Nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ngày càng phát triển về qui mô diện tích
và mức độ thâm canh hóa. Bên cạnh đó thì việc sử dụng thuốc trừ sâu để diệt tạp trong
ao nuôi tôm cũng ngày càng gia tăng. Vì thế đề tài “Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu
Decis (deltamethrin) lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)” đã được thực
hiện. Nhần mục đích Tìm ra ngưỡng nồng độ gây hại và an toàn của thuốc Decis chứa
hoạt chất Deltamethrin lên tôm sú.
Đề tài được tiến hành trên đối tượng tôm sú có khối lượng 6 – 10g. Thí nghiệm xác
định giá trị LC50
- 96 giờ được tiến hành với 6 nồng độ thuốc (0,75 – 2,0 µg/l) và một
đối chứng mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần. Giá trị LC
50
- 96 giờ của deltamethrin đối với
tôm sú là 1,05 µg/l. Deltamethrin rất độc với tôm sú. Thí nghiệm ảnh hưởng của
Deltamethrin lên tăng trưởng của tôm sú được tiến hành với 3 nghiệm thức 0,01; 0,1;
0,52 µg/l và đối chứng. Thời gian thí nghiệm là 8 tuần, tôm được cân trọng lượng sau
mỗi 2 tuần kể từ khi bố trí thí nghiệm. Trong 2 tuần đầu tôm ở nghiệm thức đối chứng
có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhưng ở các tuần tiếp theo thì tôm ở nghiệm thức
0,52 µg/l lại có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý
nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Tỉ lệ chết của tôm tỉ lệ thuận với sự gia tăng của nồng
độ thuốc. Độc tính của Deltamethrin gây chết rất mạnh và tức thời đối với tôm sú. Ở
nồng độ 0,52 µg/L (50% LC
50
-96 giờ) gây chết 41,67% chỉ sau 24 giờ.
69 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3697 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN ĐEL
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU DECIS LÊN TĂNG
TRƯỞNG CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN ĐEL
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU DECIS LÊN TĂNG
TRƯỞNG CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG
KS. NGUYỄN HƯƠNG THÙY
2009
i
LỜI CẢM TẠ
Quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp đã giúp tôi có được những kinh nghiệm
và kỹ năng bổ ích, thiết thực cho công việc sau này. Có được kết quả như hôm nay tôi
xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy Nguyễn Thanh Phương, trưởng khoa Thủy Sản trường ĐHCT. Trong thời
gian thực hiện đề tài thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cũng cố kiến thức cho tôi.
Đồng thời thầy cũng cung cấp những chỉ dẫn quí báo để đề tài thực hiện đúng tiến độ
và mục tiêu.
Cô Đỗ Thị Thanh Hương, Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản – khoa
Thủy Sản, là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Nhờ sự
hướng dẫn tận tình của cô mà đề tài tôi có thể hoàn thành tốt đẹp.
Thầy Vũ Ngọc Út cùng tất cả các thầy cô trong khoa Thủy Sản – trường Đại
học Cần Thơ đã tận tình cung cấp kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học.
Tôi cũng xin bài tỏ lòng biết ơn đến chị Phương Ngọc Tuyết. Chị đã hướng dẫn
và trực tiếp làm việc cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chị Nguyễn Hương Thùy và chị Nguyễn Thị Kim Hà đã giúp đở tôi rất nhiệt
tình trong quá trình thực hiện đề tài.
Các bạn sinh viên lớp Nuôi Trồng Thủy Sản và Bệnh Học Thủy Sản khóa 31
đã quan tâm giúp đở tôi những lúc tôi gặp khó khăn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình, các anh chị, bạn bè đã an ủi, động viên,
hổ trợ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần, để đề tài tôi hoàn thành tốt đẹp.
Xin chân thành biết ơn!
ii
TÓM TẮT
Nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ngày càng phát triển về qui mô diện tích
và mức độ thâm canh hóa. Bên cạnh đó thì việc sử dụng thuốc trừ sâu để diệt tạp trong
ao nuôi tôm cũng ngày càng gia tăng. Vì thế đề tài “Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu
Decis (deltamethrin) lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)” đã được thực
hiện. Nhần mục đích Tìm ra ngưỡng nồng độ gây hại và an toàn của thuốc Decis chứa
hoạt chất Deltamethrin lên tôm sú.
Đề tài được tiến hành trên đối tượng tôm sú có khối lượng 6 – 10g. Thí nghiệm xác
định giá trị LC50- 96 giờ được tiến hành với 6 nồng độ thuốc (0,75 – 2,0 µg/l) và một
đối chứng mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần. Giá trị LC50- 96 giờ của deltamethrin đối với
tôm sú là 1,05 µg/l. Deltamethrin rất độc với tôm sú. Thí nghiệm ảnh hưởng của
Deltamethrin lên tăng trưởng của tôm sú được tiến hành với 3 nghiệm thức 0,01; 0,1;
0,52 µg/l và đối chứng. Thời gian thí nghiệm là 8 tuần, tôm được cân trọng lượng sau
mỗi 2 tuần kể từ khi bố trí thí nghiệm. Trong 2 tuần đầu tôm ở nghiệm thức đối chứng
có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhưng ở các tuần tiếp theo thì tôm ở nghiệm thức
0,52 µg/l lại có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý
nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Tỉ lệ chết của tôm tỉ lệ thuận với sự gia tăng của nồng
độ thuốc. Độc tính của Deltamethrin gây chết rất mạnh và tức thời đối với tôm sú. Ở
nồng độ 0,52 µg/L (50% LC50-96 giờ) gây chết 41,67% chỉ sau 24 giờ.
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... i
TÓM TẮT ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢN ........................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................... vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................. 3
2.1. Sơ lược đặc điểm sinh học của tôm sú ......................................................... 3
2.1.1. Vị trí phân loại của tôm sú........................................................................ 3
2.1.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................... 3
2.1.3. Phân bố .................................................................................................... 4
2.1.4.Vòng đời của tôm sú ................................................................................. 4
2.1.5. Đặc điểm dinh dưởng của tôm sú ............................................................. 5
2.1.6. Đặc điểm sinh trưởng của tôm sú ............................................................. 5
2.2. Một số yếu tố môi trường sống của tôm sú .................................................. 6
2.2.1. Nhiệt độ ................................................................................................... 6
2.2.2. Oxy hòa tan .............................................................................................. 7
2.2.3. pH ............................................................................................................ 7
2.2.4. Amonia .................................................................................................... 7
2.2.5. Độ kiềm và độ cứng trong nước ............................................................... 8
2.3. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong môi trường nước .................................. 8
2.4. Sơ lược thuốc trừ sâu gốc pyrethroit (gốc cúc) ............................................ 9
2.5. Một số tính chất của Decis .......................................................................... 9
2.5.1. Tính chất lý học........................................................................................ 10
2.5.2. Phương thức tác động và sử dụng của Deltamethrin ................................. 10
2.6. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng thuốc trừ sâu trên động vật thủy sản ........ 10
2.6.1. Một số nghiên cứu anh hưởng của thuốc trừ sâu lên cá ............................. 10
2.6.2. Một số nghiên cứu anh hưởng của thuốc trừ sâu lên giáp xác ................... 12
iv
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 14
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 14
3.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 14
3.3. Vật Liệu nghiên cứu .................................................................................... 14
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 15
3.4.1. Thí nghiệm 1: Xác định LC50-96 giờ của Deltamethrin............................. 15
3.4.1.1. Thí nghiệm thâm dò .............................................................................. 15
3.4.1.2. Thí nghiệm xác định LC50-96 giờ .......................................................... 15
3.4.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của Decis lên tăng trưởng và lột xác của tôm
sú ....................................................................................................................... 16
3.4.3. Các phương pháp tính toán ....................................................................... 17
3.4.4. Phương pháp sử lý số liệu ........................................................................ 18
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 19
4.1. Xác định LC50-96 giờ của Deltamethrin ...................................................... 19
4.1.1. Yếu tố môi trường trong thí nghiệm ......................................................... 19
4.1.2. Giá trị LC50-96 giờ ................................................................................... 19
4.2. Ảnh hưởng của decis lên tăng trưởng và lột xác của tôm sú ........................ 21
4.2.1. Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm .................................... 21
4.2.1.1. Nhiệt Độ ................................................................................................ 22
4.2.1.2. pH ......................................................................................................... 22
4.2.1.3. Oxy hòa tan ........................................................................................... 22
4.2.1.4. Nitrite .................................................................................................... 22
4.2.1.5. Nitrate ................................................................................................... 23
4.2.1.6. TAN ...................................................................................................... 23
4.2.1.7. Amoniac ................................................................................................ 23
4.2.1.8. Độ kiềm ................................................................................................ 23
4.2.2. Tăng trưởng.............................................................................................. 24
4.2.2.1. Tăng trưởng về khối lượng .................................................................... 24
4.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo nghày của tôm .................................. 25
v
4.2.2.3. Tốc độ tăng trưởng tương đối ................................................................ 25
4.2.3. Tỉ lệ chết .................................................................................................. 26
4.2.4. Chu kỳ lột xác .......................................................................................... 27
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 30
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 34
vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Chu kỳ lột xác của tôm sú ................................................................... 6
Bảng 4.1 Tỉ lệ chết trung bình của tôm sú theo thời gian và nồng độ
Deltamethrin thí nghiệm .................................................................................... 20
Bảng 4.2 Sự biến động môi trường nước trong quá trình thí nghiệm .................. 21
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày của tôm ................................. 25
Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng tương đối của tôm (%/ngày) ................................. 25
vii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Hình dạng ngoài của tôm sú (Penaeus monodon) ............................... 3
Hình 2.2 Vòng đời của tôm sú ........................................................................... 5
Hình 4.1 Giá trị LC50 của Deltamethrin lên tôm sú ở các thời điểm 24, 48,
72, 96 giờ. .......................................................................................................... 20
Hình 4.2 Tăng trưởng trung bình của tôm sau 8 tuần nuôi. ................................ 24
Hình 4.3 Tỉ lệ chết của tôm sau 8 tuần nuôi ....................................................... 26
Hình 4.4 Chu kỳ lột xác của tôm sau 8 tuần nuôi ............................................... 27
Hình 4.5 Tỉ lệ số lần tôm lột xác sau 56 ngày nuôi (tính trên số tôm sống). ....... 28
1
Chương 1
GIỚI THIỆU
Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản không ngừng phát triển đặc biệt là
nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Sự phát triển này không những chỉ ở
qui mô diện tích mà còn cả về mức độ thâm canh hóa. Theo báo cáo của bộ
nông nghiệp (2008) sản lượng thủy sản của Việt Nam năm 2007 là khoảng 2
triệu tấn trong đó tôm sú chiếm khoảng 370.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu
thủy sản đạt 3,73 tỉ USD, trong đó 1,5 tỉ USD là từ tôm nuôi. Diện tích nuôi
tôm cũng không ngừng tăng lên, năm 2001 là 455.768,3 ha và năm 2005 là
604.479 ha (
Cùng với sự nhanh chóng mở rộng diện tích nuôi tôm ở Việt Nam, đặc
biệt là ở ĐBSCL thì tình hình sử dụng thuốc (thuốc kháng sinh) và hóa chất
(hóa chất cải tạo, diệt tạp và sử lý nước…) ngày càng gia tăng. Có thể gây ra
những tác động xấu đến môi trường nước và chất lượng của tôm (Huỳnh Thị
Tú và ctv, 2006). Theo Hoàng Trọng Tứ (2004) tất cả các hộ dân ở Sóc Trăng
và Bạc Liêu được điều tra đều sử dụng thuốc hóa chất trong nuôi tôm. Trong
đó có 16 loại được dùng với mục đích diệt tạp, diệt khuẩn, diệt tảo trong quá
trình cải tạo ao, chiếm 42% hóa chất sử dụng trong ao nuôi tôm. Theo kết quả
điều tra của Huỳnh Thị Tú và ctv (2006) thì có nhiều loại thuốc kháng sinh,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt tạp và thuốc tẩy trùng được sử dụng trong nuôi tôm
để cải tạo và diệt tạp do thuốc diệt các loài có trong nước đặc biệt là giáp xác
trong đó có cua, còng là đối tượng mà nông dân cho là sinh vật lây truyền
nhiễm bệnh đốm trắng cho tôm. Chi phí thuốc và hóa chất chiếm tỉ trọng lớn
trong tổng chi phí sản xuất (24,8%). Với một số loại thường được dùng trong
ao nuôi tôm như Thiodan, Dipterrex, Decis, Secbar… (Nguyễn Hữu Đức,
2007)
Mặt khác vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được quan
tâm trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường khó tính và thị trường xuất
khẩu chính của nước ta như EU, Nhật Bản, Mỹ, để giữ vững và phát triển các
thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản, đồng thời phát triển nghề nuôi tôm của
nước ta thì việc sử dụng thuốc và hóa chất là vấn đề cần phải được chú ý.
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trên đối tượng tôm sú
như dinh dưỡng, điều kiện sống, thành thục và sinh sản, các nghiên cứu về
bệnh tôm. Nhưng những nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên tăng
trưởng của tôm sú còn ít tác giả đề cập đến. Từ đó cho thấy việc nghiên cứu về
ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên tôm sú là một vấn đề cần thiết. Do vậy, đề tài
2
“Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Decis (deltamethrin) lên tăng trưởng của tôm sú
(Penaeus monodon)” đã được thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra ngưỡng nồng độ gây hại và an toàn của thuốc Decis chứa hoạt chất
Deltamethrin lên tôm sú. Nhằm góp phần đánh giá ảnh hưởng của việc sử
dụng hóa chất này trong nuôi tôm sú ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Nội dung nghiên cứu
- Xác định giá trị LC50-96 giờ của Deltamethrin lên tôm sú giai đoạn giống
lớn (8-10g/con).
- Đánh giá ảnh hưởng của Deltamethrin lên tăng trưởng, lột xác và tỉ lệ
chết của tôm sú (Penaeus monodon).
3
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược đặc điểm sinh học của tôm sú (Penaeus monodon)
2.1.1. Vị trí phân loại của tôm sú
Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng rất quan trọng trong ngành nuôi
trồng thủy sản. Theo Hothuis (1980) và Barnes (1987) (trích dẫn bởi Nguyễn
Thanh Phương và Trần Ngọc Hải,2004) tôm được phân loại trong hệ thống
phân loại như sau:
Ngành chân khớp: Arthropoda
Ngành phụ có râu: Antennata
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ bơi lội: Natantia
Họ chung: Penaeus Fabricius
Họ tôm he: Penaeidea
Giống: Penaeus
Loài : Penaeus monodon Fabricius (1798)
Hình 2.1: Hình dạng ngoài của tôm sú (Penaeus monodon)
2.1.2. Đặc điểm hình thái
Tôm sú ở Việt Nam có các đặt điểm như sau:
4
Công thức răng chủy: CR=
Chủy kéo dài đến rìa của cuốn râu I, gờ sau chủy có 3 răng và kéo dài đến hết
bờ sau của Carapace.
Carapace có gai râu và gai gan, nhưng không có gai hốc mắt.
Rãnh bên chủy sâu, dừng ở trước và ngay gai thượng vị. Sợi râu trên và râu
dưới của râu I dai gần bằng nhau và dài bằng cuống râu.
Gờ gai thẳng, song song với mặt lưng của Carapace, không có gờ dạ tràn-trán.
Chân ngực V không có nhánh ngoài. Gờ lưng hiện diện từ cuối đốt bụng IV
đến cuối đốt bụng VI.
2.1.3. Phân bố
Trên thế giới tôm sú được phân bố chủ yếu ở Ấn Độ - Tây Thái Bình
Dương, Đông và Đông Nam Châu Phi, Pakistan, Nhật Bản, Malaysia. Đặt biệt
bắt gặp nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á như: Philippins, Indonesia, Thái Lan,
Việt nam… tôm trưởng thành có tập tính sống ở biển khơi, thường được tìm
thấy ở độ sâu dưới 180 m, nhưng tôm giống thường xuất hiện ở vùng ven bờ.
(Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú, 2004).
Ở Việt Nam theo Nguyễn Văn Chung, 1995 (được trích dẫn bởi Trịnh
Thanh Nhân, 2008). Tôm sú phân bố ở Vịnh Bắc Bộ, ven biển Nam Trung Bộ,
vùng Tây Nam Bộ: Sông Ông Đốc, Khánh Hội, Kim Qui, Hòn Chông, Hà
Tiên…Tôm sống ở độ sâu từ 0 – 126 m, đáy cát bùn hay bùn cát, thích hợp
nhất là các thủy vực có độ mặn cao, ổn định.
2.1.4. Vòng đời của tôm sú
Vòng đời của tôm sú trải qua một số giai đoạn như sau: trứng, ấu trùng
(gồm 3 giai đoạn phụ: Nauplii, Zoae, và Mysis), hậu ấu trùng (Postlarva), ấu
niên và giai đoạn trưởng thành. Mỗi giai đoạn thì chúng phân bố ở những
vùng khác nhau: giai đoạn ấu trùng phân bố ở vùng của sông, thường cư trú
trong rừng ngập mặn nơi nồng độ muối có thể thay đổi lớn. Giai đoạn ấu niên
thường sống rộng muối và cũng cư trú ở vùng của sông. Khi gần đến giai đoạn
trưởng thành và thành thục tôm sẽ rời của sông di cư ra vùng biển khơi sinh
sản. (Dall và ctv, (1990), được trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần
Ngọc Hải, 2004).
7 - 8
2 - 3
5
Hình 2.2 Vòng đời của tôm sú
2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng của tôm sú
Tôm sú là loài ăn tạp, thức ăn của tôm bao gồm giáp xác, giun nhiều tơ,
nhuyễn thể, các côn trùng tảo và các mảnh thực vật. Tính ăn của chúng thay
đổi theo giai đoạn, ở giai đoạn tôm bột và tôm giống chúng ăn nhiều các mảnh
thực vật, vi tảo, lap lap…Khi tôm lớn chúng ăn các loài động vật không xương
sống như ruốc, mọi giáp xác chân đều, giun nhiều tơ… Ở giai đoạn thành
thục, trong suốt mùa sinh sản, tôm ăn nhiều nhuyễn thể trong khi ở những
tháng khác tôm ăn nhiều cá hơn. (Dall (1998), được trích dẫn bởi Nguyễn
Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
Tôm ăn suốt ngày đêm nhưng tôm ăn nhiều vào ban đêm, tôm giảm ăn
vào những lúc lột xác, khả năng bắt mồi của tôm còn tùy thuộc rất lớn vào môi
trường sống. (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng của tôm sú
Lột xác: Trong quá trình tăng trưởng, khi khối lượng và kích thước
tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác
thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có
trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng. Khác với sinh trưởng ở cá
mang tính liên tục, sinh trưởng ở các loài tôm nói chung mang tính gián đoạn
và đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và khối lượng thông qua
quá trình lột xác. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2
ngày đối với tôm lớn (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
6
Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), chu kỳ lột xác
của tôm giữa hai lần liên tiếp nhau sẽ ngắn ở giai đoạn tôm còn nhỏ và dài hơn
khi tôm lớn.
Theo Manik và ctv. (1979), tần số lột xác của tôm sú giảm ở nồng độ
muối từ 32-40‰, tần số này cao hơn ở những tôm nuôi trong ao có nồng độ
muối từ 15-20‰ (trích bởi Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thanh Phương,
1994).
Bảng 2.1: Chu kỳ lột xác của tôm (Nguyễn Thanh Phương, 2004)
Cỡ tôm (gam) Chu kỳ lột xác (ngày)
Postlarvae
2- 3
3- 5
5 – 10
10- 15
15 – 20
20 – 40
Tôm cái (tôm đực) 50 - 70
Hàng ngày
8 – 9
9 – 10
10 – 11
11- 12
12 – 13
14 – 15
18 – 21 (23 – 30)
Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường
sống thay đổi đột ngột. Trong thời gian này tôm phụ thuộc nhiều vào điều kiện
dinh dưỡng, môi trường nước, giai đoạn phát triển và tình trạng sinh lý của cơ
thể. Hormone ức chế sự lột xác lột xác (MIH, Molt - Inhibiting Hormone)
được tiết ra do các tế bào trong cơ qu