính bền vững của nghề nuôi Thủy Sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Vật liệu thí nghiệm bao gồm: máy ozon 4g/h, bể 100 lít, nước thải ao nuôi thủy sản, nước mặn đã qua xử lý..ozon được sục qua bể thông qua hệ thống Ventury trong 5h sục khí liên tục. Ba thí nghiệm được bố trí với ba lần lặp lại. Thí nghiệm 1: Xác định khả năng hòa tan và hiệu quả xử lý nước của ozon ở từng độ mặn khác nhau. Thí nghiệm 2: Xác định sự ảnh hưởng của hàm lượng chất hữu cơ khác nhau đến sự hòa tan và xử lý nước cuả ozon. Thí nghiệm 3: Đánh giá khả năng hòa tan và xử lý của ozon trong nước có độ mặn khác nhau với cùng hàm lượng chất hữu cơ. Kết quả cho thấy khả năng hòa tan và hiệu quả xử lý nước của ozon tăng cùng với độ mặn và hàm lượng chất hữu cơ trong suốt quá trình xử lý ozon. Tương ứng với các độ mặn 0 ‰, 5 ‰, 10 ‰, 15 ‰, 20 ‰, 25 ‰ ozon đạt mức bão hòa lần lượt 0.13 mg/L, 0.19 mg/L, 0.23 mg/L, 0.25 mg/L, 0.3 mg/L và 0.32 mg/L. Ở thí nghiệm 2 khi nồng độ ozon đạt 0.22 mg/L làm giảm đáng kể hàm lượng TAN (80%), TSS (80%), OSS (60%) và nitrite ( 88%) đồng thời nitrate tăng mạnh và ít biến động khi nồng độ ozon đã bão hòa. Trong môi trường nước lợ mặn với cùng hàm lượng chất hữu cơ các yếu tố chất lượng nước vẫn còn biến động trong quá trình xử lý ozon. iii MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1 PHẦN 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................3 2.1.Chất thải và các biện pháp xử lí nước thải .............................................. 3 2.2.Ozone và những ứng dụng của Ozone trong nuôi trồng thủy sản ........... ..4 2.2.1.Sơ lược về Ozone ............................................................................ 4 2.2.2.Công dụng của Ozone ..................................................................…5 2.2.3.Ứng dụng của Ozone trong nuôi trồng thủy sản .............................. 6 PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................10 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài................................................... 10 3.2 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................... 10 3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................................. 10 3.3.1 Thí nghiệm 1: Xác định khả năng hòa tan và hiệu quả xử lí của ozon ở từng độ mặn khác nhau. .......................................................................10 3.3.2 Thí nghiệm 2: Xác định sự ảnh hưởng của hàm lượng chất hữu cơ khác nhau đến sự hòa tan và xử lí nước củaOzone ..........................................11 3.3.3 Thí nghiệm 3 : Đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng chất hữu cơ và độ mặn khác nhau đến khả năng hòa tan và xử lí nước của Ozone....................12 3.4 Phương pháp phân tích mẫu ..................................................................12 3.5 Phương pháp xử lí số liệu ......................................................................13 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................14 4.1 Thí nghiệm 1: Khả năng hòa tan và hiệu quả xử lí của ozon ở từng độ mặn khác nhau. ...............................................................................................14 iv 4.1.1 Nồng độ ozon hòa tan trong các nghiệm thức với các độ mặn khác nhau.........................................................................................................14 4.1.2 Biến động các yếu tố môi trường khi xử lý ozon. ...........................15 4.2 Thí nghiệm 2: Khả năng hòa tan và hiệu quả xử lí của trong môi trường có hàm lượng chất hữu cơ khác nhau. ............................................................. 22 4.2.1 Nồng độ ozon hòa tan trong các nghiệm thức với hàm lượng chất hữu cơ khác nhau ............................................................................................ 22 4.2.2 Biến động các yếu tố môi trường sau khi xử lý ozon. .....................23 4.3 Khả năng hòa tan và hiệu quả xử lý nước của ozon ở các độ mặn và hàm lượng chất hữu cơ khác nhau. .................................................................. 31 4.3.1 Nồng độ ozon hòa tan trong nước có độ mặn và hàm lượng chất hữu cơ khác nhau ............................................................................................ 31 4.3.2 Biến động các yếu tố môi trường sau khi xử lý ozon ......................32 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................ 39 5.1 Kết luận ................................................................................................ 39 5.2 Đề xuất ................................................................................................. 39 PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................40 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 43 v DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ ở các độ mặn khác nhau trong suốt quá trình sục ozon…………………………………………………………………………….15 Bảng 4.2 Biến động pH ở các độ mặn khác nhau trong suốt quá trình sục ozon.....................................................................................................................16 Bảng 4.3 Biến động nhiệt độ ở các hàm lượng chất hữu cơ khác nhau trong suốt quá trình xử lý ozon…………………………………………………………………….………24 Bảng 4.4 Biến động pH ở các hàm lượng chất hữu cơ khác nhau trong suốt quá trình xử lý ozon…………………………………………………………….. …25 Bảng 4.5 Biến động nhiệt độ trong các nghiệm thức được xử lý ozon ở các độ mặn khác nhau và có cùng hàm lượng chất hữu cơ………………………………………………………………………………32 Bảng 4.6 Biến động pH trong các nghiệm thức được xử lý ozon ở các độ mặn khác nhau và có cùng hàm lượng chất hữu cơ………………………………………………………………………………33 vi DANH SÁCH HÌNH Hình 4.1 Hàm lượng ozon hòa tan ở các độ mặn khác nhau theo thời gian……...............................................................................................................14 Hình 4.2 Hàm lượng oxy hòa tan ở các độ mặn khác nhau trong suốt quá trình sục ozon……………………………………………………………………………17 Hình 4.3 Hàm lượng COD ở các độ mặn khác nhau trong suốt quá trình sục ozon……………………………………………………………………………18 Hình 4.4 Hàm lượng TSS ở các độ mặn khác nhau trong suốt quá trình sục ozon……………………………………………………………………………19 Hình 4.5 Hàm lượng OSS ở các độ mặn khác nhau trong suốt quá trình sục ozon……………………………………………………………………………19 Hình 4.6 Hàm lượng TAN ở các độ mặn khác nhau trong suốt quá trình sục ozon……………………………………………………………………………20 Hình 4.7 Hàm lượng Nitrite ở các độ mặn khác nhau trong suốt quá trình sục ozon……………………………………………………………………………21 Hình 4.8 Hàm lượng Nitrate ở các độ mặn khác nhau trong suốt qúa trình sục ozon……………………………………………………………………………22 Hình 4.9 Nồng độ ozon hòa tan ở các hàm lượng chất hữu cơ khác nhau theo thời gian…………………………………………………………………………23 Hình 4.10 Biến động oxy hòa tan ở các hàm lượng chất hữu cơ khác nhau trong suốtquátrình xử lý ozon………………………………………………………....26 Hình 4.11 Biến động COD ở các hàm lượng chất hữu cơ khác nhau trong suốt quátrìnhxửlýozon………………………………………………………………26 Hình 4.12 Biến động TSS ở các hàm lượng chất hữu cơ khác nhau trong suốt quá trìnhxử lýozon…………………………………………………………………...27 Hình 4.13 Biến động OSS ở các hàm lượng chất hữu cơ khác nhau trong suốt quátrìnhxửlýozon……………………………………………………………….28 Hình 4.14 Biến động TAN ở các hàm lượng chất hữu cơ khác nhau trong suốt thờigiansụcozon………………………………………………………………..28 Hình 4.15 Biến động Nitrite ở các hàm lượng chất hữu cơ khác nhau trong suốt quátrìnhsục ozon………………………………………………………………..29 vii Hình 4.16 Biến động Nitrate ở các hàm lượng chất hữu cơ khác nhau trong suốt quátrìnhsục ozon………………………………………………………………..30 Hình 4.16 Hàm lượng ozon hòa tan ở các độ mặn khác nhau có cùng hàm lượng chấthữucơ theo thời gian………………………………………………………..31 Hình 4.18 Biến động DO ở các độ mặn khác nhau có cùng hàm lượng chất hữu cơtrongsuốtthờigianxửlýozon………………………………………………...34 Hình 4.19 Biến động COD ở các độ mặn khác nhau có cùng hàm lượng chất hữu cơtrongsuốtthời gian xử lý ozon………………………………………………..35 Hình 4.20 Biến động TSS ở các độ mặn khác nhau có cùng hàm lượng chất hữu cơtrongsuốtthờigianxửlý zon…………………………………………………...35 Hình 4.21 Biến động OSS ở các độ mặn khác nhau có cùng hàm lượng chất hữu cơtrongsuốtthời gian xử lý ozon………………………………………………..36 Hình 4.22 Hàm lượng TAN ở các độ mặn khác nhau có cùng hàm lượng chất hữucơtrongsuốtthờigianxửlyozon……………………………….…………….36 Hình 4.23 Hàm lượng Nitrite ở các độ mặn khác nhau có cùng hàm lượng chất hữucơtrongsuốtthờigianxửlýozon……………………………..……………....37 Hình 4.24 Hàm lượng Nitrate ở các độ mặn khác nhau có cùng hàm lượng chất hữucơtrongsuốt thời gian xử lý ozon……………………………….…………..38 1 Phần 1: GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây nghề nuôi thủy sản đã trở thành mũi nhọn của đất nước. Việt Nam với các đối tượng nuôi phổ biến như: tôm sú, cá tra, basa…Cá tra, basa hiện nay là sản phẩm chung của các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long và là mặt hàng xuất khẩu khá quan trọng, kim ngạch năm 2007 xấp xỉ 1 tỷ USD. Nhìn chung nghề nuôi thủy sản ngày càng gia tăng, ước lượng sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 3.2008 đạt 146 ngàn tấn,tăng 26% so với năm 2007, trong đó cá đạt 313.000 tấn; tôm 58.5 ngàn tấn; thủy sản khác đạt 44.5 ngàn tấn ( Phạm Đình Đôn, 2008 –bản tin của hội nghề cá Việt Nam- số 148- 05.2008) . Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi thủy sản với việc mở rộng diện tích và tăng mật độ nuôi đã làm gia tăng các mầm bệnh một cách nhanh chóng do môi trường nước ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Mới bước vào đầu vụ , tính đến ngày 21.03.2008 toàn Đồng Bằng sông Cửu Long có 44.000 ha nuôi tôm sú bị thiệt hại (Cà Mau 33.850 ha tôm sú bị chết, chiếm 13% diện tích nuôi tôm, thiêt hại 60-70%; Bạc Liêu 200 ha nuôi tôm; Kiên Giang 9.000 ha tôm mới thả nuôi bị thiệt hại –theo bản tin của hội nghề cá Việt Nam- số 148-05.2008). Để nghề nuôi thủy sản ngày càng bền vững thì điều kiện cần thiết trước tiên là phải ngăn chặn kịp thời các nguồn lây truyền bệnh. Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm chính là nguồn nước. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2007) thì hệ số chuyển hóa thức ăn trong nuôi cá tra là 3.2 – 3.6 cho thức ăn tự chế, như vậy lượng thức ăn sử dụng và lượng thức ăn dư thừa thải vào môi trường là khá lớn sẽ không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường , ảnh hưởng đến nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện nay với công nghệ kỹ thuật cao thì việc khử trùng nước bằng Ozon được xem là một giải pháp có hiệu quả và ngày càng được áp dụng rộng rãi. Với việc khẳng định ưu điểm của Ozon như: khả năng oxy hóa nitrite, vật chất hữu cơ, amonia và vật chất lơ lửng trong nước (theo Lucchetti and Gray, 1988 – trích dẫn bởi Võ Tuấn Kiệt, 2005 ) và tốc độ diệt khuẩn nhanh hơn nhiều lần so với Chlorine (theo Majumdar và Sproul, 1974– trích dẫn bởi Võ Tuấn Kiệt, 2005 ). Cùng với việc tăng diện tích và sản lượng nuôi nói trên thì vấn đề cần quan tâm nhất là làm thế nào để giảm thiểu tối đa lượng chất thải, ngăn ngừa mầm bệnh là điều đặc biệt quan tâm. Với những ưu điểm nêu trên của Ozon, trong thực trạng nghề nuôi thủy sản hiện nay, đề tài “Ảnh hưởng của độ mặn và hàm lượng chất hữu cơ đến sự hòa tan và xử lí nước của Ozon” là rất cần thiết để thực hiện nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của Ozon lên các nồng độ muối và 2 hàm lượng chất hữu cơ khác nhau, để cung cấp thêm thông tin cần thiết về triển vọng và ứng dụng của Ozon trong nghề nuôi thủy sản. Mục tiêu đề tài:  Mục tiêu tổng quát: Việc xử lý nước bằng ozon nhằm cải thiện chất lượng nước trong Nuôi Trồng Thủy Sản, góp phần trong sự phát triển bền vững của nghề nuôi thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.  Mục tiêu cụ thể: Đánh giá hiệu quả của Ozon trong việc xử lí nước ở các độ mặn và hàm lượng chất hữu cơ khác nhau nhằm góp phần hạn chế tối đa mầm bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong các hệ thống nuôi Thủy Sản. Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu khả năng hòa tan và hiệu quả xử lí nước của Ozon ở các độ mặn khác nhau. -Nghiên cứu khả năng hòa tan và hiệu quả xử lí của ozon trong nước có hàm lượng chất hữu cơ khác nhau. - Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng chất hữu cơ ở độ mặn khác nhau đến khả năng hòa tan và xử lí nước của Ozone. 3 PHẦN 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Chất thải và các biện pháp xử lí nước thải Hiện nay các mô hình nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long chuyển hóa rất nhanh, từ nuôi tự nhiên, nuôi quảng canh, nuôi phân tán mật độ thấp... sang nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp tập trung mật độ cao. Với các phương thức nuôi như hiện nay thì đã có sự tác động tiêu cực đến môi trường. Theo đánh giá của các nhà khoa học, hằng năm thải ra 456,6 triệu m3/ bùn thải (phù sa lắng đọng trong chất thải) và chất thải nuôi trồng thủy sản mà trong đó riêng chất thải nuôi cá tra, cá ba sa là hơn hai triệu tấn/ năm. (Phạm Đình Đôn, 2008 – bản tin của hội nghề cá Việt Nam- số 148- 05.2008). Nguồn chất thải độc hại này hiện nay vẫn chưa được xử lý triệt để, vẫn tiếp tục thải vào sông rạch trong khu vực. Các chất thải nuôi trồng thủy sản chủ yếu là các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy; các chất tồn dư sử dụng như: hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi, các loại lưu huỳnh lắng đọng, ngoài ra phiêu sinh vật chết cũng ảnh hưởng làm ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời khi phân hủy chất thải, thức ăn thừa, xác phiêu sinh vật..đã tạo ra nhiều khí độc phổ biến nhất là NH3/NH4+, H2S, SO2, .. Theo bản tin của hội nghề cá Việt Nam- số 148-05.2008 hiện nay vấn đề quản lý và xử lý nguồn bùn thải, chất thải nuôi trồng thủy sản hạn chế, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, đây là vấn đề hết sức bức xúc trong nuôi trồng thủy sản ở khu vực ÐBSCL làm mất cân bằng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản thể hiện rõ nét ở vấn đề dịch bệnh phát sinh trên diện rộng do ô nhiễm môi trường ở các mô hình nuôi thâm canh cá tra, cá ba sa...chết hàng loạt ở một số chủ nuôi cá bè trên sông ở vùng nước ngọt, dịch bệnh tôm nuôi đã phát sinh hơn 20 - 60% diện tích nuôi ở các tỉnh ven biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng... Theo Trịnh Ngọc Tuấn (2005) thì nước thải công nghiệp, sinh hoạt xả trực tiếp vào kênh mương, sông hồ lại là nguồn nước chính cung cấp cho Nuôi trồng thủy sản. Kết quả điều tra nghiên cứu những năm gần đây của viện nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1 cho thấy lượng COD, BOD, NO2… trong các thủy vực Nuôi Trồng Thủy Sản đều cao hơn mức cho phép đối với đời sống thủy sinh vật, hàm lượng kim loại nặng cũng cao hơn so với tiêu chuẩn Việt Nam 6774 – 2000 và các chất gây ô nhiễm trong nước chủ yếu là do: cacbon hữu cơ, Nitơ và Phospho được phân hủy từ Protein. 