Trong quá trình thực hiện khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía
thầy cô, bạn bè và gia đình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã
giúp đỡ em trong thời gian qua, đặc biệt là :
- Thầy Nguyễn Văn Bỉnh, người đã trực tiếp hướng dẫn và góp ý tận tình cho em trong
suốt thời gian hoàn thành khóa luận.
- Thầy trưởng Khoa Trịnh Văn Biều, các thầy cô trong khoa Hóa đã tạo mọi điều kien có
thể giúp em có thể thuận lợi trong việc liên hệ đến các cơ quan thu thập tài liệu phục vụ
cho luận văn.
- Các bạn trong lớp Hóa 4B, một số bạn ở trường ĐH Y Dược TPHCM đã góp ý rất nhiều
cho bài viết của em được hoàn thành tốt hơn
110 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ NGỌC QUYÊN
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT THÔNG
DỤNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TH.S. NGUYỄN VĂN BỈNH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía
thầy cô, bạn bè và gia đình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã
giúp đỡ em trong thời gian qua, đặc biệt là :
- Thầy Nguyễn Văn Bỉnh, người đã trực tiếp hướng dẫn và góp ý tận tình cho em trong
suốt thời gian hoàn thành khóa luận.
- Thầy trưởng Khoa Trịnh Văn Biều, các thầy cô trong khoa Hóa đã tạo mọi điều kien có
thể giúp em có thể thuận lợi trong việc liên hệ đến các cơ quan thu thập tài liệu phục vụ
cho luận văn.
- Các bạn trong lớp Hóa 4B, một số bạn ở trường ĐH Y Dược TPHCM đã góp ý rất nhiều
cho bài viết của em được hoàn thành tốt hơn.
Do lần đầu tiếp xúc với những kiến thức hoá sinh còn khá mới lạ, do trình độ hiểu biết và
thời gian có hạn nên chắc chắn trong bài viết sẽ còn nhiều chỗ thiếu sót về nội dung và cả
hình thức trình bày. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để cho bài
viết được hoàn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 nam 2007
Nguyễn Thị Ngọc Quyên
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
Phần I : MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hoá chất đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng
ta. Hóa chất hiện diện trong ngôi nhà chúng ta đang sống, trong thực phẩm chúng ta ăn,
trong nước chúng ta uống, trong sản phẩm vệ sinh cá nhân và mỹ phẩm dùng hằng ngày,
ngay cả trong không khí chúng ta hít thở. Có thể nói đó là một ngừơi bạn đồng hành cùng
với sự tiến bộ của xã hội loài người.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), trong 50 năm qua, với sự phát triển của công nghiệp,
có một sự gia tăng khổng lồ về số lượng hoá chất mà chúng ta tiếp xúc trong cuộc sống
hằng ngày. Con người đã tổng hợp hơn 90.000 hợp chất hoá học mới, đó là những chất
nhân tạo, và không có một chất nào trong số này tồn tại một mình nó trong tự nhiên, trong
đó chỉ ½ được thử nghiệm về ảnh hưởng của chúng đến con người.
Trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều hoá chất độc hại ngay trong nhà của
mình: Sản phẩm gia dụng như bột giặt, thuốc đánh bóng nền nhà, sơn và những chất tẩy rửa
kiếng, gỗ, kim loại, lò nướng, toilet và các vết ố chứa những hoá chất nguy hại như
amoniac, axit sunfuric và axit photphoric, kiềm , chlorine, formaldehide (phooc môn) và
phenol. Những hành vi đơn giản như giặt thảm, rửa chén hoặc sơn tường có thể dễ dàng
khiến chúng ta tiếp xúc với các sản phẩm gây hại cho sức khoẻ. Tham chí, ngay cả việc làm
đẹp của phụ nữ cũng đã vô tình đưa họ vào tình huống tự nguyện tiếp xúc với hoá chất gây
hại, bởi việc trang điểm dù chỉ áp dụng trên bề mặt da nhưng các hoá chất trong mỹ phẩm
sẽ ngấm trực tiep qua da và đi vào máu trong cơ thể
Với hơn 90.000 hoá chất đang hiện diện, thoát khỏi việc tiếp xúc với hoá chất là điều
không thể, bởi vì chúng gần như có mặt trong mọi khía cạnh của đời sống hiện đại; riêng
đối với người giáo viên hóa học thì đó là một hoạt động tất yếu. Mỗi hoá chất bên cạnh
những ưu điểm đã được ứng dụng nó còn chứa đựng những nguy hại khôn lường, đã và
đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Nham cung cấp thêm thông tin về các
độc chất hoá học, cách sơ cứu và dự phòng các hoá chất độc hại, em đã quyết định chọn đề
tài : “ảnh hưởng của một số hoá chất thông dụng đến sức khoẻ con người” để trình bày.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
- Đưa ra những tính chất cơ bản của một số hoá chất thông dụng trong cuộc sống (cơ sở
để xác định tính độc hại của hoá chất).
