Luận văn Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay

Phật giáo có mặt ở Việt Nam gần 2000 năm, trải qua nhiều thời kỳ biến động lúc thịnh, suy khác nhau, nhưng đã tự khẳng định như một thành tố không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc và trở thành một trong những tôn giáo có sức sống lâu dài tồn tại mãi cho tới ngày nay, đồng thời ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống của nhân dân ta. Lâm Đồng là một vùng cao nguyên trù phú, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiều cảnh quan xinh đẹp nổi tiếng trong và ngoài nước, vì thế từ lâu đã trở thành nơi thu hút nhiều cư dân ở mọi miền đất nước đến đây sinh sống, lập nghiệp. Khi đến Lâm Đồng, họ mang theo nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo truyền thống riêng của địa phương mình, góp phần làm cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Lâm Đồng ngày càng phong phú, đa dạng. trong đó có ảnh hưởng không nhỏ của Phật giáo. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội, Phật giáo Lâm Đồng đang có những thay đổi để "thích nghi" với thời đại, xu hướng thế tục hóa ngày càng rõ nét. Đạo đức và một số sinh hoạt Phật giáo mang tính nhân văn đích thực, có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng cuộc sống văn hóa mới, đã có tác dụng tích cực đối với đời sống xã hội.

pdf102 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3326 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phật giáo có mặt ở Việt Nam gần 2000 năm, trải qua nhiều thời kỳ biến động lúc thịnh, suy khác nhau, nhưng đã tự khẳng định như một thành tố không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc và trở thành một trong những tôn giáo có sức sống lâu dài tồn tại mãi cho tới ngày nay, đồng thời ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống của nhân dân ta. Lâm Đồng là một vùng cao nguyên trù phú, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiều cảnh quan xinh đẹp nổi tiếng trong và ngoài nước, vì thế từ lâu đã trở thành nơi thu hút nhiều cư dân ở mọi miền đất nước đến đây sinh sống, lập nghiệp. Khi đến Lâm Đồng, họ mang theo nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo truyền thống riêng của địa phương mình, góp phần làm cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Lâm Đồng ngày càng phong phú, đa dạng... trong đó có ảnh hưởng không nhỏ của Phật giáo. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội, Phật giáo Lâm Đồng đang có những thay đổi để "thích nghi" với thời đại, xu hướng thế tục hóa ngày càng rõ nét. Đạo đức và một số sinh hoạt Phật giáo mang tính nhân văn đích thực, có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng cuộc sống văn hóa mới, đã có tác dụng tích cực đối với đời sống xã hội. Mặt khác, cũng như các tôn giáo khác, Phật giáo ra đời là nhằm thực hiện chức năng đền bù hư ảo nhu cầu hạnh phúc của nhân dân trong khi cuộc sống hiện thực ở trần thế còn nhiều khó khăn, may rủi, cùng với tiêu cực xã hội ngày càng nhiều. Mâu thuẫn ấy, cùng với những quan niệm duy tâm tôn giáo đã làm cơ sở nảy sinh những mặt tiêu cực, chi phối tư duy và những hoạt động của con người, gây cản trở đối với sự phát triển xã hội. Hơn nữa, tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là vấn đề rất nhạy cảm, luôn bị các thế lực thù địch phản động lợi dụng, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, trong đó nổi bật nhất vẫn là lĩnh vực tư tưởng văn hóa, một trong những mục tiêu trọng điểm của chúng. Để góp phần làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo đối với con người Việt Nam trong quá trình phát triển, việc nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay là điều rất cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nó giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn đối với công tác tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, nhằm phát huy những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp, khắc phục những mặt hạn chế của Phật giáo, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú, lành mạnh ở Lâm Đồng và trong phạm vi cả nước. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với con người Việt Nam nói chung và trên từng khía cạnh của đời sống văn hóa tinh thần nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả như: Nguyễn Tài Thư (chủ biên) "ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay"; Nguyễn Lang "Việt Nam Phật giáo sử luận"; Đăng Nghiêm Vạn "Đặc điểm tình hình tôn giáo Việt Nam"; Nguyễn Đăng Duy "Phật giáo và văn hóa Việt Nam" ; Lê Hữu Tuấn "ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam"; Lê Mạnh Thát "Toàn Nhật thiền sư toàn tập"; Trần Văn Giáp "Phật giáo ở Việt Nam từ đầu đến thế kỷ XIII"; Nguyễn Duy Hinh "Tư tưởng Phật giáo Việt Nam". ở từng khu vực như Bắc Bộ, có tác giả Nguyễn Thị Bảy "Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ". ở Nam Bộ có tác giả Nguyễn Hiền Đức "Lịch sử Phật giáo Đàng trong"; Trần Hồng Liên "Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ Việt Nam". ở miền Trung có tác giả Phạm Thị Xê "ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong lối sống của người Huế"; Trần Cao Phong "Phật giáo Huế và ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với sự hình thành nhân cách con người Huế hiện nay". ở Lâm Đồng có "Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo tỉnh Lâm Đồng và công tác tôn giáo trong tình hình mới từ năm 1995 - 2000", "Lịch sử hình thành và phát triển các tôn giáo ở Lâm Đồng", đề tài khoa học cấp tỉnh của Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng; "Sự hình thành và phát triển Phật giáo ở Lâm Đồng" của Hoàng Thị Lan, luận văn tốt nghiệp cử nhân. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều khẳng định, qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển ở Việt Nam. Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống văn hóa tinh thần đối với con người Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đó đã đề cập đến Phật giáo trên nhiều góc độ lịch sử, tư tưởng, văn hóa khác nhau, mang tính tổng quát trên phạm vi cả nước, hay từng khu vực. Riêng vấn đề "ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay" cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách cụ thể, có hệ thống. Vì vậy, nghiên cứu Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Lâm Đồng còn là vấn đề mới mẻ và không ít khó khăn, vì vậy đòi hỏi sự nỗ lực nhiều mặt của người viết. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chủ yếu của luận văn là nhận diện Phật giáo Lâm Đồng và trên cơ sở đó phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Lâm Đồng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng ngày càng phong phú, lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở Lâm Đồng. Phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo ở Lâm Đồng hiện nay. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Đời sống văn hóa tinh thần là một lĩnh vực rộng lớn, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu trong một số lĩnh vực của đời sống văn hóa tinh thần, cụ thể là đạo đức, lối sống và văn hóa nghệ thuật của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, đồng thời, kế thừa một cách có chọn lọc những lý luận thích hợp của các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả có liên quan đến nội dung của luận văn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận chung là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn chú trọng phương pháp lôgic - lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp khảo sát và tổng kết thực tiễn một số kết quả của các tài liệu điều tra xã hội học để nghiên cứu và trình bày. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Luận văn khái quát được quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào Lâm Đồng, nêu được ảnh hưởng của Phật giáo trên một số lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần nhân dân ở Lâm Đồng. Đưa ra được một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt hạn chế của Phật giáo trong việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần xây dựng những luận cứ khoa học nhằm củng cố và hoàn thiện quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan đến Phật giáo, cũng như có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để giảng dạy về tôn giáo ở các Trường Đại học, Cao đẳng và Trường Chính trị tỉnh. - Ngoài ra luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, bồi dưỡng, tập huấn đối với cán bộ làm công tác tôn giáo, công tác vận động quần chúng nói chung và ở Lâm Đồng nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết. Chương 1 Quá Trình DU Nhập, Phát Triển Và ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống VĂN HóA TINH Thần NHÂN DÂN LÂM Đồng 1.