Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá một cách khách quan kết quả học tập của học sinh,
bộ công cụ đánh giá cần được bổ sung các hình thức đánh giá khác. Hình thức trắc nghiệm
khách quan hiện đang trở thành một phương thức kiểm tra đánh giá được chú trọng ở nước
ta hiện nay. Trắc nghiệm khách quan sẽ là một phương tiện đo lường khả năng học tập trên
diện rộng nhiều kiến thức trong một khoảng thời gian ngắn, ứng dụng kiến thức để giải
quyết vấn đề một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng được những mục tiêu cuối
cùng là đánh giá một cách chất lượng thành quả học tập học sinh thì khâu biên soạn câu trắc
nghiệm là rất quan trọng và hết sức khó khăn. Các câu trắc nghiệm có giá trị cao sẽ giúp cho
giáo viên phản hồi nhanh kết quả học tập, giúp họ điều chỉnh hoạt động dạy học. Chính vì
vậy, giáo viên cần được tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng xây dựng trắc nghiệm khách quan, nắm
vững qui trình biên soạn đề theo hình thức trắc nghiệm. Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần “Các nguyên tố kim loại” lớp
12 trường Trung học phổ thông”, góp phần giúp các thầy cô giáo nắm bắt các nguyên tắc,
yêu cầu, mức độ nhận thức khi ra đề thi trắc nghiệm, nhằm đảm bảo có thể tự ra đề sử dụng
trong quá trình dạy học, cũng như tự rèn luyện cho bản thân
140 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần “Các nguyên tố kim loại” lớp 12 trường Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
______________
Nguyễn Ngọc Vân Linh
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học
Mã số : 62 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHÚ TUẤN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
Để luận văn được hoàn thành tốt đẹp và đạt được những thành
quả như hôm nay, tôi:
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Phú Tuấn.
Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin cảm ơn sâu sắc TS. Trịnh Văn Biều và quý thầy cô khoa
Hóa trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã cho tôi những lời
khuyên, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian giảng dạy để tôi
hoàn thành tốt luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô tổ Hóa trường THPT
chuyên Lê Quý Đôn Khánh Hòa cùng các giáo viên ở Trung
tâm Luyện thi Nguyễn Trãi Khánh Hòa đã tạo mọi điều kiện và
giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm.
Cảm ơn gia đình, bạn bè cùng các em học sinh đã luôn ở
bên cạnh động viên tôi vượt qua những khó khăn từ những ngày
đầu để có thể đi đến chặng cuối với một kết quả tốt nhất.
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KTĐG : kiểm tra đánh giá
PPDH : phương pháp dạy học
THPT : trung học phổ thông
TNKQ : trắc nghiệm khách quan
TNTL : trắc nghiệm tự luận
dd : dung dịch
hh : hỗn hợp
pư : phản ứng
TN : trắc nghiệm
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá một cách khách quan kết quả học tập của học sinh,
bộ công cụ đánh giá cần được bổ sung các hình thức đánh giá khác. Hình thức trắc nghiệm
khách quan hiện đang trở thành một phương thức kiểm tra đánh giá được chú trọng ở nước
ta hiện nay. Trắc nghiệm khách quan sẽ là một phương tiện đo lường khả năng học tập trên
diện rộng nhiều kiến thức trong một khoảng thời gian ngắn, ứng dụng kiến thức để giải
quyết vấn đề một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng được những mục tiêu cuối
cùng là đánh giá một cách chất lượng thành quả học tập học sinh thì khâu biên soạn câu trắc
nghiệm là rất quan trọng và hết sức khó khăn. Các câu trắc nghiệm có giá trị cao sẽ giúp cho
giáo viên phản hồi nhanh kết quả học tập, giúp họ điều chỉnh hoạt động dạy học. Chính vì
vậy, giáo viên cần được tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng xây dựng trắc nghiệm khách quan, nắm
vững qui trình biên soạn đề theo hình thức trắc nghiệm. Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần “Các nguyên tố kim loại” lớp
12 trường Trung học phổ thông”, góp phần giúp các thầy cô giáo nắm bắt các nguyên tắc,
yêu cầu, mức độ nhận thức khi ra đề thi trắc nghiệm, nhằm đảm bảo có thể tự ra đề sử dụng
trong quá trình dạy học, cũng như tự rèn luyện cho bản thân.
2. Mục đích nghiên cứu
Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để có thể đo được mức độ đạt trình độ chuẩn
của học sinh lớp 12 trung học phổ thông, đảm bảo các tiêu chí cơ bản về kiến thức và kĩ
năng phần “các nguyên tố kim loại”.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học và về kiểm tra đánh giá, quan tâm
hơn về trắc nghiệm khách quan và bài tập hóa học.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm về “các nguyên tố kim loại” dùng trong dạy
học ở trường Trung học phổ thông.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra chất lượng bộ câu hỏi.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Hệ thống bài tập trắc nghiệm phần “các nguyên tố kim loại” lớp 12.
- Khách thể: Quá trình dạy học Hóa học ở trường Trung học phổ thông.
5. Phạm vi nghiên cứu
Kiến thức dạy học phần “kim loại” trong chương trình lớp 12.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu biên soạn được ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chuẩn, sẽ giúp giáo viên
sử dụng một cách có hiệu quả trong quá trình kiểm nghiệm chất lượng học tập của học sinh,
nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa; là một nguồn tư liệu phục vụ quá trình dạy học của
giáo viên.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp toán học.
8. Điểm mới của luận văn
Xây dựng hệ thống bài tập không đi theo chương trình giảng dạy Hóa của lớp 12 mà
theo các dạng chuyên biệt.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử vấn đề
Trong những năm trở lại đây, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về trắc nghiệm khách quan
ở các cấp độ khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án. Riêng với dạng đề tài xây dựng hệ
thống câu hỏi TNKQ sử dụng trong giảng dạy hóa học lớp 12 cũng có nhiều nghiên cứu đạt
chất lượng như:
* Lý thuyết và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhóm kim loại kiềm/ Nguyễn Trương
Xuân Minh, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM, 2006.
* Lý thuyết và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhóm kim loại kiềm thổ/ Nguyễn Thị Thu
Hiền, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM, 2007.
* Lý thuyết và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhóm IIIA/Nguyễn Thị Ngọc Quyên,
Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM, 2007.
* Lý thuyết và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhóm nguyên tố Ge - Sn - Pb/Châu
Hồng Nhật, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM, 2008.
* Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức hóa học lớp 12 PTTH/ Nguyễn
Thị Khánh, Luận văn, ĐHSP, 1998.
Các đề tài đã xây dựng được hệ thống câu hỏi TNKQ đạt chuẩn về nội dung kiến thức
của các nhóm nguyên tố kim loại cụ thể để áp dụng trong quá trình dạy học. Đây là những
câu hỏi có giá trị tham khảo cao cho các đề tài tương tự sau này. Tuy nhiên các đề tài lại
chưa có sự phân loại các dạng câu hỏi, bài tập theo mục tiêu dạy học về kiến thức và kỹ
năng, kỹ xảo. Vì vậy, ở mức độ cao hơn, cần có sự hệ thống và phân loại câu hỏi TNKQ
theo các chủ đề hoặc các dạng chuyên biệt để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ
thông.
1.2. Phương pháp dạy học
1.2.1. Tổng quan về phương pháp dạy học
“Phương pháp là thầy của các thầy” (Talley Rand)
Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “methodos” có nghĩa là “con
đường để đạt mục tiêu”. Theo đó, phương pháp dạy học là con đường để đạt mục tiêu dạy
học. Theo nghĩa rộng:
“Phương pháp dạy học là cách thức thực hiện phối hợp, thống nhất giữa người
dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và
thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học”[1,
tr.6].
Hay nói một cách khác:
Phương pháp dạy học là cách mà người dạy chỉ đạo (tổ chức, điều khiển, lãnh
đạo) hoạt động của người học, và cách mà người học tiến hành hoạt động lĩnh hội năng lực
người.
Phương pháp dạy học là một trong những thành tố quan trọng của quá trình dạy học.
Mỗi thầy cô giáo với phương pháp dạy học khác nhau sẽ giúp học sinh đạt được những mức
độ nhận thức khác nhau. Học sinh hiểu bài một cách sâu sắc hay không cũng tuỳ thuộc ở
phương pháp dạy học của người thầy.