- Các ứng dụng, nguồn gây ô nhiễm, nguồn đưa hoá chất độc hại vào cơ thể người.
- Triệu chứng gây hại của một số hoá chất thường gặp trong cuộc sống và trong chương
trình phổ thông.
- Cách sơ cứu, dự phòng độc chất hoá học.
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu, tìm hiểu về những tác hại của các độc chất hoa học, các nguyên nhân phát
sinh, thực trạng và cách phòng tránh. Từ đó giúp mọi người có cái nhìn tổng quát về độc
tính của hoá chất đối với sức khoẻ con người.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
IV. KHÁCH THỂ – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
- Khách thể nghiên cưu : quá trình, cơ chế tác động của hoá chất đến sức khoẻ.
- Đối tượng nghiên cứu : con người.
V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC :
Nếu mọi người đều nhận thức được tính độc hại của hoá chất thì sẽ tự có biện pháp phòng
tránh, để vừa đảm bảo được hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày được duy trì phát
triển, vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.
VI. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU :
- Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tong hơp trong các sách báo và sách chuyên ngành.
- Lấy thông tin trên mạng internet, số liệu trong các bệnh viện, thông tin tổng quát từ viện
khoa học môi trường.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
PHẦN II : NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
A – MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
I. Độc tính:
1) Khái niệm:
- Độc tính của một chất là khả năng của chất đó gây tác hại hoặc gây tử vong cho cơ thể
sinh vật. Độc tính trước đây được hiểu là độc tính cấp tính của một chất với liều lượng
(tính ra mg) đủ khả năng giết chết 50% súc vật thí nghiệm (tính ra kg thể trọng). Đó là
liều chí tử (DL50) hay liều hiệu lực (DE50).
- Ngày nay, các khái niệm được hiểu rộng hơn. Người ta định nghĩa chất độc hay chất
nguy hại là chất khi xâm nhập vào cơ thể gây nên các biến đổi sinh lý, sinh hóa , phá vỡ
cân bằng sinh học, gây rối loạn chức năng sống bình thường, dẫn đến trạng thái bệnh lý
của các cơ quan nội tạng, các hệ thống ( tiêu hóa, tuần hòan, thần kinh) hoặc tòan bộ
cơ thể.
- Theo quy chế quản lý chất thải nguy hại của Chính phủ Việt Nam ( ban hành 7/1999)
quy định: “ chất thải nguy hại là những chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn,
dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây
nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người”.
Chất nguy hại có trong môi trường lao động có thể liên quan tới một loại bệnh nào đó
gọi là độc chất nghề nghiệp, còn bệnh do độc chất gây ra gọi là bệnh nghề nghiệp.
- Độc tính là khả năng gây tổn thương, tác hại cho cơ thể sống, nó liên quan tới lượng
hóa chất đưa vào hoặc hấp thụ, đường đưa hóa chất vào cơ thể (hít thở, tiêu hóa, tiêm,
tiếp xúc với da), sự phân bố hóa chất theo thời gian (liều lượng một lần hoặc liên
tiếp), loại và mức độ tổn thương, thời gian cần để gây ra tổn thương, bản chất của cơ thể
bị tác động và các điều kiện khác. Mức độ của độc tính gây ra do tiếp xúc với hóa chất
thường tỉ lệ thuận với nồng độ tiếp xúc và thời gian tiếp xúc.
