Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và
thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnh
tranh cũng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều nà y vừa tạo ra các cơ hội kinh
doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của
các doanh nghiệp.
Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên
thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một
hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời.
Đối với ngành dệt may, tuy không bị cạnh tranh nhiều bởi các doanh nghiệp
nước ngoài, nhưng lại bị sự cạnh tranh bởi hàng dệt may Trung Quốc, mẫu mã đa
dạng mà giá lại rất thấp, đồng thời thị trường nội địa không lớn khiến các nhà sản
xuất phải tìm cách vừa đáp ứng nhu cầu trong nước với giá cả thấp vừa tìm hướng
xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Do đó nếu không có đường lối, chiến lược kinh
doanh đúng đắn, các doanh nghiệp sẽ khó có thể đứng vững và tồn tại trên thị
trường.
Trong quá trình hoạt động Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến luôn coi
trọng và vận dụng phương pháp quản trị chiến lược vào quản trị kinh doanh và thực
tế đã đem lại những kết quả tốt đẹp.
Với nhận thức về tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh
trong doanh nghiệp tôi chọn đề tài: “Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần
may Việt Tiến và các giải pháp thực hiện” nhằm đưa các kiến thức lý luận vào
thực tiễn kinh doanh
91 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12464 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược kinh doanh tại tổng công ty cổ phần may việt tiến và các giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
--------***--------
NGUYỄN THỊ MINH HƢƠNG
CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY VIỆT TIẾN VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số : 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀO THỊ THU GIANG
HÀ NỘI - 2011
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH
DOANH ......................................................................................................... 4
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÕ CỦA CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ...................................... 4
1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh ................................................ 4
1.1.2. Phân loại chiến lược kinh doanh ...................................................... 6
1.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp ............................................................................................. 9
1.2. NỘI DUNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH .......................... 10
1.2.1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức .................................... 11
1.2.1.1. Xác định sứ mệnh của tổ chức: ............................................................ 12
1.2.1.2. Xác định mục tiêu chiến lược: ............................................................. 13
1.2.2. Phân tích đánh giá môi trường bên ngoài: ...................................... 16
1.2.3. Phân tích đánh giá tình hình nội bộ doanh nghiệp: ......................... 21
1.2.4. Xây dựng các phương án chiến lược .............................................. 22
1.2.4.1. Giai đoạn nhập vào ............................................................................. 23
1.2.4.2. Giai đoạn kết hợp ................................................................................ 25
1.2.4.3. Giai đoạn quyết định ........................................................................... 27
1.2.5. Điểm hạn chế của qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh ......... 27
CHƢƠNG II: XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA TỔNG
CÔNG TY CP MAY VIỆT TIẾN ĐẾN NĂM 2020 ............................................. 29
2.1 Giới thiệu về Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến ........................................ 29
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty CP may Việt Tiến
................................................................................................................ 29
2.1.2. Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh: ............................................ 31
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty .............................. 32
2.1.4. Sản phẩm và năng lực sản xuất của Tổng công ty .......................... 33
2.2. Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty cổ phần may Việt Tiến đến
năm 2020 .................................................................................................................. 33
2.2.1. Xác định sứ mạng, mục tiêu của Tổng công ty ............................... 33
2.2.2.1. Môi trường vĩ mô ................................................................................ 34
2.2.2.2. Môi trường vi mô ................................................................................ 42
2.2.2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ................................... 47
2.2.3. Đánh giá tình hình nội bộ của doanh nghiệp .................................. 49
2.2.3.1. Nguồn nhân lực: ................................................................................. 49
2.2.3.2. Tình hình tài chính của công ty .......................................................... 50
2.2.3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Tiến trong 3 năm gần
đây .................................................................................................................... 50
2.2.3.4. Hoạt động Marketing và bán hàng ..................................................... 52
2.2.3.5. Thị trường tiêu thụ: ............................................................................. 53
2.2.3.6. Hoạt động R&D .................................................................................. 55
2.2.3.7. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) .......................................... 55
2.2.4. Xây dựng các phương án chiến lược .............................................. 56
2.2.4.1. Phân tích ma trận SWOT .................................................................... 56
2.2.4.2. Lựa chọn chiến lược ma trận QSPM .................................................. 60
2.2.4.3. Chiến lược tổng quát của Tổng Công ty cổ phần may Việt Tiến. ....... 65
2.2.4.4. Lộ trình thực hiện chiến lược tổng quát và các chiến lược chức năng.
.......................................................................................................................... 66
CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC KINH
DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN. ..................... 69
3.1. Các giải pháp để thực hiện chiến lƣợc ........................................................... 69
3.1.1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng quản trị. .............. 69
3.1.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế lương thưởng ..................................... 72
3.1.3. Giải pháp về hoạt động Quảng cáo và Markerting ......................... 74
3.1.4. Giải pháp về sản xuất – tác nghiệp................................................. 76
3.1.5. Giải pháp về sản phẩm ................................................................... 77
3.1.6. Giải pháp về công nghệ ................................................................. 79
3.1.7. Giải pháp về bảo vệ thương hiệu ................................................... 79
3.1.8. Giải pháp thị trường ...................................................................... 81
3.1.9. Giải pháp về chi phí ....................................................................... 82
3.2. Các kiến nghị .................................................................................................... 83
3.2.1. Về phía nhà nước ........................................................................... 83
3.2.2. Về phía doanh nghiệp .................................................................... 83
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 85
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SXKD : Sản xuất kinh doanh
Ma trận EFE : Ma trận các yếu tố bên ngoài
Ma trận IFE : Ma trận các yếu tố bên trong
Ma trận QSPM : Ma trận họach định chiến lược có khả năng định lượng
AS : Điểm phân lọai
TAS : Tổng điểm phân lọai
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
TCT CP : Tổng công ty cổ phần
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 1.1: Mẫu ma trận EFE ..................................................................................... 24
Bảng 1.2: Mẫu ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................................. 24
Bảng 1.3: Mẫu ma trận SWOT ................................................................................. 26
Bảng 2.1: Mức tăng trưởng GDP cả nước từ năm 2003-2009 .................................. 36
Bảng 2.2: Thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
10 tháng 2010 ........................................................................................................... 39
Bảng 2.3: Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến 2015 - 2020 ............ 41
Bảng 2.4: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ..................................................................... 44
Bảng 2.5: Ma trận EFE của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến ........................... 48
Bảng 2.6: Bảng kê lương bình quân người lao động qua các năm ........................... 49
Bảng 2.6: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007-2009 ........................... 51
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu tính đến tháng 6/2010 ...................................................... 52
Bảng 2.8: Tỷ trọng doanh thu theo hệ thống kênh phân phối năm 2009 .................. 53
Bảng 2.9: Thị trường tiêu thụ chính của Việt Tiến ................................................... 53
Bảng 2.10: Ma trận IFE của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến .......................... 55
Bảng 2.11: ma trận SWOT của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến ..................... 56
Bảng 2.12: Ma trận QSPM nhóm S-O ...................................................................... 61
Bảng 2.13: Ma trận QSPM nhóm S-T ....................................................................... 61
Bảng 2.14: Ma trận QSPM nhóm W-O ..................................................................... 62
Bảng 2.15: Ma trận QSPM nhóm W-T ..................................................................... 63
Bảng 2.16: Lộ trình thực hiện chiến lược kinh doanh của Tổng công ty cổ phần
may Việt Tiến đến năm 2020 ................................................................................... 67
HÌNH
Hình 1.1 : Mô hình quản trị chiến lược toàn diện ..................................................... 12
Hình 1.2: Mô hình năm tác lực của Michael E.porter ( 1980 ) ................................. 18
Hình 1.3: Các nội dung chủ yếu cần phân tích về đối thủ cạnh tranh ...................... 19
Hình 1.4: Khung hình thành chiến lược .................................................................... 23
Hình 2.1: Hệ thống phân phối trong nước ................................................................ 52
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và
thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnh
tranh cũng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh
doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của
các doanh nghiệp.
Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên
thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một
hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời.
Đối với ngành dệt may, tuy không bị cạnh tranh nhiều bởi các doanh nghiệp
nước ngoài, nhưng lại bị sự cạnh tranh bởi hàng dệt may Trung Quốc, mẫu mã đa
dạng mà giá lại rất thấp, đồng thời thị trường nội địa không lớn khiến các nhà sản
xuất phải tìm cách vừa đáp ứng nhu cầu trong nước với giá cả thấp vừa tìm hướng
xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Do đó nếu không có đường lối, chiến lược kinh
doanh đúng đắn, các doanh nghiệp sẽ khó có thể đứng vững và tồn tại trên thị
trường.
Trong quá trình hoạt động Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến luôn coi
trọng và vận dụng phương pháp quản trị chiến lược vào quản trị kinh doanh và thực
tế đã đem lại những kết quả tốt đẹp.
Với nhận thức về tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh
trong doanh nghiệp tôi chọn đề tài: “Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần
may Việt Tiến và các giải pháp thực hiện” nhằm đưa các kiến thức lý luận vào
thực tiễn kinh doanh.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là xây dựng chiến lược kinh doanh của
công ty Cổ phần may Việt Tiến và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược kinh
doanh cho phù hợp với thực tiễn sản xuất và thị trường.
2
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chiến lược kinh doanh và các giải pháp thực hiện
của Công ty cổ phần may Việt Tiến.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của chiến lược kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Việt Tiến đến năm
2020.
- Đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Là một đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học kinh tế vào một doanh nghiệp cụ
thể, vì vậy các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm: Phương
pháp ứng dụng lý thuyết thống kê; dự báo; phân tích tổng hợp (kết hợp định tính,
định lượng); thống kê, so sánh. Cụ thể:
- Phương pháp ứng dụng lý thuyết hệ thống được áp dụng trong việc thiết lập
qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh theo mô hình quản trị chiến lược
toàn diện, và khung phân tích hình thành chiến lược.
- Phương pháp phân tích tổng hợp được áp dụng trong đánh giá môi trường
kinh doanh, và xác định điểm phân loại của các yếu tố trong các ma trận của
khung phân tích hình thành chiến lược
- Phương pháp thống kê, so sánh được áp dụng trong việc thu thập và xử lý
các số liệu, các báo cáo tài chính, các kết quả điều tra sau đây được gọi
chung là cơ sở dữ liệu trong việc phân tích môi trường kinh doanh, phân tích
đối thủ cạnh tranh và phân tích nội bộ
- Các số liệu thứ cấp được thu thập tại tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và
một số công ty khác là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Bên cạnh đó luận văn còn
sử dụng các số liệu, tài liệu của Tổng Cục Thống Kê, Hiệp hội dệt may Việt Nam
- Các số liệu sơ cấp được thu thập theo phương pháp xin ý kiến chuyên gia
nhằm: (1) Xác định các yếu tố môi trường, yếu tố nội bộ có ảnh hưởng đến
3
kết quả SXKD của doanh nghiệp, các yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may; (2) Xác định điểm mức
độ quan trọng của các yếu tố.
- Nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ môi tường vĩ mô, môi trường
ngành và ma trận SWOT.
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài luận văn thực hiện có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác
nhau như kinh tế, tài chính, luật pháp, những vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế…
Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về các hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần may Viêt Tiến và một số doanh nghiệp cùng ngành cạnh
tranh trực tiếp theo từng nhóm ngành, ngành dệt may Việt nam (đại biểu là Hiệp hội
dệt may Việt Nam), có xét đến tình hình SXKD của ngành dệt may thế giới; chiến
lược kinh doanh của công ty cổ phần may Việt Tiến áp dụng cho giai đoạn từ năm
2011 tới 2020.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn có những nội dung chính sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh
Chương II: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Việt
Tiến đến năm 2020
Chương III: Một số giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ
phần may Việt Tiến.
4
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÕ CỦA CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm về chiến lƣợc kinh doanh
Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa để chỉ ra các
kế hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc chắn rằng cái gì đối phương có thể làm
được, cái gì đối phương không thể làm được. Từ đó thuật ngữ chiến lược kinh
doanh ra đời. Theo quan điểm truyền thống chiến lược là việc xác định các mục tiêu
cơ bản, dài hạn của một tổ chức để từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể
cùng với việc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu đã
đề ra.
Theo Alfred Chandler1 “Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản dài hạn
của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ
nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
Theo William J. Gluech2: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất,
toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của tổ
chức sẽ được thực hiện.