* Hai xu hướng giáo dục hiện nay [44]
- Phương pháp dạy học thụ động: Giáo viên truyền đạt kiến thức, độc thoại, phát vấn
hay đặt câu hỏi, giáo viên áp đặt kiến thức có sẵn, còn học viên thì học thuộc lòng và nhớ
máy móc. Giáo viên độc quyền đánh giá cho điểm.
- Phương pháp dạy học tích cực: Học sinh tự tìm ra kiến thức bằng hành động thao
tác... giáo viên hướng dẫn mọi hoạt động và đối thoại với học sinh, giáo viên hợp tác và trao
đổi với học sinh và giáo viên khảng định kiến thức do học sinh tìm ra. Học sinh học cách
học, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, cách sống và trưởng thành. Học sinh tự đánh giá
và điều chỉnh làm cơ sở cho giáo viên cho điểm cơ động.
Tóm lại, có nhiều phương pháp dạy học khác nhau, tuy nhiên không có phương pháp
nào là tối ưu. Do đó, người giáo viên cần biết chọn lọc và sử sụng phương pháp thích hợp
để tăng hiệu quả dạy và học. Thực tế thì giáo viên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau sẽ
phát triển được nhiều kĩ năng khác nhau của học sinh và làm cho công việc của giáo viên
thú vị và hứng khởi hơn. Giáo viên nên sử dụng càng nhiều phương pháp dạy học càng tốt.
1.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học
Thế nào được gọi là đổi mới phương pháp dạy học?
Theo thầy Nguyễn Việt Bắc - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sài Gòn:
“Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là thay đổi cách giảng dạy này
bằng cách giảng dạy khác mà là sử dụng những phương pháp giảng dạy hiện tại như
thế nào để tạo ra những giờ học hiệu quả”. [44]
Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học giáo dục thực chất là tạo được
một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.
Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có. Nói như vậy, không phải chúng ta
dung hoà để làm “hơi khác hay tương tự cái đã có”. Mà phải có cái mới thực sự để đáp ứng
được đòi hỏi của sự tiến bộ.
Nếu phương pháp dạy học cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho học sinh
làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên. Song cái khác
căn bản ở đây là phương pháp giảng dạy cũ đã phần nhiều “bỏ quên học sinh”. Nên bình
thường, học sinh bị động trong tiếp nhận. Còn phương pháp giảng dạy mới phải phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
1.2.2.1. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Chúng ta đang ở thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế nước ta
đang chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí nhà
nước. Sự thay đổi này đòi hỏi ngành Giáo dục cần có đổi mới nhất định để đáp ứng yêu cầu
đào tạo nguồn nhân lực cho một xã hội phát triển.
Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VII) đã xác định: phải khuyến khích tự
học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng
lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Nhà trường phổ thông hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng, linh hoạt của người
học cả về hệ thống, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nên còn làm cho học
sinh không mấy hứng thú khi đến trường học.
Với đối tượng người học như vậy sẽ đòi hỏi nhà trường phải thay đổi nhiều về nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các môn học để có những sản phẩm đào tạo với
chất lượng ngày càng cao, cung cấp cho thị trường lao động luôn biến đổi trong xã hội phát
triển. Vì vậy, giáo dục đã xác định phương hướng đổi mới là: tăng cường sử dụng phương
pháp dạy học tích cực để phát huy cao độ tính độc lập, tích cực, nhận thức sáng tạo của học
sinh.
Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới
phương pháp giảng dạy.
1.2.2.2. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học [44]
Dù vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra như một vấn đề cấp bách kể từ
khi Bộ Giáo dục và đào tạo triển khai chương trình – sách giáo khoa (SGK) mới, nhưng đến
nay hiệu quả việc đổi mới còn hạn chế.
Như nhận xét của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: “Đổi mới phương
pháp dạy học có từ lâu nhưng chưa có mô hình hay phổ biến rộng rãi”.Việc dạy và học ở
các cấp, các trường hiện vẫn theo cách thầy đọc - trò chép. Mặc dù ngành Giáo dục và đào
tạo ra sức hô hào thay đổi phương pháp giảng dạy, nhưng xem ra còn khá lâu mới có sự đổi
thay!
