Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn
coi trọng công tác giáo dục - ñào tạo và khoa học -công nghệ, xác ñịnh giáo
dục là quốc sách hàng ñầu.
Tại Đại hội ñại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X, báo cáo của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng về phương hướng, nhiệm vụphát triển kinh tế
xã hội, một lần nữa khẳng ñịnh: “Phấn ñấu xây dựng nền giáo dục hiện ñại,
của dân, do dân và vì dân Ưu tiên hàng ñầu cho việc nâng cao chất lượng
dạy và học, nâng cao chất lượng ñội ngũ giáo viên ”
Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng ñội ngũ nhà giáo và CBQL giáo
dục giai ñoạn 2005 - 5010” của Chính phủ, xác ñịnh mục tiêu tổng quát là xây
dựng ñội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao
chất lượng, ñảm bảo ñủ về số lượng, ñồng bộ về cơ cấu. Đồng thời chỉ ra
nhiệm vụ tiếp tục bổ sung, sửa ñổi, hoàn thiện và thực hiện chính sách ưu ñãi
ñối với nhà giáo và CBQL giáo dục, khuyến khích ñộingũ nhà giáo nâng cao
trình ñộ chuyên môn nghiệp vụ. Những bất cập về quản lý ĐNGV trong nền
kinh tế thị truờng, những vấn ñề mới về lý luận quản lý ĐNGV khi Việt Nam
ñã gia nhập WTO và khi Đảng ta cho phép nước ngoài ñầu tư vào GD, ñòi hỏi
phải bổ sung về lý luận quản lý ĐNGV và ñòi hỏi phải cụ thể hoá lý luận này
trong từng trường học, bậc học, cấp học.
150 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------
LÊ QUANG HÙNG
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TSKH. THÁI DUY TUYÊN
HÀ NỘI - 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Biện pháp phát triển đội ngũ
giảng viên trường Đại học Tây Nguyên”, là của riêng tôi, số liệu trong đề tài là
trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình khác.
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2011
Tác giả
Lê Quang Hùng
Li cm n
Qua quá trình hc tp, nghiên cu
tài “Bin pháp phát trin i
ng ging viên trng aIi hoIc Tây
Nguyên”, c s giúp tn tình
ca quý Thy giáo, Cô giáo Khoa
Qun lý Giáo dc trng i hc
S phm Hà Ni, n nay tài
ã hoàn thành.
Vi s kính trng và tình cm
chân thành, tôi xin t lòng bit n
sâu sc ti quí Thy giáo, Cô giáo
ã tham gia ging dy, hng dn
giúp , to iu kin tt nht cho
tôi trong quá trình hc tp và
nghiên cu tài. c bit tôi xin
bày t lòng bit n sâu sc i
vi Thy giáo Giáo s - Tin s khoa
ho 1c Tha 2i Duy Tuyên, ã tn tình
4
hng dn, giúp ch bo tôi
trong sut quá trình nghiên cu và
thc hin hoàn thành lun vn này.
Xin cm n các ng chí lãnh
o, các ng chí Trng, Phó
phòng, Khoa và Ging viên, Viên
chc ca trng a 1i ho 1c Tây Nguyên
ã nhit tình to mi iu kin
cho tôi v thi gian, cung cp tài liu
và óng góp ý kin, cm n bn
bè ng nghip ã ng viên,
khích l trong thi gian hc tp và
nghiên cu.
Tuy bn thân tôi ã có nhiu
c gng, tìm tòi, hc hi, nghiên cu.
Nhng kh nng còn hn hp, không
tránh khi nhng thiu sót. Kính mong
c quí Thy giáo, Cô giáo và
bn bè ng nghip, quan tâm ch
5
dn, óng góp ý kin.
Xin trân trng bit n!
