LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀTÀI:
Ngày nay, hầu nhưkhông một lĩnh vực nào của đời sống kinh tế, xã hội mà
không có các sản phẩm được sản xuất từmủcao su tựnhiên, mặc dù cao su nhân tạo
được sản xuất đểthay thếcho cao su tựnhiên , song vẫn không thểthay thế được các
đặc tính ưu việt của cao su tựnhiên, đặc biệt là đểsản xuất các sản phẩm công nghệ
cao nhưvõ xe hơi, máy bay Chính vì vậy nhu cầu cao su tựnhiên ngày càng tăng.
Mặc dù mới được du nhập vào nước ta khoảng 100 năm nay, nhưng cây cao su
đã chiếm một địa vịquan trọng trong ngành nông nghiệp nước nhà và là một trong
những cây công nghiệp dài ngày có nhiều triển vọng phát triển nhất tại nước ta.
Ngoài ra các điều kiện tựnhiên ( đất đai, khí hậu) của Việt Nam phù hợp với việc
trồng cây cao su trên quy mô lớn; tiềm năng đất đai dành cho cây cao su còn rất
nhiều. Trong vài năm gần đây, khi Nhà nước thực hiện chủtrương, chính sách về
phát triển sản xuất cây cao su, diện tích cây cao su không ngừng tăng lên, ngoài các
nông trường cao su bạt ngàn thuộc sỡhữu Nhà nước thì các vườn cao su tiểu điền
của tưnhân, nông hộcũng phát triển mạnh mẽ, giúp nước ta vươn lên chiếm vịtrí thứ
tưtrên thếgiới vềsản lượng cao su sản xuất. Trong điều kiện hội nhập quốc tếvà
cạnh tranh diễn ra gay gắt, thách thức đặt ra với ngành cao su là làm thếnào đểnâng
cao năng lực cạnh tranh, sẳn sàng đểhội nhập. Từ đó đòi hỏi ngành cao su không
ngừng đổi mới tổchức quản lý, đa dạng hoá sản phẩm, nắm bắt nhu cầu thị
trường hay tổng quát là xây dựng chiến lược phát triển cho toàn ngành trong giai
đoạn hội nhập và đổi mới.
Xuất phát từnhững nguyên nhân trên, việc tìm hiểu lý luận và thực tiển phát
triển cuảngành cao su các giai đoạn vừa qua đểxây dựng chiến lược phát triển cho
giai đoạn tới mà đềtài “ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2015” ra đời.
MỤC TIÊU ĐỀTÀI:
Ba mục tiêu chính của luận văn:
- Dưạtrên việc tìm hiểu vềlý luận chiến lược chính sách kinh doanh, vận dụng
nghiên cứu thực tiển, kinh nghiệm, xu thếphát triển ngành cao su thếgiới và một số
nước trong khu vực đểchuyển thành kinh nghiệm phát triển cho ngành cao su Việt
Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động trong giai đoạn 2001-2006
của ngành cao su Việt Nam để đưa ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơhội và nguy
cơ đểgóp phần định hướng chiến lược phát triển cho giai đoạn 2007-2015
- Xây dựng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2007-2015;
đềra giải pháp giúp ho các cấp quản lý thêm thông tin để điều chỉnh thích hợp cho
chiến lược phát triển của ngành.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: ngành cao su Việt Nam
- Phạm vi nghiên cưú: trên địa bàn toàn quốc
- Giai đoạn, thời giai nghiên cứu: giai đoạn 2001-2005
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU:
- Vận dụng cách tiếp cận theo duy vật biện chứng, vận dụng quan điểm của
Đảng và Nhà Nước vềphát triển ngành cao su Việt Nam, theo cách tiếp cận hệthống
đểphân tích rõ thực trạng. Từ đó, nhận định tình hình, phát triển ý tưởng các quan
điểm, đểgóp phần định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn
2007-2015.
- Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu ứng dụng kết hợp phương pháp phân
tích - tổng hợp - so sánh.
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐLIỆU NGHIÊN CỨU:
Các sốliệu thông tin thứcấp:
- Tổng công ty cao su Việt Nam;
- Hiệp hội cao su Việt Nam;
- Tạp chí cao su Việt Nam;
- Tổchức nghiên cứu cao su thếgiới (IRSG);
- Cục thống kê Tp. HồChí Minh.
Các sốliệu thông tin sơcấp:
- Kết quảcủa phương pháp chuyên gia tác giảthực hiện.
BỐCỤC ĐỀTÀI NGHIÊN CỨU
- Ngoài phần mở đầu ( 3 trang), kết luận (1 trang). Danh mục tài liệu tham
khảo ( 2 trang), phụlục (11 trang), Luận văn có khối lượng ( 79 trang), 2 sơ đồ, 2
biểu đồ, 17 bảng biểu và có kết cấu nhưsau:
Chương 1 : CƠSỞLÝ LUẬN VỀCHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
NGÀNH CAO SU
Chương 2 : THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM
Chương 3 : CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2007-2015
81 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4842 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MUÏC LUÏC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU
1.1 Một số khái niệm 1
1.1.1. Khái niệm về chiến lược phát triển 1
1.1.2. Khái niệm về ngành kinh tế - xã hội 2
1.2 Vai trò của chiến lược phát triển 2
1.2.1 Đối với Nhà nước 2
1.2.2 Đối với ngành kinh tế nói chung 3
1.3 Quy trình xây dựng chiến lược phát triển 3
1.3.1 Căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển 3
1.3.2 Hệ thống mục tiêu chiến lược phát triển 4
1.3.3 Định hướng và giải pháp chiến lược phát triển 4
1.3.4 Quy trình xây dựng chiến lược phát triển 5
1.4 Tổng quan về ngành cao su 6
1.4.1 Vai trò của ngành cao su 6
1.4.2 Một số đặc điểm về cây cao su 8
1.4.3 Đặc điểm về sản phẩm mủ cao su 9
1.4.4 Tổng quan về phát triển ngành cao su của các quốc gia trên thế giới 10
1.4.4.1 Tình hình chung 10
1.4.4.2 Các nước sản xuất mủ cao su thiên nhiên chính 11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CAO SU VIỆ T NAM
2.1 Đặc điểm của ngành cao su Việt Nam 17
2.2 Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài của ngành cao su 18
2.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ cao su trên thị trường thế giới 18
2.2.2 Chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển ngành cao su trong thời
gian tới 20
2.2.3 Tình hình hoạt động của ngành cao su tại Việt Nam trong thời gian qua 21
2.2.3.1 Đối với thị trường xuất khẩu 21
2
2.2.3.2 Đối với thị trường trong nước 26
2.2.4 Xác định cơ hội và mối đe dọa 26
2.2.4.1 Các cơ hội 26
2.2.4.2 Các mối đe dọa 27
2.2.5 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 28
2.3 Phân tích môi trường bên trong ngành cao su Việt Nam 29
2.3.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 29
2.3.2 Tổ chức bộ máy 33
2.3.2.1 Tổ chức 33
2.3.2.1.1 Khối quốc doanh trung ương - Tổng Công ty cao su Việt Nam 33
2.3.2.1.2 Khối quốc doanh địa phương và các đơn vị quân độI 37
2.3.2.1.3 Cao su tư nhân và nông hộ 38
2.3.2.2 Lực lượng lao động 38
2.3.3 Phân tích tình hình trồng trọt 44
2.3.3.1 Diện tích trồng trọt 44
2.3.3.2 Về Cơ cấu vườn cây 46
2.3.3.3 Về chất lượng vườn cây 47
2.3.3.4 Về tốc độ tăng năng suất bình quân của toàn ngành 47
2.3.4 Phân tích tình hình chế biến mủ cao su 51
2.3.4.1 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất 51
2.3.4.2 Tình hình chế biến sản phẩm 53
2.3.5 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm từ cao su 54
2.3.5.1 Sản xuất sản phẩm từ gỗ cao su 54
2.3.5.2 Sản phẩm từ mủ cao su 55
2.3.6 Ngành sản xuất khác có liên quan 55
2.3.7 Xác định điểm mạnh và điểm yếu 57
2.3.7.1 Điểm mạnh 57
2.3.7.2 Điểm yếu 58
2.3.8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61
3
CH Ư ƠNG 3: CHI ẾN L Ư ỢC PH ÁT TRI ỂN NG ÀNH CAO SU VI ỆT NAM
GIAI ĐO ẠN 2007-2015
3.1 Căn cứ để xây dựng chiến lược 62
3.1.1 Mục tiêu tổng quát 62
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 63
3.1.2.1 Về trồng trọt 63
3.1.2.2 Về công nghiệp 64
3.2 Xây dựng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2007 –
2015 65
3.3 Các giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược 66
3.3.1 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường quốc tế, mở rộng thị
trường nội địa 66
3.3.1.1 Phát triển thị trường quốc tế 66
3.3.1.2 Mở rộng thị trường cao su nội địa 68
3.3.2 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược huy động vốn 69
3.3.2.1 Cổ phần hoá 69
3.3.2.2 Thu hút liên doanh 69
3.3.3 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu phát
triển 70
3.3.3.1 Đào tạo 70
3.3.3.2 Nghiên cứu phát triển 71
3.3.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược marketing, thay đổi cơ cấu và nâng cao chất
lượng sản phẩm 73
3.4 Kiến nghị 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 77
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4
MÔÛ ÑAÀU
LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:
Ngày nay, hầu như không một lĩnh vực nào của đời sống kinh tế, xã hội mà
không có các sản phẩm được sản xuất từ mủ cao su tự nhiên, mặc dù cao su nhân tạo
được sản xuất để thay thế cho cao su tự nhiên , song vẫn không thể thay thế được các
đặc tính ưu việt của cao su tự nhiên, đặc biệt là để sản xuất các sản phẩm công nghệ
cao như võ xe hơi, máy bay… Chính vì vậy nhu cầu cao su tự nhiên ngày càng tăng.
