Luận văn Ảnh hưởng độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu, tỉ lệ sống và ương thử nghiệm cá chình (Anguilla marmorata) tại thành phố Cà Mau

Nghiêncứu ảnhhưởng độmặn lên quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu vàtỷlệ sốngcủa cá chình Anguilla marmorata đã được tiến hànhtại Khoa Thủysản Đại họcCần Thơbằng cáchtăng độmặnnước nuôitừ 0‰ đến độmặn cá chết 100% theo các nghiệm thức khác nhau như sau: NT1 (tăng 2‰/ngày), NT2 (tăng chậm 4‰/ngày), NT3 (tăngchậm 8‰/ngày), NT4 (tăng chậm 16‰/ngày), NT5 (tăngsốc 8‰/ngày) và NT6 (tăngsốc 16‰/ngày).Kết quả cho thấy khảnăng chịu đựng độ mặncủa cá cósự thay đổi theo các phương pháp thuần hóa. Tùy theo nghiệm thực, điểm đẳng ápcủa cá và môi trường dao động trong khoảng 285,39-297,38 mosmol/kgtại độmặn 11.05 - 12.4‰. Thời gian cá chịu đựng được độmặn cao nhất là 773,3 giờ, đạt độmặntối đa 64‰.Kết quả đề nghị nên chọn phương pháp thuần độmặn tăng 2‰ đến 4‰/ngày. Thông qua điều tra 23hộ ương cá chìnhtại Cà Mauvềkỹ thuật vàhiệu quả kinhtế, kết quả cho thấy hiện có 2 hình thức ương là ương cá trongbể đất lótbạt và ương trong ao. Cá giống thutừtự nhiêntại Miền Trung, có kíchcỡ trung bình 13,86±4,02g/con được thả ươngvớimật độ trung bình 8,2 con/m 2 và cho ăn chủ yếubằng cátạp. Sau thời gian ương trung bình 6,8 tháng,tỷlệsống đạt 81,2%, năng suất 58,9 kg/100m 2 , FCR 6,3.Với chi phí trung bình 16.993,73± 9.385,51 triệu đồng/100m 2 , lợi nhuận đạt được 18,531±14,984 triệu đồng/100m 2 ,tỷ suấtlợi nhuận 1,04, nghề ươngcá chình cho thấy khá hiệu quảvà triển vọng ởCà Mau. Ngoài ra, nghiêncứusựtăng trưởngcủa cá ương nuôi ở 3 ao có độmặn khác nhau ở Cà Mau trong thời gian 3 tháng,kết quả cho thấytốc độtăng trưởngcủa cá cósự khác nhau, cá ương ở ao có độmặngần điểm đẳng áp thìlớn nhanhhơn cá ở ao có độmặn thấp. Kết quảcủa các nghiên cứu trênsẽ góp phần quan trọng ứngdụng vào thựctế ương nuôi cá chình giống ở Cà Mau nói riêng và ĐBSCL nóichung.

pdf93 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2071 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu, tỉ lệ sống và ương thử nghiệm cá chình (Anguilla marmorata) tại thành phố Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN ẢNH HƯỞNG ĐỘ MẶN LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU, TỈ LỆ SỐNG VÀ ƯƠNG THỬ NGHIỆM CÁ CHÌNH (Anguilla marmorata) TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2009 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN ẢNH HƯỞNG ĐỘ MẶN LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU, TỈ LỆ SỐNG VÀ ƯƠNG THỬ NGHIỆM CÁ CHÌNH (Anguilla marmorata) TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. TRẦN NGỌC HẢI Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG 2009 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 3 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 4 LỜI CẢM ƠN Luận văn cao học được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của chính bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong Khoa Thủy sản trường Đại học Cần thơ cùng các thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt khóa học cao học. Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến tất cả sự giúp đỡ đó. Xin cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài của dự án physCAM cùng sự quan tâm của Cán bộ Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản Khoa thủy sản trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Tiến sỹ Trần Ngọc Hải và Cô Tiến sỹ Đỗ Thị Thanh Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn định hướng giúp đỡ tôi hoàn thành các nội dung trong luận văn này. Cảm ơn Cán bộ Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Cà Mau và bà con nông dân các huyện, tỉnh Cà Mau đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu, thông tin trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng xin cảm ơn đến tất cả các bạn bè đồng nghiệp. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 5 Cần Thơ, ngày 21 tháng 10 năm 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Nguyễn Thị Bích Vân Là học viên lớp cao học Nuôi trồng Thủy sản khóa 2006 – 2009 Trường Đại học Cần Thơ. Thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu, tỉ lệ sống và ương thử nghiệm cá chình (Anguilla marmorata) tại Thành phố Cà Mau” Tôi xin cam đoan các kết quả số liệu sử dụng trong bản luận văn này là của chính bản thân tôi thực hiện và chưa được sử dụng trong bất kỳ báo cáo nào. Nếu có gì sai trái tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Thị Bích Vân Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 6 TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng độ mặn lên quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu và tỷ lệ sống của cá chình Anguilla marmorata đã được tiến hành tại Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ bằng cách tăng độ mặn nước nuôi từ 0‰ đến độ mặn cá chết 100% theo các nghiệm thức khác nhau như sau: NT1 (tăng 2‰/ngày), NT2 (tăng chậm 4‰/ngày), NT3 (tăng chậm 8‰/ngày), NT4 (tăng chậm 16‰/ngày), NT5 (tăng sốc 8‰/ngày) và NT6 (tăng sốc 16‰/ngày). Kết quả cho thấy khả năng chịu đựng độ mặn của cá có sự thay đổi theo các phương pháp thuần hóa. Tùy theo nghiệm thực, điểm đẳng áp của cá và môi trường dao động trong khoảng 285,39-297,38 mosmol/kg tại độ mặn 11.05 - 12.4‰. Thời gian cá chịu đựng được độ mặn cao nhất là 773,3 giờ, đạt độ mặn tối đa 64‰. Kết quả đề nghị nên chọn phương pháp thuần độ mặn tăng 2‰ đến 4‰/ngày. Thông qua điều tra 23 hộ ương cá chình tại Cà Mau về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế, kết quả cho thấy hiện có 2 hình thức ương là ương cá trong bể đất lót bạt và ương trong ao. Cá giống thu từ tự nhiên tại Miền Trung, có kích cỡ trung bình 13,86±4,02g/con được thả ương với mật độ trung bình 8,2 con/m2 và cho ăn chủ yếu bằng cá tạp. Sau thời gian ương trung bình 6,8 tháng, tỷ lệ sống đạt 81,2%, năng suất 58,9 kg/100m2, FCR 6,3. Với chi phí trung bình 16.993,73± 9.385,51 triệu đồng/100m2, lợi nhuận đạt được 18,531±14,984 triệu đồng/100m2, tỷ suất lợi nhuận 1,04, nghề ương cá chình cho thấy khá hiệu quả và triển vọng ở Cà Mau. Ngoài ra, nghiên cứu sự tăng trưởng của cá ương nuôi ở 3 ao có độ mặn khác nhau ở Cà Mau trong thời gian 3 tháng, kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá có sự khác nhau, cá ương ở ao có độ mặn gần điểm đẳng áp thì lớn nhanh hơn cá ở ao có độ mặn thấp. Kết quả của các nghiên cứu trên sẽ góp phần quan trọng ứng dụng vào thực tế ương nuôi cá chình giống ở Cà Mau nói riêng và ĐBSCL nói chung. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 7 ABSTRACT Research on the effects of salinity on osmoregulation and survival rate of Anguilla marmorata was conducted at the College of Aquaculture and Fisheries by increasing water salinity from 0‰ to sality level where eels completely died through different treatments including: Treatment 1 (increasing salinity 2‰/day), Treatment 2 (increasing salinity slowly 4‰/day), Treatment 3 (increasing salinity slowly 8‰/day), Treatment 4 (increasing salinity slowly 16‰/day), Treatment 5 (shock 8‰/day) and Treatment 6 (shock 16‰/day). The results showed that the ability to tolerate salinity of the eels changed according to the methods of acclimation. Depending on treatment, isobaric point is in range of 285.39-297.38 mosmol/kg at salinity of 11.05 - 12.4‰. The longest time in which eels can tolerate is 773.3 hours, reaching salinity up to 64‰. In culture, increasing saltity 2‰-4‰ per day should be applied for acclimation. Through a survey of 23 households rearing ell seeds in Ca Mau on technical and economical aspects, the results showed that there are currently two culture methods including pond culture and lined tank culture. Wild Anguilla marmorata seeds of 13,86±4,02 g/fish from the central provinces were stocked at average density of 8.2 eels/m2 and fed with trash fish. After 6.8 months of culture, survival rates of 81.2% and productivity of 58.9 kg/100m2 were obtained, and FCR was 6.3. With total production cost of 16.993± 9.385 million VND/100m2/year, net income of 18.531±14.984 million VND/100m2/year, and 1.04 of NI/TC ratio, rearing of A. marmorata seeds indicated as an economically promising industry in Ca Mau. In addition, a study on the growth of A. marmorata in 3 ponds with different salinity in Ca Mau found that there was difference in growth rates of fish which fish culture in salinity near the isobaric point gave better growth rates compared to the others. In general, the findings of this study provide good information to contribute to ell seed rearing and growout in Ca Mau province, particularly and the Mekong Delta, generally. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 8 MỤC LỤC TRANG Tiêu đề trang Xác nhận của hội đồng i Lời cảm ơn ii Lời cam kết iii Tóm tắt bằng tiếng việt iv Tóm tắt bằng tiếng anh v Mục lục vi Danh sách bảng viii Danh sách hình ix Danh mục viết tắt x Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu 1 1.2 Mục tiêu của đề tài 2 1.3 Nội dung đề tài 2 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1 Đặc điểm hình thái phân loại, phân bố 3 2.2 Môi trường 3 2.3 Tính ăn và sinh trưởng 7 2.4 Tập tính sinh sản 8 2.5 Ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình điều hòa ASTT 9 2.6 Một số nghiên cứu khác 11 2.7 Tổng quan về tình hình nuôi cá chình 12 2.8 Tình hình ương nuôi cá chình tại tỉnh Cà Mau 12 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1 Thời gian & địa điểm 18 3.2 Đối tượng nghiên cứu 18 3.3 Vật liệu thí nghiệm 18 3.4 Các nghiên cứu 18 3.5 Phương pháp thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu 21 3.6 Phương pháp xử lý số liệu 22 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 9 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23 4.1 Đánh giá khả năng chịu đựng độ mặn của cá chình theo các phương pháp thuần hóa 23 4.2 Hiện trạng ương cá chình tại tỉnh Cà Mau 31 4.3 Kết quả nghiên cứu ương nuôi cá trong ao 47 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 55 TẢI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC 60 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 10 DANH SÁCH BẢNG TRANG Bảng 2.1 Yếu tố thủy lý hóa trong phạm vi thích hợp cho cá chình 4 Bảng 2.2 Tỷ lệ thức ăn so với trọng lượng thân cá ở các giai đoạn 6 Bảng 2.3 Sản lượng nuôi cá chình của các nước trên thế giới 15 Bảng 2.4 Tình hình nuôi cá chình ở một số tỉnh nước ta 15 Bảng 2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng cá chình năm 2007 Cà Mau 17 Bảng 4.1 Nhiệt độ, pH trong các bể thí nghiệm 23 Bảng 4.2 Biến đổi ASTT của dịch máu cá chình khi tăng độ mặn 24 Bảng 4.3 Khả năng chịu đựng độ mặn của cá theo 2 cách thuần hóa 29 Bảng 4.4 Nhu cầu giống cá chình đến năm 2010 tại Cà Mau 34 Bảng 4.5 Đặc điểm kỹ thuật ương cá chình 37 Bảng 4.6 Kết quả thu hoạch cá 38 Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế khảo sát cho từng hộ và 100m2 39 Bảng 4.8 Một số yếu tố môi trường trong các ao ương 49 Bảng 4.9 Một số thông tin kỹ thuật của 3 ao ương 49 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 11 DANH SÁCH HÌNH TRANG Hình 2.1 Vòng đời cá chình Anguilla marmorata 9 Hình 2.2 Sự điều hòa thẩm thấu của cá nước ngọt và cá biển 12 Hình 4.1 Điểm đẳng áp của cá chình theo phương pháp thuần hóa 28 Hình 4.3 Bản đồ tự nhiên tỉnh Cà Mau 33 Hình 4.4 Biểu đồ cơ cấu chi phí mô hình ương cá chình 39 Hình 4.5 Ảnh hưởng mô hình ương lên năng suất & lợi nhuận 40 Hình 4.6 Ảnh hưởng độ sâu ao ương lên năng suất & lợi nhuận 41 Hình 4.7 Ảnh hưởng khối lượng giống lên năng suất & lợi nhuận 42 Hình 4.8 Ảnh hưởng mật độ thả ương lên năng suất & lợi nhuận 43 Hình 4.9 Ảnh hưởng mùa vụ ương lên năng suất & lợi nhuận 44 Hình 4.10 Ảnh hưởng tỷ lệ thay nước lên năng suất & lợi nhuận 45 Hình 4.11 Ảnh hưởng thời gian ương lên năng suất & lợi nhuận 46 Hình 4.13 Tăng trưởng của cá theo các độ mặn khác nhau 51 Hình 4.14 Tương quan giữa k ối lượng cá & giá trị ASTT 52 Hình 4.15 Tương quan giữa giá trị ASTT cá & nước theo độ mặn 53 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 12 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NTTS Nuôi trồng Thuỷ sản GTTB Giá trị trung bình ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long NXB Nhà xuất bản TTKN Trung tâm Khuyến ngư CM Cà Mau ASTT Áp suất thẩm thấu. NT Nghiệm thức Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 13 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu Những năm qua, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên thế giới liên tục tăng từ 30,6 triệu tấn năm 1998 lên 35,5 triệu tấn năm 2000 (FAO 2002, 2004). Theo (2006) bản báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2006 của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO), châu Á chiếm chín vị trí trong 10 quốc gia dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản, trong đó Việt Nam đứng vị trí thứ sáu. Sản lượng nuôi các đối tượng lấy giống từ tự nhiên chiếm 20% tổng sản lượng của nghề NTTS (FAO, 2004). Các loài cá đang được quan tâm phát triển nuôi là cá măng, cá mú, cá ngừ, cá chình... Năm 2000, sản lượng cá chình đạt 288.000 tấn, cá mú 15.000 tấn, cá ngừ vây xanh 10.000 tấn, và giá trị đã vượt quá 1,7 tỷ USD. Theo ( 7/2006. Thông tin KHKT – kinh tế thủy sản). Nhìn chung các loài cá chình trong giống Anguilla là đối tượng có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng thịt thơm ngon được người dân ở nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Nhiều nước trên thế giới đã đầu tư nuôi rất mạnh đối tượng này như: Nhật bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Hà Lan, Đan Mạch…, (Chu Văn Công, 2005) Ở nước ta, những năm gần đây ngành Nuôi trồng Thủy sản đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế (Chu văn Công, 2005). Sản lượng nuôi trồng Thủy sản năm 2004 đạt 1.349.000 tấn chiếm 43,9% tổng sản lượng Thủy sản cả nước (3.073.000 tấn) đã góp phần quan trọng về xuất khẩu Thủy sản chiếm 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành (Bộ Thủy sản, 2004) Hiện nay, trong ngành NTTS, chúng ta đã tiến hành sản xuất và chọn giống được rất nhiều loài động vật thuỷ sản, đã đưa vào nuôi trồng phổ biến trên diện rộng và mang lại rất nhiều hiệu quả về mặt kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những giống loài có giá trị kinh tế rất cao nhưng chưa được nuôi trồng rộng rãi do chúng ta chưa sản xuất được con giống (nguồn con giống chủ yếu được cung cấp từ tự nhiên). Điển hình cho nhóm đối tượng này là loài cá chình. Những năm gần đây nghề nuôi cá chình phát triển rất mạnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Hiện nay cá chình