Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Từ khi lập quốc, do không ngừng đấu
tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm, cộng đồng dân tộc Việt Nam sớm có ý thức đoàn kết bảo vệ
chủ quyền và xây dựng đất nước mình, lòng yêu nước Việt Nam cũng bắt nguồn từ đó. Trải qua hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước, truyền thống ấy không ngừng được hun đúc và ngày càng phát triển.
Các thế hệ dân tộc Việt Nam, nối tiếp nhau không những bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia mà còn
ngày càng xây dựng đất nước phát triển đi lên. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ấy, lòng
yêu nước thực sự là động lực để nhân dân ta có thể thực hiện được những chiến công hiển hách làm
rạng ngời những trang sử vẻ vang của dân tộc, và bản thân lòng yêu nước, tự nó, cũng trở thành niềm
tự hào không gì so sánh được của tất cả những ai mang trong mình dòng máu Việt Nam.
Tuy vậy, lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam không phải là một khái niệm thuần nhất. Lòng yêu
nước chịu sự chi phối trực tiếp từ những hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể, không những thế nó còn thay
đổi cùng với quá trình vận động và phát triển của lịch sử dân tộc. Vì vậy lòng yêu nước trong lịch sử
của dân tộc Việt Nam tuy tồn tại hầu như xuyên suốt trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc
qua các thời kỳ, thế nhưng biểu hiện của nó thì lại không hề khô khan, bất biến mà vô cùng sinh động
và phong phú. Do những đặc thù của hoàn cảnh kinh tế xã hội nước ta ở các thời điểm khác nhau và
đặc điểm riêng của các địa phương cụ thể, mà lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam cũng có những biểu
hiện đặc trưng trong từng giai đoạn lịch sử, đồng thời còn mang đậm dấu ấn vùng miền
116 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở nam bộ nửa đầu thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Ngọc Sáng
CÁC XU HƯỚNG TRONG PHONG TRÀO YÊU
NƯỚC Ở NAM BỘ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. VÕ XUÂN ĐÀN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Từ khi lập quốc, do không ngừng đấu
tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm, cộng đồng dân tộc Việt Nam sớm có ý thức đoàn kết bảo vệ
chủ quyền và xây dựng đất nước mình, lòng yêu nước Việt Nam cũng bắt nguồn từ đó. Trải qua hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước, truyền thống ấy không ngừng được hun đúc và ngày càng phát triển.
Các thế hệ dân tộc Việt Nam, nối tiếp nhau không những bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia mà còn
ngày càng xây dựng đất nước phát triển đi lên. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ấy, lòng
yêu nước thực sự là động lực để nhân dân ta có thể thực hiện được những chiến công hiển hách làm
rạng ngời những trang sử vẻ vang của dân tộc, và bản thân lòng yêu nước, tự nó, cũng trở thành niềm
tự hào không gì so sánh được của tất cả những ai mang trong mình dòng máu Việt Nam.
Tuy vậy, lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam không phải là một khái niệm thuần nhất. Lòng yêu
nước chịu sự chi phối trực tiếp từ những hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể, không những thế nó còn thay
đổi cùng với quá trình vận động và phát triển của lịch sử dân tộc. Vì vậy lòng yêu nước trong lịch sử
của dân tộc Việt Nam tuy tồn tại hầu như xuyên suốt trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc
qua các thời kỳ, thế nhưng biểu hiện của nó thì lại không hề khô khan, bất biến mà vô cùng sinh động
và phong phú. Do những đặc thù của hoàn cảnh kinh tế xã hội nước ta ở các thời điểm khác nhau và
đặc điểm riêng của các địa phương cụ thể, mà lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam cũng có những biểu
hiện đặc trưng trong từng giai đoạn lịch sử, đồng thời còn mang đậm dấu ấn vùng miền.
Biểu hiện của lòng yêu nước trong khoảng thời gian đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam Bộ đầu
thế kỷ XX là một trong những minh chứng tiêu biểu nhất cho điều đó.
