Trải qua hàng nghìn năm dựngnước và giữ nước, Việt Nam liên tục phải đối mặt
với chiến tranh. Mỗi cuộc chiến qua đi để lại những hậu quả nặng nề mà nhân dân ta
phải gánh chịu và khắc phục. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở thế kỉ
XX, những tổn thất của nhân dân ta về người và của, về cơ hội để phát triển đất nước
là vô cùng to lớn. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những con người của thời chiến,
những người đã trực tiếp tham gia và cả những người đã đóng góp công sức vào cuộc
kháng chiến “thần thánh” đó, mà những di chứng của nó vẫn gieo rắc lên các thế hệ
tương lai. Khó khăn lại càng chồng chất khó khăn. Điều đó đã tạo ra không ít thách
thức cho sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, cho việc nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân.
Những người đang sống trong thời bình như chúng ta hiện nay, không thể không
thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh, nhất là những người lính đã trực tiếp ra
chiến trường và những người giúp đỡ cách mạng mà hiện tại đang phải gánh chịu
những nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn do chiến tranh để lại. “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây”là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và để phát huy truyền thống ấy, mỗi
người trong chúng ta có một lúc nào đó trong cuộc sống đã tự hỏi: Chúng taphải làm
gì để bù đắp và thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công cách mạng –những
người mà sức khỏe và điều kiện sống của họ chắc chắn còn gặp nhiều khó khăn?
83 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5882 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG…………………
Luận văn
Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng
và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)
2
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam liên tục phải đối mặt
với chiến tranh. Mỗi cuộc chiến qua đi để lại những hậu quả nặng nề mà nhân dân ta
phải gánh chịu và khắc phục. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở thế kỉ
XX, những tổn thất của nhân dân ta về người và của, về cơ hội để phát triển đất nước
là vô cùng to lớn. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những con người của thời chiến,
những người đã trực tiếp tham gia và cả những người đã đóng góp công sức vào cuộc
kháng chiến “thần thánh” đó, mà những di chứng của nó vẫn gieo rắc lên các thế hệ
tương lai. Khó khăn lại càng chồng chất khó khăn. Điều đó đã tạo ra không ít thách
thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cho việc nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân.
Những người đang sống trong thời bình như chúng ta hiện nay, không thể không
thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh, nhất là những người lính đã trực tiếp ra
chiến trường và những người giúp đỡ cách mạng mà hiện tại đang phải gánh chịu
những nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn do chiến tranh để lại. “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và để phát huy truyền thống ấy, mỗi
người trong chúng ta có một lúc nào đó trong cuộc sống đã tự hỏi: Chúng ta phải làm
gì để bù đắp và thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công cách mạng – những
người mà sức khỏe và điều kiện sống của họ chắc chắn còn gặp nhiều khó khăn?
Chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho người có công là một trong những
chính sách được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng. Những chính sách cho người có
công cách mạng như: chính sách bảo hiểm y tế, chính sách chăm sóc sức khỏe, chính
sách ưu đãi về kinh tế, chính sách trợ cấp... đã được ban hành và thực hiện. Hơn nữa,
được sự chung tay góp sức của toàn cộng đồng, những chính sách này trong nhiều năm
qua đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, công tác “Đền ơn đáp
nghĩa”, chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho người có công cách mạng vẫn
còn gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta vẫn thiếu các nguồn lực để có thể thực hiện một
cách tốt nhất công việc này. Việt Nam là một nước nghèo. Thêm vào đó, những năm
qua do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, của thiên tai hạn hán, lũ lụt
thường xuyên nên điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước càng gặp nhiều
3
khó khăn. Vì thế, công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe
cho người có công cách mạng vẫn chưa có điều kiện quan tâm, đầu tư đúng mức.
Như chúng ta đã biết, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe có vai trò vô cùng quan
trọng đối với mỗi người. Đối với những người có công CM, nhất là những thương,
bệnh binh vấn đề này càng cấp thiết và cần quan tâm nhiều hơn hết. Tại Hội thảo Công
tác điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ người có công, được Cục người có công (Bộ Lao
động-TBXH) tổ chức ngày 15/4/2010, tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã khẳng
định “Công tác điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe, được xem như là một yêu cầu bức
thiết vì rất nhiều đối tượng người có công đã bày tỏ nguyện vọng và mong muốn được
đi thăm quan, nghỉ ngơi điều dưỡng sức khoẻ dù chỉ là một lần”.
