Luận văn Cách thức khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông

Chính sách phân phối thu nhập cho người lao động trong các Doanh nghiệp thủy nông (DNTN) theo kiểu “cào bằng”, trả lương không căn cứ vào năng suất và hiệu quả của người lao động là nguyên nhân làm cho tính năng động sáng tạo, tính tự chủ trong thực hiện các nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi (CTTL) cung cấp dịch vụ tưới, tiêu không cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả phục vụ của một số không ít Doanh nghiệp thủy nông còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Kết quả phục vụ tốt hay xấu cũng ít ảnh hưởng đến mức thu nhập của cán bộ công nhân viên trong các DNTN, đó là nguyên nhân chính nảy sinh tình trạng “lãng công”. Công nhân thuỷ nông (CNTN) không có động lực để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý vận hành công trình thuỷ lợi, ý thức tiết kiệm tài nguyên nước trong quản lý khai thác CTTL chưa cao. Một trong những giải pháp để có thể cải thiện tình trạng trên là thực hiện cơ chế khoán trong các Doanh nghiệp thuỷ nông. Với cơ chế khoán sẽ tạo ra động lực để người lao động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằm mục đích tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm tài nguyên nước và các nguồn lực khác, đồng thời nâng cao hiệu quả phục vụ và tăng thu nhập cho bản thân người lao động và sử dụng hiệu quả ngân sách cấp bù thủy lợi phí của Nhà nước hàng năm đối với lĩnh vực hoạt động công ích trong các Doanh nghiệp thủy nông hiện nay.

pdf103 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cách thức khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- i - LỜI CÁM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS. Đoàn Thế Lợi, PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng – những người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân thành cám ơn các thầy, cô giáo của Trường Đại học Thủy lợi, các đồng nghiệp tại Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi, các học viên lớp cao học 17KT cùng bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin cám ơn các thành viên trong gia đình đã ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập chung học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình. Vì điều kiện về thời gian hạn chế nên không thể tránh được thiếu sót. Tôi xin trân trọng và rất mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày 02 tháng 12 năm 2011 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Giang Như Chăm - ii - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, được trích dẫn đầy đủ và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Giang Như Chăm - iii - DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DNTN Doanh nghiệp thuỷ nông ĐM KTKT Định mức kinh tế kỹ thuật SCTX Sửa chữa thường xuyên CTTL Công trình thuỷ lợi VTVH Vật tư vận hành QLKT Quản lý khai thác NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn HTX Hợp tác xã CBCNV Cán bộ công nhân viên VPCT Văn phòng công ty VPXN Văn phòng xí nghiệp LĐTT Lao động trực tiếp LĐGT Lao động gián tiếp TSCĐ Tài sản cố định KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi - iv - MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................................ I LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... II DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ III MỤC LỤC .............................................................................................................................. IV DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... VI DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... VI I. Tính cấp thiết ..................................................................................................................... 1 II. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 3 V. Nội dung và bố cục của luận văn ...................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KHOÁN VÀ KHOÁN CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỶ NÔNG ................................................. 5 1.1. Tổng quan về khoán trong hoạt động sản xuất ............................................................... 5 1.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hình thức khoán ............................. 5 1.1.2. Các khái niệm về khoán .......................................................................................... 6 1.1.3. Các hình thức khoán trong hoạt động sản xuất ....................................................... 7 1.1.4. Vai trò của khoán trong hoạt động sản xuất ........................................................... 9 1.2. Những nguyên tắc cơ bản khi áp dụng hình thức khoán trong hoạt động sản xuất . 11 1.2.1. Các chỉ tiêu giao khoán phải cụ thể và chi tiết ..................................................... 11 1.2.2. Các mức khoán phải dựa trên các căn cứ, quy định hiện hành đảm bảo tính pháp lý và tính khả thi ...................................................................................................... 