Luận văn Biệt thự sân vườn

1.1.1-Lý do chọn đề tài: Ngày từng ngày trôi qua, như con ong tìm mật, như con kiến tha mồi, mỏi người chúng ta đều cố gắng làm việc để lo cho cuộc sống của mình. Đôi khi để tự thường cho những cố gắng của bản than, ta có thể đi đâu đó cùng bạn bè, gia đình, thưởng thức ly cafe trong một không gian ấm áp, lãng mạn hay tận hưởng nhửng khoảnh khắc thư giản tại một spar, khách sạn du lịch hay resort nào đó. Nhưng sau những cuộc vui, ngôi nhà là nơi ta trông chờ nhất, vì đó là tổ ấm, là chốn về cho tất cả những ai “mỏi gối chồn chân” theo đúng nghĩa đen và nghĩa bong. Đó là lý do tôi chọn làm đề tài BIỆT THỰ SÂN VƯỜN. Dù đây không là một đề tài mới, nhưng để tạo ra một không gian tươi mát, thoáng đãng kết hợp hai lối thiết kế củ và mới giúp cho gia chủ sống trong một không gian hiện đại nhưng vẫn phản phất đâu đó nét quê từ bũi chuối, khóm hoa là điều nhiều chủ đầu tư yêu cầu và những nhà thiết kế nội thất đang quan tâm và phát triển ý tưỏng đó. 1.1.2-Tính cấp thiết: Khi nhịp sống đô thị ngày càng nâng cao, phố xá với xe cộ đông đúc hàng loạt nhà cao tầng và nhà chung cư đang dần chiếm hữu một số lớn đất đai, làm mất một mảng xanh của cả nông thôn và thành thị. Điều đó, làm cho không khí ngày càng trở nên ô nhiểm, những ngôi biệt thự sân vườn sẽ là một trong những giải pháp tốt cho những gia đình có điều kiện kinh tế khá muốn tạo cho mình một không gian riêng muốn tạo một nơi chỉ có mình và gia đình để tìm về những giá trị ngọt nào, lãng mạng bên cạnh một vạt rau diếp, rau cải, bụi chuối sau hè mà đôi khi bạn dường như quên mất sự có mặt của chúng trong cuộc sống của mình. Trong mảnh liệt hoài niệm thì ăn và ở luôn là xúc tác cho nổi nhớ về gốc, rễ nhân sinh. Như lá rơi về cội, nước xuôi về nguồn, cái gì giản dị, cái gì than thiện, cái gì tiện dụng, cái gì là kỉ niệm thì ta thường chọn nó đi suốt đời ta.

doc83 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5168 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biệt thự sân vườn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Khoa mỹ thuật công nghiệp, trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt cho em thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo thạc sĩ BẠCH ANH TUẤN đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài, Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua. Em xin nói lên lòng biết ơn sâu sắc đối với ông bà, cha mẹ đã chăm sóc, nuôi dạy con thành người. Xin chân thành cảm ơn các anh chị và bạn bè đã ủng hộ giúp đỡ động viên em trong thời gian học tập và nghiên cứu. Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý Thầy cô và các bạn Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ THẢO TRINH Tháng 2/2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 A-MỞ ĐẦU 6 Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI: 6 1.1-Ý nghĩa về việc nghiên cứu: 6 1.2-Mục tiêu nghiên cứu: 7 1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nội thất: 8 1.4-Qui mô công trình, phạm vi nghiên cứu đề tài: 8 1.5-Tóm tắt sơ lượt đề tài: 9 1.6.Nguyên tắc và nhận diện phong cách hiện đại 21 B- PHÂN TÍCH 25 Chương 2 : KHÔNG GIAN SỐNG… 25 2.1 Không gian sống: 25 2.2 Sự thay đổi trong… 28 2.3 Không gian sống … 29 2.4.Không gian trang trọng của nhà ở 42 2.6. Một vài phong cách trong thiết kế biệt thự: 47 2.7. Một số kiểu thiết kế nội thất… 56 Chương 3: Hướng nghiên cứu… 58 3.1.