Mặc dù mới được du nhập vào nước ta khoảng 100 năm nay, nhưng cây cao su
đã chiếm một địa vị quan trọng trong ngành nông nghiệp nước nhà và là một trong
những cây công nghiệp dài ngày có nhiều triển vọng phát triển nhất tại nước ta.
Ngoài ra các điều kiện tự nhiên ( đất đai, khí hậu) của Việt Nam phù hợp với việc
trồng cây cao su trên quy mô lớn; tiềm năng đất đai dành cho cây cao su còn rất
nhiều. Trong vài năm gần đây, khi Nhà nước thực hiện chủ trương, chính sách về
phát triển sản xuất cây cao su, diện tích cây cao su không ngừng tăng lên, ngoài các
nông trường cao su bạt ngàn thuộc sỡ hữu Nhà nước thì các vườn cao su tiểu điền
của tư nhân, nông hộ cũng phát triển mạnh mẽ, giúp nước ta vươn lên chiếm vị trí thứ
tư trên thế giới về sản lượng cao su sản xuất. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và
cạnh tranh diễn ra gay gắt, thách thức đặt ra với ngành cao su là làm thế nào để nâng
cao năng lực cạnh tranh, sẳn sàng để hội nhập. Từ đó đòi hỏi ngành cao su không
ngừng đổi mới tổ chức quản lý, đa dạng hoá sản phẩm, nắm bắt nhu cầu thị
trường…hay tổng quát là xây dựng chiến lược phát triển cho toàn ngành trong giai
đoạn hội nhập và đổi mới.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, việc tìm hiểu lý luận và thực tiển phát
triển cuả ngành cao su các giai đoạn vừa qua để xây dựng chiến lược phát triển cho
giai đoạn tới mà đề tài “ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2015” ra đời.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
Ba mục tiêu chính của luận văn:
5
- Dưạ trên việc tìm hiểu về lý luận chiến lược chính sách kinh doanh, vận dụng
nghiên cứu thực tiển, kinh nghiệm, xu thế phát triển ngành cao su thế giới và một số
nước trong khu vực để chuyển thành kinh nghiệm phát triển cho ngành cao su Việt
Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động trong giai đoạn 2001-2006
của ngành cao su Việt Nam để đưa ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy
cơ để góp phần định hướng chiến lược phát triển cho giai đoạn 2007-2015
- Xây dựng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2007-2015;
đề ra giải pháp giúp ho các cấp quản lý thêm thông tin để điều chỉnh thích hợp cho
chiến lược phát triển của ngành.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: ngành cao su Việt Nam
- Phạm vi nghiên cưú: trên địa bàn toàn quốc
- Giai đoạn, thời giai nghiên cứu: giai đoạn 2001-2005
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU:
- Vận dụng cách tiếp cận theo duy vật biện chứng, vận dụng quan điểm của
Đảng và Nhà Nước về phát triển ngành cao su Việt Nam, theo cách tiếp cận hệ thống
để phân tích rõ thực trạng. Từ đó, nhận định tình hình, phát triển ý tưởng các quan
điểm, để góp phần định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn
2007-2015.
- Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu ứng dụng kết hợp phương pháp phân
tích - tổng hợp - so sánh.
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU:
Các số liệu thông tin thứ cấp:
- Tổng công ty cao su Việt Nam;
- Hiệp hội cao su Việt Nam;
- Tạp chí cao su Việt Nam;
- Tổ chức nghiên cứu cao su thế giới (IRSG);
- Cục thống kê Tp. Hồ Chí Minh.
Các số liệu thông tin sơ cấp:
6
- Kết quả của phương pháp chuyên gia tác giả thực hiện.
