Luận văn Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam

Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý và được thể hiện bằng việc người phạm tội bị áp dụng một hoặc nhiều các biện pháp cưỡng chế hình sự khác nhau của Nhà nước do luật hình sự quy định. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các tội phạm và các trường hợp phạm tội đều giống nhau. Do đó, để công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm đạt hiệu quả cao, cùng với việc phân loại tội phạm, luật hình sự Việt Nam cũng đồng thời phân hóa các trường hợp phạm tội, các đối tượng phạm tội khác nhau để có đường lối xử lý phù hợp, nhanh chóng, chính xác và công bằng. Đặc biệt, sự phân hóa các trường hợp phạm tội và người phạm tội còn thể hiện ở chỗ không phải tất cả các trường hợp phạm tội hay tất cả những người phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó là trường hợp khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện nhất định, thì một người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng của pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo tốt, hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Miễn trách nhiệm hình sự cũng có quan hệ mật thiết và chặt chẽ với chế định trách nhiệm hình sự. Bởi vì, giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm hình sự và áp dụng đúng đắn chế định miễn trách nhiệm hình sự trong thực tiễn sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

pdf138 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2994 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý và được thể hiện bằng việc người phạm tội bị áp dụng một hoặc nhiều các biện pháp cưỡng chế hình sự khác nhau của Nhà nước do luật hình sự quy định. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các tội phạm và các trường hợp phạm tội đều giống nhau. Do đó, để công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm đạt hiệu quả cao, cùng với việc phân loại tội phạm, luật hình sự Việt Nam cũng đồng thời phân hóa các trường hợp phạm tội, các đối tượng phạm tội khác nhau để có đường lối xử lý phù hợp, nhanh chóng, chính xác và công bằng. Đặc biệt, sự phân hóa các trường hợp phạm tội và người phạm tội còn thể hiện ở chỗ không phải tất cả các trường hợp phạm tội hay tất cả những người phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó là trường hợp khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện nhất định, thì một người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng của pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo tốt, hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Miễn trách nhiệm hình sự cũng có quan hệ mật thiết và chặt chẽ với chế định trách nhiệm hình sự. Bởi vì, giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm hình sự và áp dụng đúng đắn chế định miễn trách nhiệm hình sự trong thực tiễn sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. ở nước ta, đến Bộ luật hình sự năm 1985, chế định miễn trách nhiệm hình sự mới được nhà làm luật nước ta ghi nhận chính thức, còn trước đó tuy chưa được ghi nhận với tính chất là một chế định độc lập trong pháp luật hình sự nhưng trong thực tiễn và một số văn bản pháp lý đã thừa nhận và áp dụng với nhiều tên gọi khác nhau như: "xá miễn", "tha miễn trách nhiệm hình sự", "miễn tố", "tha bổng bị cáo", "miễn nghị cho bị cáo", "miễn hết cả tội"... Có thể liệt kê một số văn bản thời kỳ trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 có đề cập đến vấn đề miễn tránh nhiệm hình sự như: Sắc lệnh số 52/SL ngày 20/10/1945 xá miễn cho một số tội phạm trước ngày 19/08/1945; Thông tư số 314-TTg ngày 09/11/1954 của Thủ tướng Chính phủ về đại xá; Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946; Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970; Thông tư số 03-BTP/TT tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Sắc luật quy định về các tội phạm và hình phạt; Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ngày 10/7/1982; Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự; Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/04/1989 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự; Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 02/6/1990 của Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú, v.v... Đến lần pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự Việt Nam với việc thông qua Bộ luật hình sự năm 1999, các quy định về miễn trách nhiệm hình sự cũng được sửa đổi, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, chế định miễn trách nhiệm hình sự vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện. Chẳng hạn, Bộ luật hình sự năm 1985, cũng như Bộ luật hình sự năm 1999 đều chưa ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm miễn trách nhiệm hình sự, hậu quả pháp lý cụ thể của việc miễn trách nhiệm hình sự là gì? Mặt khác, các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự lại được quy định rải rác ở các điều luật, các chương thuộc Phần chung và Phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 1999 rõ ràng là chưa chính xác về mặt khoa học và chưa đạt về mặt kỹ thuật lập pháp. Ngoài ra, quá trình áp dụng pháp luật hình sự cho thấy các quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình sự còn nhiều bất cập khi vận dụng vào thực tế, đặc biệt thực tiễn đời sống xã hội nói chung và thực tiễn pháp lý nói riêng đang tồn tại nhiều trường hợp có thể áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự, nhưng lại chưa được nhà làm luật nước ta quy định trong Bộ luật hình sự. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ về mặt khoa học các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về miễn trách nhiệm hình sự và vấn đề áp dụng trong thực tiễn, đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện các quy định của chế định này, cũng như nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định về miễn trách nhiệm hình sự không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Đây chính là lý do luận chứng cho việc chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài "Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định quan trọng, có liên quan chặt chẽ và mật thiết với chế định trách nhiệm hình sự và nhiều chế định khác trong luật hình sự. Trước hết, chế định này được ghi nhận trong Bộ luật hình sự của một số nước trên thế giới như: Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Bộ luật hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Bộ luật hình sự Tây Ban Nha, Bộ luật hình sự Thụy Điển… hoặc trong pháp luật hình sự các nước như: Anh, Cộng hòa Liên bang Đức, cũng như các nước Hồi giáo… Ngoài ra, ở Liên Xô trước đây cũng đã có công trình nghiên cứu về chế định này như: "Những vấn đề lý luận của việc tha miễn trách nhiệm hình sự", Nxb Khoa học, Maxcơva, 1974 của GS Kelina X.G.; "Miễn trách nhiệm hình sự" trong tuyển tập "Kevin’s English law glossary: Exemption from criminal liability" của Kevin’s; hoặc "Exemption from criminal liability - General Defences" của tác giả Suzanne Wennberg, trong sách "Swedish Law in the New Millennium" do Michael Bogdan chủ biên, Elanders Gotab, Stockholm, 2000... ở Việt Nam, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này, đáng chú ý là các công trình sau đây của TSKH. Lê Cảm: 1) Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Trong sách: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, Tập thể tác giả do TSKH Lê Cảm chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002); 2) Về các dạng miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2001); 3) Về sáu dạng miễn trách nhiệm hình sự khác (ngoài Điều 25) trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 2/2001); 4) Về bản chất pháp lý của các khái niệm: Miễn trách nhiệm hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 1/2002); 5) Khái niệm, các đặc điểm (dấu hiệu), phân loại và bản chất pháp lý của các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3(10)/2001); 6) Điều 25 - Miễn trách nhiệm hình sự (Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Tập I. Phần chung, Tập thể tác giả do TS. Uông Chu Lưu chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001). Ngoài ra, vấn đề miễn trách nhiệm hình sự còn được đề cập ở các mức độ khác nhau trong các công trình của một số tác giả khác như: 1) Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Khoa học (KHXH), số 4/1997) của TS. Nguyễn Ngọc Chí; 2) Về chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1988) và, Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12/2001) của PGS.TS Phạm Hồng Hải; 3) Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Luật học, số 5/1997) của TS. Lê Thị Sơn; 4) Một số ý kiến về miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/1993) và, Hoàn thiện các quy định của luật tố tụng hình sự về đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án (Tạp chí Kiểm sát, số 5/2002) của tác giả Phạm Mạnh Hùng; 5) Những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 48 Bộ luật hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số chuyên đề về Bộ luật hình sự, số 4/1999) của tác giả Thái Quế Dung; 6) Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp "Do sự chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa" theo quy định của Điều 25 Bộ luật hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 1/2002) của tác giả Nguyễn Hiển Khanh; 7) Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt (Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2004) của TSKH Lê Cảm và Trịnh Tiến Việt; 8) Hoàn thiện các quy định về miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 5/2004); Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Tạp chí Khoa học, chuyên san Kinh tế - Luật, số 1/2004) ... Tiếp đến, chế định miễn trách nhiệm hình sự còn được đề cập, phân tích trong một số Giáo trình và sách tham khảo như: 1) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997; 2) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Tập thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 và 2003 (tái bản lần thứ nhất); 3) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002; 4) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Tập thể tác giả do PGS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học Huế, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000; 5) Trách nhiệm hình sự và hình phạt. Tập thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; 6) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 - Phần chung (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000) của ThS. Đinh Văn Quế... Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu trên đây của các tác giả mới ở dưới dạng là các bài viết đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành, một phần, mục trong các giáo trình, sách tham khảo hay sách bình luận, hoặc mới chỉ xem xét vấn đề ở cấp độ khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật. Có nghĩa là cho đến nay trong khoa học luật hình sự của Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến chế định này một cách tương đối có hệ thống, tương đối đồng bộ và ở cấp độ một luận văn thạc sĩ hay một luận án tiến sĩ luật học. Hơn nữa, nhiều vấn đề lý luận-thực tiễn xung quanh chế định miễn trách nhiệm hình sự cũng đòi hỏi cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên khảo và sâu sắc hơn. 3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định phức tạp có nhiều nội dung liên quan đến các chế định khác trong Bộ luật hình sự như: trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự & không phải chịu trách nhiệm hình sự... Bởi vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ xem xét và giải quyết một số vấn đề xung quanh chế định miễn trách nhiệm hình sự như: khái niệm, bản chất pháp lý và các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự; nội dung và điều kiện áp dụng những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, kết hợp với thực tiễn áp dụng và có tham khảo pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới. Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích để làm rõ về mặt khoa học các quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình sự ở khía cạnh lập pháp và vấn đề áp dụng chúng trong thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy phạm của chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu nêu trên, trong luận văn này tác giả tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ chính như sau: 1) Xây dựng định nghĩa khoa học của khái niệm miễn trách nhiệm hình sự, phân tích các đặc điểm cơ bản và so sánh nó với miễn hình phạt. 2) Khái quát sự hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam. 3) Phân tích nội dung, điều kiện áp dụng những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành và thực tiễn áp dụng các quy định này. Từ đây phân tích một số tồn tại xung quanh việc quy định và áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự. 4) Luận chứng cho sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự, những phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện và từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999, đồng thời đưa ra mô hình lý luận với sự bổ sung một số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cần phải được nhà làm luật ghi nhận trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành. 5. Những cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Những cơ sở lý luận của luận văn là các thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài đăng trên tạp chí của các nhà khoa học- luật gia Việt Nam và nước ngoài, cũng như các văn bản pháp luật của Nhà nước và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực pháp luật hình sự do Tòa án nhân dân tối cao hoặc (và) các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương ban hành có liên quan đến chế định miễn trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, luận văn cũng đã sử dụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp... Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu thống kê trong các báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân một số địa phương và các vụ án hình sự trong thực tiễn xét xử, cũng như thông tin trên mạng Internet để phân tích, tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề nghiên cứu. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng của luận văn là ở chỗ tác giả đã làm rõ khái niệm, bản chất pháp lý và các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự, nội dung và điều kiện áp dụng của những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trên cơ sở xem xét các quy định của pháp luật hình sự hiện hành, đồng thời đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm của chế định này ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng chúng trong thực tiễn. Đặc biệt, để góp phần nhân đạo hóa hơn nữa trong chính sách hình sự của Nhà nước ta và để phù hợp với các yêu cầu của thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự các nước, tác giả luận văn kiến nghị bổ sung những trường hợp có thể áp dụng miễn trách nhiệm hình sự, nhưng lại chưa được nhà làm luật nước ta quy định trong Bộ luật hình sự. Ngoài ra, ở một chừng mực nhất định có thể khẳng định rằng, đây là nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ đề cập đến chế định miễn trách nhiệm hình sự trong khoa học luật hình sự Việt Nam, do đó nó còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cần thiết cho các cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bao gồm ba chương với kết cấu như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm hình sự Chương 2: Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng Chương 3: Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự. Chương 1 Một số vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm hình sự 1.1. Khái niệm, các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự và phân biệt nó với miễn hình phạt 1.1.1. Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng của luật hình sự Việt Nam, có quan hệ chặt chẽ và gắn liền với chế định trách nhiệm hình sự. Khái niệm, cơ sở và nội dung của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ khái niệm, cơ sở và nội dung của trách nhiệm hình sự. Cho nên, để tìm hiểu khái niệm và bản chất pháp lý của miễn trách nhiệm hình sự, thì không thể không xem xét khái niệm trách nhiệm hình sự và những nội dung xung quanh vấn đề này. Bởi lẽ, việc nhận thức khoa học đúng đắn về trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ sở vững chắc cho nhận thức về miễn trách nhiệm hình sự. Do vậy, trước khi đi vào nghiên cứu khái niệm và bản chất pháp lý của chế định miễn trách nhiệm hình sự cần phải hiểu khái niệm và một số nội dung cơ bản xung quanh chế định trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam. Trách nhiệm hình sự là một thuật ngữ pháp lý và được sử dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Là một dạng của trách nhiệm pháp lý, từ trước đến nay, xung quanh khái niệm "trách nhiệm hình sự" là gì (?) vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, mà cụ thể là: Theo TSKH Lê Cảm thì "trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định" [7, tr. 122]; Theo GS.TS Đỗ Ngọc Quang thì định nghĩa: "Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó đã thực hiện" [54, tr. 14]; Còn GS.TSKH Đào Trí úc lại quan niệm "trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây ra tội phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước" [75, tr. 41]; Và theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa và TS. Lê Thị Sơn thì "trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích" [37, tr. 126]... Như vậy, tổng kết các quan điểm trên đây, đồng thời căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, theo chúng tôi dưới góc độ khoa học luật hình sự khái niệm trách nhiệm hình sự có thể định nghĩa như sau: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước do luật hình sự quy định đối với người phạm tội. Theo đó, trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh (xuất hiện) khi có sự việc phạm tội và chính vì thế, nó là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất so với bất kỳ dạng trách nhiệm pháp lý nào khác. Trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện trong phạm vi của quan hệ pháp luật hình sự giữa hai bên với tính chất là hai chủ thể có các quyền và nghĩa vụ nhất định - một bên là Nhà nước, còn bên kia là người phạm tội. Nghiên cứu trách nhiệm hình sự, không thể không đề cập đến vấn đề cơ sở và những điều kiện của nó. Bởi lẽ, việc làm rõ các nội dung này là yêu cầu quan trọng trong việc đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như loại trừ việc áp dụng trách
Luận văn liên quan