Đặc điểm khu đất xây dựng: 58 3.2. Đề xuất mới cho không gian nhà ở: 62 Chương 4: Ý tưởng thiết kế 63 4.1 Ý tưởng thiết kế 63 4.2. Màu sắc trong nội thất 64 4.3. Chất liệu- ngôn ngữ của nội thất: 67 4.4. Ánh sáng trong không gian nội thất 68 4.5. Ý tưởng cho từng không gian 70 Chương 5: Nhiệm vụ thiết kế 71 5.1.Các mặt khai triển 72 CÁC PHỐI CẢNH CHO CÁC KHÔNG GIAN 77 C-KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 A-MỞ ĐẦU Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI: 1.1-Ý nghĩa về việc nghiên cứu 1.1.1-Lý do chọn đề tài: Ngày từng ngày trôi qua, như con ong tìm mật, như con kiến tha mồi, mỏi người chúng ta đều cố gắng làm việc để lo cho cuộc sống của mình. Đôi khi để tự thường cho những cố gắng của bản than, ta có thể đi đâu đó cùng bạn bè, gia đình, thưởng thức ly cafe trong một không gian ấm áp, lãng mạn hay tận hưởng nhửng khoảnh khắc thư giản tại một spar, khách sạn du lịch hay resort nào đó. Nhưng sau những cuộc vui, ngôi nhà là nơi ta trông chờ nhất, vì đó là tổ ấm, là chốn về cho tất cả những ai “mỏi gối chồn chân” theo đúng nghĩa đen và nghĩa bong. Đó là lý do tôi chọn làm đề tài BIỆT THỰ SÂN VƯỜN. Dù đây không là một đề tài mới, nhưng để tạo ra một không gian tươi mát, thoáng đãng kết hợp hai lối thiết kế củ và mới giúp cho gia chủ sống trong một không gian hiện đại nhưng vẫn phản phất đâu đó nét quê từ bũi chuối, khóm hoa là điều nhiều chủ đầu tư yêu cầu và những nhà thiết kế nội thất đang quan tâm và phát triển ý tưỏng đó. 1.1.2-Tính cấp thiết: Khi nhịp sống đô thị ngày càng nâng cao, phố xá với xe cộ đông đúc hàng loạt nhà cao tầng và nhà chung cư đang dần chiếm hữu một số lớn đất đai, làm mất một mảng xanh của cả nông thôn và thành thị. Điều đó, làm cho không khí ngày càng trở nên ô nhiểm, những ngôi biệt thự sân vườn sẽ là một trong những giải pháp tốt cho những gia đình có điều kiện kinh tế khá muốn tạo cho mình một không gian riêng muốn tạo một nơi chỉ có mình và gia đình để tìm về những giá trị ngọt nào, lãng mạng bên cạnh một vạt rau diếp, rau cải, bụi chuối sau hè mà đôi khi bạn dường như quên mất sự có mặt của chúng trong cuộc sống của mình. Trong mảnh liệt hoài niệm thì ăn và ở luôn là xúc tác cho nổi nhớ về gốc, rễ nhân sinh. Như lá rơi về cội, nước xuôi về nguồn, cái gì giản dị, cái gì than thiện, cái gì tiện dụng, cái gì là kỉ niệm thì ta thường chọn nó đi suốt đời ta. 1.2-Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1-Mục tiêu cụ thể: - Đề ra giải pháp tốt nhất về dây chuyền và công năng sử dụng trang thiết bị nội thất trong biệt thự. - Đạt được sự thống nhất cao trong phong cách thiết kế kiến trúc và nội thất. Nhằm tạo ra được sự hài hoà trong tổng thể chung. - Tìm ra giải pháp bố trí nội thất, bố cục trang trí phù hợp với chức năng, công năng thẩm mỹ của nhà ở. - Nghiên cứu và đưa ra giải pháp an toàn khi đưa cây xanh vào trong nhà ở tạo sự lien kết giữa sân vườn và không gian sống. - Tìm giải pháp đưa nguồn nước luân chuyển xung quanh nhà tạo sự mát mẻ nhưng vẫn bảo vệ được môi trường. 1.2.2-Phương pháp nghiên cứu, thực hiện: - Xây dựng và tổ chức dây chuyền chức năng và công năng hợp lý cho hồ sơ kiến trúc đã chọn, định hướng phát triển cho loại nhà ở biệt thự sân vườn. - Đề ra giải pháp tốt về dây chuyền và công năng, đạt được sự thống nhất trong phong cách thiết kế và sự hài hoà trong tổng thể chung. - Tìm hiểu vị trí địa lý, đặc điểm vùng miền, văn hoá tín ngưỡng, phong tục tập quán, con người bản xứ, nguyên vật liệu tại địa phương. - Địa hình thể hiện được cảnh quan xung quanh. - Chọn hình thức kiểu loại biệt thự. - Tham khảo các công trình đồ án cùng thể loại đã có. - Giới hạn nghiên cứu: + Chọn một vùng đất cụ thể có liên quan đến đề tái. + Chọn một phong cách thể hiện. + Chon một số không gian tiêu biểu nghiên cứu và thết kế. 1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nội thất: Có 5 nguyên tắc: Đủ Ngôi nhà không phải là nơi tập hợp, phô trương các chủng loại vật liệu, nhất là vật liệu hoàn thiện, ví dụ như quá nhiều mẫu gạch ốp lát, nhiều loại gỗ khác nhau... Chọn vật liệu vừa đủ, khai thác hết khả năng của vật liệu sẽ giúp nội khí toàn nhà luôn quân bình hơn là vật liệu chắp vá, thiếu đồng bộ hoặc quá dư thừa. Vật liệu phải dùng đúng chỗ đúng nơi, thuận tiện cho bảo dưỡng, sửa sang. Đúng Vật liệu phải dùng đúng nơi đúng chỗ, trong - ngoài rạch ròi, tránh lẫn lộn hoặc dùng các vật liệu thiếu bền vững mà lại để tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, vật liệu phải tương thích với không gian, ví dụ như phòng karaoke nên dùng vật liệu hút âm tốt như gỗ, tấm xốp, vải... hơn là dùng đá hay kính. Đáng Dùng vật liệu phù hợp với nhu cầu, điều kiện kinh tế, nếu không đáng phải sử dụng vật liệu đắt tiền thì nên cân nhắc. Đây cũng là yếu tố ngũ hư trong phong thủy truyền thống. Cha ông ta ngày xưa chọn vật liệu rất thích đáng, bền chắc mà vẫn rất giản dị theo quan điểm "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Cần giảm thiểu các tác động che phủ, ví dụ như lợp mái ngói, nếu không cần thiết mà lại đóng thêm trần thì vật liệu ngói chỉ còn tác dụng về mặt che chắn bên ngoài. Đẹp Vẻ đẹp vật liệu làm nên vẻ đẹp ngôi nhà. Vật liệu đẹp trước tiên là vật liệu chân thực, được xử lý và tạo ra được các tố chất cơ bản của loại vật liệu đó, ví dụ như gỗ có vân hay vải có sớ. Mặt khác, vẻ đẹp vật liệu phải có một giá trị lưu giữ nhất định qua thời gian, đồng thời phải thuận tiện cho việc sử dụng và bảo trì sửa chữa. Và cũng không lẫn lộn vật liệu xây dựng với vật liệu làm đồ mỹ nghệ. Độc Nếu ngôi nhà khi xây dựng đã đạt được tất cả những tiêu chí trên, hãy chọn lựa thêm một chút vật liệu lạ, độc đáo để làm duyên mà vẫn không gây ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như phong cách chung. Vật liệu độc đáo sẽ làm nên phong cách riêng của không gian và giúp nổi bật khí, tạo những điểm nhấn bên trong cũng như ngoài nhà. Vật liệu độc đáo tạo nên style riêng cho từng không gian Tóm lại, sinh khí của ngôi nhà thông qua cách sử dụng vật liệu luôn có sự thay đổi và chuyển biến đáng kể, bắt đầu là sự bình ổn (nhờ dùng đủ và đúng), sau đó là sự hài hòa (nhờ đẹp và xác đáng) và cuối cùng là sự gia tăng khí (nhờ sự độc đáo). 