1. Tính cấp thiết của đề tài
Các biện pháp ngăn chặn là một trong những chế định rất quan trọng của luật tố tụng hình sự. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Nhưng khi áp dụng với một người sẽ tác động, ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích cơ bản của họ và môi trường chính trị, xã hội xung quanh, đặc biệt, đối với những người là đại biểu cơ quan dân cử, đảng viên, cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân, văn nghệ sĩ, nhà báo nổi tiếng, người có quy tín trong các tôn giáo, dân tộc thiểu số, người nước ngoài. Đối với các đối tượng nêu trên, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với họ không chỉ đơn thuần là hạn chế một số quyền tự do của họ để bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án hình sự mà còn liên quan đến nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đến việc đảm bảo các yêu cầu chính trị, nghiệp vụ trong công tác điều tra. Do địa vị pháp lý và đặc điểm nhân thân của họ, nên việc áp dụng biện pháp ngăn chặn thường tác động ảnh hưởng đến các vấn đề nhạy cảm như dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền là những vấn đề dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng hoặc dễ gây tác động mạnh đến dư luận và phản ứng của số đông quần chúng có liên quan.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian qua cho thấy, tình hình tội phạm do các đối tượng đặc biệt gây ra ngày càng phổ biến đã đặt ra những yêu cầu mới cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nói riêng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Kết quả đấu tranh đã đem lại nhiều kết quả tốt, kinh nghiệm hay cần được tổng kết bổ sung cho lý luận để nhân rộng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều tra tội phạm, xâm phạm các quyền cơ bản của công dân, gây dư luận xấu trong nhân dân ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và ngành Công an và tạo sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc chống phá Nhà nước ta.
Để rút ra những kinh nghiệm hay từ thực tiễn đấu tranh và khắc phục những hạn chế trong lý luận góp phần thực hiện tốt việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thời gian tới, việc nghiên cứu vấn đề áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt một cách đầy đủ, hệ thống về mặt lý luận, đánh giá một cách toàn diện, chính xác khác quan về thực tiễn áp dụng trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Trong thời gian qua có một số công trình khoa học đã nghiên cứu đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong quá tình giải quyết vụ án hình sự. Nhìn chung, các công trình khoa học trên chủ yếu tập trung phân tích phương diện lí luận quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn và những vướng mắc trong thực tế. Nhưng các vấn đề đó chỉ mang tính chung chung mà chưa đi sâu vào một nhóm đối tượng cụ thể nào.
Với góc độ nghiên cứu lý luận về các biện pháp ngăn chặn đã có, một số tác giả đề cập đến trong các tác phẩm " Những điều cần biết về bắt, giữ, khám xét " của Phạm Quang Mỹ, Phạm Hữu Kỳ - Nhà xuất bản CAND (1983). Đây là một trong những tác phẩm đấu tiên luận giải các vấn đề liên quan đến các biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên trong đó tập trung vào các biện pháp có tính cưỡng chế cao như bắt, giữ người. Trong giai đoạn này BLTTHS chưa ra đời vì vậy việc phân tích chúng chỉ ở bước đầu tìm hiểu các vấn đề liên quan. Cuốn " Những điều cần biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam " của Phạm Thanh Bình, Nguyễn Vạn Nguyên - Nhà xuất bản Pháp lý 1993. Đây là tác phẩm ra đời sau khi BLTTHS 1988 có hiệu lực được bốn năm. Các tác giả tập trung phân tích làm rõ những quy định của BLTTHS về các biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam. Bên cạnh đó tác phẩm cũng đã phân tích một số vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình áp dụng các biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam. Cuốn " Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam” của Nguyễn Mai Bộ - Nhà xuất bản CAND 1997. Tác phẩm này lần đầu tiên đề cập đến tất cả các biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS. Trong đó tác gia phân tích tương đối chi tiết các quy định của pháp luật về các biện pháp ngăn chặn, luận giải và nêu ra các ý kiến xung quanh việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Ngoài ra còn có các tài liệu đơn lẻ, một số bài viết trên các tạp chí Trật tự an toàn xã hội, tạp chí Toà án nhân dân, tạp chí Dân chủ và pháp luật, tạp chí Kiểm sát Các tài liệu này cũng chỉ mới khai thác được một số vấn đề về cách thức phương pháp áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ gần đây cũng đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biện pháp ngăn chặn. Trong đó có một luận án tiến sĩ nghiên cứu chung về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Một số luận văn thác sĩ khác nghiên cứu về tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn ở một số địa phương hoặc đối với đối tượng là người chưa thành niên. Trong một số tài liệu có tính chất hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như cuốn "Sổ tay điều tra hình sự" - Nhà xuất bản CAND 1986, "Giáo trình chiến thuật điều tra hình sự" của Trường Đại học CSND đã nêu rõ hơn về việc chỉ dẫn trong thực tế. Song việc vận dụng đa dạng ở từng địa phương còn tuỳ thuộc nhiều vào các hướng dẫn cụ thể, ý kiến chỉ đạo, các tài liệu trong các cuộc họp rút kinh nghiệm của công tác áp dụng các biện pháp ngăn chặn cụ thể qua điều tra vụ án. Tuy nhiên trong đó vẫn chưa đề cập đến những vướng mắc, khó khăn cũng như đưa ra giải pháp cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt.
Xuất phát từ tình hình đó cho nên tôi dã lựa chọn đề tài:" Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đối với một số đối tượng đặc biệt" nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết nói trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với một số đối tượng đặc biệt, đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong đó chú trọng các yêu cầu về chính trị và nghiệp vụ đối các đối tượng đó.
Để đạt được mục đích trên, việc nghiên cứu phải giải quyết được những nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ địa vị pháp lý, đặc điểm của các đối tượng đặc biệt; làm rõ vai trò lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đồng thời liên hệ đến các chủ trương, chính sách hiện hành của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ngành Công an cũng như các văn bản pháp lý quốc tế có liên đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, từ đó chỉ ra những bất cập của những yêu tố pháp luật, chủ trương, chính sách và chỉ dẫn nghiệp vụ về vấn đề này để có các kiến nghị nhằm hoàn thiện về lí luận và cơ sở pháp lý cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với một số đối tượng đặc biệt.
- Đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt ở nước ta trong khoảng từ năm 2000 đến nay nhằm tìm ra những kinh nghiệm hay, những khó khăn vướng mắc, những điều bất hợp lý khi áp dụng trên thực tế các biện pháp ngăn chăn đối với các đối tượng đặc biệt cũng như những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến những vấn đề còn tồn tại đó.
- Đưa ra các dự báo về tình hình tội phạm do các đối tượng đặc biệt thực hiện trong thời gian tới và những yếu tố tác động đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Từ đó, đưa ra các giải pháp trên các phương diện pháp lý, các chỉ dẫn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói riêng và quá trình giải quyết các vụ án hình sự nói chung liên quan đến các đối tượng đặc biệt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với loại đối tượng đặc thù là đại biểu cơ quan dân cử; đảng viên; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; các chức sắc tôn giáo, văn nghệ sĩ, nhà báo nổi tiếng, người có quy tín trong các dân tộc thiểu số, người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam trong qua trình giải quyết vụ án hình sự.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người nước ngoài trong phạm vi cả nước trong đó chú trọng một số địa phương trọng điểm từ năm 2000 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, sử dụng tiền sử áp dụng biện pháp ngăn chặn để đối chiếu, kết hợp việc khảo sát thực tế; phương pháp chuyên gia, phỏng vấn bằng cách tọa đàm, trao đổi ý kiến với lãnh đạo chủ chốt và các cán bộ làm công tác nghiên cứu, các đồng nghiệp hoạt động thực tế trong lĩnh vực điều tra tội phạm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Đồng thời góp phần xây dựng cách thức, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt bên cạnh những thủ tục pháp lý tố tụng.
Về thực tiễn, nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng khai thác trong quá trình biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học, dạy và học trong các trường Công an nhân dân; là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cán bộ đang làm nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh với loại tội phạm này từ đó chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, sự chỉ đạo của Bộ Công an về áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng trên trong thực tế.