Vùng đất Nam Bộ là một vùng đất mới được cư dân người Việt khai phá từ khoảng thế kỷ XVI -
XVII. Do những điều kiện lịch sử cụ thể, thành phần cư dân nơi đây được cấu thành từ nhiều bộ phận
có nguồn gốc khác nhau. Hơn thế nữa, Nam Bộ, do vị trí địa lý đặc biệt của nó, cũng là nơi hội tụ của
rất nhiều luồng văn hóa từ những vùng khác nhau trên thế giới. Trong lịch sử nơi đây đã từng chịu ảnh
hưởng của các trung tâm văn hóa lớn của thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, ảnh hưởng của văn hóa các
quốc gia xung quanh như Thái Lan, Campuchia và các nước Đông Nam Á khác. Ngoài ra, từ thế kỷ
XVIII, với vai trò là một trung tâm thương mại, thương thuyền của hàng loạt các quốc gia khác nhau
trên thế giới đến đây buôn bán và đồng thời thông qua đó những luồng văn hóa trên thế giới có những
điều kiện thuận lợi để du nhập vào Nam Bộ. Và nếu như các vùng khác của Đông Dương, sau khi bị
thực dân Pháp tấn công xâm lược, chỉ là xứ bảo hộ của Pháp thì vùng Nam bộ có một lịch sử riêng.
Năm 1972, nơi đây chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Trở thành thuộc địa của Pháp, bản sắc văn
hóa của vùng Nam bộ, vì thế, lại có những đặc điểm riêng, không giống với các vùng miền khác trên
lãnh thổ Việt Nam. Tất cả những điều đó đã tạo cho vùng Nam Bộ một bản sắc văn hóa đa dạng mà lại
rất đặc thù.
Từ những điều kiện cụ thể trên, lòng yêu nước ở Nam Bộ Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX có
những đặc điểm riêng không thể nhầm lẫn. Sự đa dạng về bản sắc văn hóa dẫn đến việc ở Nam Bộ xuất
hiện hàng loạt các xu hướng yêu nước khác nhau. Mỗi xu hướng yêu nước có một mục tiêu và phương
pháp đấu tranh riêng. Trong một chừng mực nào đó, các phong trào yêu nước có những sự liên hệ và
hỗ trợ nhau để hướng tới mục đích chung: Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc. Sự phối hợp ấy
thực sự đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để làm nên sức mạnh của phong trào đấu tranh của nhân dân
Nam Bộ.
Nhưng mặc dù có nhiều điểm tương đồng, các xu hướng yêu nước ấy vẫn có những khác biệt rất cơ
bản, và chính vì vậy, giữa các xu hướng yêu nước ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX luôn có sự đấu tranh với
nhau, khi êm ả, lúc quyết liệt. Trong quá trình ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đứng ở vị trí trung
tâm, đóng vai trò đoàn kết và thống nhất các xu hướng yêu nước khác để hướng tất cả vào sự nghiệp
chung. Và vì vậy những thành quả trong các phong trào đấu tranh cách mạng ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX
không phải là sự thể hiện sức mạnh của bản thân Đảng Cộng sản, mà là sự thể hiện sức mạnh tổng hợp
của tất cả các phong trào yêu nước, được hội tụ vào những mục tiêu cách mạng mà Đảng đề ra. Điều đó
tạo nên sự sinh động và đặc thù của lịch sử Nam Bộ nói riêng.
Nghiên cứu về những lòng yêu nước của một vùng đất xuất hiện nhiều xu hướng yêu nước khác
nhau và lịch sử chứa đầy những biến động thăng trầm như vùng Nam Bộ là một vấn đề khó khăn và
phức tạp. Nhưng tất nhiên những vấn đề khó khăn luôn là một sức cuốn hút mãnh liệt đối với những
người nghiên cứu khoa học. Đó cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài CÁC XU HƯỚNG TRONG PHONG
TRÀO YÊU NƯỚC Ở NAM BỘ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX làm đề tài luận văn tốt nghiệp chương trình
cao học niên khóa 2007 - 2010 của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài không gì khác hơn là góp
phần khái quát lại những xu hướng yêu nước xuất hiện ở vùng đất Nam Bộ trong nửa đầu thế kỷ XX,
với những mối liên hệ, hỗ trợ và cả đấu tranh giữa chúng. Để từ đó có thể góp phần vào việc nhận thức
toàn diện hơn về lịch sử vùng đất Nam Bộ nói riêng cũng như toàn bộ lịch sử Việt Nam nói chung.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Lịch sử vùng Nam Bộ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một bức tranh sinh động và rộng lớn với
những vận động và biến đổi trên rất nhiều các phương diện, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nơi
đây. Ngay bản thân cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp để giành lại độc lập chủ quyền, xây dựng và
bảo vệ đất nước của nhân dân Nam Bộ, vốn chỉ là một bộ phận của lịch sử vùng Nam Bộ, đã là một
một hệ thống phức tạp các mặt trận đối đầu không khoan nhượng. Đề tài không thể và cũng không có ý
định nghiên cứu một cách tường tận tất cả các phương diện trong giai đoạn lịch sử đầy biến động này
của vùng Nam Bộ, mà chỉ tập trung vào một đối tượng nghiên cứu nhỏ, đó là vấn đề xem xét, tìm hiểu
sự xuất hiện và phát triển, sự liên hệ cũng như đấu tranh của các xu hướng yêu nước ở vùng đất Nam
Bộ trong khoảng thời gian đó dưới vai trò lãnh đạo trung tâm của Đảng và những đóng góp của các xu
hướng này đối với tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ là một vấn đề nhỏ trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, lại chỉ gói
gọn trong vùng Nam bộ, nhưng không vì vậy mà phạm vi nghiên cứu của đề tài bị thu hẹp, mà ngược
lại, phạm vi nghiên cứu của đề tài là hết sức rộng lớn, đa dạng và phong phú.
Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam bộ chỉ là một bộ phận trong toàn bộ cuộc đấu tranh
trường kỳ và vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam. Nhưng tất nhiên cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Bộ
cũng mang một tầm quan trọng đặc biệt và có sự phối hợp và liên quan trực tiếp đến các vùng miền
khác trên phạm vi cả nước. Mặt khác, do các xu hướng yêu nước luôn có cơ sở xuất phát từ những điều
kiện kinh tế xã hội thực tế cụ thể. Vì vậy, đối với vấn đề nghiên cứu vấn đề các xu hướng yêu nước ở
Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX, thực chất, phạm vi nghiên cứu của đề tài là tổng thể lịch sử Việt Nam giai
đoạn này trên tất cả các phương diện.
Và không chỉ có thế, kẻ thù và cũng là đối tượng chủ yếu của các cuộc đấu tranh của nhân dân Nam
Bộ, hay rộng hơn là của dân tộc Việt Nam trong suốt mấy chục năm trời gian khổ đầu thế kỷ XX là
thực dân Pháp. Nhưng thực tế lịch sử không hoàn toàn đơn giản như vậy, kẻ thù xâm lược ở Nam Bộ
Việt Nam còn quy tụ rất nhiều các lực lượng khác: Quân đội Nhật, quân đội Anh và đế quốc Mỹ. Vì
vậy, nghiên cứu đề tài các xu hướng yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX nhất thiết phải được mở
rộng ra các đối tượng này. Hay nói cách khác là phạm vi nghiên cứu được tiếp tục mở rộng ra bối cảnh
cụ thể của tình hình thế giới trong giai đoạn đó.
Về mặt thời gian cũng tương tự như vậy, tuy đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu các xu hướng
yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX nhưng trong quá trình nghiên cứu nhất thiết vẫn phải mở rộng
nghiên cứu các khoảng thời gian trước và sau giai đoạn đó để có thể thấy được sự tiếp nối và kế thừa
của lịch sử cũng như khuynh hướng phát triển của các xu hướng yêu nước ấy.
Cần nhấn mạnh rằng, đối tượng nghiên cứu của đề tài nhỏ bé nhưng phạm vi nghiên cứu lại rộng
lớn không phải là một sự mâu thuẫn, mà sẽ là một sự bổ sung hoàn hảo cho nhau. Tính chất rộng lớn
của phạm vi nghiên cứu sẽ tạo tiền đề thuận lợi để có thể đào sâu nghiên cứu vào đối tượng nghiên cứu
chính, nhằm thực hiện một cách tốt nhất những nhiệm vụ mà mục đích nghiên cứu đã đề ra.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề nghiên cứu về các phong trào đấu tranh yêu nước ở vùng đất Nam Bộ không phải là một đề
tài nghiên cứu mới, vấn đề này từ trước tới nay đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến khá nhiều, gồm
các nhà nghiên cứu về lịch sử Việt Nam và các nhà nghiên cứu lịch sử Đảng, cả các nhà nghiên cứu
trong nước và nước ngoài.
Tùy vào mục đích của từng công trình nghiên cứu cụ thể mà các công trình nghiên cứu về các
phong trào yêu nước ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX cũng có những cách tiếp cận vấn đề từ các góc độ khác
nhau, trực tiếp cũng như gián tiếp. Mặc dù vậy, do các yếu tố chủ quan cũng như khách quan, các công
trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này vẫn có một số hạn chế. Một công trình chuyên sâu và đầy đủ
về vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được xuất bản.
Đối với các công trình trình bày chung về tiến trình lịch sử Việt Nam, như Đại Cương Lịch sử Việt
Nam, tập 2 và 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội của các tác giả Lê Mậu Hãn chủ biên, Trần Bá Đệ, Nguyễn
Văn Thư, xuất bản năm 2003; Đại cương lịch sử Việt Nam, toàn tập: từ thời nguyên thủy đến năm 2000
của Trương Hữu Quýnh và những người khác, Nxb Giáo dục, Hà Nội, xuất bản năm 2003; Lịch sử Việt
Nam (Đầu thế kỷ XX - 1918) của Nguyễn Văn Kiêm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, xuất bản năm 1976; Lịch
sử Việt Nam của Huỳnh Công Bá, Nxb. Thuận Hóa, Huế, xuất bản năm 2008 đều trình bày những
nét lớn về tiến trình lịch sử của cả nước nói chung và vùng Nam Bộ nói riêng nửa đầu thế kỷ XX. Các
công trình này dều đề cập đến các xu hướng yêu nước ở Nam Bộ, với quá trình ra đời và phát triển cơ
bản của chúng, nhưng bởi đây là những công trình mang tính chất đại cương, các tác giả không thể
trình bày vấn đề một cách chi tiết và chuyên sâu.
Tương tự như vậy là các công trình nghiên cứu về các phong trào yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX. Có thể kể đến các công trình như: Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX - Một
cách tiếp cận của Đỗ Thanh Bình, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, xuất bản năm 2006; Sự chuyển biến
của phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX
của Đinh Trần Dương, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2006; Phong trào Duy Tân của
Nguyễn Văn Xuân, Nxb Đà Nẵng, xuất bản năm 1995 Do các công trình này trình bày về các phong
trào yêu nước trên phạm vi cả nước nên không thể trình bày một cách đầy đủ về phong trào yêu nước ở
Nam Bộ nói riêng.
Các công trình nghiên cứu về các tổ chức tôn giáo và chính trị ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX như
Đạo Cao Đài và chính trị, Luận văn tốt nghiệp, Học viện Quốc gia hành chánh, Sài Gòn của Phan Kỳ
Chưởng niên khóa năm 1973, Bộ đội Bình Xuyên, Nxb. Lao động, Hà Nội của các tác giả Hồ Sơn Đài,
Đỗ Tầm Chương, Hồ Khang xuất bản năm 2005; Nhận thức Phật giáo Hòa Hảo, Nxb. Hương Sen, Sài
Gòn của Nguyễn Văn Hầu, xuất bản năm 1968 và các công trình nghiên cứu về các phong trào yêu
nước xuất hiện ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX như Phong trào Đông Du ở Miền Nam, của tập thể tác
giả tham gia hội thảo “Phong trào Đông Du ở Miền Nam”, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, TP.HCM, xuất bản
năm 2007; Phong trào Duy Tân ở Bắc, Trung, Nam; Miền Nam đầu thế kỷ XX - Thiên Địa hội và cuộc
minh tân, của Sơn Nam, Nxb Trẻ, TP.HCM, xuất bản năm 2003; Nam Kỳ khởi nghĩa do Lưu Phương
Thanh chủ biên, Nxb. TP.HCM, xuất bản năm 1990; Hội kín Nguyễn An Ninh, Nxb Nguyễn Tri
Phương, Chợ Lớn, xuất bản năm 1961 Tất cả đều là các công trình đi sâu nghiên cứu về những tổ
chức và phong trào yêu nước chủ yếu ở vùng Nam Bộ trong nửa đầu thế kỷ XX, nhưng bản thân mỗi
công trình chỉ đào sâu vào một tổ chức, một phong trào nhất định nên chưa bao quát được toàn bộ vấn
đề nghiên cứu tổng quan về các xu hướng yêu nước ở Nam Bộ trong khoảng thời gian này, đặc biệt là
sự ảnh hưởng cũng như vai trò của Đảng đối với các phong trào yêu nước theo các xu hướng khác nhau
ở Nam Bộ.