1.4-Qui mô công trình, phạm vi nghiên cứu đề tài: 1.4.1-Giới hạn của đề tài: - Vị trí biệt thự cần xây dựng: một khu đất thuộc thị trấn Mỹ An - H.Tháp Mười - T.Đồng Tháp, nằm trong khu dân cư hành chánh. - Diện tích 18m x 16m = 288 m2 - Các không gian nghiên cứu: + Sân vườn. + Phòng khách chính. + Phòng khách gia đình. + Phòng ngủ bố mẹ. + Phòng ngủ con trai. + Phòng ngủ con gái. + Phòng thờ. + Bếp và phòng ăn. 1.4.2-Đối tượng nghiên cứu: - Chủ đầu tư có nguồn kinh tế khá. - Đối tượng từ 20 đến 60 tuổi. 1.5-Tóm tắt sơ lượt đề tài: 1.5.1-Sơ lược tóm tắt nhà truyền thống ở Việt Nam: 1.5.1.1. Khái niệm nhà ở: Nhà ờ là phương tiện cư trú và là tổ hợp không gian sinh hoạt văn háo của con người. Nhà ở được phát triển cùng với tiền trình của lịch sử xã hội, mức độ kinh tế và văn hoá cùng sự biến đổi về hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh sống của loài người nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng. Trong những ngôi nhà ở dân gian các yếu tố nói trên được phản ánh khá trung thực và sáng tỏ . Có nhiều phương thức sắp xếp và phân loại nhà ở: Phân loại theo vùng kinh tế và phương thức sản xuất: nhà ở nông thôn và nhà ở thành thị. Phân loại theo dân tộc, phong tục tập quán tộc người: Việt(Kinh),Mường,Tày,Nùng ,Thái…v.v… Phân loại theo vùng địa lý: nhà ở miền xuôi, miền trung du, miền núi, miền biển, vùng gió Lào Nghệ Tĩnh,vùng đồng bằnng song Cửu Long v.v …. Phân loại theo hệ thống kết cấu chiu lực, và vật liệu xây dựng chủ yếu: nhà ở, tranh , tre, nứa, lá, nhà ở gỗ, gạch ngói,bê tông,..v.v…. Phân loại theo mặt bằng không gian kiến trúc: nhà ở nền đất,nhà sàn hoặc hổn hợp phần nền đất, phần có sàn….. 1.5.1.2. Nhà ở dân gian: Trải qua một thời kì dài của thời nguyên thuỷ, con người sống chủ yếu dựa vào hang động thiên nhiên trong thời kì đố đá cũ, sau đó là hậu kì đồ đá mới- sự sinh sống bắt đầu có tổ chức, thoạt đầu là sự liên kết các bộ lạc dầntiến lên sự thành lập nhà nước Văn Lang và nền văn minh lúa nước. Tổ tiên chúng ta thờ các vua Hùng dưng nước đã tiến ra cư trú ở những vùng đất rộng lớn từ trung du ra tới đồng bằng, để thuận tiện cho sản xuất, sinh sống cho nên phải làm nhà ở để cư trú ,che nắng, che mưa và chống thú dữ….Nhà ở trong các khu cư trú-làng xóm đầu tiên này thường là kiểu nhà sàn, thích hợp với địa thề những triền đất dốc, vùng cây rừng chưa khai thác hết, và nền đất còn lầy lội.Con người có thể qua đó vừa đấu tranh lại vừa lợi dung được thiên nhiên khắc nghiệt và tận hưởng được nguồn tài nguyên phong phú đa dạng.Di tích nhà sàn cổ xưa đã được phát hiện ở di chỉ khảo cổ Đông Sơn( Thanh Hóa) và Phùng Nguyên( Vĩnh Thọ). Đồng thời qua hình ảnh những ngôi nhà sàn được khắc hoạ trên các trống đồng cổ xưa, có thể luận đoán có hai kiểu nhà sàn: Một loại kiểu mái cong hình mui thuyền,sàn thấp và thường thấy là chưa có vách, đuôi mái gối sát sàn nhà và làm nhiệm vụ của tường ngoài luôn. Một loại khác kiểu mái hơi vọng giữa, hai mái đổ xuống hai bên- mái nhà ăn ngiêng thẳng xuống sàn, cửa được trổ ở hai đầu và hai đầu được uốn cong thành hình con “kìm” như ta thấy trên các nóc đình làg sau này, giữa nóc nhà có trang trí hình chim. Cho đền ngày nay , nhà sàn vẫn còn thích nghi và được sử dụng xây dựng nhiều ở miền núi với nguyên liệu chủ yếu là thảo mộc khai thác ở rừng cây nhiệt đới. Nhà sàn người Việt cổ truyền tương đối bền vững với qui mô kết cấu bằng khung gỗ với toàn bộ cấu kiện cột kèo, dầm xà, ván lát cầu thang…. Nhà thô sơ đơn giản thì bằng tre , bương và ít gỗ hơn, không mộng chốt liên kết bằnng gá gác, thắt buộc dây dợ hay song mây sơ dài.Tất cả mọi tồ chức ăn ở sinh hoạt đều ở trên sàn. Thậm chí sân ( sân sau hay sân trước) đều phơi phóng quần áo, thóc lúa, ngô khoai… cũng đều ở trên sàn và thường được xử lý thấp hơn sàn nhà 1-2 bậc lên xuống. Bếp thường được đặt ở giữa nhà dung để đun nấu và sưởi ấm cho người, đồ dung, lương thực và toàn bộ ngôi nhà được khô ráo, khỏi bị ẩm thấp bởi khí hậu vùng núi và cũng là nơi tụ hợp của gia đình sau bữa ăn và một ngày lao động mệt nhọc, do đó có ý kiến: khái niệm nhà có gian lẽ 3-5 gian bắt đầu từ khi có nhà sàn. Sàn gác của nhà sàn là phần sinh hoạt chủ yếu của ngôi nhà ở: là nơi ở với các buồn ngủ được ngăn riêng, nơi tiếp khách, nơi chuẩn bị bữa ăn và có khi còn nơi sản xuất thủ công tự cung tự cấp ( có khung cưởi dệt vải, dệt chăn, dệt thổ cẩm…) tầng dưới cùng nhà sàn thường được bỏ trống, hoặc một phần mặt bằng được quay lại sử dụng làm chổ nuôi trâu, bò, lợn, gà, v.v.. Mái nhà thường có độ dốc lớn, để lợi dụng không gian kiến trúc người ta gác them tầng lửng lả nơ chứa thóc lúa ngô khoai cho khô ráo khỏi bị mối mọt và dể dàng trông coi bảo vệ trong điều kiện khuôn viên đơn lẽ, đồng thời khi mưa lớn thoát nước nhanh chống thuận lợi. Mái nhà có dạng hai mái, bốn mái hay ba mái đầu hồi dựng đứng và lợp bằng là gồi, là tranh, dại nứa hay ngói chiếu, ngói âm dương tuỳ vào điều kiện và tập quán địa phương. Những nếp nhà vùng đồng bằng miền xuôi của đồng bào ta thường là những ngôi nhà nền đất. Những ngôi nhà nền đết đã xuất hiện từ thời tổ tiênta dựng nước Văn lang, qua các di chỉ khảo cổ: Gò Mun ( Phú Thọ), Văn Điển ( Hà Nội), Thiệu Dương- Thanh Hoá v.v.. với những vết tích nền nhà hố bếp v.v.. trong tiến trình lịch sử ông cha ta từ hang động vùng núi qua trung du về đồng bằng cư trú và trồng lúa nước. Nhà nền đất cùng xuôi có kết cấu khung tre thường là lợp tranh lợp rạ, nếu kết cấu khung gỗ chịu lực lại thường được lợp ngói, sau này có một số nhà làm khung gỗ, tường bao quanh bằng gạch hoặc chịu lực bằng gạch với vì kèo gỗ. Nhà miền xuôi là một khuôn viên bao gồm: nhà chính, nhà phụ, nhà bếp và chuồn gia súc cùng sân, vườn ao, giếng hoặc bể nước và hang rào, tường vây quanh, cổng ngõ. Nhà chính là bộ phân chủ yếu, là nơi cư trú của gia đình thường đặt hướng nam hay đông nam. Nhà có bố cục gian lẽ: 1,3,5 hay 7 gian cùng với hai trái, rất ít nhà có số gian chẵn. Nhà thường có hiên ( hành lan) ở phía trước có khi cả hai đầu hồi hoặc xung quanh nhà. Trong nhà chính giữa là bàn thờ tổ tiên và phía trước đó là nơi tiếp khách, nơi ngủ của đàn ông ở ngoài nhà, còn trái nhà có tường hoặc vách ngăn dành cho phụ nữ, đồng thời là nhà kho chứa lúa gạo, quần áo và đồ dung trong