Hà Ni, ngày tháng
11 nm 2011
Tác gi
Lê Quang HuJng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 Cán bộ quản lý CBQL
2 Quản lý QL
3 Đại học Tây Nguyên ĐHTN
4 Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT
5 Trung học cơ sở THCS
6 Trung học phổ thông THPT
7 Nghiên cứu khoa học NCKH
8 Giảng viên GV
9 Đội ngũ giửng viên ĐNGV
10 Giáo dục GD
11 Cao đẳng và Đại học CĐ & ĐH
12 Đại học ĐH
13 Trung ương TW
14 Giảng viên chính GVC
15 Sinh viên/ Giảng viên SV/GV
16 Học sinh sinh viên HSSV
17 Cán bộ, viên chức CBVC
18 Ban giám hiệu BGH
19 Đội ngũ cán bộ ĐNCB
20 Cán bộ giảng viên CBGV
21 Phương pháp PP
22 Thời khóa biểu TKB
23 Cán bộ công chức CBCC
24 Sau đại học SĐH
25 Công nhân viên CNV
26 Khoa học và Công nghệ KH & CN
27 Kinh tế - Xã hội KT - XH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................. 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU............................................................... 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ............................... 2
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .............................................................. 2
6. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 3
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 3
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ........................................................ 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ....................... 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 5
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ .................................................. 8
1.2.1. Quản lý đội ngũ giảng viên đại học ........................................ 8
1.2.2. Phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học ................................ 15
1.3. TRƯỜNG ĐH TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN ............ 21
1.3.1. Theo quy định của Luật giáo dục ................................................ 21
1.3.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của trường đại học ......... 22
1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐNGV TRƯỜNG ĐẠI HỌC.......................... 24
1.4.1. Theo quy định của Luật giáo dục ......................................... 24
1.4.2. Theo quy định của Điều lệ trường đại học ............................ 27
1.5. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ............................................... 29
1.6. NỘI DUNG QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐNGV TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÂY NGUYÊN ................................................................................. 29
1.6.1. Phát triển ĐNGV về số lượng .................................................... 34
1.6.2. Phát triển ĐNGV về chất lượng ................................................. 34
1.6.3. Phát triển ĐNGV về cơ cấu. ...................................................... 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................. 37
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRƯƠNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ........................ 38
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA BÀN
TÂY NGUYÊN ................................................................................ 38
2.2. KHÁI QUÁT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ..................... 39
2.2.1. Quá trình phát triển của nhà trường...................................... 40
2.2.2. Nhiệm vụ chính của nhà trường ............................................... 43
2.3. KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY
NGUYÊN TRONG 5 NĂM ................................................................. 45
2.3.1. Quy mô đào tạo ...................................................................... 45
2.3.2. Các chuyên ngành đào tạo ........................................................ 46
2.3.3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường. .................................................. 48
2.4. THỰC TRẠNG ĐNGV TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ...... 53
2.4.1. Sự cần thiết phải phát triển ĐNGV của trường Đại học Tây Nguyên ... 53
2.4.2. Đội ngũ giảng viên ở các khoa, phòng ban, trung tâm ..................... 54
2.2.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ................................................. 57
2.2.4. Cơ cấu độ tuổi, giới tính và thâm niên công tác. ............................ 61
2.5. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐNGV TRƯỜNG ĐH TÂY NGUYÊN .. 64
2.5.1. Công tác tuyển dụng. ............................................................... 64
2.5.2. Công tác quản lý đào tạo bồi dưỡng giảng viên ............................. 64
2.5.3. Quản lý các hoạt động của giảng viên.......................................... 67
2.5.4. Công tác thực hiện chính sách đối với đội ngũ giảng viên ................ 69
2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ............................... 70
2.6.1. Kết quả đạt được và những tồn tại .............................................. 70
2.6.2. Những thuận lợi, khó khăn và biện pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ giảng viên ................................................................................ 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................. 73
Chưong 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ..................... 75
3.1. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ............................... 75
3.1.1. Định hướng chung .................................................................. 75
3.1.2. Định hướng đào tạo. ................................................................ 76
3.1.3. Định hướng về nghiên cứu khoa học - công nghệ. .......................... 76
3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN .................................................... 76
Biện pháp 1. Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV đến năm 2020 ............. 76
Biện pháp 2. Tuyển chọn bổ sung kịp thời và tăng cường bồi dưỡng nâng
cao năng lực cho đội ngũ giảng viên .......................................................... 80
Biện pháp 3. Sử dụng có hiệu quả đội ngũ giảng viên ................................. 92
Biện pháp 4. Xây dựng ĐNGV đầu đàn và đội ngũ giảng viên kế cận .......... 95
Biện pháp 5. Hoàn thiện các chính sách nội bộ dành cho đội ngũ giảng viên .... 98
Biện pháp 6. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng
phát triển đội ngũ giảng viên. ................................................................. 100
Biện pháp 7: Xây dựng môi trường thuận lợi cho việc phát triển đội
