Luận văn Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các quốc gia mới của EU

Nội dung luận văn đã cố gắng khắc họa bức tranh về khu vực thị trường các quốc gia mới của châu Âu giúp chúng ta thấy được tiềm năng to lớn cũng như sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khu vực thị trường này. Luận văn cũng đã nêu lên được thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU trong giai đoạn từ 1995 đến 2007. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU liên tục t ăng trưởng (trung bình 17,03%/năm). Những mặt hàng mà các quốc gia mới của EU nhập khẩu từ nước ta chủ yếu là thủy sản, giày da, dệt may, cà phê, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ. Đây đều là những mặt hàng thế mạnh của nước ta và có triển vọng xuất khẩu trong những năm tiếp theo. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị, giải pháp vĩ mô và vi mô để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU từ nay đến 2010. Tuy nhiên do hạn chế trong việc thu thập thông tin, dữ liệu vì thực tế ở nước ta hiện nay, tài liệu, thông tin về các nước thành viên mới của EU còn rất ít và năng lực bản thân còn yếu nên luận văn còn nhiều thiếu xót cần bổ sung và cần được nghiên cứu sâu hơn. Trước mắt, quan hệ kinh thế thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng với quyết tâm của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam, nhất định các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có những bước đi thích hợp để thâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường các quốc gia mới của EU đầy tiềm năng.

pdf114 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các quốc gia mới của EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
` TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------------------------------------ “CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CÁC QUỐC GIA MỚI CỦA EU” Hà Nội – 2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------------------------------------ “CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CÁC QUỐC GIA MỚI CỦA EU” : 60.31.07 Hà Nội - 2008 TRANG - ............ 11 Bảng 2 – GDP bình quân/người của các quốc gia mới của EU ................ 11 Bảng 3 – Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ với các quốc gia mới của EU năm 2007 ............................................................................................. 14 Bảng 4 - Kim ngạch xuất nhập khẩu của Nga với các quốc gia mới của EU năm 2007 ............................................................................................. 15 Bảng 5 - Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với các quốc gia mới của EU năm 2007 ............................................................................... 16 Bảng 6 – Thời điểm thiết lập ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU ................................................................................................ 19 Bảng 7 – Cam kết ODA của các nước thành viên EU năm 2007 ............. 23 - 1/2008 .. 42 – 1/2008 .................................. 46 – 2007 ................................................................. 49 – 2007 .......................................................... 50 – 2007 ......................................................... 51 – 2007 ........................................................ 52 – 2007 .......................................................... 53 – 2007 ......................................................... 53 – 2007 ........................................................ 54 – 2007 ............................................................ 55 – 2007 ............................................................. 55 – E 2007 .......................................................... 56 – 2007 ................................................................. 57 CEFTA Central European Free Trade Agreement Âu EU European United Liên minh châu Âu FAO Food and Agriculture Organization of the United Nation FDI Foreign Direct Investment GSP General System of Preference IMF International Monetary Fund MFN Most Favourite Nation ODA Official Development Aid OECD Organization for Economic Co- operation and Development WB World Bank WTO World Trade Organization KẾT LUẬN Nội dung luận văn đã cố gắng khắc họa bức tranh về khu vực thị trường các quốc gia mới của châu Âu giúp chúng ta thấy được tiềm năng to lớn cũng như sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khu vực thị trường này. Luận văn cũng đã nêu lên được thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU trong giai đoạn từ 1995 đến 2007. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU liên tục tăng trưởng (trung bình 17,03%/năm). Những mặt hàng mà các quốc gia mới của EU nhập khẩu từ nước ta chủ yếu là thủy sản, giày da, dệt may, cà phê, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ... Đây đều là những mặt hàng thế mạnh của nước ta và có triển vọng xuất khẩu trong những năm tiếp theo. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị, giải pháp vĩ mô và vi mô để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU từ nay đến 2010. Tuy nhiên do hạn chế trong việc thu thập thông tin, dữ liệu vì thực tế ở nước ta hiện nay, tài liệu, thông tin về các nước thành viên mới của EU còn rất ít và năng lực bản thân còn yếu nên luận văn còn nhiều thiếu xót cần bổ sung và cần được nghiên cứu sâu hơn. Trước mắt, quan hệ kinh thế thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng với quyết tâm của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam, nhất định các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có những bước đi thích hợp để thâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường các quốc gia mới của EU đầy tiềm năng. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình, không sao chép của người khác, các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2008 Người viết Vũ Mai Hương LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những khâu then chốt của Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu mà Đảng và Nhà nước đề ra cho thời kỳ 2001 – 2010 là tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường, trong đó có một quan điểm chủ đạo là đẩy mạnh tìm kiếm, các thị trường mới. Trong số những thị trường mới đã được xác định, các quốc gia thành viên mới của EU (Séc, Ba Lan, Estonia, Hungari, Slovakia, Slovenia, Latvia, Litva, Síp, Malta, Bulgari, Rumani) là những thị trường xuất khẩu được đánh giá là rất tiềm năng đối với Việt Nam nhưng những năm qua, do nhiều lý do khách quan mà chúng ta chưa khai thác hết được. Mặc dù Việt Nam và các quốc gia mới của EU đã có mối quan hệ ngoại giao truyền thống lâu đời, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ, nhưng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia này còn ở mức độ thấp, chưa thực sự tương xứng với quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp, cũng như tiềm năng của hai bên. Sự tham gia Liên minh châu Âu (EU) sẽ đem lại cho thị trường ở các nước này sức mạnh mới, sự hấp dẫn mới, Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao kim ngạch thương mại với các nước này trong điều kiện mới. Tuy nhiên, việc nhìn nhận thị trường các nước Đông Âu cũng phải thay đổi, đây không còn là thị trường "dễ tính", mà ở đây cũng đòi hỏi có tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của châu Âu. Hơn nữa việc thâm nhập vào thị trường này cần phải tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt của EU về hạn ngạch, về thuế quan, vệ sinh an toàn thực phẩm... Để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU trong thời kỳ 2001-2010, cũng như mở rộng quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế khác, chúng ta cần phải phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU để từ đó đề ra những kiến nghị, giải pháp thiết thực. Đây cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài “Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU” 2. Tình hình nghiên cứu Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết kinh tế - chính trị - tài chính cú tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới nên sự kiện EU mở rộng, tăng số thành viên từ 15 nước lên 25 nước năm 2004 và lên 27 nước năm 2007 đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu kinh tế của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Sau sự kiện các nước Đông Âu gia nhập Liên minh châu Âu, TS. Nguyễn Quang Thuấn, Nguyễn An Hà đã nghiên cứu và viết cuốn sách “Các nước Đông Âu gia nhập Liên minh Châu Âu và những tác động đến Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2005. Cuốn sách đã đề cập đến những quá trình và những thành tựu mà các nước Đông Âu đã được từ sau khi bắt đầu thực hiện chuyển đổi nền kinh tế. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phân tích rất kỹ những tác động của EU mở rộng tới mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU. Năm 2007, Bộ Công thương đã công bố một đề tài cấp bộ của tác giả Phùng Thị Vân Kiều với nhan đề “Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000 – 2010”. Đề tài đã phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU giai đoạn 2000 – 2010. Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết của nhiều tác giả về tác động của việc EU mở rộng trên những khía cạnh, góc nhìn khác nhau đã được đăng trên các tạp chí Nghiên cứu châu Âu, tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới…. Với đề tài “Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các quốc gia mới của EU”, tôi hi vọng sẽ được góp một phần nhỏ bổ sung vào những nghiên cứu về Liên minh châu Âu của các tác giả đi trước. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu đặc điểm thị trường EU, thị trường các quốc gia mới của EU; thực trạng xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang thị trường các quốc gia mới của EU trong giai đoạn 1995-2007, từ đó đề ra một số giải pháp thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU từ nay đến 2015. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau: Nghiên cứu tổng quan về thị trường EU, đặc điểm thị trường các quốc mới của EU. Nghiên cứu quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU trong thời gian qua. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU nói chung và thị trường các quốc gia mới của EU nói riêng trong giai đoạn từ 1995 đến 2007. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề liên quan đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU27 như: thị trường EU; thị trường các quốc gia mới của EU; một số thị trường tiêu biểu trên các phương diện: dung lượng thị trường, tập quán tiêu dùng, tình hình nhập khẩu, chính sách và quy định nhập khẩu… Luận văn giới hạn ở việc phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU từ 1995 đến 2007 cũng như xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU nói chung chứ không nghiên cứu hoạt động nhập khẩu hay xuất khẩu dịch vụ. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được hoàn thành dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ngoài ra, Luận văn còn chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm ba chương: Chương 1 – Tổng quan về thị trường EU – sang thị trường các quốc gia mới của EU Chương 3 – Triển vọng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các quốc gia mới của EU. TRANG CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU ..................................... 1 1.1. ....................................................... 1 ...................................................................... 1 .......................................................... 4 1.2. .. 10 ....................... 10 ................ 13 .............................. 13 ........................................................................................... 17 1.3. ............................................................ 17 ............. 17 ......................................................... 17 ............................................................... 19 1.3.1.3. Hợp tác về khoa học và công nghệ ................................. 24 ........................................................................................ 24 ......................................................................................... 24 ....... 25 ................ 26 1.3.2.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU ........................................................................... 27 1.3.2.5. Đa dạng hóa thị trường để tránh rủi ro ............................ 27 1.3.2.6. Phát huy quan hệ ngoại giao truyền thống ........................ 28 ............. 28 .............................................................................. 28 ................................................................................... 33 ...................................................................................... 37 – .................... 39 2.1. CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CHUNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU .............................................................................. 39 2.1.1. Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP ................................................. 39 2.1.2. Các rào cản phi thuế quan – NTBs .......................................... 40 2.1.3. Chống phá giá .......................................................................... 41 2.2. ......................................... 41 2.2.1. Qui mô ..................................................................... 41 ...................................................................... 42 ..................................................................... 48 2.3. ................................................................................................ 57 ...................................................................... 57 ......................................................................... 59 – ...................................... 61 3.1. .................................... 61 3.1.1. Những nhân tố tác động tới khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU giai đoạn từ nay đến năm 2015 .................................................................................... 61 65 ....................................................................... 68 3.2. ..................................................................................................... 70 3.3. G ................................................................. 72 ............................................................. 72 ........................ 72 .......................................................................... 73 .................... 74 ..... 77 3.3.1.5. Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường các quốc gia mới của EU ................................................. 79 .................................................. 81 ............................................................. 82 ......................................................................................... 82 , ................................... 90 ................................... 91 ........................................................... 