Các công trình nói về những cá nhân có ảnh hưởng lớn đến sự xuất hiện và phát triển của các xu
hướng yêu nước ở Nam Bộ cũng gián tiếp đề cập đến mảng đề tài này. Ví dụ như các công trình: Bảy
Viễn - thủ lĩnh Bình Xuyên, tuyển tập của tác giả Nguyên Hùng Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội xuất
bản năm 2004; Phan Bội Châu niên biểu, Nxb. Văn Nghệ, TP.HCM, xuất bản năm 2001; Cao Triều
Phát, nghĩa khí Nam Bộ của Phan Văn Hoàng, Nxb Trẻ, TPHCM, xuất bản năm 2001; Phan Châu
Trinh - Thân thế và sự nghiệp, của Huỳnh Lý, Nxb Trẻ, TP.HCM, xuất bản năm 2002; Nguyễn An
Ninh - Dấu ấn để lại của Lê Minh Quốc, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, xuất bản năm 2007 Bởi trong một
chừng mực nào đó, đây là các cá nhân đại diện và tác động sâu sắc đến các xu thế yêu nước khác nhau
xuất hiện ở vùng Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, vì đối tượng nghiên cứu của các công trình
này chỉ là các cá nhân cụ thể, nên không thể đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về các phong trào yêu nước
ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX.
Các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng nói chung và lịch sử Đảng các địa phương ở Nam Bộ
như Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2000) của các tác giả Nguyễn Hữu
Trí, Nguyễn Thị Phương Hồng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2005; Lịch sử Đảng Bộ
Thành Phố Hồ Chí Minh, của Phạm Văn Thắng, Cao Tự Thanh và những người khác, Nxb Tổng hợp
TP.HCM, xuất bản năm 20007; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Minh Hải 1930 - 1975 của tác giả Huỳnh Lứa và
những người khác, Nxb. Mũi Cà Mau, xuất bản năm 1995 lại chủ yếu đề cập đến sự phát triển của
Đảng, với sự lãnh cụ thể bằng các chủ trương, sách lược trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà ít quan
tâm đến các phong trào yêu nước theo các khuynh hướng khác, đặc biệt là những đóng góp của các
phong trào này cho phong trào cách mạng nói chung ở Nam Bộ.
Đặc biệt gần gũi với đề tài này là công trình nghiên cứu của giáo sư Trần Văn Giàu: Sự phát triển
của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, gồm 3 tập ( tập 1: Hệ ý thức phong
kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, tập 2: Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó
trước các nhiệm vụ lịch sử, tập 3: Thành công của chủ nghĩa Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh),
Nxb TP. HCM, xuất bản năm 1993. Đây là công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu về mảng đề tài
tư tưởng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, và tất nhiên có đề cập đến vùng Nam Bộ. Nhưng vì công trình
này tập trung nghiên cứu về sự phát triển của tư tưởng trên phạm vi cả nước, nên việc đề cập đến
những xu hướng yêu nước ở Nam Bộ còn có những hạn chế nhất định, bởi đây chỉ là một bộ phận nhỏ
trong đối tượng nghiên cứu của công trình.
Tóm lại tất cả các công trình trên tuy hầu như đã khái quát được sự ra đời và phát triển của các xu
hướng yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, do các lý do chủ quan và khách quan, các
công trình trên chưa thật sự đào sâu nghiên cứu về vấn đề các xu hướng yêu nước ở vùng Nam Bộ nửa
đầu thế kỷ XX, đặc biệt là trong vấn đề phân tích vai trò của Đảng đối với các xu hướng yêu nước theo
các xu hướng khác nhau, vốn xuất hiện rất nhiều ở Nam Bộ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Thực tế cho
thấy mỗi công trình chỉ phản ánh một khía cạnh nhỏ của toàn bộ mảng đề tài này. Do đó, thực hiện đề
tài này, hi vọng đề tài có thể kế thừa một cách tốt nhất những thành quả của các công trình nghiên cứu
đi trước để có thể khái quát lại một cách toàn diện và hệ thống hơn về toàn bộ vấn đề này.
