Luận văn Các cuộc vận động ngoại giao về vấn đề Việt Nam của chính quyền johnson (11/1963 – 1/1969)

Tháng 11-1963, L.B. Johnson lên làm Tổng thống nước Mỹ sau khi Kennedy bị ám sát. Việt Nam là di sản của các tổng thống tiền nhiệm mà Johnson phải nhận. Cuối năm 1963 đầu năm 1964, sự suy yếu của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã đặt Johnson trước hai sự lực chọn: hoặc là tìm cách rút khỏi Việt Nam; hoặc là tăng cường nỗ lực cứu vãn chế độ Sài Gòn. Tuy nhiên, Johnson xem Việt Nam là một nơi thử nghiệm về khả năng giúp đỡ một dân tộc đối đầu với cuộc chiến tranh giải phóng của cộng sản. Do đó, Mỹ phải chọn con đường tăng cường viện trợ cho Sài Gòn, tăng cường các hoạt động chiến tranh ở Việt Nam. Trong suốt thời gian cầm quyền của mình (11/1963 – 1/1969), Johnson đã liên tục đẩy mạnh các hoạt động chiến tranh từ “chiến tranh đặc biệt tăng cường” đến chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở Nam Việt Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại bằng hải quân và không quân ra miền Bắc Việt Nam. Hành động này của Johnson đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Mỹ và dư luận thế giới. Do đó, Johnson vừa xúc tiến các nỗ lực quân sự, vừa đưa ra các “sáng kiến hòa bình” để xoa dịu dư luận và yêu cầu Việt Nam kết thúc chiến tranh theo những điều kiện do Mỹ đặt ra. Vậy quá trình và bản chất của cái gọi là “sáng kiến hòa bình” của Johnson như thế nào? Sự tiếp xúc giữa Mỹ và Việt Nam từ 1964 – 1968 diễn ra ra sao? Kết quả đạt được là gì? Đó là những vấn đề cần làm rõ khi chúng ta tìm hiểu về hoạt động đối ngoại giữa Mỹ và Việt Nam trong thời kì Johnson.

pdf159 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các cuộc vận động ngoại giao về vấn đề Việt Nam của chính quyền johnson (11/1963 – 1/1969), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Hắc Tùng CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG NGOẠI GIAO VỀ VẤN ĐỀ VIỆT NAM CỦA CHÍNH QUYỀN JOHNSON (11/1963 – 1/1969) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Hắc Tùng CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG NGOẠI GIAO VỀ VẤN ĐỀ VIỆT NAM CỦA CHÍNH QUYỀN JOHNSON (11/1963 – 1/1969) Chuyên ngành : Lịch sử thế giới Mã số : 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN VĂN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng công bố ở các công trình nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, quý thầy cô Khoa Sử cùng tất cả các anh chị em học viên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến Tiến sĩ Phan Văn Hoàng, Người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin tỏ lòng tri ân ban Ban Giám hiệu, các giáo viên đồng nghiệp tại trường THPT Dầu Tiếng và bạn bè đồng môn đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu cho tôi hoàn thành luận văn đúng quy định. Tuy thời gian nghiên cứu ngắn, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, sự nỗ lực của cá nhân, tôi đã có được sự phát triển về nhận thức, trình độ kiến thức và phương pháp nghiên cứu vô cùng quý báu để hoàn thành luận văn này. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2014 Lê Hắc Tùng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. VẬN ĐỘNG NGOẠI GIAO NHẰM RĂN ĐE VNDCCH (cuối 1963 - cuối 1964) ........................................................................................................ 5 1.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................................. 5 1.1.1. Di sản Việt Nam mà Johnson kế thừa từ những người tiền nhiệm ............ 