Tại đại hội lần thứVI năm 1986, đảng ta đã áp dụng chính sách mởcửa nền
kinh tếcũng kểtừ đây kinh tếViệt Nam bắt đầu hòa nhập với kinh tếthếgiới, một
chân trời kinh tếrộng mởdầy hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn không ít những khó
khăn thách thức mới. Kinh tếViệt Nam đã thực sựchuyển đổi từnền kinh tếtập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tếthịtrường theo định hướng của nhà nước.
Trong cơchếthịtrường, vấn đềtiêu thụsản phẩm trởnên vô cùng quan trọng
đối với tất cảcác doanh nghiệp, bởi nó quyết định đến sựtồn tại hay sụp đổcủa
một doanh nghiệp. Hơn nữa hiện nay chúng ta đã gia nhập tổchức WTO thì mức
độcạnh tranh sẽcàng trởnên khốc liệt ngay cảthịtrường trong nước, các doanh
nghiệp lại phải trăn trở, suy nghĩ đểtìm ra hướng đi đúng cho mình.
Trong quỹ đạo chung của nền kinh tếcảnước, công ty TNHH Thương Mại
Dược phẩm Đông Nam là một công ty kinhdoanh các mặt hàng dược phẩm dù
mới ra đời song cũng đã dần chiếm lĩnh được thịtrường, những hướng đi của công
ty hoàn toàn đúng đắn, công ty không chỉtạo ra công việc ổn định cho một nguồn
lao động trong Xã Hội mà còn đóng góp vào nguồn ngân sách của quốc gia.
Trong điều kiện hiện nay, với sựbất ổn định trên thịtrường dược phẩm do
trong những năm qua nước ta có nhiều biến đổi vềkhí hậu, thiên tai diễn ra liên
miên, dịch bệnh mà đặc biệt là dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng không nhỏ đến
tình hình tiêu thụhàng hóa của công ty nói riêng và các công ty dược phẩm nói
chung. Một vấn đề đặt ra là: cần phải làm gì để đẩy mạnh tiêu thụhàng hóa của
công ty? Trước thực trạng nhưvậy, cùng với quá trình thực tập ởcông ty em đã
quyết định chọn đềtài: “Các biện pháp năng cao chất lượng công tác quản trị
tiêu thụhàng hóa tại công ty TNHH thương mại Dược phẩm Đông Nam”. Có
ỹnghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong điều kiện hiện nay. Do đó với kiến thức
lý luận được trang bị ởtrường, vận dụng vào điều kiện thực tếnơi thực tập em
mong muốn tìm hiểu nắm bắt một cách cao nhất có thểvềvấn đềtrên nhằm củng
cố, nắm vững mởrộng tầm nhìn kiến thức của mình trong lĩnh vực này.
Nội dung của đềtài được trình bày với kết cấu gồm 3 chương:
3
Chương I:Những lý luận cơbản vềquản trịtiêu thụhàng hóa.
Chương II:Phân tích thực trạng công tác quản trịtiêu thụtại công ty
TNHH thương mại dược phẩm Đông Nam.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
trong công tác quản trịtiêu thụhàng hóa tại công ty TNHH thương mại dược
phẩm Đông Nam.
79 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp năng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH thương mại Dược phẩm Đông Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN
“Các biện pháp năng cao chất lượng công tác quản
trị tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH thương mại
Dược phẩm Đông Nam”
2
LỜI NÓI ĐẦU
Tại đại hội lần thứ VI năm 1986, đảng ta đã áp dụng chính sách mở cửa nền
kinh tế cũng kể từ đây kinh tế Việt Nam bắt đầu hòa nhập với kinh tế thế giới, một
chân trời kinh tế rộng mở dầy hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn không ít những khó
khăn thách thức mới. Kinh tế Việt Nam đã thực sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng của nhà nước.
Trong cơ chế thị trường, vấn đề tiêu thụ sản phẩm trở nên vô cùng quan trọng
đối với tất cả các doanh nghiệp, bởi nó quyết định đến sự tồn tại hay sụp đổ của
một doanh nghiệp. Hơn nữa hiện nay chúng ta đã gia nhập tổ chức WTO thì mức
độ cạnh tranh sẽ càng trở nên khốc liệt ngay cả thị trường trong nước, các doanh
nghiệp lại phải trăn trở, suy nghĩ để tìm ra hướng đi đúng cho mình.