ngũ giảng viên. ...................................................................................... 101
3.3. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN
PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐNGV TRƯỜNG ĐH TÂY NGUYÊN ........ 104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................ 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. ....................................... 115
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Quy mô đào tạo hệ chính quy ....................................................... 46
Bảng 2.2. Quy mô đào tạo hệ vừa làm vừa học ............................................ 46
Bảng 2.3. Bậc đào tạo Đại học ..................................................................... 46
Bảng 2.4. Bậc đào tạo Cao đẳng ................................................................... 48
Bảng 2.5. Đội ngũ giảng viên ở các khoa ..................................................... 54
Bảng 2.6. Thống kê Đội ngũ giảng viên ở các Phòng, Ban, Trung tâm ........ 56
Bảng 2.7. Trình độ chuyên môn ĐNGV trường ĐH Tây Nguyên từ năm 2006
đến năm 2011 .......................................................................................... 57
Bảng 2.8. Thăm dò chất lượng ĐNGV nhà trường ....................................... 60
Bảng 2.9. Đánh giá về công tác tuyển dụng giảng viên ................................ 64
Bảng 2.10. Thống kê thăm dò thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng. .......... 65
Bảng 2.11. Nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý và giảng viên ............................ 66
Bảng 2.12. Quản lý hoạt động của giảng viên ............................................... 69
Bảng 2.13. Thực hiện chính sách đối với ĐNGV trường ĐH Tây Nguyên ... 69
Bảng 3.1. Nhu cầu số lượng giảng viên ........................................................ 77
Bảng 3.2. Dự báo ĐNGV nhà trường đến năm 2020. ................................... 79
Bảng 3.3. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV.. 106
Bảng 3.4. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển đội
ngũ giảng viên .......................................................................... 108
Bảng 3.5. Đánh giá sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất. .............................................................................. 110
Biểu đồ 2.1. Trình độ tin học của ĐNGV trường ĐH Tây Nguyên ............... 58
Biểu đồ 2.2. Trình độ ngoại ngữ của ĐNGV trường ĐH Tây Nguyên .......... 59
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu độ tuổi đội ngũ giảng viên ............................................ 61
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu giới tính đội ngũ giảng viên .......................................... 62
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu thâm niên giảng dạy của đội ngũ giảng viên ................. 63
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất. ................................................................................ 111
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn
coi trọng công tác giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, xác định giáo
dục là quốc sách hàng đầu.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X, báo cáo của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế
xã hội, một lần nữa khẳng định: “Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại,
của dân, do dân và vì dân Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng
dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên”
Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo
dục giai đoạn 2005 - 5010” của Chính phủ, xác định mục tiêu tổng quát là xây
dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao
chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đồng thời chỉ ra
nhiệm vụ tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và thực hiện chính sách ưu đãi
đối với nhà giáo và CBQL giáo dục, khuyến khích đội ngũ nhà giáo nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Những bất cập về quản lý ĐNGV trong nền
kinh tế thị truờng, những vấn đề mới về lý luận quản lý ĐNGV khi Việt Nam
đã gia nhập WTO và khi Đảng ta cho phép nước ngoài đầu tư vào GD, đòi hỏi
phải bổ sung về lý luận quản lý ĐNGV và đòi hỏi phải cụ thể hoá lý luận này
trong từng trường học, bậc học, cấp học.
Trường Đại học Tây nguyên được thành lập theo quyết định số: 298/CP
ngày 11 tháng 11 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ, với sứ mệnh đào tạo
nguồn nhân lực đa dạng, phong phú, có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây
dựng Tây Nguyên thành một vùng giàu có về kinh tế, vững mạnh về quốc
phòng. Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, ngày nay Trường ĐHTN đã
có đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học lớn mạnh nòng cốt trong
các lĩnh vực Nông - Lâm - Công nghiệp - Kỹ thuật - Sư phạm - Y học, góp
phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Tây Nguyên.
2
Trong những năm qua trường đã có nhiều chính sách như: giữ sinh viên
giỏi ở lại Trường đào tạo làm giảng viên; tiếp nhận cán bộ từ nơi khác có
trình độ cao, chuyên môn giỏi tuyển chọn nhiều viên chức có năng lực, đạo
đức, tác phong chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu công tác.
Trong giai đoạn phát triển mới, trường Đại học Tây Nguyên đã mở
rộng quy mô đào tạo, mở thêm nhiều mã ngành mới nên số lượng sinh viên
tăng lên rất nhanh, từ 7.321 sinh viên năm 2006 đã tăng lên 17.297 sinh viên
vào năm 2010. Chính vì vậy, việc phát triển đội ngũ giảng viên của Trường là
nhiệm vụ cấp thiết, đòi hỏi những người làm công tác tổ chức phải nghiên cứu
nghiêm túc các vấn đề về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả
đội ngũ giảng viên.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu về công tác phát
triển đội ngũ giảng viên ở Trường Đại học Tây Nguyên. Vì vậy, “Biện pháp
phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên” được tác giả lựa
chọn làm vấn đề nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trường Đại
học Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nhà trường trong
giai đoạn tới.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tây Nguyên.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu nắm được yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên, phân tích được
thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giảng viên, và
đề xuất được một hệ thống biện pháp đồng bộ và khả thi thì có thể nâng cao
được chất lượng đội ngũ giảng viên cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
3
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Xác định cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên nói chung và đội
ngũ giảng viên các trường Đại học Tây Nguyên nói riêng.