Các tác hại ở mức nhẹ có thể phục hồi, còn ở mức nặng hay trạng đôi khi không thể
khắc phục được. Ví dụ, sưng phổi hay thay đổi hóa tính của huyết thanh ở mức nhẹ thì
có khả năng chữa được, nhưng ung thư thì rất nặng va khó có thể chữa khỏi.
Những thay đổi bất lợi ở mức nhẹ bao gồm như thay đổi tiêu hóa thức, tăng trọng
lượng cơ thể Các tác động nặng bao gồm những thay đổi cấu trúc , chức năng của mô
làm cho chức năng bình thường bị thay đổi có thể dẫn đến tử vong.
Các dạng tác nhân độc hại tiềm tàng:
- Bao gồm các tác nhân hoá học (tự nhiên, tổng hợp, vô cơ hay hữu cơ) ,vật lý (sóng
điện từ, vi sóng) và sinh học (các độc chất vi nấm, thực và động vật).
- Các tác nhân hoá học và lý học có thể gây ra những tác động có hại bằng việc thay
đổi sự thống nhất , cấu trúc, chức năng của mô cũng như làm thay đổi quá trình sinh
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
trưởng, phát triển Các tác hại có thể khắc phục được hoặc đôi khi không khắc phục
được dẫn đến tử vong.
2) Liều lượng độc: (dose)
- Là đơn vị của sự xuất hiện các tác nhân hoá học, vật lý hay sinh học. Liều lượng có
thể được diễn tả qua đơn vị khoi lượng hay thể tích trên một trọng lượng cơ thể (mg, g,
ml/kg trọng lượng cơ thể) hay đơn vị khối lượng hay thể tích trên một đơn vị bề mặt cơ
thể ( mg, g, ml/m2 bề mặt cơ thể). Nồng độ trong không khí có thể được thể hiện qua
đơn vị khối lượng hay thể tích trên phần triệu thể tích không khí (ppm ) hay miligam,
gam trên m3 không khí. Nồng độ trong nước có thể diễn tả qua đơn vị ppm hay pp.
- Liều lượng thấp nhất gây ra phản ứng mà ta bắt đầu quan sát được gọi là liều lượng
ngưỡng. Dưới liều lượng ngưỡng ,không thể quan sát được phản ứng. Mỗi liều lượng
ngưỡng ứng với mỗi hiện tượng sinh học. Trong một chuỗi những phản ứng, tồn tại từng
ngưỡng cho mỗi bước phản ứng.
- Các yếu tố gây ảnh hưởng đến ngưỡng bao gồm: liều lượng và khả năng lắng đọng của
hoá chất, sự nhạy cảm của cơ thể có phản ứng, bản chất của phản ứng được tạo thành.
Độ nhạy của phương pháp dùng để xác định phản ứng ảnh hưởng đến ngưỡng quan sát.
3) Độ độc cấp tính :
Là độ độc tính thường được xác định bằng nồng độ của một hoá chất, một tác nhân
gây độc tác động lên một nhóm sinh vật thử nghiệm trong thời gian ngộ độc ngắn trong
điều kiện có kiểm soát. Để đánh giá độc tính cấp và ngưỡng độc, người ta dùng các đại
lượng sau để đánh giá :
- LD50 : (median lethal dose) : liều lượng gây chết 50 % động vật thực nghiệm. Đơn vị
mg/kg động vật sống trên cạn.
- LC50 : (median lethal concentration ): nồng độ gây chết 50% động vật thực nghiệm . Đơn vị mg/ l dung dịch hoá chất . Thường dùng để đánh giá độc tính của chất độc dạng
lỏng hoà tan trong nước sông suối hay nồng độ hơi hoặc bụi trong môi trường không khí
ô nhiễm có thể gây chết 50% số động vật thực nghiệm.
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO ) đã dựa vào giá trị LD50 để phân loại độc tính của độc
chất. Giá trị LD50 càng nhỏ, độc tính càng cao.
- Có nhiều quy ước phân loại chất độc dựa vào LD50 của chúng như sau :
Nhóm I : rất độc , LD50 < 100 mg/kg
Nhóm II : Độc cao, LD50 = 100 – 300 mg/kg
Nhóm III : độc vừa , LD50 = 300 – 1000 mg/kg
Nhóm IV : độc ít , LD50 > 1000 mg/kg.
4) Độ độc mãn tính:
Là công cụ để hiểu rõ và đánh giá khả năng gây độc của hoá chất đối với thuỷ sinh vật.
Nói chung, nồng độ gây ra độ độc mãn tính thường thấp hơn nồng độ ngộ độc cấp tính, do
đó độ độc mãn tính cung cấp nhiều số liệu nhạy cảm hơn độ độc cấp tính.
Khái niệm không ngưỡng :
- Có giả định rằng bệnh ung thư và các bệnh khác liên quan đến thay đổi vật liệu di
truyền không ngưỡng. Điều này có nghĩa là khả năng gây ra phản ứng tỷ lệ với các tác
nhân gây hại ngay cả khi liều lượng tiếp xúc thấp nhất.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
- Việc giả định không ngưỡng chỉ ra rằng không có một mức tiếp xúc nào mà không
mang lai nguy cơ cho sức khoẻ.
- Sự liên hệ giữa liều lượng- đáp ứng thể hiện mối tương quan giữa liều lượng và đáp
ứng quan sát được. Đồ thị là đường cong liên hệ giữa cường độ của đáp ứng và liều
lượng.
5) Nồng độ cho phép của chất độc:
- Nồng độ cho phép là biện pháp khống chế chất độc trong việc bảo vệ sức khoẻ cho
người lao động.Nó là cơ sở giám sát môi trường, đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp và tác
hại sức khoẻ cũng như có ý nghĩa dự phòng.
- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) : nồng độ tối đa cho phép là những nồng độ chất
độc mà người công nhân tiếp xúc 8 giờ / ngày và 40 giờ /tuần không hề gây những ảnh
hưởng gì cho sức khoẻ của họ.
- Ở Liên Xô (cũ) , nồng độ tối đa cho phép là những nồng độ không làm ảnh hưởng gì
đến sức khoẻ người công nhân trong thời gian họ đang làm việc và cả sau này suốt đời
họ.
- Các giá trị giới hạn ngưỡng của Mỹ qui định chỉ áp dụng cho đa số công nhân có sức
khoẻ bình thường, không kể những ngoại lệ. Qui định này chỉ có tính chất chỉ dẫn về vệ
sinh.
II. Đáp ứng :
- Đáp ứng là phản ứng của toàn bộ cơ thể hay của một hoặc vài bộ phận của cơ thể sinh
vật đối với chất kích thích (chất gây đáp ứng).
- Chất kích thích có thể có rất nhiều dạng, và cường độ của đáp ứng thường là hàm số của
cường độ kích thích. Chất kích thích càng nhiều thì cường độ đáp ứng trong cơ thể xảy
ra càng lớn. Khi chất kích thích là hoá chất thì đáp ứng thường là hàm số của liều lượng
và mối quan hệ này được gọi là mối quan hệ liều lượng – đáp ứng.
- Những đáp ứng đối với các tác nhân hoá hay lý học có thể xảy ra ngay lập tức hoặc xảy
ra muộn hơn; có thể nhẹ hoặc nặng; phục hồi hoặc không phục hồi được; trực tiếp hoặc
gián tiếp; có thể có lợi hoặc bất lợi (có hại).
- Đáp ứng là phản ứng bất bình thường hay không đeu đặn, có thể liên quan đến hệ thống
miễn dịch hoặc có thể gây ra những thay đổi về gen tại những điểm lắng đọng hoá chất.
- Các đáp ứng đối với các tác nhân phụ thuộc vào điều kiện tiếp xúc như thời gian, liều
lượng tiếp xúc, tính chất hoá , lý tác nhân, tình trạng sức khoẻ của cơ thể tại thời điểm
tiếp xúc.
III. Cơ quan tiếp nhận:
Tác nhân hoá học hay vật lý thường kết hợp với nhau ở mô, ở các cơ quan tiếp nhận.