5 1.1.2. Tình hình miền NVN từ cuối năm 1963 đến giữa năm 1964 ................... 10 1.1.3. Chủ trương của chính quyền Johnson về Việt Nam từ cuối năm 1963 đến cuối năm 1964 .............................................................................................. 14 1.2. Hai sứ mệnh của Seaborn đến Hà Nội ............................................................ 18 1.2.1. Chuyến đi đầu tiên đến Hà Nội của Seaborn (18-6-1964) ....................... 18 1.2.2. Chuyến đi thứ hai của Seaborn (10-8-1964) ............................................ 23 * Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 27 Chương 2. VẬN ĐỘNG NGOẠI GIAO NHẰM ĐÀM PHÁN TRÊN THẾ MẠNH (năm 1965 đến tháng 3-1968) ................................................................... 29 2.1. Những yếu tố tác động đến quyết sách về Việt Nam của Johnson ......... 29 2.1.1. Tình hình miền NVN từ cuối năm 1964 đến đầu năm 1965 .................... 29 2.1.2. Chính quyền Johnson tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền BVN từ đầu năm 1965 đến đầu năm 1968 ........... 32 1.1.3. Tình hình trong nước Mỹ và sức ép quốc tế đòi hỏi Mỹ phải tiến hành đàm phán với VNDCCH .................................................................................... 43 2.2. Mỹ tiến hành những cuộc vận động ngoại giao công khai và tiếp xúc bí mật với VNDCCH .................................................................................................. 51 2.2.1. Tuyên bố ngoại giao công khai về vấn đề Việt Nam của Johnson ........... 51 2.2.2. Những cuộc tiếp xúc Mỹ – VNDCCH (1965 - đầu năm 1966) ............... 55 2.2.3. Chiến dịch “tấn công hòa bình” lớn nhất trong sự nghiệp của Johnson (1966-1967) ........................................................................................................ 67 * Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 76 Chương 3. HỘI ĐÀM MỸ - VNDCCH TẠI PARIS (3/1968 – 1/1969) .............. 82 3.1. Những nhân tố dẫn đến quyết định ngày 31-3-1968 của Johnson .................. 82 3.1.1. Sự chia rẽ sâu sắc ngay trong guồng máy chiến tranh Mỹ (1967-1968) .. 82 3.1.2. Phong trào phản chiến diễn tiến ngày càng quyết liệt .............................. 85 3.1.3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ............................ 91 3.1.4. Dư luận Mỹ và lời khuyến cáo của “những nhà thông thái” ................... 97 3.1.5. Áp lực của năm bầu cử Tổng thống ....................................................... 102 3.2. Hội đàm giữa Mỹ và VNDCCH tại Paris ...................................................... 104 3.2.1. Các cuộc gặp công khai bàn các vấn đề mang tính thủ tục cho hội đàm107 3.2.2. Hội đàm chính thức hai bên (13-5 đến hết tháng 8) ............................... 112 3.2.3. Song song hội đàm công khai và tiếp xúc bí mật ................................... 117 3.3. Tuyên bố ngày 31-10-1968 của Johnson, quyết định mang tính bước ngoặt trong tiến trình đàm phán tại Paris ....................................................................... 