Trên thực tế, nhu cầu được điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe của người có công
CM tại các cơ sở chăm sóc người có công là rất cao nhưng số lượng được đi điều
dưỡng hàng năm rất ít, còn lại đa số điều dưỡng tại nhà. Tình trạng này cũng là phổ
biến tại Huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Đây là một huyện thuộc căn cứ cách mạng cũ
nên số người có công cách mạng khá đông (2459 người trong đó thương, bệnh binh là
1567 người, chiếm phần đông là 3 xã Ân nghĩa:79 người, Ân Tường Tây: 75 người,
Ân Tường Đông là: 75 người) [12]. Trong những năm vừa qua, mỗi năm chỉ có
khoảng 60 người được đưa đi điều dưỡng tại Trung tâm chăm sóc người có công CM
tại thành phố Quy Nhơn. Để giải quyết vấn đề bất cập này, Sở LĐTB và XH tỉnh Bình
Định đã ra công văn số 225/LĐTBXH – NCC ngày 14/02/2011, nêu rõ “Đối với các
đối tượng thuộc diện điều dưỡng luân phiên 5 năm 1 lần đề nghị Ủy ban nhân dân các
xã, thị trấn phải căn cứ danh sách các năm trước để rà soát, đối chiếu, tránh trùng
lặp, nếu địa phương nào lập danh sách đối tượng chưa đủ 5 năm thì phải chịu trách
nhiệm bồi thường theo quy định”. Mặc dù vậy, công văn này cũng có mặt chưa thỏa
đáng và gây lúng túng cho nhiều địa phương trong quá trình thực hiện bởi ở một số địa
phương đối tượng đủ 5 năm thì thiếu chỉ tiêu, trong khi đó nhiều đối tượng chưa đủ 5
năm lại có nguyện vọng được đi điều dưỡng tiếp.
Những nhu cầu, nguyện vọng của người có công cách mạng về chăm sóc sức
khỏe nếu không được giải quyết tốt, trước hết sẽ trực tiếp tác động xấu đến sức khỏe
và cuộc sống của những người có công cách mạng, sau đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
4
chất lượng cuộc sống của gia đình họ cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế –
xã hội của Huyện và của đất nước nói chung.
Xuất phát từ mong muốn làm được một việc có ích và từ thực tế bất cập giữa nhu
cầu cần chăm sóc sức khỏe của người có công cách mạng và những khó khăn, tồn tại
trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng, nhất
là tại một huyện miền núi còn vô vàn khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội và
chăm lo đời sống của người dân như Hoài Ân, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chăm sóc
sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện
Hoài Ân, tỉnh Bình Định)” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta luôn phải đối mặt với những rủi ro, một
trong những rủi ro thường gặp là ốm đau, bệnh tật vì vậy mà vấn đề chăm sóc sức
khỏe gần như là mối quan tâm rất lớn của tất cả mọi người.
Trong những năm qua nước ta cũng nhận thức một cách đúng đắn đầy đủ về tầm
quan trọng của sức khỏe đối với mỗi cá nhân. Đảng và nhà nước đã rất chú ý quan tâm
đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân, gần đây Đảng, Nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách chăm sóc sức khỏe cho toàn dân. Chẳng hạn, văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc có nêu rõ “thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, đổi
mới cơ chế và chính sách viện phí, trong đó có chính sách trợ cấp và bảo hiểm cho
NCCCM tiến tới bảo hiểm y tế cho người dân”. Hay một loạt các văn kiện khác về vấn
đề này cũng được ban hành như chỉ thị số 16 của Ban bí thư trung ương về củng cố và
hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
Cho đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho
người dân, trong đó có thể kể đến một số đề tài : “Khảo sát về hệ thống chăm sóc sức
khỏe và kế hoạch hóa gia đình ở nông thôn miền núi, miền Trung” (năm 1992); “Thực
trạng hút thuốc lá tại Việt Nam” (Đại học Califonia tài trợ (năm 1999)), “Đánh giá 10
năm thi hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam” (Uỷ ban bảo vệ,
chăm sóc trẻ em quản lý và tài trợ thực hiện năm 2001) . . . Trong đó đáng chú ý hơn
cả là đề tài “đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao ở tuổi Việt Nam”
của nhóm tác giả: Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Khương
Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thắng và cộng sự. Đề tài này làm phong phú thêm nguồn tài
5
liệu cho đề tài “Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: thực trạng và giải
pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)”. Đề tài “Đánh giá tình hình
chăm sóc sức khỏe cho người cao ở tuổi Việt Nam” chỉ mới đi sâu vào việc nghiên cứu
thực trạng về bệnh tật, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế của người cao tuổi; việc
chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi của gia đình; việc triển khai thực hiện các
chính sách chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi để cung cấp bằng chứng khoa học
cho việc xây dựng chính sách và chiến lược nhằm “ nâng cao chất lượng cuộc sống
người cao tuổi”. Nhưng đề tài này chưa đưa ra được những giải pháp để nâng cao
công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cũng như những giải pháp cho việc
xây dựng chính sách và chiến lược nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người cao
tuổi như mục tiêu mà đề tài đã đưa ra.
Cho đến nay hầu như có rất ít đề tài nghiên cứu về NCCCM, mà đa số thực trạng
về cuộc sống của họ được thể hiện một phần qua các trang báo: dân trí, báo công an
nhân dân, báo quân đội nhân dân . . . trong đó bài viết “Người bệnh binh già trong căn
nhà xiêu vẹo” trên báo dân trí (thứ tư ngày 12/1/1011). Bài báo này viết về cuộc sống
gia đình người bệnh binh Nguyễn Anh Thập (xã Song Lộc – Can Lộc – Hà Tỉnh) vô
cùng khó khăn: bản thân ông bị bệnh tật hành hạ, vợ con gặp nạn, ốm đau liên miên,
nuôi con cái học hành, gia đình ông lại cưu mang hai cụ già không có con. Họ phải
sống trong một căn nhà xiêu vẹo đe đọa đến tính mạng bất cứ lúc nào. Qua đó phản
ánh thực trạng vẫn còn một số NCCCM chưa được quan tâm, chăm sóc đúng mức,
cuộc sống của họ còn chứa đựng vô vàng khó khăn, thách thức và ẩn hiện những nguy
cơ. Trong quá trình thực tập tác giả cũng đã thực hiện chuyên đề tốt nghiệp “thực
trạng thực hiện công tác điều dưỡng cho người có công cách mạng của phòng LĐ –
TB & XH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định” . Đề tài này cũng đã phần nào phản ánh
được thực trạng về bệnh tật, thực hiện chế độ điều dưỡng cho NCCCM và đưa ra một
số giải pháp nhằm thực hiện công tác này tốt hơn, tuy nhiên gặp phải một số hạn chế
về thời gian nên đề tài mới phản ánh được một mặt của vấn đề chăm sóc sức khỏe và
chưa phản ánh được đầy đủ thực trạng chăm sóc sức khỏe cho NCCCM. Cho nên
những giải pháp đưa ra chưa mang tính tổng thể, toàn diện để giải quyết triệt và bền
vững vấn đề sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCCCM.
6
Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nghiên cứu có trước, tác giả thực hiện đề
tài “Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: thực trạng và giải pháp (điển
cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)” với mong muốn làm rõ thực trạng về chăm
sóc sức khỏe cho NCCCM, cũng như góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe NCCCM.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm mục tiêu tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho
NCCCM, thực trạng vấn đề chăm sóc sức khỏe NCCCM ở huyện Hoài Ân đang diễn
ra như thế nào, đã đạt được những kết quả nào, còn những mặt tồn tại, yếu kém nào?
Những thuận lợi và những khó khăn mà công tác này gặp phải là gì? Trên cơ sở đó, đề
tài sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe
của người có công cách mạng đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung giải quyết
những nghiệm vụ sau:
Nghiên cứu lý luận về người có công cách mạng (chủ yếu tập trung vào đối
tượng thương binh và bệnh binh); sức khỏe và chăm sóc sức khỏe; chăm sóc sức khỏe
người có công cách mạng.
Tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng ở huyện Hoài
Ân, tỉnh Bình Định. Chủ yếu là những người đã tham gia cách mạng từ năm 1945 –
1975 họ thuộc nhóm người cao tuổi, độ tuổi đang gặp nhiều vấn đề về sức: Đây là lứa
tuổi có sự lão hóa và xuất hiện nhiều bệnh tật nhất trong các gia đoạn phát triển của
cuộc đời con người cộng thêm những vết thương, bệnh tật do chiến tranh gây ra, cho
nên họ rất cần đến sự can thiệp của hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Trên cơ sở tìm hiểu rỏ thực trạng chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng,
tác giả đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đối với công
tác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng tại địa phương.
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
Đối tượng nghiên cứu
7
Như tên đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng và giải
pháp chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
Đối tượng khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát 130 thương, bệnh binh.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng huyện Hoài Ân – tỉnh
Bình Định.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Người có công cách mạng bao gồm rất nhiều đối tượng, trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài, tác giả tập trung vào hai nhóm đối tượng chiếm số lượng rất đông tại
huyện là thương binh và bệnh binh và chỉ khảo sát nhóm đối tượng tham gia cách
mạng trong giai đoạn 1945 – 1975. Đồng thời, đề tài chỉ khảo sát tại 3 xã có số lượng
thương, bệnh binh đông nhất trong Huyện là: Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân
Nghĩa
6. Giả thuyết nghiên cứu
Hầu hết người có công cách mạng ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đã và đang
được chăm sóc sức khỏe theo chính sách của Đảng và Nhà nước.
Người có công cách mạng ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định có nhu cầu cao về
chăm sóc sức khỏe nhưng chất lượng và hiệu quả của công tác này chưa cao do rất
nhiều khó khăn mang lại, nhất là thiếu thốn về tài chính, đội ngũ y, bác sĩ; cơ sở vật
chất nghèo nàn, lạc hậu…
Gia đình, chính quyền các cấp, các cơ sở y tế, đội ngũ y, bác sĩ và cả cộng đồng
có vai trò rất lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng. Chính
họ sẽ góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tình trạng sức khỏe cho người có công
cách mạng.
7. Phương pháp nghiên cứu và xử lý thông tin
7.1. Phương pháp nghiên cứu
7.1.1. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp này được tác giả lựa chọn sử dụng trong đề tài bởi người có công
cách mạng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau và họ sống rải rác trên địa bàn huyện
8
nên rất khó khăn để điều tra tổng thể. Cụ thể của phương pháp này tác giả sử dụng
phương pháp chọn mẫu tỷ lệ, mẫu điều tra được tiến hành trên hai nhóm đối tượng là
thương binh, bệnh binh và được điều tra điển hình tại 3 xã nhiều thương, bệnh binh:
Ân Tường Tây, Ân Tường Đông Ân Nghĩa.
Số lượng mẫu nghiên cứu là 130 đối tượng, đủ đại diện cho thương, bệnh binh
cũng như người có công cách mạng của cả huyện Hoài Ân -tỉnh Bình Định.
Tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu tỉ lệ nhưng vẫn đảm bảo tính khoa
học, đảm bảo phản ánh đúng thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe cho người có
công cách mạng trên địa bàn Huyện.
7.1.2. Phương pháp thu thập thông tin tư liệu
Thu thập các thông tin từ các nguồn như sách, báo, khóa luận, trên mạng internet,
tạp chí, các báo cáo liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe người có công cách
mạng.
Những thông tin thu thập được xử lí theo yêu cầu của khóa luận nhưng vẫn đảm
bảo tính khách quan.
7.1.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Bảng trưng cầu ý kiến gồm tất cả 28 câu, trong đó có 14 câu hỏi đóng, 13 câu hỏi
vừa đóng vừa mở, 1 câu hỏi mở.
Tổng cộng có 130 phiếu được phát tại 3 xã: Ân Tường Tây, Ân Tường Đông và
xã Ân Nghĩa.
Mục đích của phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của người có công cách
mạng, cụ thể là thương binh và bệnh binh về vấn đề chăm sóc sức khỏe của họ.
7.1.4. Phương pháp phỏng vấn
Nhằm tìm hiểu sâu hơn vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng,
tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 45 đối tượng cụ thể tại xã Ân Tường Tây là 15 người,
xã Ân Tường Đông là 15, xã Ân Nghĩa là 15 người và một số vị lãnh đạo địa phương,
các ban nghành có liên quan như: phòng LĐTB và XH, những người thực hiện chính
sách người có công CM tại các xã, Bệnh viện huyện Hoài Ân, trạm y tế các xã.....
9
7.1.5. Phương pháp quan sát kèm theo ghi hình
Tác giả sử dụng phương pháp quan sát và ghi hình nhằm phối hợp với phương
pháp trưng cầu ý kiến và phương pháp phỏng vấn với mục đích tìm hiểu và đảm bảo
tính khách quan và độ chính xác của những thông tin thu được.