Trong quỹ đạo chung của nền kinh tế cả nước, công ty TNHH Thương Mại
Dược phẩm Đông Nam là một công ty kinh doanh các mặt hàng dược phẩm dù
mới ra đời song cũng đã dần chiếm lĩnh được thị trường, những hướng đi của công
ty hoàn toàn đúng đắn, công ty không chỉ tạo ra công việc ổn định cho một nguồn
lao động trong Xã Hội mà còn đóng góp vào nguồn ngân sách của quốc gia.
Trong điều kiện hiện nay, với sự bất ổn định trên thị trường dược phẩm do
trong những năm qua nước ta có nhiều biến đổi về khí hậu, thiên tai diễn ra liên
miên, dịch bệnh mà đặc biệt là dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng không nhỏ đến
tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty nói riêng và các công ty dược phẩm nói
chung. Một vấn đề đặt ra là: cần phải làm gì để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của
công ty? Trước thực trạng như vậy, cùng với quá trình thực tập ở công ty em đã
quyết định chọn đề tài: “Các biện pháp năng cao chất lượng công tác quản trị
tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH thương mại Dược phẩm Đông Nam”. Có
ỹ nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong điều kiện hiện nay. Do đó với kiến thức
lý luận được trang bị ở trường, vận dụng vào điều kiện thực tế nơi thực tập em
mong muốn tìm hiểu nắm bắt một cách cao nhất có thể về vấn đề trên nhằm củng
cố, nắm vững mở rộng tầm nhìn kiến thức của mình trong lĩnh vực này.
Nội dung của đề tài được trình bày với kết cấu gồm 3 chương:
3
Chương I:Những lý luận cơ bản về quản trị tiêu thụ hàng hóa.
Chương II:Phân tích thực trạng công tác quản trị tiêu thụ tại công ty
TNHH thương mại dược phẩm Đông Nam.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
trong công tác quản trị tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH thương mại dược
phẩm Đông Nam.
4
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TIÊU THỤ HÀNG HÓA
TRONG DOANH NGHIỆP
I.TIÊU THỤ VÀ QUẢN TRỊ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TRONG DOANH
NGHIỆP:
1. Các quan điểm cơ bản về tiêu thụ hàng hóa:
1.1 Khái niệm tiêu thụ hàng hóa:
Với tư cách là một phạm trù cơ bản của nền kinh tế hàng hóa thì tiêu thụ
hàng hóa là một hoạt động nhằm thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hóa trên cơ
sở thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng về mặt giá trị sử dụng nhờ đó người sản
xuất hay người bán hàng đạt được mục tiêu của mình.
Tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp nói chung là một mặt của hành vi
thương mại( hành vi mua bán hàng hóa) người bán phải có nghĩa vụ giao hàng
chuyển quyền sở hữu cho người mua và nhận tiền. Còn người mua nhận hàng và
có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho người bán theo sự thỏa thuận của cả hai bên.
Trên góc độ cá nhân thì tiêu thụ hàng hóa là một quá trình mang tính cá nhân
trong đó người bán tìm hiểu khám phá, gợi tạo nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của
người mua.
Như vậy về bản chất tiêu thụ hàng hóa là những hoạt động thương mại nhằm
mục đích chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ đó bù đắp chi phí và thu lợi
nhuận.
1.2 Tầm quan trọng của tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp:
Đối với mỗi doanh nghiệp thì tiêu thụ hàng hóa là hoạt động, là khâu nghiệp
vụ cơ bản nhất nhằm tạo ra kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Nó góp phần
quyết định vào việc thực hiện các mục tiêu cũng như mục đích kinh doanh của
doanh nghiệp nhất là mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Khâu tiêu thụ hàng hóa chi
phối các hoạt động khác của doanh nghiệp. mọi bộ phận phải phối hợp với nhau
thật nhịp nhàng sao cho kết quả số hàng bán ra là lớn nhất.
5
Thông qua việc bán hàng và phục vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng
,vị thế của doanh nghiệp sẽ được nâng cao, tạo được niềm tin từ phía khách hàng.
Đó chính là điều kiện góp phần giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh trên
thương trường, có thể tồn tại và phát triển lâu dài.
Kết quả hoạt động bán hàng sẽ góp phần giúp doanh nghiệp bù đắp được chi
phí hoạt động, giải quyết được các lợi ích kinh tế cơ bản( lợi ích của người lao
động, lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích kinh tế của nhà nước…).