Những đợt phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học rầm rộ không chỉ nằm
riêng trong các đợt thay SGK mà thường xuyên có trong kế hoạch đầu các năm học của Bộ,
Sở và trường. Dù có nhiều cố gắng nhưng việc đổi mới PPDH trên toàn quốc còn rất nhiều
bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo bài viết “Thực trạng đổi mới phương pháp dạy
học ở trường phổ thông” trên www.chemvn.net ngày 13 - 7 - 2008 thì:Khoảng 50% giáo
viên ở TPHCM đã đổi mới PPDH (trong đó có 30% tỏ ra vững chắc trong việc đổi mới
PPDH), khoảng 20% đã đổi mới PPDH nhưng còn lúng túng, 30% còn lại chưa biết đổi
mới PPDH. Nhưng hiện tượng đáng buồn là: ngay cả đội ngũ giáo viên giỏi được coi là
xương sống, là nòng cốt cho việc triển khai các phương pháp dạy học mới cũng chỉ "dạy
giỏi" trong các giờ thao giảng (có các quan chức, đại biểu ngồi dự), còn để áp dụng đại trà
thì không thể, vì có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Vì thế mới có chuyện
khá phổ biến trong đội ngũ giáo viên là thầy chỉ dạy tốt trong vài giờ hội giảng còn giờ học
thường nhật thì phương pháp có hiệu quả và "đỡ mệt" là "dạy nhanh công thức và quy tắc
rồi làm bài tập" bởi vì theo họ, nếu có đặt vấn đề cẩn thận, phát vấn theo hướng phát huy
tính tích cực thì học sinh cũng chẳng hiểu bài hơn là mấy. Còn tình trạng "đọc chép" trong
giờ dạy thì chỉ là "chuyện thường ngày ở trường".
Thực tế vẫn có những giáo viên năng lực tốt, chuẩn bị giáo án chu đáo, truyền thụ được
nội dung bằng những phương pháp mới (thầy cô đặt vấn đề rồi dẫn dắt học trò tìm lời giải,
trò trao đổi với nhau, người dạy và học sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ thông
tin..). Tuy nhiên, vẫn còn những khiếm khuyết trong phương pháp giảng dạy như việc giáo
viên cân đối kiến thức và kỹ năng truyền cảm, kỹ năng diễn đạt của học sinh chưa tốt, đa số
giáo viên còn lệ thuộc khá nhiều vào sách giáo khoa trong lúc cần gợi mở vấn đề, sự liên
tưởng sau mỗi bài giảng
Quan trọng hơn, đại bộ phận giáo viên còn nghi ngờ không biết đổi mới bắt đầu từ đâu.
Một số thầy cô giáo cho rằng: “Thiếu định hướng, nhiều khi thấy mình như đi trong rừng
rậm, phải tự tìm lấy đường đi nhưng cũng không chắc chắn, không tự tin đó là con đường
đúng”. Cô giáo Phạm Thị Hải Yến, Trường THCS Đặng Thai Mai (Nghệ An), sau giờ dạy
có Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân dự giờ đã cho biết: “Thời gian đầu
rất khó khăn. Chỉ việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng không đơn giản. Có người cả tiết
dạy chỉ lo trình chiếu, và học sinh thay vào việc nghe - đọc - chép thì nhìn - chép... Giữa
đồng nghiệp cũng nhiều quan điểm khác nhau, không thống nhất. Điều này khiến nhiều giáo
viên ngại đổi mới...”. Xu hướng sử dụng công nghệ thông tin như một cách “đổi mới
phương pháp dạy học” phổ biến thời gian qua ở nhiều trường phổ thông là minh chứng việc
đổi mới hình thức, chạy theo thành tích.Việc lạm dụng máy chiếu vô tình đã chuyển dạy học
từ "đọc chép" thành "nhìn chép".
Một tình trạng phổ biến nữa là việc “lạm dụng sách giáo khoa, coi sách giáo khoa như
pháp lệnh, phải dạy hết”. Trong khi chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo từ lâu là giáo viên
chủ động lựa chọn những kiến thức cần thiết để dạy bám sát chuẩn kiến thức đã ban hành.