6. Cấu trúc của đề tài
- Phần mở đầu
- Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Nhận thức chung các đối tượng đặc biệt và các quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
Chương 3: Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
- Phần kết luận
157 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5551 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đối với một số đối tượng đặc biệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ANĐT
An ninh điều tra
ANND
An ninh nhân dân
ANQG
An ninh quốc gia
BLHS
Bộ luật hình sự
BLTTHS
Bộ luật tố tụng hình sự
CAND
Công an nhân dân
CQĐT
Cơ quan điều tra
CSĐT
Cảnh sát điều tra
CSND
Cảnh sát nhân dân
HĐND
Hội đồng nhân dân
TAND
Tòa án nhân dân
TTHS
Tố tụng hình sự
UBND
Ủy ban nhân dân
UBTVQH
Ủy ban thường vụ Quốc hội
VKSND
Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
5
Chương 1
Nhận thức chung các đối tượng đặc biệt và các quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
11
1.1.
Nhận thức về các đối tượng đặc biệt trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn
11
1.2.
Các quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an liên quan đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
26
1.3.
Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
37
1.4.
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
41
Chương 2
Thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối các đối tượng đặc biệt
55
2.1.
Các yếu tố tác động đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn với các đối tượng đặc biệt
55
2.2.
Thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
66
2.3.
Những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
89
Chương 3
Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
96
3.1.
Dự báo các yếu tố tác động đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
96
3.2.
Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
107
Kết luận
124
Danh mục tài liệu tham khảo
127
Phụ lục
130
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các biện pháp ngăn chặn là một trong những chế định rất quan trọng của luật tố tụng hình sự. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Nhưng khi áp dụng với một người sẽ tác động, ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích cơ bản của họ và môi trường chính trị, xã hội xung quanh, đặc biệt, đối với những người là đại biểu cơ quan dân cử, đảng viên, cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân, văn nghệ sĩ, nhà báo nổi tiếng, người có quy tín trong các tôn giáo, dân tộc thiểu số, người nước ngoài. Đối với các đối tượng nêu trên, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với họ không chỉ đơn thuần là hạn chế một số quyền tự do của họ để bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án hình sự mà còn liên quan đến nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đến việc đảm bảo các yêu cầu chính trị, nghiệp vụ trong công tác điều tra. Do địa vị pháp lý và đặc điểm nhân thân của họ, nên việc áp dụng biện pháp ngăn chặn thường tác động ảnh hưởng đến các vấn đề nhạy cảm như dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền là những vấn đề dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng hoặc dễ gây tác động mạnh đến dư luận và phản ứng của số đông quần chúng có liên quan.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian qua cho thấy, tình hình tội phạm do các đối tượng đặc biệt gây ra ngày càng phổ biến đã đặt ra những yêu cầu mới cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nói riêng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Kết quả đấu tranh đã đem lại nhiều kết quả tốt, kinh nghiệm hay cần được tổng kết bổ sung cho lý luận để nhân rộng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều tra tội phạm, xâm phạm các quyền cơ bản của công dân, gây dư luận xấu trong nhân dân ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và ngành Công an và tạo sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc chống phá Nhà nước ta.
Để rút ra những kinh nghiệm hay từ thực tiễn đấu tranh và khắc phục những hạn chế trong lý luận góp phần thực hiện tốt việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thời gian tới, việc nghiên cứu vấn đề áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt một cách đầy đủ, hệ thống về mặt lý luận, đánh giá một cách toàn diện, chính xác khác quan về thực tiễn áp dụng trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Trong thời gian qua có một số công trình khoa học đã nghiên cứu đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong quá tình giải quyết vụ án hình sự. Nhìn chung, các công trình khoa học trên chủ yếu tập trung phân tích phương diện lí luận quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn và những vướng mắc trong thực tế. Nhưng các vấn đề đó chỉ mang tính chung chung mà chưa đi sâu vào một nhóm đối tượng cụ thể nào.
Với góc độ nghiên cứu lý luận về các biện pháp ngăn chặn đã có, một số tác giả đề cập đến trong các tác phẩm " Những điều cần biết về bắt, giữ, khám xét " của Phạm Quang Mỹ, Phạm Hữu Kỳ - Nhà xuất bản CAND (1983). Đây là một trong những tác phẩm đấu tiên luận giải các vấn đề liên quan đến các biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên trong đó tập trung vào các biện pháp có tính cưỡng chế cao như bắt, giữ người. Trong giai đoạn này BLTTHS chưa ra đời vì vậy việc phân tích chúng chỉ ở bước đầu tìm hiểu các vấn đề liên quan. Cuốn " Những điều cần biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam " của Phạm Thanh Bình, Nguyễn Vạn Nguyên - Nhà xuất bản Pháp lý 1993. Đây là tác phẩm ra đời sau khi BLTTHS 1988 có hiệu lực được bốn năm. Các tác giả tập trung phân tích làm rõ những quy định của BLTTHS về các biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam. Bên cạnh đó tác phẩm cũng đã phân tích một số vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình áp dụng các biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam. Cuốn " Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam” của Nguyễn Mai Bộ - Nhà xuất bản CAND 1997. Tác phẩm này lần đầu tiên đề cập đến tất cả các biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS. Trong đó tác gia phân tích tương đối chi tiết các quy định của pháp luật về các biện pháp ngăn chặn, luận giải và nêu ra các ý kiến xung quanh việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Ngoài ra còn có các tài liệu đơn lẻ, một số bài viết trên các tạp chí Trật tự an toàn xã hội, tạp chí Toà án nhân dân, tạp chí Dân chủ và pháp luật, tạp chí Kiểm sát… Các tài liệu này cũng chỉ mới khai thác được một số vấn đề về cách thức phương pháp áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ gần đây cũng đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biện pháp ngăn chặn. Trong đó có một luận án tiến sĩ nghiên cứu chung về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Một số luận văn thác sĩ khác nghiên cứu về tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn ở một số địa phương hoặc đối với đối tượng là người chưa thành niên. Trong một số tài liệu có tính chất hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như cuốn "Sổ tay điều tra hình sự" - Nhà xuất bản CAND 1986, "Giáo trình chiến thuật điều tra hình sự" của Trường Đại học CSND đã nêu rõ hơn về việc chỉ dẫn trong thực tế. Song việc vận dụng đa dạng ở từng địa phương còn tuỳ thuộc nhiều vào các hướng dẫn cụ thể, ý kiến chỉ đạo, các tài liệu trong các cuộc họp rút kinh nghiệm của công tác áp dụng các biện pháp ngăn chặn cụ thể qua điều tra vụ án. Tuy nhiên trong đó vẫn chưa đề cập đến những vướng mắc, khó khăn cũng như đưa ra giải pháp cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt.
Xuất phát từ tình hình đó cho nên tôi dã lựa chọn đề tài:" Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đối với một số đối tượng đặc biệt" nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết nói trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với một số đối tượng đặc biệt, đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong đó chú trọng các yêu cầu về chính trị và nghiệp vụ đối các đối tượng đó.
Để đạt được mục đích trên, việc nghiên cứu phải giải quyết được những nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ địa vị pháp lý, đặc điểm của các đối tượng đặc biệt; làm rõ vai trò lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đồng thời liên hệ đến các chủ trương, chính sách hiện hành của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ngành Công an cũng như các văn bản pháp lý quốc tế có liên đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, từ đó chỉ ra những bất cập của những yêu tố pháp luật, chủ trương, chính sách và chỉ dẫn nghiệp vụ về vấn đề này để có các kiến nghị nhằm hoàn thiện về lí luận và cơ sở pháp lý cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với một số đối tượng đặc biệt.
- Đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt ở nước ta trong khoảng từ năm 2000 đến nay nhằm tìm ra những kinh nghiệm hay, những khó khăn vướng mắc, những điều bất hợp lý khi áp dụng trên thực tế các biện pháp ngăn chăn đối với các đối tượng đặc biệt cũng như những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến những vấn đề còn tồn tại đó.
- Đưa ra các dự báo về tình hình tội phạm do các đối tượng đặc biệt thực hiện trong thời gian tới và những yếu tố tác động đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Từ đó, đưa ra các giải pháp trên các phương diện pháp lý, các chỉ dẫn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói riêng và quá trình giải quyết các vụ án hình sự nói chung liên quan đến các đối tượng đặc biệt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với loại đối tượng đặc thù là đại biểu cơ quan dân cử; đảng viên; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; các chức sắc tôn giáo, văn nghệ sĩ, nhà báo nổi tiếng, người có quy tín trong các dân tộc thiểu số, người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam trong qua trình giải quyết vụ án hình sự.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người nước ngoài trong phạm vi cả nước trong đó chú trọng một số địa phương trọng điểm từ năm 2000 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, sử dụng tiền sử áp dụng biện pháp ngăn chặn để đối chiếu, kết hợp việc khảo sát thực tế; phương pháp chuyên gia, phỏng vấn bằng cách tọa đàm, trao đổi ý kiến với lãnh đạo chủ chốt và các cán bộ làm công tác nghiên cứu, các đồng nghiệp hoạt động thực tế trong lĩnh vực điều tra tội phạm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Đồng thời góp phần xây dựng cách thức, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt bên cạnh những thủ tục pháp lý tố tụng.
