Trước những yêu cầu về phát triển văn hóa xã hội và đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nghị lần thứ IV Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đã giao cho ngành giáo dục
nhiệm vụ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương
pháp dạy và học Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh
viên đề cao năng lực tự học tự hoàn thiện”. [26, tr109]
Với trách nhiệm nặng nề nhưng vô cùng quan trọng đó, các trường đại học đã
khẳng định lại mục tiêu của mình là đào tạo các nhà chuyên môn giỏi, có trình độ tri
thức khoa học vững vàng, có khả năng tư duy năng động, sáng tạo để giải quyết các vấn
đề mà thực tiễn đòi hỏi. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, các trường đại học không ngừng
tìm tòi các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, một trong những biện pháp quan
trọng là đưa SV vào hoạt động NCKH.
NCKH là một hình thức tổ chức dạy học đặc thù ở đại học có tác dụng giúp SV
chủ động học tập, tìm tòi sáng tạo, vừa nắm vững tri thức mới, vừa luyện tập vận dụng
các phương pháp nhận thức mới, đồng thời rèn luyện thói quen và hình thành các
KNNCKH, nó có tác dụng rất lớn đến quá trình và kết quả học tập của SV. Tuy nhiên,
hiện nay việc tổ chức đưa SV vào hoạt động NCKH còn nhiều khó khăn, vướng mắc,
các biện pháp tổ chức chưa đạt được hiệu quả cần phải có.
Ngày 30 tháng 3 năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số
08/2000/QĐ-BGD&ĐT ban hành Quy chế NCKH của SV các trường đại học và cao
đẳng. Để góp phần đưa quyết định này thành hiện thực trong các trường sư phạm, chúng
tôi chọn vấn đề: “ Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục
của sinh viên Đại học Sư phạm ” làm đề tài nghiên cứu.
104 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5734 | Lượt tải: 11
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Biện pháp nâng cao chất lượng
nghiên cứu khoa học giáo dục của
sinh viên Đại học Sư phạm
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trước những yêu cầu về phát triển văn hóa xã hội và đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nghị lần thứ IV Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đã giao cho ngành giáo dục
nhiệm vụ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương
pháp dạy và học…Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh
viên đề cao năng lực tự học tự hoàn thiện”. [26, tr109]
Với trách nhiệm nặng nề nhưng vô cùng quan trọng đó, các trường đại học đã
khẳng định lại mục tiêu của mình là đào tạo các nhà chuyên môn giỏi, có trình độ tri
thức khoa học vững vàng, có khả năng tư duy năng động, sáng tạo để giải quyết các vấn
đề mà thực tiễn đòi hỏi. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, các trường đại học không ngừng
tìm tòi các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, một trong những biện pháp quan
trọng là đưa SV vào hoạt động NCKH.
NCKH là một hình thức tổ chức dạy học đặc thù ở đại học có tác dụng giúp SV
chủ động học tập, tìm tòi sáng tạo, vừa nắm vững tri thức mới, vừa luyện tập vận dụng
các phương pháp nhận thức mới, đồng thời rèn luyện thói quen và hình thành các
KNNCKH, nó có tác dụng rất lớn đến quá trình và kết quả học tập của SV. Tuy nhiên,
hiện nay việc tổ chức đưa SV vào hoạt động NCKH còn nhiều khó khăn, vướng mắc,
các biện pháp tổ chức chưa đạt được hiệu quả cần phải có.
Ngày 30 tháng 3 năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số
08/2000/QĐ-BGD&ĐT ban hành Quy chế NCKH của SV các trường đại học và cao
đẳng. Để góp phần đưa quyết định này thành hiện thực trong các trường sư phạm, chúng
tôi chọn vấn đề: “ Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục
của sinh viên Đại học Sư phạm ” làm đề tài nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những biện pháp nâng cao chất
lượng NCKHGD của SV Đại học Sư phạm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các
trường ĐHSP hiện nay.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động NCKHGD của SV Đại học Sư phạm. Đối
tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng NCKHGD của SV Đại học Sư phạm.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu trong quá trình tổ chức NCKHGD của S V Đại học Sư phạm chú trọng đến
việc chuẩn bị tâm lý, gây hứng thú, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, tạo
điều kiện vật chức và kỹ thuật thuận lợi cùng với việc quy chế hóa hoạt động này thì
chất lượng NCKHGD của SV sẽ được nâng lên.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về NCKHGD của SV Đại học Sư phạm.
5. 2. Nghiên cứu thực trạng NCKHGD của SV ở trường Đại học Sư phạm phiá
Nam.
5.3. Đề xuất những biện pháp cơ bản có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng
cao chất lượng NCKHGD của SV.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chúng tôi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động NCKHGD của SV
Đại học Sư phạm. Để thuận lợi cho việc điều tra thực trạng và tiến hành TNSP, chúng
tôi chỉ nghiên cứu các trường ĐHSP phía Nam.
7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa các cơ sở phương pháp luận sau đây:
7.1.1. Lý thuyết hoạt động - nhân cách
Lý thuyết hoạt động- nhân cách đã được A.N. Leonchiev giải thích như sau: hoạt
động là phương thức tồn tại của chủ thể, là quy luật chung nhất của tâm lý người. “Hoạt
động là mối liên hệ thực tế của chủ thể với khách thể mà trong mối liên hệ này hoặc
khác, cá nhân cần tiếp thu, ghi nhớ, suy nghĩ và trở thành chăm chỉ. Trong quá trình
hoạt động, ở cá nhân xuất hiện tình cảm này hoặc khác, thể hiện phẩm chất, ý chí, hình
thành tâm thế, thái độ v.v…”[63, tr305]. Hoạt động là tính tích cực bên trong và bên
ngoài của con người được điều chỉnh bởi mục đích tự giác, gắn nhận thức và ý chí. Đối
tượng và chủ thể hoạt động là thể thống nhất hữu cơ trong suốt quá trình hoạt động.
Vận dụng lý thuyết hoạt động- nhân cách, chúng tôi thấy đưa SV vào hoạt động
NCKH sẽ giúp họ luyện tập hình thành năng lực NCKH, tạo ra nội lực, niềm tin và sức
mạnh trí tuệ.
7.1.2. Quan điểm hệ thống- cấu trúc
Tiếp cận quan điểm hệ thống- cấu trúc, chúng tôi nhận thấy hoạt động NCKH
bao gồm các yếu tố sau đây:
- Mục đích của hoạt động NCKHGD
- Động cơ của hoạt động NCKHGD, đòi hỏi GV thực hiện các biện pháp nhằm
kích thích ở SV sự hứng thú, nhu cầu giải quyết nhiệm vụ NC.
- Nội dung NCKHGD được quy định bởi kế hoạch đào tạo, chương trình bộ
môn và giáo trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Thao tác - hành động của hoạt động NCKH được thực hiện bằng các phương
pháp, phương tiện và hình thức tổ chức NCKH.
- Kiểm soát - điều chỉnh, đòi hỏi phải tiến hành đồng thời việc kiểm tra giải
quyết các nhiệm vụ đề ra từ phía GV và tự kiểm tra của SV.
- Đánh giá hiệu quả, đòi hỏi đánh giá của GVvà sự tự đánh giá của SV về kết quả
đã đạt được trong quá trình hoạt động NCKH.
Tất cả các yếu tố trên đây của hoạt động NCKH đều nằm trong mối liên hệ tác
động qua lại theo những quy luật nhất định.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn yêu cầu chú ý đến các mặt sau đây:
+ Việc nghiên cứu các biện pháp phải xuất phát từ sự phân tích tình hình thực
tiễn hoạt động NCKHGD.
+ Chất lượng NCKHGD của SV khi áp dụng các biện pháp đề xuất phải được
nâng cao rõ rệt (đo đạc được).
+ Tính khả thi của các biện pháp không dừng lại ở mô hình lý thuyết mà còn phải
tính đến điều kiện đảm bảo khả năng thực hiện được trong hoạt động NCKHGD của
SV.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý thuyết nhằm tìm ra cơ sở lý luận
của hoạt động NCKHGD của SV.
7.2.2. Phương pháp điều tra
Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra cơ bản, nhằm thu thập thông tin về thực
trạng hoạt động NCKHGD của SV ở ĐHSP.TPHCM.
7.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Chúng tôi xác định mục tiêu quan sát là những biểu hiện của nhận thức, thái độ
và hành vi của SV trong các hình thức hoạt động nghiên cưú khoa học.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Chúng tôi tiến hành phân tích chất lượng các sản phẩm NCKHGD của SV với
các nội dung sau:
- Năng lực vận dụng các PPNC.
- Các KNNCKH như soạn thảo phiếu điều tra, xây dựng giả thuyết thực
nghiệm, tra cứu tài liệu, trích dẫn tài liệu, vẽ sơ đồ, biểu đồ…
- Kết quả đề tài NCKHGD về điểm số, nội dung và hình thức.
7.2.5. Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi lấy ý kiến chuyên gia về các nội dung sau:
- Đánh giá hoạt động NCKHGD của SV :
- Xác định các trọng số đo kĩ năng NCKHGD của SV qua các sản phẩm cụ thể.
- Quy trình thực nghiệm khoa học.
7.2.6. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng toán thống kê
Trong đề tài chúng tôi thể hiện kết quả nghiên cứu dưới dạng tần số, tần suất. Các
biến định tính và định lượng được xử lý với chương trình SPSS for Windows 12.0
Một số công thức toán thống kê được sử dụng trong đề tài:
- Chi bình phương (X2)
- Kiểm nghiệm tương quan bằng bảng phân phối t (student)
- Kiểm nghiệm F
- Tương quan nhị phân (Biseral Correlation)
- Hệ số tương quan tuyến tính, ký hiệu r (còn gọi hệ số tương quan
Pearson)
- Hệ số tương quan thư hạng, ký hiệu R (còn gọi là hệ số tương quan
Spearman),
- Thống kê tần số, tỷ lệ %.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Về lý luận:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về các biện pháp nâng cao chất lượng NCKHGD
của SV Đại học Sư phạm.
- Xác định cấu trúc họat động NCKHGD của SV .
Về thực tế:
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động NCKHGD của SV ở các trường Đại học Sư
phạm phía Nam, phát hiện những nguyên nhân và hiệu quả của các biện pháp đó.
- Xây dựng quy trình rèn KNNCKHGD cho SV qua các hình thức tổ chức dạy
học: seminar, BTMH, KLTN.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng NCKHGD qua các kĩ năng nghiên
cứu trong các sản phẩm seminar, BTMH, KLTN.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CỦA SINH VIÊN
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
NCKH của SV là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình đào tạo ở các
trường cao đẳng, đại học. Đây cũng là hình thức tổ chức dạy học đặc thù nhằm nâng
cao hiệu quả, chất lượng đào tạo của nhà trường. Chính vì thế, việc tổ chức, rèn luyện
cho SV kỹ năng hoạt động NCKH đã trở thành vấn đề cấp thiết thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước.
1.1.1. Ở nước ngoài
Trong các trường cao đẳng, đại học ở Liên Xô trước đây, người ta coi luận văn,
khoá luận tốt nghiệp của sinh viên là hình thức NCKH ở mức độ cao. Từ những góc độ
khác nhau của quan điểm này, các giả đã chú ý đến những nội dung sau đây:
a) Về tác dụng và tầm quan trọng của NCKH thông qua việc làm niên luận,
khoá luận
Năm 1971, Lubixưna M.T và Gơrôxepxki. A.A trong “Tổ chức công việc tự học
của SV” [34] cho rằng: Khóa luận tốt nghiệp của SV đại học là một trong những hình
thức hoàn thiện về mặt đào tạo khoa học cho SV, đây là hình thức tự học, tự nghiên cứu
độc lập có hiệu quả thiết thực đối với việc nâng cao trình độ tay nghề ở người SV.
Chú ý đến hứng thú và kĩ năng ứng dụng tri thức của sinh viên, năm 1979
Ackhanghenxki S.I trong “Những bài giảng về lý luận dạy học ở Đại học” [1] cho rằng:
Một trong những con đường để phát triển hứng thú nhận thức và kỹ năng ứng dụng tri
thức của SV là các bài kiểm tra, các khóa luận, những trắc nghiệm chuyên môn. Theo
tác giả: “khóa luận, đồ án tốt nghiệp là công trình độc lập cuối cùng của SV trong năm
học cuối”. Khóa luận tốt nghiệp là công trình khoa học độc đáo, trình bày một trong
những vấn đề cấp thiết của ngành chuyên môn nào đó mà SV nghiên cứu.
Năm 1982, Zinôviev S.I trong “Quá trình dạy học ở trường Đại học Xô Viết”
[124] đã nhấn mạnh ý nghĩa của niên luận, khóa luận đối với quá trình đào tạo. Cũng
theo tác giả khi thực hiện niên luận, khoá luận thì mức độ độc lập và tập dượt NCKH
của SV được nâng dần lên qua đó giúp họ có những quan điểm, thái độ đối với những
tác phẩm khoa học và những phẩm chất, năng lực của người NCKH cũng được hình
thành. Mặt khác để SV thành công trong NCKH, tác giả cũng quan tâm đến các vấn đề
giúp họ giải quyết khó khăn khi chọn đề tài, xây dựng cấu trúc của công trình nghiên
cứu.
b) Về tổ chức và phương pháp NCKH
Năm 1972 P.T.Prikhodko trong tác phẩm “Tổ chức và phương pháp công tác
NCKH” [77] đã giới thiệu những nét đặc trưng cơ bản về phương pháp nghiên cứu của
các công trình khoa học, để giúp cho các cán bộ NCKH mới vào nghề và các chuyên gia
nâng cao trình độ nghiên cứu.
Năm 1983, G.I.Ruravin trong “Các phương pháp nghiên cứu khoa học” [85], ở
một khía cạnh khác, tác giả chú ý phân tích những biện pháp, phương tiện và phương
pháp nhận thức nhằm thu được tri thức mới trong khoa học.
Như vậy, các tác giả trong những tài liệu nêu trên đã đặt vấn đề quan trọng việc
thực hiện niên luận, khóa luận tốt nghiệp của SV. Họ đều coi đây là những công việc
tập dượt NCKH và cũng là những công trình độc lập trong quá trình đào tạo, nhờ đó mà
SV có khả năng học tập suốt đời. Theo họ, NCKH là một hoạt động để nâng cao chất
lượng đào tạo các chuyên gia, các cán bộ khoa học phù hợp với yêu cầu của nền sản
xuất và khoa học hiện đại. Tuy nhiên một số vấn đề như cách tổ chức, phương pháp rèn
KNNC, cách kiểm tra đánh giá và những điều kiện khác để thực hiện việc NCKH của
SV các tác giả đề cập tới nhưng còn ở mức độ chung chung và khái quát.
Ở một số nước khác, hoạt động NCKH của SV các trường cao đẳng, đại học
cũng được nhiều nhà khoa học giáo dục quan tâm. Các tác giả đã đề cập đến những vấn
đề sau đây:
c) Về những kĩ năng cụ thể để giúp sinh viên trong quá trình NCKH
Ở Hoa Kỳ, năm 1963 Francesco Cordasco và Elliots S.M.Galner trong “Rescarch
and Report Writing” [15], đã chỉ dẫn những kỹ năng cụ thể để SV thực hiện công trình
nghiên cứu như lựa chọn đề tài, cách sử dụng thư viện, thu thập và cấu trúc tài liệu, các
kỹ thuật kết cấu bản báo cáo nghiên cứu… tài liệu giúp SV tránh được những sai sót
khi tập dượt nghiên cứu.
d)Về việc lập kế hoạch NCKH
Ở Singapore, năm 1983 Keith Howard và John A.Sharp đã biên soạn tài liệu: “
The management of a student research project” [131] nhằm giúp SV biết cách quản lý
kế hoạch nghiên cứu. Theo các tác giả nếu SV quản lý được kế hoạch nghiên cứu thì họ
sẽ làm chủ công trình của mình và tất nhiên sẽ tránh được những khó khăn, vấp váp khi
nghiên cứu. Các tác giả đã trình bày trong tài liệu những vấn đề về nghiên cứu, chọn lựa
và đánh giá, xây dựng kế hoạch cho một đề tài nghiên cứu, tập hợp và phân tích dữ liệu,
xử lý KQNC.
Năm 1990, Gary Anderson (New York), trong “Fundamentals of educational
Research” [126], đã giúp SV và những người nghiên cứu ở mọi lĩnh vực có thể xây
dựng được cho mình một kế hoạch nghiên cứu với những phương pháp cần thiết. Trong
tài liệu tác giả đặt trọng tâm vào việc giới thiệu các các nguyên tắc, các phương pháp
cũng như những công cụ, kỹ thuật cần thiết khi nghiên cứu giáo dục. Phương pháp
nghiên cứu đượctác giả quan tâm là phương pháp mô tả, thử nghiệm.
e) Về những vấn đề lý thuyết trong NCKH
Năm 1996, Brian Allison (Singapore) trong “Research skills for students -
National institute of education” [125] đã cung cấp cho SV những lý thuyết về những
KNNC, như kỹ năng tiến hành một cuộc điều tra mẫu, thiết kế một bảng câu hỏi và
những kỹ thuật khi sử dụng phương pháp phỏng vấn...
h) Về các phương pháp điều tra và đo lường
Sổ tay quốc tế Educational Research, Methodology and Measurement [133] do
John P. Keeves, Australia, tổng chủ biên (1996) là một cuốn tài liệu có giá trị trên 1000
trang. Trong tài liệu này, tập thể tác giả đã giới thiệu các quá trình và phương pháp
nghiên cứu giáo dục, đặc biệt là các thủ tục và kỹ thuật nghiên cứu, đo lường, sử dụng
máy tính và các thiết bị kỹ thuật trong NCKHGD.
1.1.2. Ở trong nước
Có khá nhiều bài viết được đăng trên báo và tạp chí về chủ đề NCKH, tuy nhiên
trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi quan tâm đến hai nội dung có liên quan là lý
luận về NCKHGD và hoạt động NCKHGD của sinh viên.
a) Các bài viết về lý luận NCKHGD có thể kể ra là: Bản chất của nghiên cứu
khoa học, Nguyễn Trọng Hoàng [44]; Phương pháp mô hình trong KHGD, Nguyễn
Hữu Long [65]; Những nguyên lý cơ bản của phương pháp học Mác- Lênin về nghiên
cứu khoa học giáo dục, Nguyễn Trọng Hoàng [46]; Tìm hiểu một số phương pháp tiếp
cận nghiên cứu khoa học giáo dục, Thái Duy Tuyên [104]; Những phẩm chất và năng
lực cơ bản cần cho công tác nghiên cứu khoa học” Nguyễn Trọng Hoàng [45],và Chọn
đề tài nghiên cứu khoa học” Nguyễn Trọng Hoàng [47] …
b) Các bài viết về NCKHGD của sinh viên có hai nội dung đáng quan tâm: một
là khẳng định tầm quan trọng của NCKHGD trong sinh viên, hai là đề xuất các giải
pháp để nâng cao hiệu quả của các hoạt động này. Theo hướng thứ nhất có thể kể đến
“Hoạt động nghiên cứu khoa học của SV” [86], Nguyễn Thạc. Theo tác giả “công tác
nghiên cứu khoa học của sinh viên là phương pháp có hiệu quả nhất trong việc đào tạo
những người chuyên gia mới có chất lượng ở đại học”. Nguyễn Cảnh Toàn trong tuyển
tập tác phẩm “Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu” cũng đã nhấn mạnh vai trò, tầm quan
trọng của NCKH và NCKHGD đối với trường sư phạm. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh đến
trách nhiệm của người thầy ở đại học là phải gây hứng thú tập dượt, tìm tòi, nghiên cứu
cho SV [93 ].
Theo hướng đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của các hoạt động
NCKHGD của sinh viên, các tác giả cho rằng: cần đưa vào quá trình học tập các yếu tố
nghiên cứu do sinh viên thực hiện như viết các bản tóm tắt chuẩn bị cho seminar, làm
bài tập lớn, viết khóa luận [86}, cần đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống về phương
pháp nghiên cứu khoa học ngay từ năm thứ nhất cho sinh viên vì sinh viên “thường rất
thụ động và phụ thuộc nhiều vào người hướng dẫn”, bỏ phí nhiều thời gian và công sức
do không hiểu đầy đủ cách tổ chức và phương pháp nghiên cứu khoa học [43]. Phan
Huy Lê trong bài viết “Việc bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho SV đại
học” [60], đã đề xuất cách bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu cho sinh viên khi giảng
dạy là “kết hợp giảng kiến thức với phương pháp đưa đến kiến thức đó” để qua bài
giảng sinh viên không chỉ nâng cao kiến thức mà còn được rèn luyện tư duy, bồi dưỡng
phương pháp khoa học”.