4 Với sự bùng phát của nghề nuôi tôm hiện nay thì việc thải chất dinh dưỡng dư thừa, thuốc và hóa chất chưa được xử lí vào môi trường xung quanh ngày càng nhiều. Theo Briggs và Funge – Smith, 1994; Teichert – Coddington và ctv,2000; Thakur và Lin, 2003; Jackson và ctv, 2003 – trích dẫn bởi Bùi Đắc Thuyết (2007) thì chất dinh dưỡng cung cấp cho tôm nuôi 60 – 98% N, 87 – 94% P không được hấp thu vào sinh khối tôm mà thải ra môi trường xung quanh. Như vậy để sản xuất ra 1 tấn tôm thương phẩm thì thải ra môi trường 70 -120 kg N, 13 – 16 kg P làm tác động đến hệ sinh thái thủy vực. Theo Đặng Đình Kim và Vũ Văn Dũng (2004) thì mỗi năm lượng bùn tích tụ ở đáy ao nuôi tôm khoảng 10-15 cm tương đương với 30 -50 tấn chất khô giàu hữu cơ/ha gây ô nhiễm nặng cho các ao nuôi tôm. Có nhiều biện pháp xử lí nước thải. Theo Trịnh Ngọc Tuấn (2005) thì với phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật ( hiếu khí và yếm khí), phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thu chất ô nhiễm thì có khả năng làm giảm lượng chất hữu cơ lơ lửng trong nước, mùn bã hữu cơ, lượng Nitơ giảm 80%, tổng vi khuẩn giảm 58%...Theo Tạ Văn Phương (2006) thì có thể sử dụng ozon để diệt khuẩn trong sản xuất giống và phòng bệnh vi khuẩn cho tôm với thời gian sục ozon sau 30 phút (0.255ppm) thì vi khuẩn vibrio bị tiêu diệt 100% còn tổng vi khuẩn là 99.8% Hiện nay việc ô nhiễm nguồn nước trong thủy sản đã diễn ra một cách nghiêm trọng và việc kiểm soát vấn đề này được đặc biệt quan tâm với sự cho ra đời hàng loạt công nghệ và thiết bị xử lí nước thải đạt hiệu quả cao như các thiết bị xử lí nước nuôi thủy sản bằng Ozon ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phổ biến. 2.2. Ozone và những ứng dụng của Ozone trong nuôi trồng thủy sản 2.2.1. Sơ lược về Ozone Ozone là chất hóa học, trong cấu trúc phân tử bao gồm 3 nguyên tử oxygen (trioxygen), có công thức hoá học: O3, trọng lượng phân tử : 47,998 g/mol, được phát minh và đặt tên bởi Christian Friedrich Schonbein vào năm 1840. Là chất khí có mùi hắc đặc trưng và trong suốt, ở nồng độ cao ozone có màu xanh da trời, ở thể lỏng có màu lục thẫm, ở nồng độ thấp có mùi cỏ non (rất dễ nhận thấy sau các trận mưa giông, không khí trong lành trên các cánh đồng). Phân tử lượng 48, điểm tan: - 192.70C, điểm sôi: -111.90C. (http:/www.dtdauto.com/dtozone.doc). Ozon được phát hiện vào năm 1840 khi một nhà khoa học người Đức Schonbein đầu tiên đã sản xuất và xác định nó. Năm 1888 ông đã sáng chế ra 5 một thiết bị sử dụng ozon để khử mùi cống rãnh và hòa tan vào trong nước để tẩy uế nước bị ô nhiễm. Ozon được sử dụng như một thuốc diệt khuẩn, khử mùi, khử màu ( Graham, 1997 – trích dẫn bởi Tameka, 2005 ). Theo Joseph (2005) Ozone được tạo ra trong tự nhiên có màu hơi xanh, mùi đặc thù. Khi ozon và điện năng tương tác ozon được tạo ra nhiều nên dễ nhận thấy mùi ozon xung quanh máy móc, xe máy điện hay trong thời gian hàn điện. Trong tự nhiên thì nồng độ ozon 0.01 – 0.15ppm và đạt cao trong các khu đô thị. Ngoài ra ozon còn bảo vệ trái đất khỏi tia tử ngoại. Ozon không bền vững, khó bảo quản, dễ phân giải trong thời gian ngắn, nếu được tiếp xúc với hơi nước, bạc
Luận văn liên quan