Việc “dạy hết sách giáo khoa” gây sự quá tải, nặng nề, thiếu thời gian cho giáo viên và học
sinh đổi mới phương pháp dạy và học.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa Phạm Ngọc Quang nhìn nhận, nhiều
giáo viên còn quan niệm chưa đúng về đổi mới PPDH như phủ nhận hoàn toàn ưu điểm của
phương pháp truyền thống hoặc quá đề cao một phương pháp tích cực nào đó. Chẳng hạn,
hiểu đổi mới là phải nói thật nhiều, học sinh trả lời thật lắm, giáo viên đã biến giờ học thành
liên tục "hỏi - trả lời" khiến tiết học nặng nề hơn.
Sau đây là thống kê điều tra nhận định của đội ngũ giáo viên ở một số trường trung học
phổ thông về một số yếu tố ảnh hưởng và cản trở việc đổi mới phương pháp dạy học
(PPDH), trong đó mức độ 5 là mức độ đồng ý cao nhất và giảm dần, mức 1 coi như không
đồng ý:
Bảng 1.1. Những cản trở đối với việc đổi mới PPDH ở trường THPT [12]
TT Những cản trở việc đổi mới PPDH Mức độ (%)
5 4 3 2 1
1 Thói quen của giáo viên với các PPDH thụ động 15 16 37 14 15
2 Ý thức đổi mới PPDH của giáo viên chưa cao 3 19 45 17 14
3 Kiến thức, năng lực của giáo viên về PPDH mới
còn hạn chế
3 14 45 18 18
4 Kiến thức cần truyền đạt nặng so với thời gian 36 34 21 4 1
5 Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học
thiếu thốn
40 22 15 16 1
6 Tâm lý học đối phó thi cử của học sinh 50 25 18 9 1
7 Thi cử, đánh giá chưa khuyến khích PPDH tích cực 30 29 28 9 1
8 Điều kiện sống của giáo viên khó khăn 44 20 17 10 9
9 Chính sách, cơ chế quản lý giáo dục không khuyến
khích giáo viên
39 18 28 8 6
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo 2006
Từ điều tra trên cho thấy những yếu tố cản trở việc đổi mới phương pháp dạy học được giáo
viên nhận định ở mức độ cao là mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức và thời gian dạy học,
hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, tâm lý học đối phó với thi cử, việc
đánh giá và thi cử chưa khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học. Những khó khăn về
đời sống, những vấn đề về quản lý cũng là những cản trở quan trọng đối với việc đổi mới
phương pháp dạy học của giáo viên.
“Đổi mới phương pháp dạy học được hay không cốt yếu ở mỗi giáo viên. Nếu giáo viên
đam mê nghề, yêu quý học sinh, luôn trăn trở để tìm được con đường ngắn nhất dẫn tới giờ
dạy học hiệu quả thì họ sẽ tìm được phương pháp phù hợp”.
1.2.2.3. Yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học [19, 35]
Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học đã được quy định trong Luật giáo
dục, được cụ thể hóa trong những định hướng của chương trình giáo dục (2006), cụ thể là
“phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh”.
Như vậy, cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập tích
cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Do đó, khi đổi mới cần tuân theo
những yêu cầu sau:
- Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
- Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức học cá nhân
với hình thức học theo nhóm, theo lớp.
- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với
học sinh.
- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên
cứu; tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.
- Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được
trang bị hoặc do các giáo viên tự làm, đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ
thông tin.
- Dạy học chú trọng đến việc đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và
tăng cường hiệu quả việc đánh giá.
* Đối với học sinh
- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh
hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.
- Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành thí nghiệm; thực hành vận dụng
kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề dặt ra từ
thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện.
- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh
luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn.
- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập
của bản thân và bạn bè.
* Đối với giáo viên
- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình
thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và
trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một
cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai
thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu
cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của học sinh; giúp các em phát triển tối đa
năng lực, tiềm năng.
- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy
và rèn luyện kỹ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức có hiệu quả
các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả,
linh hoạt, phù hợ