Tiêu thụ hàng hóa là tấm gương phản ánh tính đúng đắn của các chính sách
kế hoạch, biện pháp mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện.
Như vậy có thể nói tiêu thụ hàng hóa là khâu quan trọng nhất đối với bất cứ
doanh nghiệp nào. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đặc biệt
là các doanh nghiệp có hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa.
1.3 Các phương thức và hình thức tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp:
trong nền kinh tế thị trường thì rất khó có thể có một thị trường đồng nhất vì
mỗi khách hàng có một xu hướng tiêu dùng khác nhau. Doanh nghiệp không thể
cùng một lúc đáp ứng, thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của khách hàng với cùng
hiệu quả tương ứng. Hơn nữa, tiềm lực và khả năng phản ứng nhanh trước nhu cầu
khách hàng ở các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề là phải lựa
chọn phương thức bán hàng và hình thức phù hợp với mặt hàng kinh doanh và đối
tượng khách hàng.
Phương thức bán hàng được hiểu là hình thức mối quan hệ diễn ra giữa người
bán và người mua trong quá trình bán hàng. Nếu như dựa vào mối quan hệ giữa
người bán và người mua thì có hai phương thức: bán hàng cổ điển và bán hàng
hiện đại.
+Bán hàng cổ điển: Là phương thức bán hàng mà người bán và người mua
giao tiếp trực tiếp với nhau trong quá trình mua bán hàng hóa. Phương thức bán
hàng này diễn ra khi người mua và người bán gặp nhau, trao đổi và thỏa thuận về
tên hàng, số lượng và chất lượng, giá cả và điều kiện bán hàng khác. Ở phương
thức này người mua chủ động tìm người bán và người bán thụ động chờ người
6
mua vì vậy vai trò rất quan trọng, nó thường thực hiện bằng hai hình thức là bán
hàng lưu động và bán hàng cố định-phương thức bán hàng này chủ yếu được áp
dụng trong bán lẻ hàng hóa.
+Bán hàng hiện đại: là phương thức bán hàng mà người mua và người bán
không gặp gỡ trực tiếp với nhau mà chủ yếu thực hiện qua trung gian.
Phương thức bán hàng được áp dụng trong cả bán buôn và bán lẻ hàng hóa có
các hình thức bán hàng hiện đại như:
-Hình thức bán hàng tự chọn.
-Hình thức bán hàng siêu thị.
-Hình thức bán hàng qua thư tín, điện thoại.
-Hình thức bán hàng qua hội chợ, triển lãm, hội thảo.
-Hình thức bán hàng qua internet.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ hàng hóa:
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa ở các đơn vị sản
xuất kinh . Tuy nhiên, có thể quy về ba loại nguyên nhân sau
1.4.1 Những nguyên nhân thuộc về bản chất của doanh nghiệp:
Hàng hóa tiêu thụ trong kỳ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như số lượng,
chất lượng, giá bán và việc tổ chức công tác tiêu thụ.
a) Số lượng sản phẩm, hàng hóa:
Doanh nghiệp muốn đạt được khối lượng tiêu thụ cao thì trước hết phải có đủ
sản phẩm, hàng hóa cung cấp cho tiêu thụ, điều đó được thể hiện qua công thức:
Khối lượng sản phẩm = số sản phẩm, hàng hóa +số hàng hóa - Số hàng hóa
Hàng hóa bán ra tồn đầu kỳ mua vào tk tồn ck
b) Chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các tính chất của hàng hóa mà do đó hàng
hóa có công dụng tiêu dùng nhất định. Chất lượng hàng hóa là điều kiện sống còn
của doanh nghiệp. Để có thể đứng vững và vươn lên trong cạnh tranh, doanh
nghiệp phải không ngừng tìm tòi mọi biện pháp để đảm bảo chất lượng hàng hóa
mua vào đạt chất lượng. Việc nâng cao chất lượng hàng hóa và uy tín của doanh
7
nghiệp là công việc rất quan trọng của các nhà kinh doanh và có ảnh hưởng to lớn
đến khối lượng tiêu thụ. Khi mà hàng hóa của doanh nghiệp đạt chất lượng tốt thì
hàng hóa sẽ có uy tín trên thị trường, khối lượng tiêu thụ tăng nhanh và kết thúc
nhanh vòng chu chuyển vốn.