122 * Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 126 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 136 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVN : Bắc Việt Nam CQSG : Chính quyền Sài Gòn MTDTGP : Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. NVN : Nam Việt Nam NXB : Nhà xuất bản NSC-68 : Bị vong lục của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ số 68 NSAM : Từ thời chính phủ Kennedy, các nghị quyết của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (bị vong lục) mang kí hiệu NSAM (National Security Action Memoranda) thay vì NSC của các đời tổng thống tiền nhiệm. ND : Người dịch, người dẫn QGPMN : Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam TG : Tác giả VNDCCH : Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tháng 11-1963, L.B. Johnson lên làm Tổng thống nước Mỹ sau khi Kennedy bị ám sát. Việt Nam là di sản của các tổng thống tiền nhiệm mà Johnson phải nhận. Cuối năm 1963 đầu năm 1964, sự suy yếu của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã đặt Johnson trước hai sự lực chọn: hoặc là tìm cách rút khỏi Việt Nam; hoặc là tăng cường nỗ lực cứu vãn chế độ Sài Gòn. Tuy nhiên, Johnson xem Việt Nam là một nơi thử nghiệm về khả năng giúp đỡ một dân tộc đối đầu với cuộc chiến tranh giải phóng của cộng sản. Do đó, Mỹ phải chọn con đường tăng cường viện trợ cho Sài Gòn, tăng cường các hoạt động chiến tranh ở Việt Nam. Trong suốt thời gian cầm quyền của mình (11/1963 – 1/1969), Johnson đã liên tục đẩy mạnh các hoạt động chiến tranh từ “chiến tranh đặc biệt tăng cường” đến chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở Nam Việt Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại bằng hải quân và không quân ra miền Bắc Việt Nam. Hành động này của Johnson đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Mỹ và dư luận thế giới. Do đó, Johnson vừa xúc tiến các nỗ lực quân sự, vừa đưa ra các “sáng kiến hòa bình” để xoa dịu dư luận và yêu cầu Việt Nam kết thúc chiến tranh theo những điều kiện do Mỹ đặt ra. Vậy quá trình và bản chất của cái gọi là “sáng kiến hòa bình” của Johnson như thế nào? Sự tiếp xúc giữa Mỹ và Việt Nam từ 1964 – 1968 diễn ra ra sao? Kết quả đạt được là gì? Đó là những vấn đề cần làm rõ khi chúng ta tìm hiểu về hoạt động đối ngoại giữa Mỹ và Việt Nam trong thời kì Johnson. Đồng thời tác giả luận văn cũng mong muốn đóng góp thêm vào kho tư liệu nhằm nghiên cứu một trong những mối quan hệ ngoại giao nổi cộp nhất trong thời chiến tranh lạnh, đặc biệt là khai thác tư liệu gốc từ phía Mỹ và CQSG. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Các cuộc vận động ngoại giao về vấn đề Việt Nam của Chính quyền Johnson (11/1963 – 1/1969)” cho luận văn nghiên cứu của mình. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Các cuộc tiếp xúc, đàm phán giữa Mỹ và Việt Nam trước Hội nghị Paris (1968 – 1973) hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Phần lớn các công trình trong nước đều tập trung vào quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris chứ chưa đi 2 sâu vào tìm hiểu những cuộc tiếp xúc Mỹ - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) từ 1964 – 1968. Ở Việt Nam, một số công trình có liên quan chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ đã được công bố như: Mai Văn Bộ (1985), Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật; Mai Văn Bộ (1993), Hà Nội – Paris: Hồi ký ngoại giao; Bộ Ngoại giao (2007), Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam; Lưu Văn Lợi (1998), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945 – 1995; Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã đề cập một số nội dung liên quan đến những lập trường, quan điểm của Việt Nam và Mỹ trong quá trình đàm phán tại Hội nghị Paris (1969 - 1973) mà chưa làm rõ được những cuộc tiếp xúc bí mật và hòa đàm giữa Mỹ và VNDCCH dưới thời Tổng thống Johnson. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu liên quan với tiếp xúc bí mật giữa Mỹ và VNDCCH trước Hội nghị Paris cũng đã được xuất bản như: Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ (1990), Tiếp xúc bí mật Việt Nam – Hoa Kì trước Hội nghị Pa-ri; Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ (2002), Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris; Cục Văn thư Lư trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (2012), Hiệp Định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn; Lê Phụng Hoàng (2008), Lịch sử Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối chiến tranh lạnh; Nguyễn Khắc Huỳnh (2011), Ngoại giao Việt Nam-góc nhìn và suy ngẫm;... Đây là những công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến những cuộc tiếp xúc bí mật và đàm phán giữa Hà Nội và Washington trong thời kì Johnson. Tuy nhiên, các công trình phần lớn dừng lại ở việc cung cấp sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian mà chưa đi sâu vào làm rõ bản chất và mục tiêu thật sự của quá trình tiếp xúc bí mật hai bên. Đặc biệt, các công trình trên cũng chưa cập nhật được nguồn tài liệu gốc từ phía Mỹ về các chủ trương hoạt động ngoại giao thực hiện các “sáng kiến hòa bình” của Johnson. Do đó, việc tiếp tục bổ sung, làm rõ quá trình tiếp xúc bí mật giữa Mỹ và VNDCCH là cần thiết. Một số tác giả Việt Nam ở nước ngoài và các nhà khoa học thế giới cũng có một số công trình nghiên cứu như: Nguyễn Phú Đức (2009), Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam; Nguyễn Kỳ Phong (2006), Vũng lầy của Bạch Ốc: Người Mỹ và chiến tranh Việt Nam 1945 – 1975; H.Y.Schandler (1999), Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ 3 vỡ: L.Johnson và Việt Nam; Jerry Elmar (2005), Tội phạm vì hoà bình; George Herring (1996), America`s Longest War: The United States and Vietnam, 1950- 1975; Nancy Zaroulis and Gerald Sullivan (1984), Who Spoke Up? American protest against The war in Vietnam 1963 – 1975; William J.Duiker (1994), U.S. Containment Policy and the Conflict in Indochina; Michael Maclear (1984), Vietnam: The Ten Thousand Day War, Những công trình nghiên cứu này tiếp cận vấn đề phần lớn từ góc độ, quan điểm của người Mỹ, thậm chí một số ít còn mang tính chất biện minh cho chính quyền Johnson nên chưa thật khách quan khi đề cập đến bản chất của các “sáng kiến hòa bình” của Johnson. Mặt khác, các công trình trên cũng chưa nghiên cứu sâu và có hệ thống về các cuộc tiếp xúc bí mật giữa VNDCCH với Mỹ trong thời kì của Johnson. Tóm lại, hiện nay tuy đã có một số công trình nghiên cứu về những hoạt động ngoại giao của chính quyền Johnson đối với Việt Nam từ 1964 – 1969. Tuy nhiên, các công trình này tiếp cận dưới những góc độ khác nhau nên chưa làm rõ được bản chất mục tiêu của Mỹ trong những cuộc tiếp xúc bí mật và hoạt động ngoại giao để hô hào “tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề Việt Nam”. Mặt khác, những công trình trên cũng chưa làm rõ một cách hệ thống, đầy đủ những diễn biến chính trong hòa đàm Mỹ - VNDCCH trong năm 1968. Do đó, chúng tôi thiết nghĩ việc tiếp cận với các tài liệu gốc đã được giải mật như Leslie H. Gelb, et. al, eds (1971), United States-Vietnam Relations 1945-1967; Neil Sheehan, Hedrick Smith, E. W. Kenworthy, and Fox Butterfield, The Pentagon Papers as Published by the New York Times; George Herring (1996), America`s Longest War: The United States and Vietnam, 1950-1975; Lyndon Baines Johnson (1972), Ma Vie de Président; để tìm hiểu bản chất, lý giải toàn diện hơn những cuộc vận động ngoại giao của Chính quyền Johnson trong việc tìm giải pháp kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình ở Việt Nam là phù hợp, cần thiết. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Các cuộc vận động ngoại giao về vấn đề Việt Nam của Chính quyền Johnson (11/1963 – 1/1969)” để nghiên cứu. 4 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung vào tìm hiểu và làm rõ bản chất những hoạt động ngoại giao của Mỹ trong việc tiếp xúc bí mật và kêu gọi hòa đàm cho vấn đề Việt Nam. Qua đó, đề tài sẽ góp phần làm nổi bật được quan điểm của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam từ 1964 – 1969. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt thời gian: từ tháng 11-1963 đến tháng 1-1969 (thời điểm Johnson nắm quyền Tổng thống Mỹ). - Về mặt không gian: những hoạt động ngoại giao bí mật và công khai về vấn đề Việt Nam của Mỹ tiến hành ở Việt Nam và trên thế giới. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa trên quan điểm biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhiệm vụ, chức năng đối ngoại của nhà nước để lý giải bản chất các mục tiêu hoạt động đối ngoại của nước lớn – Mỹ. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng những phương pháp chuyên ngành như phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá các sự kiện nhằm khôi phục lại một cách có hệ thống và làm sáng tỏ bản chất quá trình Mỹ tiến hành những cuộc tiếp xúc bí mật và tuyên bố công khai về vấn đề Việt Nam từ năm 1964 đến tháng 1-1969. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài sẽ làm rõ bản chất những cuộc vận động ngoại giao của Mỹ về vấn đề Việt Nam. Qua đó, đề tài sẽ góp phần làm nổi bật được quan điểm ngoại giao của Mỹ trong suốt thời gian dài từ 1964 – 1969. Góp phần làm phong phú thêm nguồn sử liệu cho những ai quan tâm đến vấn đề ngoại giao của Mỹ và Việt Nam những năm tiền Hội nghị Paris. 6. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: Thông qua nguồn tài liệu gốc, có giá trị, đề tài sẽ khai thác để chứng minh “những sáng kiến hòa bình” (theo cách gọi của Tổng thống Johnson) thực chất chỉ là một thủ thuật chính trị, biện hộ cho ý đồ kéo dài cuộc chiến tranh không lối thoát, gây thiệt hại nặng nề trên nhiều mặt cho nước Mỹ mà họ đã lún ngày càng sâu ở Việt Nam mà thôi. 5 Chương 1. VẬN ĐỘNG NGOẠI GIAO NHẰM RĂN ĐE VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (cuối 1963 - cuối 1964) 1.1. Bối cảnh lịch sử 1.1.1. Di sản Việt Nam mà Johnson kế thừa từ những người tiền nhiệm Truman là Tổng thống Mỹ đầu tiên dính líu đến vấn đề Việt Nam. Với mối lo ngại sâu sắc về sự lớn mạnh của khối Xã hội Chủ nghĩa, Mỹ đã bắt đầu chú ý đến Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo Mỹ, khi Trung Hoa Dân quốc sụp đổ, Đông Nam Á trở thành nơi sống còn đối với an ninh của mình vì “Nếu khu vực này bị chủ nghĩa cộng sản kiểm soát, chúng ta sẽ phải gánh chịu một thất bại thảm hại về mặt chính trị mà ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn trên toàn thế giới" [64, tr. 15]. Vì vậy, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ra đời sau cách mạng tháng Tám năm 1945 và ngày càng giành thế chủ động trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, càng làm cho Mỹ lo ngại về sự thắng lợi ngày càng to lớn của Chủ nghĩa Cộng sản. Ngay từ ngày 27-9-1948, Bộ ngoại giao Mỹ đã đi đến kết luận rằng chính sách của Mỹ sẽ là “loại trừ càng xa càng tốt ảnh hưởng của Cộng sản ở Đông Dương” [54, tr. 75]. Sau thành công của cách mạng Trung Quốc, ngày 30-12- 1949, tổng thống Truman đã phê chuẩn Văn kiện NSC-48/2 của Hội đồng An ninh Quốc gia và xác định “phải đặc biệt chú