Về thực tiễn, nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng khai thác trong quá trình biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học, dạy và học trong các trường Công an nhân dân; là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cán bộ đang làm nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh với loại tội phạm này từ đó chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, sự chỉ đạo của Bộ Công an về áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng trên trong thực tế.
6. Cấu trúc của đề tài
- Phần mở đầu
- Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Nhận thức chung các đối tượng đặc biệt và các quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
Chương 3: Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
- Phần kết luận
Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT
1.1. Nhận thức về các đối tượng đặc biệt trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn
1.1.1. Khái niệm đối tượng đặc biệt
Xuất phát từ góc độ địa vị pháp lý của công dân thì mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật [19]. Trong hoạt động tố tụng hình sự, mọi công dân có vị trí tố tụng hình sự như nhau thì có quyền và nghĩa vụ như nhau, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người phạm tội thì bị xử lý theo quy định của pháp luật đúng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội. Trong các giai đoạn tố tụng hình sự, tính chất, mức độ phạm tội như nhau thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế, các biện pháp ngăn chặn giống nhau... Trong phiên toà, những người tham gia tố tụng hình sự đều bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ và các yêu cầu, tranh luận trước Tòa án.
Nhưng trong mỗi lĩnh vực, tùy thuộc vào vị thế và vai trò của mỗi người, những hành vi của họ hoặc các hoạt động liên quan đến họ có những tác động, ảnh hưởng khác nhau đến đời sống chính trị, kinh tế và tình hình xã hội xung quanh.
Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là một trong những biện pháp cưỡng chế có tính nghiêm khắc, tác động ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích cơ bản của người bị áp dụng. Ngoài mục đích ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội hoặc có những hành động cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với một người còn thể hiện thái độ, sự phản ứng của Nhà nước đối với hành vi của họ. Mặc dù chưa bị coi là có tội, nhưng khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, uy tín, danh dự cá nhân bị tổn thương và tùy thuộc và vị thế, vai trò xã hội, công tác của họ mà nó ảnh hưởng đến ngành, nghề họ làm việc; uy tín, danh dự tổ chức mà họ tham gia; đến cuộc sống cộng đồng nơi họ sinh hoạt và thậm chí ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của một quốc gia trên trường quốc tế.
Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói riêng suy cho cùng đều nhằm mục đích bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Chính vì vậy, khi quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, ngoài việc đảm bảo các mục đích và yêu cầu của pháp luật còn phải đảm bảo các yêu cầu về chính trị và nghiệp vụ. Xuất phát từ yêu cầu này, Đảng, Nhà nước và Bộ Công an đã có những hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động cưỡng chế liên quan đến các đối tượng có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Các đối tượng đó được gọi là các đối tượng đặc biệt.
Thuật ngữ các đối tượng đặc biệt đã được sử dụng trong một số văn bản của Đảng và văn bản của Bộ Công an chỉ đạo công tác áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: Bản chế độ công tác bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét người, đồ vật, nhà ở, thư tín, của người phạm pháp ban hành kèm theo quyết định số 435/QĐ ngày 06/6/1969 của Bộ trưởng Bộ Công an; Công văn Số 318/CV- BNV(V11) ngày 29/3/1992 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc báo cáo xin ý kiến trước khi bắt, giam, giữ một số đối tượng đặc biệt. Gần đây trong Chỉ thị số 52 - CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị về phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn giữa các cấp ủy Đảng với Đảng ủy Công an, Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân trong công tác bảo vệ Đảng và xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên và Hướng dẫn số 05 - HD/NCTW ngày 15/01/2001 của Ban Nội chính trung ương về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xử lý tội phạm theo tinh thần Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị cũng nói về các đối tượng đặc biệt. Trong các văn bản này không đưa ra định nghĩa các đối tượng đặc biệt, nhưng trong đó xác định cụ thể các đối tượng đặc biệt và các vấn đề có liên quan đến việc xác định đó là các đối tượng đặc biệt.