c) Giá bán sản phẩm:
Giá là một nhân tố có ảnh hưởng không ít đến khối lượng hàng hóa tiêu thụ(
xét cả về mặt giá trị và hiện vật), ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường thì giá bán sản phẩm hàng hóa là do từng đơn vị
sản xuất kinh doanh định đoạt. Nhìn chung giá bán của đơn vị hàng hóa cao thì
khối lượng tiêu thụ giảm và ngược lại. Trong điều kiện bình thường giá cả và
lượng hàng tiêu thụ có quan hệ ngược chiều với nhau. Đường cong biểu thị mối
quan hệ giữa nhu cầu và giá thường có dạng sau:
Đường cong bán hàng tùy theo giá . Khối lượng hàng hóa thay đổi nhiều hay
ít còn phụ thục vào mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hàng hóa.
d) Tổ chức công tác tiêu thụ:
Bao gồm hàng loạt khâu công việc khác nhau từ việc quảng cáo, chào hàng
giới thiệu sản phẩm đến việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ, ký hợp đồng tiêu thụ, hợp
đồng chuyển vận, điều tra nghiên cứu nhu cầu của khách hàng… cuối cùng là việc
khẩn trương thu hồi tiền bán hàng ra. Đây là biện pháp chủ quan của doanh nghiệp
nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ được nhanh chóng.
Người
tiêu dùng
y1 y2
8
1.4.2 Những nguyên nhân thuộc về người mua:
Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng được coi là “ thượng đế. Nhu cầu(
tự nhiên hay mong muốn ), mức tiêu thụ thói quen, thói quen,tập tính sinh hoạt,
phong tục…của người tiêu dùng là những nhân tố tác động trực tiếp đến chất
lượng hàng tiêu thụ.Trong đó, mức thu nhập của khách hàng có tính chất quyết
định lượng hàng mua. Thông thường , khi có thu nhập tăng thì nhu cầu mua sắm,
tiêu dùng của khách hàng cũng tăng lên.
1.4.3 Các nguyên nhân thuộc về nhà nước:
Thuế, chính sách tiêu thụ, chính sách bảo trợ …của nhà nước đối với sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng là một trong những nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến
mức tiêu thụ. Nhà nước sử các chính sách tài chính (thuế khóa, lãi suất…) để
khuyết khích hay hạn chế việc sản xuất kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa.
2. Những nội dung cơ bản của quản trị tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp:
2.1. Khái niệm và vai trò quản trị tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp.
2.1.1 Khái niệm của quản trị tiêu thụ hàng hóa.
Theo cách tiếp cận quá trình thì quản trị tiêu thụ hàng hóa là quản trị một lĩnh
vực cụ thể của quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp. Đó là hoạt động của các
nhà quản trị doanh nghiệp nói chung và các nhà quản trị tiêu thụ nói riêng liên
quan đến quá trình hoạch định, tổ chức lãnh đạo, kiểm soát hoạt động bán hàng
của doanh nghiệp.
Nếu xét theo mối quan hệ con người với con người thì có thể hiểu quản trị
tiêu thụ là hoạt động quản trị để đạt được mục tiêu của việc tiêu thụ thông qua
hoặc bằng nỗ lực của người khác.
2.1.2 Tầm quan trọng của quản trị tiêu thụ hàng hóa.
Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong doanh
nghiệp ta có thể thấy nếu hoạt động của quản trị tiêu thụ hàng hóa được thực hiện
tốt thì bán hàng sẽ đạt hiệu quả cao, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu quả
của quản trị tiêu thụ hàng hóa còn được thể hiện ở việc uy tín của doanh nghiệp
được nâng cao, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến doanh nghiệp. Hoạt động
9
của quản trị tiêu thụ hàng hóa nếu được là tốt sẽ giúp giảm chi phí, tăng thị phần,
nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Nếu như ta không
quản trị tốt hoạt động tiêu thụ hàng hóa thì nỗ lực của những người khác cũng
không khác không có ý nghĩa gì.
2.2 Nội dung của quản trị tiêu thụ hàng hóa theo cách tiếp cận quá trình.
2.2.1 Quản trị tiêu thụ hàng hóa theo cách tiếp cận quá trình.
Trong mỗi quá trình tiêu thụ hàng hóa, để đạt được hiệu quả cao nhất thì nhà
quản trị tiêu thụ hàng hóa luôn phải thực hiện đầy đủ và thực hiện tốt 4 chức năng
của quản trị doanh nghiệp, đó là: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát.
a. Hoạch định.
Hoạch định là một công tác hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Có thể nói hoạch định sẽ giúp cho doanh nghiệp định hướng
được tương lai của mình. Hoạch định trong quản trị tiêu thụ hàng hóa gồm có
những hoạt động sau:
+ Xác định mục tiêu của hoạt động tiêu thụ hàng hóa: Thường thì mục tiêu
của hoạt động tiêu thụ hàng hóa là tăng doanh số bán ra, tăng lợi nhuận, nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giải phóng vốn kinh doanh, sử dụng có
hiệu các nguồn lực. Nhìn chung các mục tiêu trên phải phù hợp với mục tiêu của
doanh nghiệp là lợi nhuận, thế lực và an toàn. Để thực hiện được các mục tiêu này
thì nhà quản trị phải có trong tay và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả
nhất. Căn cứ để xây dựng các chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh của
doanh nghiệp chính là thị trường. Vì vậy trước khi vạch ra bất kỳ một chiến lược,
chính sách kế hoạch nào thì nhà quản trị cũng phải căn cứ vào tình hình thực tế và
xu hướng biến động của thị trường.
+ Thăm dò nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp: Thị
trường luôn gắn liền với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó
là nơi diễn ra mọi hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Muốn tiêu thụ
được hàng hóa thì doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các thông tin thị trường
10
một cách kịp thời. Công việc này gồm: Tổ chức thu thập thông tin về thị trường, tổ
chức xử lý thông tin.
+ Xây dựng chính sách tiêu thụ hàng hóa:
Về chính sách mặt hàng kinh doanh: Thì cần phải xác định doanh nghiệp
cung cấp hàng hóa dịch vụ gì? Cho ai? Chính sách mặt hàng kinh doanh tốt sẽ
giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được mặt hàng kinh doanh phù hợp với khả năng
của mình và phù hợp với tình hình nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Từ đó đảm bảo
cho việc tiêu thụ hàng hóa có hiệu quả tốt nhất cũng như có tính khả thi cao. Nội
dung của chính sách mặt hàng kinh doanh cần: Xây dựng chủng loại mặt hàng tiêu
thụ, lựa chọn, xác định mặt hàng kinh doanh theo chu kỳ sản phẩm, lựa chọn mặt
hàng kinh doanh theo hướng cạnh tranh, lựa chọn mặt hàng kinh doanh theo tính
chất nhu cầu.
Về chính sách giá cả: Đây được coi là công cụ chủ yếu của doanh nghiệp
trong quá trình cạnh tranh trên thị trường. Nội dung chính sách giá cả bao gồm:
Xác định mục tiêu chính sách giá cả, lựa chọn căn cứ xây dựng chính sách giá cả.
Về chính sách phân phối và tiêu thụ hàng hóa: Đây là phương tiện thể hiện
mà doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng của mình trên
khoảng thị trường đã xác định. Nó đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp vì chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh
doanh an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh
tranh làm cho quá trình lưu thông hàng hóa được nhanh chóng. Chính sách này
được thực hiện chủ yếu qua kênh phân phối.
Về chính sách giao tiếp khuếch trương: Trong tiêu thụ hàng hóa đây được
coi là phương tiện hỗ trợ đắc lực để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Mục đính của
chính sách này là nhằm cho việc bán hàng dễ dàng hơn thông qua việc tạo tâm lý,
thói quen cho khách hàng khi mua hàng kích thích lôi kéo khách hàng biến khách
hàng tiềm năng thành khách hàng hiện thực, biến khách hàng mua hàng lần đầu
thành khách hàng thường xuyên, khách hàng truyền thống. Nó bao gồm các nội
11
dung như: Quảng cao, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và tiếp
thị trực tiếp.
Lựa chọn và quyết định phương án tiêu thụ sản phẩm: Sau khi xác định khả năng
khác nhau có thể xảy ra, nhà quản trị phải tiến hành so sánh và lựa chọn một
phương án tối ưu để tiến hành. Việc đưa ra quyết định này là phán đoán, lựa chọn
giữa các phương án hành động khác nhau mà không có phương án hoàn toàn đúng
hay hoàn toàn sai.
b) Tổ chức tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp:
Tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hoá là một công việc rất quan trọng đối với
hoạt động doanh nghiệp. Tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hoá có liên quan tới
việc phân chia các công việc, công đoạn bán hàng bố trí phân công lao động vào
các vị trí, thực hiện các công đoạn của từng phương thức bán hàng cũng như các
hoạt động dịch vụ trước và sau bán hàng cụ thể phải tiến hành các công việc như:
+Nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp: Bao gồm việc
bố trí, phân công lao động tiến hành tìm hiểu, thu thập các thông tin về thị trường
(giá cả, tình hình tiêu dùng, tình hình cạnh tranh…). Phân tích thông tin và xử lý
thông tin thu được lập các báo cáo tổng hợp về tình hình thị trường. Từ đó tìm ra
thị trường tốt nhất để tiêu thụ hàng hoá đồng thời xác định các căn cứ để xây
dựng các chiến lược kinh doanh sau này.
+Tiến hành thực hiện các phương thức, hình thức tiêu thụ hàng hoá:
-Xây dựng các điểm bán bảo đảm phù hợp với chính sách mặt hàng kinh doanh,
gia cả, phân phối, quảng cáo… của doanh nghiệp.
-Bố trí cắp xếp bên trong cửa hàng đáp ứng yêu cầu quảng cáo giới thiệu sản
phẩm, thuận lợi cho việc lựa chọn của khách hàng cũng như cho việc tiến hành các
phương thức bán hàng.
-Tuyển chọn, bố trí lao động vào các vị trí trong cửa hàng như cửa hàng trưởng,
nhân viên bán hàng trực tiếp,nhân viên bảo vệ, thủ kho…các nhân viên phải thành
thạo nghiệp vụ chuyên môn, có trình độ, có năng lực và thực hiện nghiêm chỉnh
giờ giấc bán hàng.
12
- Tổ chức bố chí các phương tiện lao động trong cửa hàng đảm bảo tăng năng suất
lao động, phát huy hết năng lực của người lao động cũng như hiệu quả của các
phương tiện.
+Tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hoá: Căn cứ vào phương thức tiêu thụ đã
lựa chọn, nhà quản trị tiến hành lựa chọn, bố trí lao động vào các công việc như:
Xây dựng các kế hoạch quảng cáo, thực hiện các công tác quảng cáo, kiểm tra,
đánh giá việc thực hiện các công tác quảng cáo, tổ chức đánh giá thị trường tiêu
thụ hàng hoá.
+ Chuẩn bị công tác bán hàng: Liên quan tới việc chuẩn bị các hoạt động xúc tiến
bán hàng như: Tổ chức hội thảo, tham gia hội chợ, tổ chức bán thử.
+ Triển khai bán:
-Tung hàng hoá ra thị trường theo các phương thức và kênh tiêu thụ.
-Xác dịnh thời gian hoạt động của cửa hàng.
-Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ trong và sau khi bán hàng như:
Bảo hành, vận chuyển, bao gói hàng hoá…
c)Lãnh đạo, điều hành và phối kết hợp các hoạt động tiêu thụ hàng hoá trong
doanh nghiệp:
Việc lãnh đạo, điều hành và phối kết hợp các hoạt động tiêu thụ hàng hoá
là một trong những nghệ thuật, nghiệp vụ khó nhất đối với nhà quản trị. Muốn
khối lượng hàng hoá được tiêu thụ với khối lượng ngày càng tăng thì các cấp lãnh
đạo phải tạo ra nguồn thị trường tiêu thụ ổn định, có điều kiện mở rộng, tạo ra
bầu không khí làm việc thoải mái cho các nhân viên nhân viên bán hàng và các
nhân viên khác. Cần có chế độ thưởng phạt công minh, gắn liền quyền lợi của họ
với với quyền lợi doanh nghiệp. Đồng thời phải có khả năng tự điều khiển, làm
chủ bản thân mình, hạn chế tới mức tối đa các quyết định sai lầm. Các hoạt động
lãnh đạo của nhà quản trị trong quản trị tiêu thụ hàng hoá gồm:
-Phần trăm hoàn thành kế hoạch lưu chuyển.
-Lãi gộp, tỷ lệ lãi gộp.
-Lãi bán hàng, tỷ lệ lãi bán hàng.
13
-Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.
Như vậy, quản trị tiêu thụ hàng hoá theo cách tiếp cận quá trình là công việc rất
phức tạp. Để hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi nhà quản trị phải
thực hiện tốt các chức năng quản trị từ việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo cho đến
việc kiểm soát. Kết hợp với việc sử dụng một dội ngũ cán bộ có t