Cơ quan tiếp nhận có thể coi là “ bến định vị của hoá chất”. Đó là điểm nhạy cảm hay
điểm đáp ứng, nằm tại tế bào đối tượng mà các tác nhân vật lý hay hoá học cùng tác động
lên. Cơ quan tiếp nhận có thể đặc trưng cho tác nhân hoá học hay một nhóm hoá chất.
- Khi liều lượng hoá chất tăng, lượng hoá chất nhiễm vào các cơ quan tiếp nhận cũng có
thể tăng theo. Hóa chất gắn với cơ quan tiếp xúc có thể là liên kết cộng hoá trị, liên kết
ion, hydrogen hay lực VandeWalls. Bản chất của sự liên kết sẽ ảnh hưởng đến thời gian
của phức hoá chất- cơ quan tiếp nhận và thời gian của tác động tạo ra. Liên kết hoá trị
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
thường là không phục hồi được, còn liên kết ion, hydrogen, VandeWalls thường là phục
hồi được.
- Để cơ quan tiếp nhận có thể gây ra được phản ứng, trước hết nó phải gắn với hoá chất.
Liên kết này thường không phải là liên kết hoá trị và có thể phục hồi được. Tiếp theo,
các cơ quan tiếp nhận phải được kích hoạt và quá trình này xác định hoạt động nội lực.
Sau đó là hàng loạt các hiện tượng và cuối cùng là tạo ra sự đáp ứng của cơ thể. Quá
trình này gọi là quá trình liên kết giữa cơ quan tiếp nhận – đáp ứng.
Các yếu tố gây ảnh hưởng đến phản ứng hóa chất:
Các yếu tố ảnh hưởng đối với hoá chất bao gồm:
- Đặc tính lý hoá, độ tinh khiết
- Độ bền
- Điều kiện tiếp xúc (liều lượng , thời gian, mật độ)
- Thể trang di truyền, loài, giới tính, trọng lượng cơ thể, tình trạng sức khoẻ của cơ thể tại
thời điểm tiếp xúc.
- Sự có mặt của những hoá chất khác (sự tương tác) : khi trong môi trường có nhiều độc
chất cùng tồn tại thì tính đoc sẽ thay đổi –phản ứng thu được có thể là tính cộng: chất A
+ chất B độ độc tăng gấp 2 lần, thậm chí nhiều trường hợp , khuyếch đại độ độc lên
gấp bội (5 lần hoặc cao hơn) và thường không thể dự báo được.Bên cạnh đó, phản ứng
hóa chất xảy ra còn có thể mang tính tiêu độc (chất A + chất B < 1 lần độ độc, hoặc
cũng có thể có trường hợp tiêu độc hoàn toàn).
- Các điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, ánh sáng)
- Tính thích ứng và tính nhạy cảm của từng cá thể
- Liều lượng và số lượng bộ phận tiếp nhận bị nhiễm và bị kích hoạt. (Liều lượng thấp,
phản ứng có thể không quan sát được.Khi liều lượng tăng, phản ứng tạo thành ở mức có
thể quan sát được).
IV. Nhiễm độc và gây ngạt:
- Nhiễm độc và gây ngạt có mối quan hệ nhân quả với nhau. Đa số các hiện tượng gây
ngạt là do cơ thể bị nhiễm độc.
- Nhiễm độc là do chất độc tác động trên một cơ quan hay một hệ thống các cơ quan dẫn
tới tử vong do các hoạt động sinh học của cơ quan bị nhiễm độc không phục hồi.
- Ngạt là do một hoặc nhiều cơ quan của cơ thể thiếu oxi dẫn tới tử vong là do cơ thể
thiếu oxi.
Léon Derobert cho rằng hiện tượng nhiễm độc và ngạt chỉ là một và có 4 loại ngạt:
1/ Ngạt do thiếu oxi cho huyết sẵc tố do nhiều lý do, ví dụ do nguyên nhân cơ học
như thắt cổ, phù phổi cấp, tê liệt hô hấp.