11 1.2.3. Khoán phải gắn chặt với công tác giám sát và kiểm tra ....................................... 12 1.2.4. Có cơ chế điều chỉnh mức giao khoán trong các trường hợp đặc biệt .................. 12 1.2.5. Có cơ chế khuyến khích thưởng phạt và phải được thực hiện đầy đủ .................. 13 1.3. Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông ........................ 13 1.3.1. Các đặc thù trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thủy nông .............. 13 1.3.2. Tổng quan về chi phí cho hoạt động công ích của các Doanh nghiệp thủy nông . 16 1.3.3. Các hình thức khoán trong công tác quản lý khai thác CTTL .............................. 20 1.3.4. Mục tiêu và nguyên tắc khi thực hiện khoán chi phí trong các DNTN ................ 22 1.3.5. Sự cần thiết thực hiện khoán chi phí trong các DNTN ......................................... 23 CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KHOÁN TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP THUỶ NÔNG ......................................................................................................... 26 2.1 Thực trạng về khoán và khoán chi phí tại các Doanh nghiệp thủy nông ................... 26 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển cơ chế khoán ở các DNTN ............................ 26 - v - 2.1.2 Thực trạng về khoán và khoán chi phí ở một số Doanh nghiệp thủy nông .......... 27 2.2 Một số kinh nghiệm thực tế về thực hiện cơ chế khoán tại các DNTN ....................... 29 2.2.1 Khoán tại Công ty khai thác CTTL Hải Dương.................................................... 29 2.2.2 Khoán tại Công ty khai thác CTTL Sông Chu – Thanh Hoá ................................ 44 2.2.3 Khoán tại Xí nghiệp khai thác CTTL Vũ Thư – Thái Bình .................................. 57 2.3 Những kết quả đạt được và các tồn tại cần nghiên cứu giải quyết ............................. 59 2.3.1 Một số kết quả đã đạt được ................................................................................... 59 2.3.2 Những tồn tại cần nghiên cứu hoàn thiện ............................................................. 60 CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP KHOÁN CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THỦY NÔNG ................................................................ 61 3.1 Mục tiêu, căn cứ để xây dựng phương pháp khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông ..................................................................................................................... 61 3.1.1 Mục tiêu của khoán chi phí trong các DNTN. ...................................................... 61 3.1.2 Căn cứ khi xây dựng phương pháp khoán chi phí ............................................... 62 3.2 Nghiên cứu đề xuất phương pháp khoán chi phí .......................................................... 64 3.2.1 Phương pháp khoán chi phí tiền lương: ................................................................ 64 3.2.2 Phương pháp khoán chi phí tiền điện tưới, tiêu: ................................................... 71 3.2.3 Phương pháp khoán chi phí vật tư, nguyên nhiên liệu cho bảo dưỡng vận hành máy móc thiết bị CTTL. .................................................................................................. 75 3.2.4 Phương pháp khoán chi phí quản lý Doanh nghiệp .............................................. 76 3.3 Quyền và trách nhiệm của các bên liên quan khi thực hiện khoán ............................ 79 3.3.1 Đối với bên giao khoán ......................................................................................... 79 3.3.2 Đối với bên nhận khoán ........................................................................................ 80 3.4 Tổ chức thực hiện và kiến nghị các biện pháp hỗ trợ để thực hiện tốt khoán chi phí trong các DNTN ................................................................................................................ 80 3.4.1 Trình tự tổ chức triển khai thực hiện khoán chi phí.............................................. 80 3.4.2 Kiến nghị các biện pháp hỗ trợ để thực hiện tốt khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông ............................................................................................................. 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 85 1. Kết luận............................................................................................................................. 85 2. Kiến nghị........................................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 88 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 89 - vi - DANH MỤC BẢNG Bảng 1-1 Tỷ trọng các hạng mục chi phí thực tế của các Doanh nghiệp thuỷ nông ................ 18 Bảng 2-1 Tình hình sử dụng lao động trước và sau khi thực hiện công tác khoán tại Công ty KTCT thủy lợi Hải Dương. ................................................................... 37 Bảng 2-2 Quỹ Lương của công ty KTCT thủy lợi Hải Dương trước và sau khoán ................. 38 Bảng 2-3 So sánh kết quả hoạt động tài chính trước và sau thực hiện khoán – Công ty khai thác CTTL Hải Dương. ....................................................................... 39 Bảng 2-4 So sánh tiền điện tiêu thụ thực tế so với giao khoán theo định mức – Công ty khai thác CTTL Hải Dương. ....................................................................... 40 Bảng 2-5 So sánh chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế với giao khoán – Công ty khai thác CTTL Hải Dương ................................................................................. 41 Bảng 2-6 So sánh chi phí vật tư vận hành thực tế với giao khoán – Công ty khai thác CTTL Hải Dương. ............................................................................................ 42 Bảng 2-7 Bảng chấm điểm các chỉ tiêu khoán – Công ty Sông Chu, Thanh Hóa ................... 47 Bảng 2-8 Ví dụ về chấm điểm các chỉ tiêu khoán- Công ty Sông Chu ................................... 49 Bảng 2-9 Bảng chấm điểm các chỉ tiêu khoán công tác duy tu bảo dưỡng công trình – Công ty Sông Chu. ........................................................................................ 54 Bảng 3-1 Ví dụ lập kế hoạch giao khoán chi phí điện năng tưới màu vụ Đông: ...................... 72 Bảng 3-2 Ví dụ lập kế hoạch giao khoán chi phí điện năng tưới vụ Chiêm xuân: ................... 73 Bảng 3-3 Ví dụ lập kế hoạch giao khoán chi phí điện năng tưới vụ Mùa: ............................... 73 Bảng 3-4 Tổng hợp kế hoạch giao khoán chi phí điện năng cả năm: ....................................... 74 Bảng 3-5 Ví dụ lập kế hoạch khoán chi phí vật tư, nguyên nhiên liệu cho bảo dưỡng vận hành máy móc thiết bị CTTL. ................................................................ 76 Bảng 3-6 Các khoản mục trong chi phí quản lý Doanh nghiệp ................................................ 76 Bảng 3-7 Phân bổ khoán chi phí quản lý trong Doanh nghiệp theo định mức: ........................ 78 Bảng 3-8 Khoán chi phí quản lý Doanh nghiệp theo mức thống kê thực tế ............................. 78 DANH MỤC HÌNH Hình 1-1. Tỷ trọng các khoản mục chi phí thực tế cho hoạt động công ích của các Doanh nghiệp thuỷ nông. ................................................................................... 19 Hình 1-2. Mô hình hoá quy trình sản xuất cung cấp dịch vụ tưới, tiêu của các Doanh nghiệp thuỷ nông. ......................................................................................... 20 Hình 3-1. Sơ đồ tổ chức điển hình của Doanh nghiệp thuỷ nông cấp tỉnh. .............................. 65 - 1 - MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết Chính sách phân phối thu nhập cho người lao động trong các Doanh nghiệp thủy nông (DNTN) theo kiểu “cào bằng”, trả lương không căn cứ vào năng suất và hiệu quả của người lao động là nguyên nhân làm cho tính năng động sáng tạo, tính tự chủ trong thực hiện các nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi (CTTL) cung cấp dịch vụ tưới, tiêu không cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả phục vụ của một số không ít Doanh nghiệp thủy nông còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Kết quả phục vụ tốt hay xấu cũng ít ảnh hưởng đến mức thu nhập của cán bộ công nhân viên trong các DNTN, đó là nguyên nhân chính nảy sinh tình trạng “lãng công”. Công nhân thuỷ nông (CNTN) không có động lực để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý vận hành công trình thuỷ lợi, ý thức tiết kiệm tài nguyên nước trong quản lý khai thác CTTL chưa cao. Một trong những giải pháp để có thể cải thiện tình trạng trên là thực hiện cơ chế khoán trong các Doanh nghiệp thuỷ nông. Với cơ chế khoán sẽ tạo ra động lực để người lao động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằm mục đích tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm tài nguyên nước và các nguồn lực khác, đồng thời nâng cao hiệu quả phục vụ và tăng thu nhập cho bản thân người lao động và sử dụng hiệu quả ngân sách cấp bù thủy lợi phí của Nhà nước hàng năm đối với lĩnh vực hoạt động công ích trong các Doanh nghiệp thủy nông hiện nay. Thời gian gần đây, công tác đổi mới quản lý trong hoạt động cung cấp dịch vụ tưới, tiêu tại các DNTN đã và đang được các cơ quan quản lý Nhà nước hết sức quan tâm đặc biệt là khi thực hiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí theo Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ. Cụ thể, Chính phủ và các Bộ ngành đã ban hành các văn bản liên quan như: Nghị định 31/2005/NĐ-CP quy định về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích; Quyết định 256/2005/QĐ- TTg của Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm và dịch vụ công ích; Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21/1/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các - 2 - đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi khi thực hiện chính sách miễn TLP (thay thế Thông tư 90). Bộ Nông nghiệp &PTNT với vai trò quản lý ngành cũng đã rất quan tâm đến công tác đổi mới tổ chức quản lý khai thác hệ thống CTTL, từ năm 2009 đến nay Bộ đã cho ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ đổi mới công tác tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống CTTL, cụ thể là: Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi; Quyết định số 2891/QĐ-BNN-TL ngày 12/10/2009 Ban hành hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 Quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi; và mới đây là Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011 Quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Điều đó cho thấy nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới công tác quản lý trong các Doanh nghiệp thuỷ nông nói chung, trong đó có đổi mới quản lý chi phí sản xuất cung ứng dịch vụ công ích trong các DNTN. Chính vì vậy, nội dung nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sở khoa học, nghiên cứu thực tiễn và đề xuất phương pháp khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thuỷ nông hiện nay là cần thiết và phù hợp với chủ trương chung. Kết quả nghiên cứu của luận văn mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ bé, thiết thực trong việc đổi mới quản lý lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ công ích của các Doanh nghiệp thuỷ nông trong điều kiện thực tế hiện nay ở nước ta. II. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là: 1. Nghiên cứu cơ sở khoa học về khoán và khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thuỷ nông. Luận giải tính khoa học của việc áp dụng khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thuỷ nông. - 3 - 2. Đánh giá thực trạng công tác khoán tại một số Doanh nghiệp thuỷ nông chọn làm điểm nghiên cứu. 3. Đề xuất được phương pháp khoán chi phí kiến nghị áp dụng trong các Doanh nghiệp thủy nông. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tương nghiên cứu của luận văn là cách thức khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông, các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi, trong đó tập chung nghiên cứu về công tác tổ chức quản lý, quản lý chi phí trong các DNTN. Đối với phạm vi của một luận văn thạc sĩ, dự kiến sẽ nghiên cứu thực tế tại một số Doanh nghiệp thủy nông trong vùng đồng bằng Sông Hồng để rút ra các kinh nghiệm thực tế làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề xuất phương pháp khoán chi phí trong các DNTN. IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn, cách tiếp cận các vấn đề nghiên cứu phải bảo đảm tính lôgic từ nghiên cứu luận giải các căn cứ khoa học, phân tích đánh giá thực trạng, kết hợp lý luận khoa học và thực tế, vận dụng các kinh nghiệm trên thực tế để giải quyết các vấn đề đặt ra. Luận văn phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp chuyên khảo; 2. Phương pháp quan sát thực nghiệm; 3. Phương pháp phân tích thống kê; 4. Phương pháp chuyên gia; V. Nội dung và bố cục của luận văn Luận văn bao gồm 3 chương chính và phần kết luận và kiến nghị. Chương 1 của luận văn nghiên cứu tổng quan hình thức khoán và vai trò của khoán trong hoạt động sản xuất, đề cập đến những nguyên tắc cơ bản nhất khi áp dụng hình thức khoán trong hoạt động sản xuất. - 4 - Nghiên cứu tổng quan về đặc thù trong hoạt động sản xuất của các DNTN, tổng quan về chi phí và cơ cấu chi phí cho hoạt động sản xuất cung cấp dịch vụ tưới, tiêu trong các doanh nghiệp thủy nông. Nghiên cứu về các hình thức khoán trong công tác quản lý khai thác CTTL, sự cần thiết của khoán chi phí trong các DNTN. Chương 2 của luận văn tiến hành nghiên cứu phân tích thực trạng công tác khoán và khoán chi phí tại các doanh nghiệp thủy nông. Trong chương này trình bày một số kinh nghiệm thực tế về thực hiện cơ chế khoán tại các Doanh nghiệp thủy nông chọn làm điểm nghiên cứu là: Công ty khai thác CTTL Hải Dương, công ty khai thác CTTL Sông Chu – Thanh Hóa, Xí nghiệp khai thác CTTL Vũ Thư – Thái Bình. Thông qua nghiên cứu thực tế công tác khoán tại các đơn vị này để rút ra các kết quả đã đạt được và tìm ra các tồn tại cần nghiên cứu giải quyết làm căn cứ để nghiên cứu đề xuất cơ chế khoán chi phí ở chương 3 của luận văn. Chương 3 của luận văn tiến hành nghiên cứu đề xuất phương pháp khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông, bao gồm:  Mục tiêu, căn cứ đề xây dựng phương pháp khoán chi phí trong các Doanh nghiệp thủy nông.  Nghiên cứu đề xuất phương pháp khoán chi phí bao gồm: 1. Phương pháp khoán chi phí tiền lương. 2. Phương pháp khoán chi phí tiền điện tưới, tiêu. 3. Phương pháp khoán chi phí vật tư nguyên nhiên liệu cho bảo dưỡng vận hành máy móc thiết bị CTTL. 4. Phương pháp khoán chi phí quản lý Doanh nghiệp.  Nghiên cứu đề xuất quyền và trách nhiệm của bên giao khoán và bên nhận khoán khi thực hiện khoán.  Đề xuất cách thức tổ chức và trình tự thực hiện khoán chi phí trong các DNTN, kiến nghị các biện pháp để hỗ trợ thực hiện tốt khoán chi phí trong các DNTN Phần kết luận và kiến nghị của luận văn trình bày một số kết luận nghiên cứu và các kiến
Luận văn liên quan