Theo Fred R. David3: “ Chiến lược là những phương tiện đạt tới mục tiêu dài hạn.
Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hoá hoạt động,
sở hữu hoá, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và
liên doanh”.
Theo Michael E. Porter4: “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế
cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”.
1, 2 Nguyễn Khoa Khôi và Đồng Thị Thanh Phương (2007), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê,
trang 4
3 Fred David (2006), Bản dịch khái luận về quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê, trang 20
4 Nguyễn Khoa Khôi và Đồng Thị Thanh Phương (2007), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê,
trang 4
5
Như vậy có thể thấy có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về chiến
lược. Nhưng nhìn chung có thể hiểu: Chiến lược là tập hợp các quyết định (mục
tiêu, đường lối, chính sách, phương thức, phân bổ nguồn lực…) và phương châm
hành động để đạt được mục tiêu dài hạn, phát huy được những điểm mạnh, khắc
phục được những điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón nhận những cơ hội và
vượt qua nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất.
Đặc trưng của chiến lược kinh doanh
Các quan điểm về chiến lược tính đến nay vẫn chưa có sự thống nhất, cùng
với sự vận động của nền kinh tế, tư tưởng chiến lược cũng luôn vận động và thay
đổi nhằm bảo đảm sự phù hợp của nó với môi trường kinh doanh. Tuy vậy, dù ở bất
cứ góc độ nào, trong bất kỳ giai đoạn nào, chiến lược vẫn có những đặc trưng chung
nhất, nó phản ánh bản chất của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó
những đặc trưng cơ bản nhất là
+ Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải
đạt tới trong từng thời kỳ và quán triệt ở mọi mặt, mọi cấp trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh trong một quá
trình liên tục từ xây dựng đến thực hiện, đánh giá kiểm tra, điều chỉnh... tình hình
thực hiện các mục tiêu đề ra.
+ Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo huy động tối đa và phát huy tối ưu
việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp (lao động, vốn, kỹ
thuật, công nghệ...), phát huy các lợi thế, nắm bắt các cơ hội để dành ưu thế cạnh
tranh trên thị trường.
+ Chiến lược kinh doanh thường được xây dựng cho một thời kỳ tương đối
dài (3 năm đến 5 năm), xu hướng rút ngắn xuống tùy thuộc vào đặc thù của từng
ngành hàng.
+ Chiến lược kinh doanh xác định rõ phạm vi cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Chiến lược kinh doanh tạo lập nên một mối quan hệ tương hỗ đối với các
cơ hội và thách thức bên ngoài công ty, điểm mạnh và điểm yếu của công ty từ đó
tạo nên thế cạnh tranh của công ty.
6
+ Chiến lược kinh doanh là một sự xác định rõ ràng những đóng góp mang
tính kinh tế hay phi kinh tế mà công ty có ý định mang lại cho cổ đông của mình.
Từ những đặc trưng nêu trên phạm trù chiến lược có thể dễ dàng phân biệt
với những khái niệm phạm trù liên quan. Khái niệm gần gũi nhất với chiến lược là
"kế hoạch", trong thực tế nhiều khi người ta nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau.
Theo các tác giả D.Smith, R.anild, D.Bizrell thì sự khác nhau giữa chúng là
phương pháp xây dựng. Trong khi các kế hoạch dài hạn dựa chủ yếu trên cơ sở
phân tích các nguồn lực "có dự đoán tương lai" để đề ra các giải pháp sử dụng các
nguồn lực đó nhằm đạt tới các mục tiêu xác định, thì ngược lại chiến lược chú trọng
tới việc xác định mục tiêu mong muốn sau đó tiến hành sử dụng các nguồn lực cần
thiết để đạt mục tiêu đó .
Đặc điểm này sẽ có giá trị hơn nếu ta xác định được mục tiêu dài hạn của
doanh nghiệp. Vì nếu như những mục tiêu này thay đổi một cách thường xuyên thì
mục đặc điểm này không còn giá trị.
Khác với kế hoạch, chiến lược không chỉ ra việc gì nhất định cần phải làm và
việc gì không nên làm trong thời kỳ kế hoạch. Vì kế hoạch thường được xây dựng
trong thời kỳ ngắn hạn, trên những căn cứ chính xác, các số liệu cụ thể và có thể dự