4. Nguồn tư liệu
Nghiên cứu về lòng yêu nước là một mảng đề tài chủ đạo đối với các nhà nghiên cứu lịch sử. Đặc
biệt, đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước cũng là một trong những đặc điểm nổi bật nhất, là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt tiến trình lịch sử dựng nước củacủa dân tộc. Nguồn tư liệu có thể phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài này, vì thế, vô cùng phong phú và đa dạng. Hơn thế nữa giai đoạn lịch sử nửa đầu thế
kỷ XX của Việt Nam, từ trước tới nay là một lĩnh vực mà các nhà sử học, trong nước và cả nước ngoài
đã dày công nghiên cứu.
Nguồn tư liệu đầu tiên không thể không nhắc đến đó là các công trình đại cương nghiên cứu về lịch
sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Có thể kể đến một số công trình: Đại cương lịch sử Việt Nam,
toàn tập: từ thời nguyên thủy đến năm 2000, Nxb. Giáo dục Hà Nội của Trương Hữu Quýnh và những
người khác, xuất bản năm 2003; Lịch sử Việt Nam, Nxb. Thuận Hóa, Huế của Huỳnh Công Bá, xuất
bản năm 2008; Đại Cương Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội của tập thể tác giả Lê Mậu
Hãn chủ biên, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, xuất bản năm 2003
Một nguồn tư liệu khác là các công trình nghiên cứu về cuộc đấu tranh chống Pháp ở Nam Bộ, công
trình này phần nào cũng trình bày một cách khái quát giống như các công trình đại cương nói trên,
nhưng chi tiết hơn rất nhiều bởi đây là các công trình chuyên sâu nghiên cứu về cuộc kháng chiến ở
Nam Bộ: Nam Bộ và Nam Phần Trung Bộ trong hai năm đầu kháng chiến (1945 - 1946), Nxb. Văn Sử
Địa, Hà Nội của Nguyễn Việt biên soạn xuất bản năm 1957; Chiến khu ở miền Đông Nam Bộ (1945 -
1954), Nxb. TP.HCM của Hồ Sơn Đài, xuất bản năm 1996; Miền Đông Nam Bộ kháng chiến 1945 -
1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội do Trần Viết Tá chủ biên, xuất bản năm 1990; Miền Đông Nam
Bộ lịch sử và phát triển của Nguyễn Hanh, Nxb TPHCM, xuất bản năm 1984
Tiếp theo là những công trình nghiên cứu về các đảng phái và tổ chức chính trị ở Nam Bộ trong
kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, đơn cử như các công trình Bảy Viễn - thủ lĩnh Bình Xuyên, tuyển
tập, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội của tác giả Nguyên Hùng, xuất bản năm 2004; Nhận thức Phật
giáo Hòa Hảo, Nxb. Hương Sen, Sài Gòn của tác giả Nguyễn Văn Hầu, xuất bản năm1968; Bộ đội
Bình Xuyên, Nxb. Lao động, Hà Nội của tập thể tác giả Hồ Sơn Đài, Đỗ Tầm Chương, Hồ Khang, xuất
bản năm 2005; Đạo Cao Đài và chính trị, Luận văn tốt nghiệp, Học viện Quốc gia hành chánh, Sài
Gòn của Phan Kỳ Chưởng, niên khóa 1970 - 1973
Các công trình nghiên cứu về các phong trào đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ
trong kháng chiến chống Pháp cũng là một nguồn tư liệu quý giá, có thể đem lại một cái nhìn toàn diện
về cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Bộ. Có thể kể đến các công trình như: Phụ nữ Nam Bộ thành
đồng, Nxb. Phụ Nữ, TP.HCM của Tổ sử phụ nữ Nam Bộ, xuất bản năm 1989; Trí thức Nam Bộ trong
kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Nxb.Đại học quốc gia, TP.HCM của Hồ Sơn Diệp, xuất bản
năm 2003
Các công trình nghiên cứu lịch sử Đảng nói chung và lịch sử Đảng Bộ các địa phương ở Nam Bộ
cũng là một nguồn tư liệu cực kỳ quan trọng, nó giúp ta có một cái nhìn toàn diện hơn về những chủ
trương đối với vấn đề nghiên cứu các xu hướng yêu nước và các phong trào đấu tranh ở Nam bộ trong
giai đoạn này. Có thể kể đến các công trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện công nghệ bưu
chính viễn thông, Hà Nội, của Trần Thị Minh Tuyết, Nguyễn Thị Hồng Vân, xuất bản năm 2007, Lịch
sử Đảng bộ Miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống th