Luận văn Ảnh hưởng của phương pháp cho ăn gián đoạn lên sự tăng trưởng của cá tra (pangasianodon hypophthalmus) giống

Thí nghiệm đựơc tiến hành trong thời gian 12 tuần, nghiên cứu ảnh hư sựcho ăn gián đọan lên tăng trưởng của cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus Trong suốt thời gian thí nghiệm cho ăn gián đọan, ởnghiệm thức đối chứng(NT1) ăn theo nhu cầu (ăn đên no) với chếđộ2lần/ngày.Các nghiệm thức còn lại cho ăn v độ:cho ăn 7 ngày: gián đọan 2 ngày(NT2); cho ăn 7ngày: gián đọan 3ngày (NT3); cho ăn 7ngày: gián đọan 4 ngày (NT4).Tất cảcác nghiệm thức đều được cho ăn giống như nghi thức đối chứng (ăn đến no, 2lần/ngày, cho ăn 3-5% trọng lượng thân). Kết thúc thí nghiệm, cá được cho ăn gián đọan ởchếđộcho ăn 7 ngày: gián đọan 3 ngày (NT3) có trọng luợng cơ thểcao hơn(67,13± 4,8)và FCR nhỏhơn (1,32±0,07) cá đựơc cho ăn hàng ngày(65,08±5,94 và 1,62±0,14) (NT1), và sựkhác bi này có nghĩa thống kê(p>0,05).Không có sựkhác biệt vềthành phần hóa học củ cánhư độ ẩm, tro, lipid, NFE, Prorein, năng lượng giữa các nghiệm thức (p>0,05)

pdf34 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của phương pháp cho ăn gián đoạn lên sự tăng trưởng của cá tra (pangasianodon hypophthalmus) giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ THỊ TIỂU MI ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN GIÁN ĐOẠN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA ( Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2009 2 LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Phương và chị Nguyễn Hương Thùy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm và hoàn thành báo cáo. Xin cảm ơn quý Thầy Cô, Cán bộ Khoa Thuỷ sản, Bộ môn Dinh Dưỡng và Chế Biến Thủy Sản đã giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Cuối cùng xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các anh chị và các bạn đã tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành tốt đề tài. Lê Thị Tiểu Mi Xin chân thành cảm ơn! 3 TÓM TẮT Thí nghiệm đựơc tiến hành trong thời gian 12 tuần, nghiên cứu ảnh hư sự cho ăn gián đọan lên tăng trưởng của cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus Trong suốt thời gian thí nghiệm cho ăn gián đọan, ở nghiệm thức đối chứng (NT1) ăn theo nhu cầu (ăn đên no) với chế độ 2lần/ngày. Các nghiệm thức còn lại cho ăn v độ: cho ăn 7 ngày: gián đọan 2 ngày (NT2); cho ăn 7ngày: gián đọan 3ngày (NT3); cho ăn 7ngày: gián đọan 4 ngày (NT4). Tất cả các nghiệm thức đều được cho ăn giống như nghi thức đối chứng (ăn đến no, 2lần/ngày, cho ăn 3-5% trọng lượng thân). Kết thúc thí nghiệm, cá được cho ăn gián đọan ở chế độ cho ăn 7 ngày: gián đọan 3 ngày (NT3) có trọng luợng cơ thể cao hơn (67,13± 4,8) và FCR nhỏ hơn (1,32±0,07) cá đựơc cho ăn hàng ngày (65,08±5,94 và 1,62± 0,14) (NT1), và sự khác bi này có nghĩa thống kê (p>0,05). Không có sự khác biệt về thành phần hóa học củ cá như độ ẩm, tro, lipid, NFE, Prorein, năng lượng giữa các nghiệm thức (p>0,05). 4 MỤC LỤC Trang Phần 1.................................................................................................................. 1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.1. Giới thiệu .................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu ...................................................................................................................2 1. 3. Nôi dung thực hiện..................................................................................................2 1.4. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................................2 1.5. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................2 Phần 2.................................................................................................................. 3 Tổng quan tài liệu .............................................................................................. 