95 1 CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG EU 1.1.1. Khái quát về EU Liên minh Châu Âu (EU) - trước đây gọi là Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) – là một thể chế với mục tiêu thống nhất Châu Âu thành một khối kinh tế, chính trị thống nhất. EU được hình thành từ sau thế chiến thứ II để hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia Châu Âu. Ý tưởng hợp nhất châu Âu thành một liên minh với hy vọng về hòa bình và hiểu biết lẫn nhau nhằm tránh mọi nguy cơ xung đột, không còn cảnh chiến tranh tàn phá đã được Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Robert Schuman, lần đầu tiên đưa ra trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9/5/1950. Cũng chính ngày này hiện nay được coi là ngày sinh nhật của EU và được kỉ niệm hang năm, gọi là “Ngày Châu Âu”. Cộng đồng Than Thép Châu Âu (European Coal and Steel Community hay viết tắt là ECSC) là một tổ chức hợp tác kinh tế giữa các nước Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan được thành lập năm 1952 theo Hiệp ước Pari 1951 nhằm phối hợp quản lý giá cả, sản xuất và điều kiện lao động lien quan đến các tài nguyên than và thép là những đầu vào thiết yếu cho sản xuất quân nhu, những yếu tố góp phần gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới. Cộng đồng Than thép Châu Âu giới thiệu một thị trường than và thép chung, tự do với giá cả thị trường được ấn định tự do, không có thuế xuất nhập khẩu và trợ giá. Tuy nhiên, một thời kỳ chuyển tiếp cho phép các nền kinh tế khác đạt đến tình trạng như vậy trong khoảng hơn một năm. Hiệp ước Pari có hiệu lực vào ngày 23/7/1952 và chỉ có hiệu lực trong 50 năm nên nó đã ngưng tồn tại từ ngày 23/7/2002. Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động của Cộng đồng Than thép Châu Âu ngưng lại sau tháng 7 năm 2002. Quỹ Nghiên cứu về Than và Thép (Research Fund for Coal and Steel) tiếp tục tồn tại vì quỹ của nó được trích ra từ công nghiệp và không thể giao lại cho các quốc gia thành viên. 2 Ngày 25/7/1957, tại thành phố Rome cổ kính của nước Ý, sáu quốc gia bao gồm Cộng hoà Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoà Ý, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Hà Lan và Đại Công quốc Luxembourg đã đồng ý kí tên vào Hiệp ước Rome (The Treaty of Rome hay Rome Treaties) cho việc ra đời hai tổ chức Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (European Economic Community, EEC) và Cộng đồng năng lượng Nguyên tử Châu Âu (European Atomic Energy Community, EAEC hayEuratom). Bản hiệp ước Rome bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1958. Mục tiêu chính của Hiệp ước này là tạo ra một không gian lãnh thổ lớn hơn bao gồm các nước nói trên có cơ hội trao đổi kinh tế, năng lượng, văn hoá, an ninh…. dựa theo các giá trị và chính sách chung. Từ năm 1967 cơ quan điều hành của các cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Hội đồng Châu Âu. Tháng 1-1973, cộng đồng châu Âu tiến hành việc lần đầu tiên mở rộng khối, kết nạp thêm ba nước Đan Mạch, Ailen và Anh, đưa số thành viên lên 9 nước. Năm 1981, Hy Lạp trở thành thành viên thứ 10 của EU; 5 năm sau đến lượt Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Năm 1986, Hiệp ước về “Châu Âu duy nhất” được thông qua nhằm xóa bỏ những rào cản về lưu thông tự do hàng hóa trong liên minh trong vòng 6 năm; cùng sáng kiến thành lập "thị trường duy nhất" của châu Âu cũng được thông qua. Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu (hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht) được ký ngày 7/2/1992 tại Mastricht (Hà Lan) nhằm mục đích thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập kỷ 90 với một đồng tiền chung và một Ngân hàng Trung ương độc lập; thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp. Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hoá Châu Âu. Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi ký ngày 2/10/1997 tại Amsterdam, Hà Lan) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một 3 số lĩnh vực như: những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; tư pháp và đối nội; chính sách xã hội và việc làm; chính sách đối ngoại và an ninh chung. Ngày 19/6/1990 Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Ngày 27/11/1990, sáu nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25/6/1991. Ngày 26/3/1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Năm 1995, Liên minh Châu Âu tiếp nhận thêm 3 nước thành viên mới là Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển. Liên minh thống nhất gọi chung các hiệp ước quy định về quyền tự do đi lại của công dân châu Âu trong nội bộ khối dưới cái tên Schengen. Hàng triệu sinh viên được tham gia các khóa học ở bất kỳ nước nào trong khối nhờ sự liên kết, hỗ trợ của EU; trong khi đó, điện thoại di động cùng mạng Internet đã giúp người dân châu Âu liên lạc một cách dễ dàng hơn. Kể từ ngày 1/1/2000, đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Ngày 1/5/2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là Séc, Hungari, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Síp. Kết nạp thêm 10 thành viên mới lần này là một quyết định mạnh bạo của EU, không chỉ vì đón nhận các nước thuộc khối Đông Âu trước đây, mà còn bởi vì đã chấp nhận Síp khi sự thống nhất hai miề
Luận văn liên quan