Ngoài ra, còn có một số bài viết khác như: “Công tác nghiên cứu khoa học với
việc nâng cao chất lượng đào tạo” [76] của Nguyễn Tấn Phát; “Đưa kết quả NCKHGD
vào thực tiễn trường học” [70] của Hà Thế Ngữ. Tác giả đã cho rằng việc đưa kết quả
NCKHGD vào thực tiễn trường học là một vấn đề quan trọng của phương pháp luận
GDH. Giải quyết đúng đắn vấn đề này sẽ thúc đẩy sự phát triển KHGD, đem lại những
tiến bộ vững chắc cho công tác dạy học và giáo dục, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh
tế của NCKHGD.
Năm 1974, Hà Thế Ngữ- Đức Minh- Phạm Hoàng Gia, biên soạn tài liệu “Bước
đầu tìm hiểu phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục” [71 ]. Đây là tài liệu đầu tiên
ở trong nước gợi ý về cách thức NCKHGD nhằm phục vụ đông đảo giáo viên và cán bộ
giáo dục đang nghiên cứu nâng cao chất lượng hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý,
chỉ đạo giáo dục.
Năm 1981, Phạm Minh Hạc và nhiều tác giả khác đã biên soạn “Phương pháp
luận khoa học giáo dục” [35], tài liệu được xuất bản trước Hội thảo lần thứ II của đề tài
nghiên cứu tập thể về Phương pháp luận và Phương pháp NCKHGD. Nội dung tài liệu
trình bày có tính chất đặt vấn đề đối với NCKHGD trong thực tiễn ở nước ta, những
vấn đề cơ bản của phạm trù và một số chuyên ngành KHGD…
Năm 1992, Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức có giáo trình “Phương pháp luận và
các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục”[50]. Các tác giả đã trình bày những
khái niệm chung về PPLKHGD, những nguyên tắc PPL và một số vấn đề có tính chất
PPL của KHGD, các PPNCKHGD và các giai đoạn nghiên cứu một đề tài KHGD.
Năm 1995, Lê Tử Thành với giáo trình “Logic học và phương pháp luận nghiên
cứu khoa học” [88 ], đã đáp ứng phần nào nhu cầu của SV, học viên cao học về kiến
thức và biết cách tiến hành việc NCKH hợp lý, hiệu quả.
Năm 1995, Nguyễn Văn Lê, trong tài liệu “Phương pháp luận nghiên cứu khoa
học” [59] đã giúp học viên biết cách chọn đề tài, chuẩn bị nghiên cứu và có kiến thức về
các phương pháp dùng để nghiên cưú khoa học.
Năm 1995, tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa với “Phương pháp và kỹ thuật trong
nghiên cưú xã hội” [67] đã giới thiệu với SV một số vấn đề, phương pháp và kỹ thuật
cơ bản trong việc thu thập và phân tích các dữ kiện xã hội, tác giả chú trọng hơn các
phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Năm 1996-1997, Phạm Viết Vượng biên soạn 2 giáo trình “Phương pháp nghiên
cứu khoa học giáo dục” [120] và “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” [119],
nhằm cung cấp cho SV, học viên những kiến thức chung về phương pháp luận, phương
pháp, cấu trúc công trình nghiên cưú khoa học, các giai đoạn tiến hành một đề tài
NCKHGD và những vấn đề về KNNCKHGD để giúp họ thực hiện được công trình
NCKH.
Năm 1997, Hoàng Đức Nhuận với “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và
phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục” [72] đã cung cấp cho SV và học viên
cao học những vấn đề chung về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Năm 1999, Vũ Cao Đàm trong giáo trình “Phương pháp luận nghiên cứu khoa
học” [23], đã trình bày những kiến thức về phương pháp luận, cấu trúc một công trình
NCKH, vấn đề khoa học được trình bày theo một mối liên hệ logic với ý tưởng khoa
học và những hướng dẫn cụ thể cho những người mới bước vào nghiên cứu, đặc biệt lưu
ý tới các đối tượng là SV và nghiên cứu sinh.
Năm 1999, Phạm Trung Thanh trong tài liệu “Phương pháp học tập nghiên cứu
của SV cao đẳng đại học” [87] đã nhấn mạnh việc