Trong Bản chế độ bắt, tạm giữ, tạm giam và khám xét người, đồ vật, chỗ ở, thư tín của người phạm pháp, các đối tượng đặc biệt được quy định từ Điều 18 đến Điều 25 bao gồm: cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước; đảng viên Đảng lao động Việt Nam; giám mục, linh mục, tu sĩ, hòa thượng, mục sự, giáo sư đạo Cao Đài, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo có tiếng, tầng lớp trên của các dân tộc ít người; người phạm pháp thuộc loại gián điệp hoặc các vụ án phản động có liên quan đến nhiều địa phương, liên quan đến tôn giáo, liên quan đến vấn đề dân tộc ít người; người phạm pháp là người nước ngoài. [8]
Trong Công văn 318/CV - BNV, các đối tượng đặc biệt được xác định bao gồm: người có chức sắc trong các tôn giáo; người thủ lĩnh, người có danh tiếng, có vai vế uy tín lớn, tri thức có tên tuổi trong các dân tộc ít người; tri thức, nhân sĩ có tên tuổi, văn nghệ sĩ có tiếng tăm được trong nước và thế giới chú ý tới và người nước ngoài.
Trong chỉ thị 52 - CT/TW ngày 16/3/2000 các đối tượng đặc biệt được xác định bao gồm: người phạm tội là cán bộ, đảng viên; đối tượng trong các vụ án gián điệp, đảng phái phản động; người phạm tội là chức sắc tôn giáo, là cán bộ có uy tín trong các dân tộc ít người; là tri thức, văn nghệ sĩ, nhân sĩ có danh tiếng; người phạm tội là người nước ngoài hoạt động chính trị phản động hoặc phạm pháp về kinh tế, nhưng việc xét xử có ảnh hưởng đến chính trị.
Từ những quy định đó ta thấy, đối tượng đặc biệt trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn được xác định là các đối tượng mà khi tiến hành áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với họ thường tạo ra các luồng dư luận, gây nên sự giao động về tâm lý của một bộ phận quần chúng nhân dân hoặc xuất hiện sự xung đột về mặt pháp lý làm tác động, ảnh hưởng đến các vấn đề nhạy cảm về chính trị, kinh tế dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, tuyên truyền nhằm làm giảm uy tín của Đảng, của Nhà nước; chia rẽ sắc tộc, tôn giáo để chống phá Nhà nước ta.
Với cơ sở để xác định các đối tượng đặc biệt như vậy, ta có thể thấy những văn bản nêu trên đều đã liệt kê tương đối đầy đủ các đối tượng đặc biệt. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ do tình hình địa chính trị, chính sách phá hoại của các thế lực thù địch cũng như tình hình kinh tế, xã hội trong nước thay đổi thì tính nhạy cảm về chính trị của các đối tượng cũng thay đổi. Như Bản chế độ công tác bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét quy định, thì trong giai đoạn đó tất cả cán bộ, công nhân viên chức trong mọi lĩnh vực đều được xác định là đối tượng đặc biệt. Nhưng đến giai đoạn sau này, khi nền công nghiệp đã tương đối phát triển thì đây không còn là lực lượng cá biệt mà là một bộ phận đông đảo trong cộng đồng, cho nên không phải mọi cán bộ, công nhân viên chức đều được xác định là đối tượng đặc biệt mà chỉ là một bộ phận trong đó. Các văn bản sau này đã có sự chắt lọc thu hẹp lại diện các đối tượng đặc biệt. Tuy nhiên trong đó vẫn có những đối tượng tuy khi áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với họ phải tuân thủ những thủ tục đặc biệt nhưng vẫn không được xác định là đối tượng đặc biệt, như cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân; cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân. Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân và công nhân viên quốc phòng mặc dù không quy định là đối tượng đặc biệt nhưng các trình tự thủ tục giải quyết các vụ án liên quan đến họ đã có một hệ thống quân pháp tiến hành. Vì vậy việc không đưa họ vào diện các đối tượng đặc biệt cũng được. Nhưng đối với cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, xuất phát từ công tác quản lý cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ trong ngành Công an, từ đặc điểm của đối tượng phạm tội được nhìn nhận là người đại diện cho kỷ cương phép nước, có hiểu biết nhất định về pháp luật và nghiệp vụ Công an, có mối quan hệ với cán bộ, chiến sĩ trong