ý đến vấn đề Đông Dương thuộc Pháp” và “đường lối chính sách của Mỹ là chặn đứng sự bành trướng hơn nữa của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á” [67, tr. 9]. Sau đó, ngày 27-2-1950, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ tiếp tục thông qua Văn kiện NSC-641 xác định “Đông Dương là một khu vực then chốt và đang trực tiếp bị đe dọa Việc Cộng sản đe dọa xâm lăng Đông Dương chỉ là một phần trong kế hoạch đã định trước của Cộng sản nhằm kiểm soát toàn bộ Đông Nam Á Do 1 Đây là văn kiện đầu tiên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) dành riêng cho vấn đề Đông Dương. Cũng từ đây (2-1950), sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam được chính thức bắt đầu trên những văn bản chính thức của Washington. NSC-64 cũng là văn bản chính thức đầu tiên của Mỹ nêu lên điều mà sau này được gọi là “nguyên lý đô-mi-nô” (the domino principle). 6 đó, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng phải ưu tiên chuẩn bị một chương trình gồm những biện pháp thực tế nhằm bảo vệ lợi ích an ninh của Mỹ ở Đông Dương” [54, tr. 96]. Trong đó, NSC-64 còn gợi ý rằng, Mỹ phải có “mọi biện pháp thực tiễn để ngăn chặn sự mở rộng hơn nữa của cộng sản ở Đông Nam Á” [2, p. 29]. Muốn vậy, Mỹ phải tăng cường viện trợ cho Pháp tại Đông Dương để giữ vững cái chốt chặn cộng sản này. Đây là điều “tối cần thiết vì sự hiện diện của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc Đông Dương mà người Pháp thì không đủ sức đương đầu với lực lượng Việt Minh” [28, tr. 81]. Người Mỹ rất lo ngại việc Pháp thất thủ tại Đông Dương vì khu vực này tiếp giáp Nam Trung Quốc và là cửa ngõ ra vào giữa hai biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nếu “mất Việt Nam sẽ làm cho các quốc gia còn lại ở Đông Nam Á đứng trước nguy cơ tiêu vong” [46, tr. 16]. Do đó, mục tiêu của Mỹ là “hoạch định một chính sách để Đông Nam Á không được phép "rơi vào tay của những người Cộng sản như một quả mận chín" và rằng sự hiện diện của Pháp tiếp tục ở Đông Dương là cần thiết cho mục đích đó” [64, tr. 24]. Như vậy, Việt Nam từ một quốc gia nhỏ vốn không liên quan gì đến nước Mỹ xa xôi, từ đầu những năm 1950 bỗng giữ một vị trí quan trọng trong chính sách an ninh của Mỹ. Mỹ đã rất nỗ lực để giúp Pháp giành thắng lợi trong cuộc chiến tại nơi này2. Thế nhưng, sự hậu thuẫn của Mỹ không thể cứu nguy cho sự sa lầy của Pháp tại Đông Dương. Pháp đã phải chấp nhận thất bại, đi tới ý Hiệp định Geneva về vấn đề Đông Dương để rút ra khỏi cuộc chiến, chấm dứt chín năm thảm hại ở đây. Nhưng có vẻ Mỹ chưa rút ra được bài học gì từ Pháp ở Việt Nam. Nếu như Tổng thống Truman là người khơi nguồn cho những dính líu của Mỹ ở Việt Nam thì Tổng thống Eisenhower đã là người nâng tầm chiến lược của Việt Nam lên đến mức cao nhất trong chính sách ngăn chặn cộng sản mà chính quyền Mỹ luôn theo đuổi. Khi Điện Biên Phủ sắp thất thủ, Pháp đã lên tiếng nhờ Mỹ giúp đỡ. Tổng thống Eisenhower đã tích cực vận động Quốc hội Mỹ và lôi kéo Anh tham gia cứu Pháp, nhưng không thành. Tiếp theo đó, ngay trong ngày Hiệp định Geneva được kí, 2 Mỹ bắt đầu tính đến giải pháp viện trợ cho Pháp để giữ bức tường ngăn chặn cộng sản tại Đông Dương. Giữa năm 1950, phái đoàn Cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) được đưa sang Việt Nam. Trong tài khoá năm 1954, viện trợ của Mỹ cho các cố gắng chiến tranh của Pháp ở Đông Dương tăng lên 1 tỷ đô-la. Phái đoàn MAAG đã có 342 sĩ quan và binh lính Mỹ [38, Tr. 7]. 7 Eisenhower đã tuyên bố tại một cuộc họp bá
Luận văn liên quan