được nuôi phổ biến trong ao đất, nuôi trong lồng bè nhiều ở các tỉnh như: Phú yên, Khánh hòa, Bạc Liêu, Cà Mau và các tỉnh vùng Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 14 nước ngọt An Giang, Đồng Tháp, … Cá chình nước ngọt cũng phát triển rộng khắp trong vùng, phong trào nuôi cá chình nước mặn và lợ cũng khá sôi động, nhất là các vùng nước lợ ở các huyện Thới Bình, Đầm Dơi, U Minh (Cà Mau), Giá Rai, Đông Hải, Vĩnh Lợi (Bạc Liêu)... Với lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Ảnh hưởng độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu, tỉ lệ sống và ương thử nghiệm cá chình (Anguilla marmorata) tại Thành phố Cà Mau. 1.2 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chung Xác định ảnh hưởng độ mặn lên sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và một số chỉ tiêu sinh lý của cá chình Anguilla sp giống.Từ đó góp phần bổ sung cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp kỹ thuật phù hợp cho qui hoạch và phát triển nghề ương nuôi cá chình. Mục tiêu cụ thể - Phân tích ảnh hưởng độ mặn lên quá trình điều hòa ASTT của cá, từ đó xác định được điểm đẳng áp và phương pháp thuần thích hợp. - Đánh giá thực trạng kỹ thuật và kinh tế của mô hình ương cá chình tại Cà Mau góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc qui hoạch và phát triển nghề ương nuôi ở Cà Mau - Phân tích mức độ ảnh hưởng độ mặn của 3 ao ương đối với sự tăng trưởng, tỉ lệ sống, ASTT và một số yếu tố môi trường, từ đó xác định được độ mặn phù hợp trong ương cá chình 1.3 Nội dung đề tài • Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên tỷ lệ sống và sự điều hòa áp suất thẩm thấu của cá chình (Anguilla sp) giai đoạn giống. • Nghiên cứu hiện trạng kỹ thuật và kinh tế của mô hình ương giống cá chình (Anguilla sp) tại Cà Mau • Nghiên cứu một số yếu tố môi trường, tăng trưởng, tỉ lệ sống, áp suất thẩm thấu của 3 ao ương cá chình (Anguilla sp) giống tại Thành Phố Cà Mau. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 15 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm hình thái phân loại, phân bố ● Vị trí phân loại Theo hệ thống phân loại của Nguyễn Hữu Phụng (2001) Lớp : Osteichthyes Phân lớp : Acfinopterygii Bộ : Anguilliformes Phân bộ : Anguilloidei Họ: Anguillidae Giống : Anguilla Loài: Anguilla sp( Quoy and Gaimard, 1824 ) ● Đặc điểm hình thái Cá có thân dài, dạng rắn, phía sau dẹp bên. Chiều dài đầu lớn hơn khoảng cách từ khe mang đến khởi điểm vây lưng; bằng, lớn hoặc nhỏ hơn một chút với khoảng cách giữa khởi điểm vây lưng và khởi điểm vây hậu môn. Vây lưng và hậu môn dài, phía sau thường gắn với vây đuôi, không có gai cứng. Bong bóng thông với ruột. Mõm nhọn, chiều dài mõm lớn hơn chiều rộng của đáy miệng. Miệng khá rộng, rạch miệng kéo dài về phía sau tới qua viền sau của mắt. Răng trên xương gian hàm và xương lá mía tạo một dải rộng ở phía trước, hẹp dần ở phía sau và kết thúc bởi đuôi nhọn.Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn liền với nhau ( ) Theo Vũ Trung Tạng và ctv (2005) cá chình là bộ thân dài có đốt sống lên đến 260 đốt. Vẩy tròn nhưng thường không có xương. Xương cánh mắt bướm thành đôi. Đai vây ngực không có xương, xương sau thái dương không gắn với hộp sọ mà với xương đốt sống. Ở những dạng cá hiện đại không có vây bụng. Xương gian hàm gắn với xương mesoetmoid (ở một vài loài lại gắn với xương mũi) và mang răng như xương hàm. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 16 ● Phân bố Theo Vũ Trung tạng và ctv (2005), ở các sông đầm Việt Nam, nhất là Nam Trung bộ, giống cá chình có 4 loài: Cá chình Nhật (A. Japonica), chình bông (A. Marmorata), cá chình nhọn (A. Bengalentis) và cá chình mun (A. Bicolor- pacifica). Loài chình Nhật chỉ gặp một lần trên sông Hồng tại khu vực Thanh Trì (Hà Nội) vào năm 1937. Ở Việt Nam, theo các tài liệu nghiên cứu trước đây, cá chình giống Anguilla có 5 loài là: Cá chình Phi: A. nebulosa McClelland, 1844; cá chình nhật: A. japonica Temminck and Schlegel, 1846; cá chình hoa: A. marmorata Quoy and Gaimard, 1824; Cá chình Xêlêbet: A. celebensis Kaup, 1856; và cá chình ấn độ: A. bicorlo picifica Schmidt, 1928 (Nguyễn Hữu Phụng, 2001). Theo Chu Văn Công (2005) ở Việt Nam cá chình bông phân bố từ Hà Tĩnh vào phía Nam nhiều nhất là ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định, với kết quả điều tra tại Phú Yên cho thấy cá chình bông (Anguilla marmorata) chiếm ưu thế về khối lượng 94,43% và cá chình mun (A. bicolor) chiếm tỷ lệ rất nhỏ 5,57%. Con giống hầu như có quanh năm nhưng mùa mưa cao hơn mùa khô 2.2 Môi trường Theo Nguyễn Tuần (2007), các yếu tố thủy lý hóa trong thích hợp của cá chình như bảng 2.1. Bảng 2.1 Các yếu tố thủy lý hóa trong phạm vi thích hợp của cá chình Yếu tố môi trường Phạm vi thích hợp Nhiệt độ nước (oC) 20 – 28 pH 7 – 9 Độ trong (cm) 20 – 25 Clor (mg/l) 10 – 300 Đạm tổng cộng (mg/l) 0,1 – 0,2 Nitrat (mg/l) 0,1 – 0,2 H2S (mg/l) < 0,1 Độ cứng (mg/l) 3,3 Calci (mg/l) 160 – 600 Mg (mg/l) 40 – 200 Oxy hòa tan (mg/l) 7 – 10 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 17 2.2.1 Nhiệt độ Theo Boyd (1990) nhiệt độ thích hợp cho các loài thuỷ sản nuôi dao động trong khoảng 25 –28oC. Cá chình là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ thích hợp từ 23-280C. Nếu nhiệt độ cao hay thấp quá vượt khỏi mức thích hợp sẽ làm cá giảm ăn, sinh trưởng kém, hoạt động chậm và có thể gây chết (WBM Oceanics, 1992; Wray, 1995) Cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn, cá có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác. Da và ruột cá có khả năng hô hấp, dưới 15oC chỉ cần giữ cho da cá ẩm ướt là có thể sống được khá lâu. Trời mưa cá hoạt động rất khoẻ bò trườn khắp ao. Đây là loài cá có phạm vi thích nhiệt rộng. Nhiệt độ từ 1 - 38oC cá đều có thể sống được, nhưng trên 12oC cá mới bắt đầu mồi. Nhiệt độ sinh trưởng là 13 - 30oC thích hợp nhất là 25 - 27oC. Hàm lượng oxy hoà tan trong nước yêu cầu phải trên 2 mg/1, 5 mg/l là thích hợp cho sinh trưởng, vượt quá 12 mg/l dễ sinh ra bệnh bọt khí ( Trong ương nuôi chỉ thay nước khi thật sự cần thịết. Bởi vì, cá chình rất mẫn cảm với sự thay đổi môi trường. Mỗi lần thay không vượt quá 20% lượng nước trong ao, vào những ngày nắng nó g, tốt nhất nên lấy nước vào lúc nữa đêm đến sáng sớm để tránh cho cá bị sốc do môi trường thay đổi đột ngột dẫn đến cá bỏ ăn, dễ sinh bệnh ( Nhiệt độ tốt nhất nuôi cá chình châu Mỹ, châu Âu là 23-250C. Nhiệt độ giảm xuống cá ít ăn và ngừng ăn ở 8-150C. Cá chình ít nhạy cảm khi oxy thấp so với các loài cá khác. Degani, Horowitz, và Levanon (1985) nhận thấy không có sự khác biệt nhau đáng kể về tỷ lệ sinh trưởng cá chình châu Âu trong điều kiện oxy hòa tan 4 - 8 mg/l. Usui (1991), S. Arai (1991) lượng oxy hòa tan đối với cá chình Nhật phải duy trì trên 1mg/l. Tuy nhiên thừa oxy và nitrogen có thể dẫn đến nghiêm trọng về vấn đề trao đổi khí ở cá chình kích thước nhỏ hơn 6 cm (Matsui, 1986) Theo Boyd (1982) nhiệt độ thích hợp cho tôm cá ở vùng nhiệt đới 25 – 320C, tuy nhiên cá có thể chịu được nhiệt độ trong khoảng 20-350C. Biên độ dao động nhiệt độ nước trong ngay thay đổi đột ngột 3- 50C có thể làm cá bị chết do sốc nhiệt ( Bùi Quang Tề, 2002) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 18 Kết quả Lin (1991) được trích dẫn bởi Chu Văn Công (2005) c
Luận văn liên quan