3 2.1. Tình hình nghiên cứu, phát triển và việc sử dụng thức ăn trong nuôi cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ...........................................................................3 2.2. Đặc điểm sinh học cá tra ..........................................................................................4 2.2.1. Hệ thống phân loại ...............................................................................................4 2.2.2. Đặc điểm phân bố .................................................................................................5 2.2.3. Đăc điểm dinh dưỡng............................................................................................5 2.2.4. Đặc điểm sinh trưởng............................................................................................5 2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cá.....................................................................................6 2.3.1. Nhu cầu về protein (Nhu cầu về chất đạm)...........................................................6 2.3.2. Nhu cầu về năng lượng .........................................................................................6 2.3.3. Nhu cầu về lipid ....................................................................................................7 2.3.4. Nhu cầu về carbohydrate ......................................................................................7 2.4. Một số nghiên cứu về phương thức cho ăn đối với sự tăng trưởng của cá ..............7 Phần 3................................................................................................................ 12 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Chuẩn bị thí nghiệm...............................................................................................12 3.1.1. Cá thí nghiệm ......................................................................................................12 3.1.2. Quá trình thuần hóa trước thí nghiệm .................................................................12 3.1.3. Bể thí nghiệm ......................................................................................................12 3.1.4. Thức ăn thí nghiệm .............................................................................................13 3.1.5. Các vật liệu thí nghiệm khác...............................................................................13 3.2. Bố trí thí nhiệm ......................................................................................................14 3.3. Chăm sóc theo dõi..................................................................................................14 3.4. Phương pháp thu mẫu và ghi nhận kết quả ............................................................15 3.5. Tính tóan một số chỉ tiêu .......................................................................................16 3.6. Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................................16 Phần 4................................................................................................................ 17 Kết quả và thảo luận........................................................................................ 17 4.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu môi trường ................................................................17 4.2 Tỷ lệ sống (SR) .......................................................................................................17 4.3 Tăng trưởng của cá .................................................................................................18 5 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Giới thiệu Ngành thủy sản Việt Nam được xem là ngành kinh tế mũi nhọn so với các ngành kinh tế khác. Mỗi năm ngành thủy sản đem lại thu nhập cho nền kinh tế với giá trị rất cao. Thực vậy, tại nghị Quyết đại hội đại biểu Đảng toàn Quốc lần thứ IX một lần nữa khẳng định thủy sản là một trong những mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 – 2020. Nghị Quyết nêu “Phát huy lợi thế lớn của ngành thủy sản tạo thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực” Chính vì vậy mà sản lượng và diện tích nuôi thủy sản tăng liên tục trong những năm qua. Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những lòai cá da trơn góp phần làm tăng sản lượng thủy sản xuất khẩu. Theo VASEP, trong 7 tháng đầu năm 2008, giá trị xuất khẩu cá tra mới đạt khoảng trên dưới 750 triệu USD. Dự kiến trong 5 tháng còn lại của năm 2008, mỗi tháng ngành thủy sản sẽ xuất khẩu được khỏang 100 triệu USD cá tra. Như vậy năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,2 tỷ USD cao hơn 200 triệu USD so với năm 2007 (www.kinhtenongthon.com.vn). Cá tra được nuôi từ lâu và rất phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, bởi những ưu điểm như lớn nhanh, nuôi được ở mật độ cao và nuôi ở nhiều loại hình mặt nước khác nhau. Đặc biệt là chất lượng thịt ngon, tỷ lệ fillet cao, đang được thị trường thế giới ưa chuộng. Nghề nuôi cá tra thâm canh đã gây không ít những khó khăn cho các hộ nuôi cá tra, mà nhất là về thức ăn. Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv., (2004), trong điều kiện nuôi thủy sản nói chung, thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí chung (50–75%). Tuy nhiên, cho cá ăn với khối lượng thức ăn nhiều hay tần số cho ăn quá dày trong ngày không đồng nghĩa với vịêc cá sẽ tăng trọng nhanh, ngược lại khi cá ăn một khối lượng lớn thức ăn cá sẽ tiêu hóa chậm, thức ăn không sử dụng triệt để và làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004). Bên cạnh đó, thức ăn không được cá sử dụng hết sẽ dẫn đến ô nhiểm môi trường và kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm xảy ra, mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Để góp phần khắc phục tình trạng trên, đề tài “Ảnh hưởng của cho ăn gián đọan lên tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalms) gi ống” được thực hiện. 6 1.2. Mục tiêu Nhằm tìm ra phương pháp cho ăn hữu hiệu để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm chi phí thức ăn trong nuôi cá tra thâm canh. 1. 3. Nôi dung thực hiện So sánh tăng trưởng, tỉ lệ sống, thành phần hóa học,.. của cá khi cho ăn gián đọan khác nhau. Bên cạnh, theo dõi các chỉ tiêu về môi trường trong hệ thống bể nuôi. 1.4. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 02/2009 đến tháng 06/2009. 1.5. Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí tại Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ 7 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình nghiên cứu, phát triển và việc sử dụng thức ăn trong nuôi cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL phát triển mạnh. ĐBSCL là nơi đóng góp một sản lượng thủy sản lớn trong tổng sản lượng cả nước. Chỉ riêng với nghề cá da trơn diện tích lên trên 3.600 ha gấp đôi so với cách đây 5 năm, với sản lượng mỗi năm đạt nửa triệu tấn cá thương phẩm phục vụ chế biến xuất khẩu (www.thuonghieunongsan.org.vn). Cuối tháng 10 năm 2008, ĐBSCL có 5.102 ha diện tích nuôi, tăng 11% so với năm 2007, với sản lượng trên 1 triệu tấn, xuất khẩu trên 535.000 tấn qua 117 Quốc Gia, kim ngạch xuất khẩu đạt 1250 tỷ USD (www.agriviet.com ). Nghề nuôi cá tra phát triển mạnh cả về diện tích lẫn sản lượng. Trong vòng 10 năm từ 1997 đến 2006, diện tích cá tra tăng 7 lần, năng suất tăng 3,6 lần từ 225000 tấn đến 825000 tấn (VASHEP, 2007). Theo hiệp hội chế biến và xuất khẩu Việt Nam (Vashep) cá tra là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 của thủy sản Việt Nam sau mặt hang tôm, và đến cuối năm 2007 xuất khẩu cá tra, cá basa đạt kỷ lục 1 tỷ USD (www.hptrad.com.vn). ĐBSCL có truyền thống nuôi cá tra phổ biến trong bè, nuôi cá bè chiếm phân nửa số tỉnh của vùng nhưng tập trung nhất ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp, chiếm tới 60% số bè nuôi. Nghề nuôi cá tra hiện đã chủ động hòan tòan về con giống, 100% giống cá tra cung cấp cho nuôi là từ sinh sản nhân tạo. Với sự phát triển lâu đời và ngày càng phổ biến, kỹ thuật nuôi cá tra, ba sa rất đa dạng và không ngừng được cải tiến để thích ứng với thực tế sản xuất. Loại thức ăn sử dụng, phương pháp cho ăn và quản lý thức ăn cũng thay đổi nhiều tùy theo điều kiện nuôi ở các vùng khác nhau. Nuôi cá ao thì khoảng 76% số hộ nuôi ao ở khu vực Cần Thơ – Vĩnh Long sử dụng thức ăn viên công nghiệp, cao hơn hơn kết quả báo cáo của Trương Quốc Phú và Trần Thị Thanh Hiền (2003) với khoảng 46% hộ nuôi ao ở Cần Thơ sử dụng thức ăn viên công nghiệp. Điều này cho thấy thức ăn viên ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn trong nuôi ao cá tra, basa. Sự khác biệt trong sử dụng thức ăn giữa 2 hình thức nuôi được thể hiện rất rõ ở Long Xuyên. Ở hình thức nuôi ao, tỷ lệ hộ nuôi sử dụng thức ăn tự chế và thức ăn viên công nghiệp là tương đương. Trong khi đó, thức ăn tự chế với phương thức