5.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên của trường Đại học Tây Nguyên.
5.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trường
Đại học Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường.
6. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên
trường Đại học Tây Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2015, đề ra một số giải pháp
phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường trong giai đoạn 2015 - 2020.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp luận
- Tiếp cận Hệ thống - Cấu trúc: Xem xét đối tượng nghiên cứu như một
bộ phận của hệ thống toàn vẹn, vận động và phát triển thông qua việc giải
quyết mâu thuẫn nội tại. Đội ngũ giảng viên và công tác quản lý đội ngũ
giảng viên luôn có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác trong sự phát
triển của trường ĐHTN. Thông qua việc nghiên cứu, sẽ phát hiện ra những
yếu tố mang tính bản chất, tính quy luật của sự vận động và phát triển đội ngũ
giảng viên trường ĐHTN.
- Tiếp cận Lịch sử - Logic: Xem xét đối tượng trong một quá trình phát
triển lâu dài của nó, từ quá khứ đến hiện tại, từ đó nhằm phát hiện ra những
mối liên hệ đặc trưng về quá khứ - hiện tại - tương lai của đối tượng thông
qua những phép suy luận biện chứng, logic.
- Tiếp cận thực tiễn: Cơ sở lý luận phải được minh chứng và hoàn
chỉnh thông qua các sự kiện và hoạt động thực tiễn. Do đó, việc khảo sát thực
trạng là hết sức cần thiết. Qua khảo sát sẽ phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu
của đội ngũ giảng viên, công tác quản lý đội ngũ giảng viên và nguyên nhân
của nó để từ đó đề ra các biện pháp nhằm cải thiện thực trạng nhằm đáp ứng
được yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay.
4
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp này sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các
văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Tây
Nguyên về nguồn nhân lực nhằm phát triển đội ngũ giảng viên ở trường ĐHTN.
Thu thập và phân tích các dữ liệu. Từ đó, nghiên cứu và rút ra các cơ
sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu hỏi: Thu thập thông tin thông qua phiếu hỏi ý
kiến của giảng viên và cán bộ quản lý trong Trường.
- Phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm: Thu thập thông tin qua ý kiến của
Lãnh đạo trường ĐHTN; trao đổi, xin ý kiến trực tiếp của cán bộ quản lý,
giảng viên và một số chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia về biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên. Trao
đổi phỏng vấn với các cán bộ quản lý có kinh nghiệm, đội ngũ giảng viên lâu
năm có uy tín, thế hệ giảng viên trẻ mới vào nghề
7.2.4. Nhóm phương pháp toán thống kê
- Xử lý kết quả điều tra và số liệu thu được bằng các phương pháp
thống kê toán học thông qua các phần mềm máy tính.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại
học Tây Nguyên.
Chương 2: Thực trạng đội ngũ và công tác phát triển đội ngũ
giảng viên trường Đại học Tây Nguyên.
Chương 3: Một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường
Đại học Tây Nguyên.
Kết luận và kiến nghị.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, những thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ đang làm cho thế giới hiện đại thay đổi mạnh mẽ
sâu sắc toàn diện. Tri thức ngày càng trở thành nhân tố trực tiếp và không thể
thiếu của quá trình sản xuất. Đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt
cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Không nằm ngoài xu thế chung, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư
cho GD. Trong đó, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo có vai trò chủ đạo.
Sau hơn 20 năm đổi mới, nhiều giải pháp nhằm xây dựng và phát triển
đội ngũ nhà giáo ở các cấp học, bậc học đã được nghiên cứu và áp dụng rộng
rãi. Đặc biệt từ khi có chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thì một số dự án, công trình nghiên
cứu lớn liên quan đến đội ngũ nhà giáo đã được thực hiện:
- Dự án quốc gia nghiên cứu tổng thể về GD&ĐT và phân tích nguồn
nhân lực, mã số VIE/89/022 (gọi tắt là Dự án tổng thể về giáo d