2/ Ngạt do huyết sắc tố không còn khả năng liên kết với oxi, như do huyết sắc tố
chuyển thành cacboxihemoglobin (COHb) trong nhiễm độc CO (cacbon oxit), hoặc
chuyển thành methemoglobin (MetHb) trong nhiễm độc NO2 , nitrit
3/ Ngạt do tuần hòan bị chậm, như bị nhiễm độc do các dẫn suất của clo, do máu đặc
lại trong bệnh suy tim.
4/ Ngạt do oxi không đưa tới tổ chức làm nhiệm vụ hô hấp tế bào, như trong nhiễm độc
axit xianhidric (HCN) và xianua (CN-)
Quan niệm trên đây đúng cho đa số trường hợp.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
B – Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính:
I. Bản chất của hoá chất và các tính chất lý hoá của chúng:
1) Cấu trúc hoá học:
Theo Lazarev, cấu trúc hóa học quyết định tính chất lý hóa và hoạt tính hóa học của độc
chất. Những tính chất trên lại quyết định hoạt tính sinh vật học của độc chất.
Visacscon đưa ra quy luật hoạt động các chất hóa học dựa vào cấu trúc hóa học:
Hoạt tính hóa học
Cấu trúc hóa học
Hoạt tính sinh vật học
Tính chất lý hóa
Các hợp chất hydrocacbon có độc tính tăng tỉ lệ thuận với số nguyên tử cacbon có
trong phân tử. Ví dụ:
Pentan (5C) độc hơn butan (4C)
Butylic (4C) độc hơn etylic (2C)
Trong những hợp chất có cùng số nguyên tố, những hợp chất chứa ít nguyên tử độc
hơn các hợp chất chứa nhiều nguyên tử. Ví dụ:
Nitrit (NO2-) độc hơn nitrat (NO3-)
Oxit cacbon (CO) độc hơn cacbonic (CO2).
Khi nguyên tố halogen thay thế cho hyđro nhiều bao nhiêu trong cac hợp chất hữu cơ
thì độc tính tăng lên bấy nhiêu. Ví dụ:
Tetracloruacacbon (CCl4) độc hơn Chlorofoc (CHCl3).
Gốc nitro (-NO2) và gốc amino ( -NH2) thay thế cho H trong các hợp chất carbua vòng
nhiêu bao nhiêu thì độc tính tăng lên bấy nhiêu. Ví dụ:
Nitrobenzen (C6H5NO2) độc hơn bezen ( C6H6).
2) Tính chất lý học của độc chất: được đặc trưng bằng nhiệt độ sôi , độ bay hơi, độ hòa
tan, khả năng hấp phụ.
Nhiệt dộ sôi : xác định các hằng số lý học khác như tính bay hơi và tốc độ bay hơi. Các
chất bay hơi cao tạo ra nồng độ cao trong không khí. Mặt khác các chất này sẽ làm tăng tỉ
trọng của không khí lên.
Tính hòa tan:
Các tính chất lý hóa kể cả dạng của hóa chất ( chất bột, chất lỏng, chất khí) và dộ hòa
tan trong mỡ sẽ xác định tốc độ và cường độ vận chuyển hóa chất qua màng tế bào cũng
như nồng độ hóa chất tại cơ quan tiếp nhận. Độc chất càng dễ hòa tan trong nước, trong
dịch thể và mỡ thì càng độc. Các chất càng dễ tan trong mỡ thì độc tính cho hệ thần kinh
càng cao. Các hóa chất tan được trong mỡ có thể dễ dàng đi qua màng tế bào hơn các hóa
chất tan được trong nước.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
Độ hòa tan trong mỡ được biểu thị bằng hệ số Oerton Mayer là tỷ số giữa độ hòa tan của
một chất trong mỡ so với nước. Ví dụ: Benzen có hệ số là 300, độc hơn rượu etylic có hệ số
là 2,5.
Mức độ ion hóa cũng làm ảnh hưởng đến di chuyển của hóa chất. Sự lắng đọng sinh học
cũng phụ thuộc vào tính chất này. Sự lắng đọng sinh học ở đây bao gồm cả hấp thụ, phân
bố, chuyển hóa sinh học, đào thải và cơ cấu tĩnh động học của những quá trình này. Trong
quá trình chuyển hóa sinh học, cơ thể thường chuyển hóa các hợp c