nhà. Nhà phụ ( còn gọi là nhà ngang) thường có bếp, nơi xây lúa giả gạo và chuồng gia súc trâu bò lợn gà… bố cục các ngôi nhà cũng như các loại hình. Kiến trúc cổ truyền khác có nhiều kiểu: chữ đinh, song song chữ nhất, chữ nhị, chữ công, giữa hai nhà có nhà cầu và chữ môn- nhà chính xếp ở trung tâm, hai bên là hai nhà phụ ( chữ môn bắt vần là ba nhà hành lan nối liền. Nhà nền đất ở các địa phương khác tuỳ địa lý và khí hậu còn có những đặc điểm riêng biệt: Nhà vùng biển có tỉ lệ thấp lùn, chắc chắc sử lý cấu tạo giắng buộc chặc chẻ với mái lợp dày để chống đỡ được gió bão hằng năm. Nhà vùng gió lào Nghệ Tỉnh được chú ý che chắn hướng tây nam, bố cục và sử dụng vật liệu có tính chất cách nhiệt, thoáng mát, tường vách có khi chỉ là phên, dại đơn giản. Nhà ở dân gian vùng Binh-Trị -Thiên cũng có loại nhà “ rường được nhân dân địa phương ưa thích, xây dựng với kết cấu bộ khung bằng gỗ và đặc điểm riêng biệt trong kết cấu vì kèo với những đường xoi,nét chạm khèo léo và tế nhị. Nhà ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ với vật liệu địa phương:gỗ, tre , than dừa , rơm rạ, lá dừa nước…thừa kế ngôi nhà 3 gian truyền thống- địa phương gọi là “nhà bát dần” có sự phát triển mở rộng tuỳ yêu cầu cụ thể và biến đổi thành “ nhà thảo bạt”( có nhà phụ trước hoặc sau),” nhà chữ đinh” hoặc xếp song song “ nàh xếp đoài”… thường bám ven kênh rạch để tiện chuyên chở, đi lại sản xuất và sinh hoạt. Nói chung những ngôi nhà ở dân gian và cổ truyền ở nông thôn của các dân tộc Việt Nam dù là người Việt hay các dân tộc ít người ờ trung du, miền núi đều qua một quá trình chuyển biến từ nhà sàn đến nhà nền đất, phù hợp với qui luật lịch sử xã hội.Có mộtsố dân tộc trước kia đa số hoặc chỉ ở nhà sàn( Mường, Tày, Nùng, Thái và cả ở vùng Tây Nguyên) nay đaang chuyển háo xây dựng nhà nữa sàn, nữa đất hoặc xuồng ở nền đất( lấy ngôi nhà người Việt miền xuôi làm mẫu mực). Ngoài những ngôi nhà ở dân gian, ở các bản làng nông thôn của cư dân chủ yếu làm nghề nông, chúng ta còn có một bộ phận di sản nhà ờ dân gian thành thị. Những ngôi nhà ở dân gian thành thị được xuất hiện và hình thành gắn liền với lịch sử xã hội và phát triển đô thị của Việt Nam.Những thành cổ Hoa Lư trước thời kì xạ hội phong kíên nước ta hưng thịnh có tính chất là những trung tâm chính trị, văn hoá và có ý nghĩa quốc phòng nhiều hơn là kinh tế. Do thành thị phát triển,kiến trúc ngôi nhà ở dân gian Việt Nam cũng được chuyển hoá để phù hợp với những yêu cầu công năng mới.song, do nhà dân gian là những công trình nói chung tương đố đơn giản kém bền vững và ít tốn đầu tư hơn so với cung điện,dinh thự hoặc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng… nên hiện còn lưu lại không nhiều, rải rác trong một số khu phố cổ của các thành thị xưa và phần lớn được xây dựng trong thế kỉ XIX, XX. Nhà ở dân gian phố phường Hà Nội xưa được xây dựng dọc theo tuyến đường (phố), trong một tồ chức sản xuất theo nghề nghiệp (phường) vật liệu xây dựng và kết cấu: gạch, sàn gỗ, và vì kèo gỗ mái lợp ngói ta, còn một số là tranh tre, lợp lá.tổ chức mặt bằng và hình thức kiến trúc những ngôi nàh ở dân gian thành thị tương đối kiên cố thường là: - Loại nhà ống: hẹp ngang 2-3-4m, dài sâu 20-60m. - Nhà nhiều lớp có sân trong: 1 hay nhiều sân. - Phòng ngoài tiếp giáp với đường phố là cửa hang, bên trong là nhà ở và các nhà phụ bếp, tắm vệ sinhv.v… - Nhà có số tầng từ 1- 2 tầng( gác chồng diêm). Những nhà giáp phố thường dùng cửa lùa ở phần của hàng, còn bên trong dung cửa bức bàn, cửa sổ và cửa đi có một số là “thượng song hạ bản” (trên là song dưới là ván). Mặt ngoài nhà phần nhiều bưng bít kình đáo do chính sách kìm hãm, luật lệ hà khắc thời Nguyễn và sự trang trí mĩ quan kiên trúc được thể hiện ở nội thất và sân cảnh bên trong nhà với đồ đạc, chạm khắc vì kèo mái, hòn non bộ, chậu cảnh v.v… một số nhà không có cửa hàng buôn bán thì sử dụng phòng ngoài giáp đường phố làm phòng khách, một số khác là cổng vào - cuốn thư (che chắn phần trong) , nhà ngoài (tiếp khách) – sân trong – nhà ở (hoặc có nhà thờ) sân trong - nhà phụ. Các nhà ở dân gian cổ truyền còn lại ở các đô thị Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn, Chợ Lớn v.v… cụng có tính chất và nội dung tương tự, ít nhiều biến đổi do vị trí địa lí và khí hậu địa phương. Ở các thành phố Hội An (Quảng Nam), Phố Hiến (Hưng Yên) hoặc Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Chợ lớn… do tính chất thương cảng giao lưu kinh tế, nhiều người nước ngoài đến buôn bán cư trú (đa số người Hoa) mang đến một số nhà ở thành thị “ngoại lai” hoặc xâ dựng nhằm mục đích kinh doanh kiếm lợi (nhà nhiều căn, nhiều vách, có cữa hang…) ít giá trị truyền thống dân tộc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và thế kỉ thới gian, kiến trúc nhà ở dân gian nông thôn và thành thị Việt Nam tuy cũng có những tiếntriển và chuyển hoá cùng tiến trình xã hội song do sự kìm hãm chủa thế lực phong kiến cầm quyền nên biến đổi rất nhỏ bé và chậm chạp. Ngày nay các ngôi nhà ở của chúng ta trong điều kiện xã hội kinh tế và khoa học kĩ thuật hiện đại đang có những chuyển biến mạnh mẽ để phù hợp với cuộc sống mới. Tìm hiểu ngôi nhà ở dân gian cổ truyền, chúng ta nhằm góp phần khai thác những đặc điểm cốt cách, kinh nghiệm cổ truyền để ngôi nhà ở mới hiện nay vừa có tính hiện đại, tính kiến trúc xã hội chủ nghĩa lại vừa có tính dân tộc phong phú. 1.5.1.3-Nhà cổ ở nông thôn: Ngôi nhà Việt truyền thống được sắp xếp trong một bối cảnh sinh hoạt chung của làng, nó vừa riêng lại vừa chung, rất độc lập mà lại có thế hòa đồng. Những bước tường ngăn cách giữa đường đi, giữa nhà này nhà kia tạo nên thế khép kín cho mỗi gia đình, nhưng lại được mở ra trong kiểu ứng xử chung của cả làng. Góc nhà Việt Kết cấu của ngôi nhà Việt truyền thống có nhiều kiểu nhưng có hai kiểu được thiết kế nhiều nhất là: kiến trúc hình thước thợ (nhà chính và nhà phụ) - thường phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ: kiến trúc hình chữ "Môn" (nhà chính nằm ở chính giữa, hai bên có hai nhà phụ). Trong khuôn viên nhà ở truyền thống của mỗi gia đình gồm có các phần sau: nhà chính, nhà phụ, vườn cây, ao cá, chỗ chăn nuôi gia cầm, gia súc, sân phơi, hàng rào, cổng... Người nông dân đã biết khai thác về mặt sinh thái để ổn định cuộc sống, hài hòa với môi trường, tạo điều kiện cân bằng để giữ t