Luận văn Các nhân tố tác động đến nghề nuôi tôm sú công nghiệp của tỉnh Bến Tre

Nghề nuôi tôm ven biển của Việt Nam bắt đầu từ những năm 1980 với hình thức quãng canh là dựa vào nguồn giống tự nhiên. Sự hấp dẫn của lợi nhuận cao mang lại từ nuôi tôm và gần đây là chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã thúc đẩy nghề nuôi tôm càng phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ nuôi tômdần dần được cải tiến và hoàn thiện. Đến cuối năm 2005 cả nước có khoảng 616.900 ha nuôi tôm mà chủ yếu là tôm sú với khoảng 3% diện tích nuôi tôm thâm canh và 4% diên tích nuôi bán thâm canh. Sự phát triển nhanh chóng cả về diện tích và mức độ thâm canh trong nuôi tôm sú đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển các hệ thống dịch vụ như: con giống, thức ăn, thuốc và hoá chất, tư vấn, vốn phụcvụ cho người nuôi. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích nuôi chiếm khoảng 70% diện tích cả nước và đóng góp 80% tổng sản lượng tôm nuôi của Việt nam, trong đó Bến tre có diện tích nuôi tôm sú là 32.253 ha chiếm 5,23% diện tích nuôi tôm sú cả nước và đạt giá trị sản phẩm thủy sản nuôi là 2.135.182triệu đồng chiếm 5,34% giá trị thủy sản nuôi cả nước. Với sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi tôm sú công nghiệp đặc biệt từ sau năm 2000 đã làm phát sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết như: dịch bệnh bùng phát thường xuyên và rủi ro thua lỗ là điều không thể tránh khỏi cho các chủ đìa tôm, việc qui hoạch và quản lý khu vựcnuôi nhằm để kiểm soát dịch bệnh, và hạn chế các tác động môi trường do việc chặt phá rừng ngập mặn lấy đất nuôi tôm hiện nay vẫn còn nan giải, các yếu tố đầu vào như: chất lượng con giống, chất lượng thức ăn, thuốc và hoá chất cũng như các hạn chế đầu ra về chất lượng và kích cỡ tôm thịt, dư lượng kháng sinh và các hoá chất cấm sử dụng tồn lưu trong thịt tôm của các thị trường lớn như EU và Mỹ cũng còn nhiều hạn chế và khó kiểm soát. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghề nuôi tôm như: hệ thống giao thông, cấp thoát nước, hỗ trợ kỹ thuật nuôi và nguồn vốn đầu tư cho nuôi tôm chủ yếu do người nuôi tự xoay sở nên hầu như các công trình nuôi chưa đạt tiêu chuẩn và còn nhiều hạn chế là điều kiện phát sinh các rủi ro. Mặc khác, nghề nuôi tôm sú công nghiệp của Bến tre mang tính mùa vụ nên thu hoạch thường tập trung, sức ép giá từ các nhà thu mua đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận người nuôi.

pdf100 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các nhân tố tác động đến nghề nuôi tôm sú công nghiệp của tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan