Luận văn Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2004 – 2010
Sự cần thiết của đề tài: I. Nguồn lực con người là động lưc để tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế vì chỉ có nguồn nhân lực mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác, trở thành lực lượng đi đầu trong sự nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. II. Ninh Thuận là một tỉnh của vùng kinh tế Đông Nam Bộ; một vùng kinh tế năng động, phát triển nhất cả nước; song đó lại là một tỉnh có nền kinh tế thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh là một yêu cầu bức thiết nhằm phát triển kinh tế Tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. III. Với những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập, chúng tôi vận dụng vào luận văn Thạc sĩ kinh tế: “Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2004 – 2010”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra cac giải pháp phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010. 3. Phương pháp nghiên cứu: IV. Luận văn được thực hiện trên cơ sở tổng hợp lý luận về vai trò của con người trong phát triển kinh tế, kinh nghiệm phát triển nguồn lực con người ở một số quốc gia, phân tích thống kê thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Ninh Thuận (so sánh thực trạng nguồn nhân lực Tỉnh với các địa phương khác), sử dụng mô hình toán học nhằm xác 4 định cung - cầu lao động đến năm 2010 và đưa ra một giải phát nhằm phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh.Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn này được tổng hợp từ các niên giám thống kê củaTổng cục Thống kê, Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội, Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận; quy họach phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Thuận và của các ngành thuộc Tỉnh, Phần mềm Eviews 4 được sử dụng để chạy các mô hình.