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Lâm Đồng Muốn tìm hiểu quá trình hình thành phát triển, cũng như ảnh hưởng của một tôn giáo đối với đời sống xã hội ở một quốc gia, dân tộc hay một địa phương cụ thể, không thể không nghiên cứu những đặc điểm của mảnh đất hiện thực đã nảy sinh ra nó. Đó là điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của sự du nhập Phật giáo vào Lâm Đồng Điều kiện tự nhiên Lâm Đồng là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Ngoài những đặc điểm chung của cao nguyên miền tây nam Trung Bộ, Lâm Đồng còn có những đặc điểm riêng do các điều kiện địa lý và quá trình lịch sử chi phối. Tỉnh Lâm Đồng có diện tích là 10.172 km², chiếm 3,12% diện tích cả nước, gần bằng 1/5 diện tích toàn vùng Tây Nguyên. Nhìn chung trong số các đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay từ đồng bằng Thanh - Nghệ trở vào đồng bằng Sông Cửu Long, Lâm Đồng là tỉnh duy nhất có lãnh thổ nằm trọn trong nội địa của đất nước, không có đường biên giới quốc gia, không có bờ biển [53, tr. 12]. Lâm Đồng gồm có 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện với 135 xã, phường. Thành phố Đà Lạt là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, có thế mạnh phát triển du lịch, nghỉ dưỡng. Quá trình hình thành địa giới hành chính của tỉnh như hiện nay, Lâm Đồng đã trải qua một quá trình lịch sử đầy biến động, nhiều lần thay đổi, đã tách, nhập ở một số thời kỳ khác nhau (năm 1899 toàn quyền P. Doumer cho thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng, năm 1950 ủy ban Kháng chiến liên khu ủy sát nhập 2 tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, năm 1958 Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Lâm Đồng gồm thị xã Đà Lạt và 3 quận Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tỉnh Thuận Lâm được thành lập trên cơ sở sát nhập 5 tỉnh cũ gồm: Lâm Đồng, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy, thành phố Đà Lạt trực thuộc Trung ương. Đầu năm 1976 tỉnh Lâm Đồng (hiện nay) được thành lập trên cơ sở sát nhập Lâm Đồng cũ với Tuyên Đức và Đà Lạt) [53, tr. 17-18]. Phần lớn diện tích Lâm Đồng là rừng núi và cao nguyên, với địa hình mấp mô lượn sóng, thấp dần theo hướng đông bắc - tây nam, tạo nên những bậc thềm dài, rộng ở các độ cao khác nhau từ 2.000 xuống 300m so với mặt nước biển. Cao nguyên Lâm Đồng là nơi đầu nguồn của hệ thống sông, suối đổ về miền Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. Với độ dốc cao, các dòng chảy trên sơn nguyên đã tạo nên nhiều thác nước, mang đến cho xứ sở này những cảnh đẹp kỳ thú như Pren, Cam Ly, Đatanla, Pongour v.v... những dòng thác này mở ra điều kiện thuận lợi để phát triển thủy điện. Hai nhà máy thủy điện Đanhim (160.000 KW/năm) và Suối Vàng (3.000 KW/năm) đã phục vụ nguồn sáng đến cho thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt và nhiều vùng dân cư khác. ở đây cũng đã để lại nhiều đầm, hồ, có thể vừa nuôi thả, khai thác thủy sản nước ngọt, vừa kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng như: Hồ Xuân Hương, Hồ Than Thở, Thung lũng Tình yêu [53, tr. 19]. ở Lâm Đồng có một kiểu khí hậu đặc biệt: khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng cao nguyên, một năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Nhìn chung khí hậu Đà Lạt ôn hòa, quanh năm mát mẻ, cùng với nhiều cảnh quan xinh đẹp, nên từ lâu nơi này đã thu hút nhiều du khách đến đây tham quan và nghỉ dưỡng. Đất đai của Lâm Đồng bao gồm nhiều loại: đất đỏ Bazan (200.000ha), đất phù sa màu mỡ để phát triển cây trồng (50.000ha), đất Feralit (710.000ha) để phát triển rừng và trồng cây công nghiệp. Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, Lâm Đồng thích hợp trồng cây công nghiệp (trà, cà phê, dâu tằm), rau quả ôn đới (bắp cải, súp lơ, cà rốt, khoai tây) và các loại cây trái nổi tiếng (hồng, bơ, đào, mận, actichaut) [53, tr, 20]. Ngoài ra, Lâm Đồng còn có những tiềm năng khá lớn về năng lượng và khoáng sản, đặc biệt là tiềm năng thủy điện và trữ lượng Bôxít, Cao lanh... Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội Nếu thiên nhiên Lâm Đồng có một bề dày lịch sử phát triển đã lâu thì lịch sử kinh tế, văn hóa, xã hội nơi đây trái lại rất trẻ, nhưng không kém đặc sắc, có thể chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn từ năm 1975 trở về trước Năm 1899 người Pháp phát hiện ra vùng đất này, với ý đồ xây dựng một trạm nghỉ dưỡng. Từ đó Lâm Đồng chuyển sang một bộ mặt mới. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng như: đường bộ, đường sắt nối liền các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận v.v... cải tạo, nâng cấp quốc lộ 20; xây dựng nhà ga, sân bay Liên Khương, Cam Ly; xây dựng Thủy điện Đa Nhim, xây dựng một số trường học, trường dạy nghề, lập viện Đại học Đà Lạt, xây dựng lò phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa học. Có thể coi đây là giai đoạn khai thác và phát triển các ưu thế khí hậu, đất đai, hình thành nền sản xuất hàng hóa đi đôi với phát triển xã hội. Tuy nhiên, trải qua thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ở địa bàn này nổi lên hai vùng kinh tế - xã hội rõ rệt, đó là vùng đang phát triển và vùng lạc hậu. Vùng đang phát triển: bao gồm thành phố Đà Lạt, Thị xã Bảo Lộc và các thị trấn huyện, lỵ như: Di Linh, Đức Trọng, Đơn Dương... khu vực ngoại thị và ven các lộ giao thông chính. Đó là nơi quy tụ của đồng bào Kinh từ nhiều địa phương đến đây làm ăn sinh sống. Đây là vùng mà kinh tế hàng hóa đã có điều kiện để phát triển, giao lưu với các tỉnh lân cận và là đòn bẩy thúc đẩy trồng trọt nông phẩm, chăn nuôi, công nghiệp chế biến và phát triển một số ngành tiểu thủ công nghiệp. Vùng lạc hậu: bao gồm những khu vực miền núi cao hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa, ở đó chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số. Nơi đây vẫn tồn tại phương thức sinh hoạt kinh tế cổ truyền mang tính chất tự cung, tự cấp, dựa vào thiên nhiên là chủ yếu. Phương thức canh tác hầu như dựa vào nông cụ thô sơ, đa chức năng để đốt, phát rừng, chọc tỉa đất làm nương rẫy. Cuộc sống du canh, du cư, nay đây, mai đó, trình độ dân trí thấp, nạn đói xảy ra thường xuyên trong những tháng giáp hạt hàng năm, cộng với giao thông đi lại khó khăn, nên sự giao lưu với những vùng đang phát triển gặp nhiều trở ngại [53, tr, 40-45]. Từ năm 1975 đến nay Sau chiến tranh, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế Lâm Đồng gặp nhiều khó khăn, vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh và giải quyết vấn đề Fulro; vừa tiếp quản và cải tạo lại nền kinh tế; vừa từng bước xây dựng một nền kinh tế mới. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, với ý chí tự lực, tự cường, nhân dân Lâm Đồng đã từng bước vượt qua khó khăn, xây dựng quê hương giàu đẹp. Bước sang thời kỳ đổi mới, Lâm Đồng có nhiều bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế. Thời kỳ 1990 - 1995, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng gần 13%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, các tiềm năng thế mạnh được khai thác. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Lâm Đồng phát triển, xuất nhập khẩu được khuyến khích, hợp tác đầu tư với nước ngoài được mở rộng, đầu tư tăng nhanh, giải quyết việc làm được chú ý; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết [53, tr. 47-48]. Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện trên cơ sở phát huy thế mạnh cây công nghiệp dài ngày; rau, hoa, quả đặc sản phát triển theo hướng đầu tư thâm canh; đất đai được sử dụng có hiệu quả, hình thành nhiều vùng chuyên canh phát triển trên cơ sở bảo vệ tài nguyên và phát triển vốn rừng. Các ngành tiểu, thủ công nghiệp tăng với tốc độ cao, sản phẩm đa dạng, phong phú như hàng thêu lụa, đan len, đồ gỗ. Công nghiệp chế biến đang khẳng định được chỗ đứng của mình và tìm được thị trường tiêu thụ khá ổn định như trà, cà phê, dâu tằm, hạt điều. Dịch vụ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, số lượng du khách trong, ngoài nước đến Lâm Đồng ngày càng tăng, các khu du lịch được chỉnh trang, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ngày càng được hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Sau hơn 20 năm giải phóng, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Lâm Đồng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phát huy các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xây dựng nền kinh tế với cơ cấu công - nông - lâm - du lịch, kinh tế hàng hóa được được phát triển, bộ mặt Lâm Đồng ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang đẹp đẽ. Các thành phần dân cư và dân tộc hiện có ở Lâm Đồng Hiện nay ở Lâm Đồng song song tồn tại 2 thành phần dân cư. Bao gồm khối dân cư người Kinh, chủ yếu sinh sống tập trung ở địa bàn đang phát triển và khối dân cư dân tộc thiểu số, chủ yếu sinh sống trên địa bàn chậm phát triển. Theo số liệu điều tra dân số năm 1999, dân số tỉnh Lâm Đồng là 998.774 người, trong đó có trên 30 dân tộc thiểu số, chiếm 20% dân số toàn tỉnh, bao gồm các dân tộc bản địa vùng Tây Nguyên như K’ho, Mạ, Chu ru,... Ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác ở miền núi phía Bắc đến đây cùng chung sống như Hoa, Tày, Thái, Nùng... [46, tr. 30]. Nhìn chung, các dân tộc - cư dân Lâm Đồng có trình độ phát triển kinh tế,xã hội không đồng đều; ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và sắc thái văn hóa cũng khác nhau, từ đó tạo nên bức tranh tổng thể về đời sống văn hóa tinh thần hết sức phong phú, đa dạng. Phần lớn cư dân Lâm Đồng đều có xuất xứ từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và miền Trung. Họ đến Lâm Đồng mang theo truyền thống, bản sắc văn hóa của những địa phương đã có độ dày bền vững và những nét cá biệt độc đáo, riêng biệt. Người miền Bắc đến sinh sống ở Lâm Đồng phần lớn là người Hà Nội và các tỉnh xung quanh. Họ đã có một truyền thống văn hiến lâu đời với nhiều nghi lễ, tập tục, phong cách, lối sống riêng biệt. Ngôn ngữ và lối sống của nhóm cư dân này cũng mang vẻ chính thống ở một chừng mực nhất định, nên có ảnh hưởng khá lớn trong đời sống cư dân Lâm Đồng. Với nhiều ưu thế, họ đã có đóng góp tích cực vào việc hình thành đời sống văn hóa tinh thần của người dân Lâm Đồng. Trong người dân Lâm Đồng hiện nay có thể dễ dàng nhận ra cái tế nhị, nhẹ nhàng, âm sắc giọng nói, thái độ ân cần niềm nở, nhất là sự nhã nhặn, lịch thiệp, trọng lễ nghi... của người Hà Nội nghìn năm văn hiến [52, tr. 41-44]. Người Trị Thiên phần lớn sống bằng nghề làm vườn, công chức, giáo viên và buôn bán nhỏ. Họ vào Lâm Đồng không ồ ạt nhưng liên tục, đều đặn nên hiện nay số người Trị Thiên rất đông. Đa số họ sống ở nội thành xen lẫn với các nhóm cư dân khác. Người Trị Thiên vào Lâm Đồng mang theo phong tục tập quán chịu ảnh hưởng nghi lễ cung đình triều Huế, từ cách ăn mặc, bố trí nhà ở, trang trí nội thất đến ma chay, đình đám, hội hè, cưới hỏi... còn giữ nhiều tập tục cổ truyền. Nhóm người này có tinh thần gia tộc và quê hương mãnh liệt. ở đâu có người Trị Thiên là ở đó có nhà thờ họ, tế tự, giỗ chạp theo chu kỳ như ở quê cũ. Qua đó thắt chặt mối tình tương thân, tương ái không chỉ giữa những người đồng hương trên quê mới mà còn gắn bó với bà con dòng họ chốn quê nhà. Người Trị Thiên kỹ tính trong làm ăn cũng như trong sinh hoạt, chiếc áo dài, chiếc nón bài thơ là cách điệu chính của người dân Trị Thiên. Đến bây giờ, Huế vẫn là nơi sản xuất và cung cấp nón cho đại bộ phận thiếu nữ Lâm Đồng. Đến chùa Linh Sơn trong ngày lễ Phật giáo, người ta có cảm tưởng như đang ở giữa thành phố Huế. Điều đó nói lên ảnh hưởng văn hóa Trị Thiên khá mạnh đối với đời sống của người dân Lâm Đồng [52, tr. 45-46]. Người Nam - Ngãi - Bình - Phú vào Lâm Đồng rất sớm, họ chủ yếu làm công khai thác tài nguyên và xây dựng cơ sở hạ
Luận văn liên quan