cho ăn phối hợp được áp dụng hết sức phổ biến trong nuôi cá. Mặc dù thức ăn viên công nghiệp được chứng minh là có những ưu điểm và được khuyến cáo sử dụng trong nuôi cá bè, thức ăn tự chế 8 sử dụng các nguyên liệu tươi sống vẫn đang là loại thức ăn phổ biến nhất ở ĐBSCL. Việc sử dụng rộng rãi thức ăn loại thức ăn tự chế này đã và đang gây ra những hậu quả nhất định cho môi trường nuôi và do đó cũng ảnh hưởng đến chính điều kiện nuôi cá của người dân. Khi ương nuôi cá tra thâm canh thì mật độ khỏang 60– 80 con/m2/ao, từ 100- 150 con/m3/lồng bè. Năng suất đạt rất cao, từ 80- 100 tấn/ha/ao, nuôi trong lồng bè đạt tới 100–300kg/m3. Theo công ty Cửu Long feed, khi nuôi cá tra nếu sử dụng thức ăn tự chế 5–8%, thì thức ăn viên chỉ cần 2–3% trọng lượng thân (cùng hàm lượng đạm 30%) , sau 6–7 tháng nuôi cá đạt 1–1,5 kg/con. Thức ăn tự chế được sử dụng rất phổ biến ở khu vực Long Xuyên và Châu Đốc. Ở khu vực Cần Thơ – Vĩnh Long thì hầu hết hộ nuôi sử dụng thức ăn viên công nghiệp, một số ít hộ nuôi cá ao (khoảng 24%) vẫn đang sử dụng thức ăn tự chế. Tuy nhiên, dù sử dụng thức ăn tự chế là chính, người nuôi vẫn sử dụng thức ăn viên công nghiệp trong 1–1,5 tháng đầu khi cá còn nhỏ. Ngoài ra, một số hộ còn sử dụng thức ăn viên công nghiệp trong khoảng thời gian 1 tháng cuối vụ nuôi nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ người dân áp dụng phương thức phối hợp cho ăn này khá cao, đặc biệt là những hộ nuôi bè ở Châu Đốc và Long Xuyên. Đối với hình thức nuôi, loại thức ăn sử dụng cho hình thức nuôi bè và nuôi ao khác nhau rõ rệt. Trong khi thức ăn tự chế được sử dụng rộng rãi trong nuôi cá bè thì thức ăn viên công nghiệp là loại thức ăn chính trong bè (86,7%). Tương tự, 100% hộ nuôi bè ở Châu Đốc sử dụng thức ăn tự chế trong đó 93% số hộ áp dụng phương thức cho ăn phối hợp. Như vậy, thức ăn tự chế đóng vai trò chủ đạo trong nuôi cá tra, basa trong bè. Thức ăn viên ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nuôi cá ao. Thức ăn viên cũng quan trọng trong sử dụng thức ăn tự chế theo phương thức phối hợp. Tóm lại thức ăn viên được sử dụng rộng rãi hơn trong nuôi cá tra trong ao. Hầu hết người dân sử dụng thức ăn tự chế theo hướng phối hợp. Sử dụng thức ăn viên trong tháng đầu, thức ăn tự chế trong các tháng giữa vụ và có thể bổ sung thức ăn tự chế vào tháng cuối vụ. FCR trong nuôi cá ao nằm trong khoảng 2,0 – 3,5 nếu thức ăn tự chế và 1,5 – 1,7 nếu sử dụng thức ăn viên (Lê Thanh Hùng và Hùynh Phạm Việt Huy, 2006). 2.2. Đặc điểm sinh học cá tra 2.2.1. Hệ thống phân loại Theo W.Rainboth ( cá tra thuộc: Ngành: Chordata Lớp: Osteichtheyes Bộ: Siluriformes 9 Họ: Pangasiidae Giống: Pangasianodon Lòai: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878). 2.2.2. Đặc điểm phân bố Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mekong, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Capuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam, cá tra phân bố trên sông Tiền, sông Hậu và nhiều nhất là vùng hạ lưu. Theo Nguyễn Văn Trọng và ctv., (1992) cho biết trong bộ cá da trơn có 72 lòai, nhưng Phạm Văn Khánh (1996) cho biết riêng họ Pangasiidae ở Châu Á có 2 giống và 21 loài. Riêng giống cá Tra có 19 loài trong đó 9 loài phát hiện ở Việt Nam. Cacot (1999), cho biết ở hạ lưu sông Cửu Long có 11 loài chủ yếu thuộc giống Pangasius trong đó có 2 loài nuôi rất phổ biến ở ĐBSCL là cá tra và cá basa. 2.2.3. Đăc điểm dinh dưỡng Cá tra là loài ăn tạp. Trong tự nhiên cá có thể ăn được mùn bã hữu cơ, rể cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá nuôi trong ao sử sụng được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn nguyên, cám, tấm, rau muống,…Thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh hơn. Tính ăn của cá ổn định khi cá có hình dạng và cấu tạo như cá trưởng thành (khỏang 3 tuần tuổi). Hệ tiêu hóa của cá đã hòan chỉnh, dạ dày đã có đủ các hệ men tiêu hóa do đó cá sử dụng được nhiều loại thức ăn khác nhau. Nhưng những lọai thức ăn có nguồn gốc động vật vẫn đươc cá ưa thích hơn, đặc biệt những lọai thức ăn là các xác chết động vật đang thối rữa. Tuy nhiên, những lọai thức ăn có nguồn gốc thực vật như các lọai bèo, rau muống cá vẫn có khả năng sử dụng tốt nhưng sinh trưởng của cá chậm hơn so với những cá sử dụng thức ăn có sử dụng thức ăn có nguồn gốc động vật. Ngòai ra, cá tra còn sử dụng rất tốt những loại thức ăn do con người cung cấp. 2.2.4. Đặc điểm sinh trưởng Cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều dài, cá sẽ bước vào thời kỳ tích lũy mỡ khi đạt 2,5 kg. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của cá tra phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, mật độ thả nuôi, đặc biệt là chất lượng của thức ăn sử dụng (theo Dương Nhựt Long, 2003). Cá lớn nhanh khi nuôi trong ao, sau một năm nuôi cá đạt trọng lượng 1 – 1,5kg /con, trong những năm sau cá lớn nhanh hơn. Cá nuôi trong ao có thể đạt đến 25kg/con ở cá mười tuổi. Sau khỏang 3 – 4 năm nuôi cá có thể đạt tới trọng lượng 2,5 – 3,5 kg/con. Và lúc này sự sinh trưởng về chiều dài có sự giảm xuống do cá bắt đầu có sự tích lũy cho quá trình thành thục sinh dục. 10 Một điều khá đặc biệt ở cá tra là hầu như cá không có hiện tượng bị chai, tức là còi. Trong trường hợp cá có thể trọng nhỏ do thiếu thức ăn trong thời gian dài, nhưng nếu cung cấp thức ăn đủ trở lại cá vẫn sinh trưởng bình thường (Nguyễn Văn Kiểm, 1999). 2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cá 2.3.1. Nhu cầu về chất đạm (protein) Chất đạm là chất dinh dưỡng được đặc biệt chú ý trong thức ăn. Nó là thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật. Chất đạm là một chất hữu cơ chính chiếm khoảng 65-75% khối lượng khô của cơ thể (Halver, 1989, trích bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004). Nhiệm vụ chính của chất đạm chính là xây dựng cấu trúc cơ thể. Chất đạm trong thức ăn cung cấp các amino acid qua quá trình tiêu hóa và thủy phân. Trong ống tiêu hóa, các amino acid được hấp thụ vào máu và đi đến các mô, cơ quan, tham gia vào quá trình sinh tổng hợp chất đạm của cơ thể phục vụ cho quá trình sinh trưởng, sinh sản và duy trì cơ thể. Nếu thức ăn không cung cấp đầy đủ nhu cầu chất đạm cá sẽ chậm hoặc ngừng tăng trưởng, thậm chí có thể giảm khối lượng. Mặt khác, nếu hàm lượng chất đạm trong thức ăn vượt quá nhu cầu thì chỉ một phần được sử dụng để tạo thành chất đạm mới, phần còn lại sẽ được chuyển hóa dạng năng lượng, điều này làm giá thành thức ăn tăng lên là không cần thiết (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004) Nhu cầu chất đạm là lượng chất đạm tối thiểu có trong thức ăn nhằm thỏa mãn nhu yêu cầu các amino acid để đạt tăng trưởng tối đa (NRC, 1993). Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004 cá tra giống (2 – 3 gam) nhu cầu chất đạm tối ưu là 38%. 2.3.2. Nhu cầu về năng lượng (energy) Mọi họat động sống của một động vật đều cần năng lượng. Nhu cầu năng lượng thực sự của cá rất khó xác định mà người ta dựa vào tỷ lệ và chất đạm tối ưu. Tỷ lệ tối ưu này rất quan trọng bởi vì thức ăn vượt quá nhu cầu năng lượng sẽ giảm sự bắt mồi của cá, ngược lại nếu thức ăn thiếu năng lượng thì chất đạm trước tiên sẽ được dùng để cung cấp năng lượng thỏa mản nhu cầu của cơ thể (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2003). Nhu cầu năng lượng (thô) trong thức ăn cho cá Trơn là 2750 – 3100 kcal/kg. Ở cá Trơn, 1kg thức ăn cho 12,2 Mj thì cho cá tăng trọng 22,7 Mj (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004). 11 2.3.3. Nhu cầu về chất béo (lipid) Chất béo là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng tốt nhất cho động vật thủy sản. Việc bổ sung chất béo thích hợp sẽ giảm nhu cầu cầu chất đạm. Ngòai ra, chất béo còn tham gia vào cấu trúc của màng tế bào, cung cấp các acid béo thiết yếu. Đối với cá, hàm lượng chất béo thay đổi theo lòai, tuy nhiên mức độ đề nghị từ 6 – 10%. Ở cá tra, mức độ sử dụng tối đa chất béo trong thức ăn là 4 – 8% (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004). 2.3.4. Nhu cầu về chất bột đường (carbohydrate) Carbohydrate được xem là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất cho động vật thủy sản. Carbohydrate chiếm tỷ lệ trên 75% ở thực vật trong khi ở động vật hiện diện với số lượng nhỏ và tồn tại chủ yếu dưới dạng glucogen (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004). Ở cá da trơn, trong việc phối chế thức ăn thì carbohydrat được sử dụng để làm nguồn cung cấp năng lượng và bổ sung một tỷ lệ nhỏ chất béo vừa cung cấp năng lượng vừa cung cấp ax
Luận văn liên quan