7.2. Phương pháp xử lý thông tin
7.2.1. Thông tin thu được từ các tài liệu
Tất cả những thông tin thu thập được, tác giả đã tổng thuật, lược thuật theo các
chủ đề, tổng quan tình hình nghiên cứu, xác lập một số lý thuyết, khái niệm làm cơ sở
lý luận, xây dựng giả thiết nghiên cứu, mô tả bối cảnh kinh tế – văn hóa – xã hội ở địa
phương.
7.2.2. Thông tin thu được qua phiếu trưng cầu ý kiến
Phiếu trưng cầu ý kiến chủ yếu được xử lý theo tỷ lệ % trong đó kết hợp với so
sánh tương quan giữa các biến quan trọng để có thể thấy rõ mối quan hệ trong các vấn
đề phân tích.
7.2.3. Thông tin thu được qua phỏng vấn
Những thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sâu được tác ghi băng, ghi
chép sau đó phân loại, chọn lọc, dưới dạng trích dẫn từ các biên bản đã được xử lý và
sử dụng.
7.2.4. Thông tin thu được qua quan sát và hình ảnh
Tác giả tiến hành đối chiếu, so sánh thông tin từ việc quan sát, ghi chép cũng như
những hình ảnh thu được để hình thành câu trả lời và kiểm tra độ chính sát của thông
tin cho bảng hỏi cũng như phỏng vấn sâu.
8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
8.1. Ý nghĩa lý luận
Những thông tin thu thập được từ nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm
hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về người có công cách mạng, người
cao tuổi nói riêng và lý luận về chính sách xã hội nói chung.
10
Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực người có
công cách mạng, chính sách xã hội và chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có
công cách mạng.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Như chúng ta đã biết, chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng là một
việc làm vô cùng cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện tinh thần nhân
văn sâu sắc. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, công tác này gặp rất nhiều khó khăn,
bất cập ở nhiều địa phương. Với kết quả nghiên cứu của đề tài, người thực hiện đề tài
mong muốn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng công tác chăm sóc sức
khỏe người có công tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định; gợi mở một số giải pháp để
các cấp, chính quyền địa phương, gia đình, các bên liên quan và cả cộng đồng sẽ nhận
thức rõ và đầy đủ vai trò và trách nhiệm trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc
sức khỏe cho người có công cách mạng. Đồng thời, cũng như là một thông điệp hướng
sự quan tâm và chung tay góp sức của cộng đồng, nhất là những người trẻ tuổi ở địa
phương để cùng thực hiện có hiệu quả hơn công tác chăm sóc sức khỏe cho người có
công cách mạng đặc biệt với đối tượng là thương, bệnh binh.
9. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận được cấu trúc làm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết
luận khuyến nghị. Trong đó phần nội dung được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng chăm sóc sức khỏe cho NCCCM huyện Hoài Ân, tỉnh
Bình Định
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho
NCCCM huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định
11
PHẦN 2. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Chính sách xã hội
Chính sách xã hội là những quy định bằng văn bản nhằm để hỗ trợ cho nhóm đối
tượng trong xã hội. Nó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn dân
ta đối với họ, góp phần tạo ra sự công bằng, bình đẳng, ổn định, phát triển và tiến bộ
xã hội. Chính sách xã hội bao gồm một số nội dung cơ bản sau:
Chính sách xã hội có những đặc trưng riêng, nhờ vậy, mà người ta có thể phân
biệt nó với các chính sách khác như: chính sách chính sách chính trị, chính sách kinh
tế, tư tưởng. . . xét trên phương diện quản lý những đặc trưng đó là:
Chính sách xã hội bao giờ cũng liên quan đến con người, bao trùm mọi mặt của
cuộc sống con người, lấy con người và các nhóm người làm đối tượng tác động để
hoàn thiện và phát triển con người, hình thành các chuẩn mực và giá trị xã hội.
Chính sách xã hội mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, bởi vì mục tiêu cơ bản
của nó là hiệu quả xã hội. Công bằng xã hội là nội dung cơ bản của chính sách xã hội.
Nhà nước sử dụng chính sách xã hội như một công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội,
định hướng các giá trị mới, hướng vào cái thiện, cái tốt, hạn chế và đẩy lùi cái xấu, cái
ác.
Chính sách xã hội của nhà nước thể hiện trách nhiệm xã hội cao, t