BỐ CỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
- Ngoài phần mở đầu ( 3 trang), kết luận (1 trang). Danh mục tài liệu tham
khảo ( 2 trang), phụ lục (11 trang), Luận văn có khối lượng ( 79 trang), 2 sơ đồ, 2
biểu đồ, 17 bảng biểu và có kết cấu như sau:
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
NGÀNH CAO SU
Chương 2 : THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM
Chương 3 : CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2007-2015
7
CHÖÔNG I: CÔ SÔÛ LYÙ LUAÄN VEÀ CHIEÁN LÖÔÏC
PHAÙT TRIEÅN NGAØNH CAO SU
1.2. Một số khái niệm:
1.2.1. Khái niệm về chiến lược phát triển
Trong quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay, các doanh nghiệp
đang phải đứng trước cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt, phải đối phó với môi trường
ngày càng biến động, phức tạp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải học cách tự thích nghi
với môi trường để có thể tồn tại và phát triển thông qua việc xây dựng các chiến lược
cho mình. Như vậy, có một chiến lược phát triển đúng đắn đóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong quá trình kinh doanh toàn cầu ngày nay.
Trong cuốn “Khái luận về quản trị chiến lược”, Fred R.David đã đưa ra khái
niệm về chiến lược như sau: “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục
tiêu dài hạn” hay nói một cách cụ thể hơn: “Chiến lược là một tập hợp những mục
tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được những mục tiêu
đó, nó cho thấy rõ tổ chức đang hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì, và tổ
chức đang hoặc sẽ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh gì”. Như vậy, chiến lược thường
được hiểu là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cục, tổng thể
và trong thời gian dài, nó chỉ tạo ra cái khung nhằm hướng dẫn tư duy để hành động.
Cho đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược:
Theo Fred R.David: Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học thiết lập,
thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng cho phép một tổ
chức đạt được những mục tiêu đề ra.[12,9]
Hay theo như cuốn “Chiến lược và chính sách kinh doanh” của PGS-TS
Nguyễn Thị Liên Diệp cho rằng “quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi
trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực
hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đó trong môi
trường hiện tại cũng như tương lai nhằm tăng thế và lực cho doanh nghiệp”
8
Chiến lược phát triển của một ngành kinh tế- xã hội được xem là công cụ
nhằm tác động đến bản chất của quá trình phát triển của một ngành, có tác dụng làm
thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất của hệ thống, tức toàn bộ ngành
kinh tế- xã hội.
Như vậy, chiến lược phát triển là quá trình thiết lập nhiệm vụ, đề ra các mục
tiêu dài hạn, cơ bản trên cơ sở nghiên cứu, xem xét một các khách quan các yếu tố
bên trong và bên ngoài của ngành nhằm đáp ứng cho sự phát triển của toàn bộ nền
kinh tế trong điều kiện thị trường cạnh tranh và hội nhập.
1.2.2. Khái niệm về ngành kinh tế - xã hội
Ngành là một nhóm các đơn vị sản xuất ra những sản phẩm thay thế và gần gũi
nhau1. Trong một số lĩnh vực khi nói đến ngành thì chỉ cần quan tâm đến các sản
phẩm sản xuất ra của ngành (ví dụ như dệt may) nhưng một số lĩnh vực khi nói đến
ngành là phải quan tâm đến các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất vì tính chất phụ
thuộc của chúng đối với quá trình tạo ra sản phẩm.
Trong ngành cao su, các doanh nghiệp chế biến phải gắn kết với các doanh
nghiệp khai thác và trồng trọt cho nên nói đến ngành cao su là nói đến cả ba lĩnh vực
trồng trọt, khai thác và chế biến.
1.3. Vai trò của chiến lược phát triển:
1.3.1. Đối với Nhà nước:
Chiến lược phát triển giúp Nhà nước xác định được các mục tiêu dài hạn cho
từng ngành kinh tế - xã hôị, để có các chính sách vi mô và vĩ mô phù hợp giúp từng
ngành đạt được chiến lược đề ra. Đồng thời từ chiến lược phát triển của các ngành mà
Nhà nước có kế hoạch phân bổ các nguồn lực hợp lý.
1.3.2. Đối với ngành kinh tế nói chung:
Trước những biến động không ngừng của môi trường kinh doanh, việc xây
dựng chiến lược phát triển cho các ngành kinh tế đóng vai trò to lớn:
- Việc xây dựng chiến lược phát triển giúp cho ngành thấy rõ mục đích và
hướng đi của mình. Từ đó, giúp các nhà quản lý, điều hành tìm ra hướng đi cụ thể để
1 Porter, M.E (1979), Chiến lược cạnh tranh, trang 27
9
đạt được chiến lược đề ra. Từ việc xây dựng chiến lược này mà có thể phân bổ các
nguồn lực sao cho tối ưu hoá trong điều kiện thực tế cuả ngành.
- Trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến đổi như hiện nay, việc xây
dựng chiến lược phát triển đối với một ngành kinh tế giúp cho ngành đó tận dụng
được những cơ hội và khắc phục bớt những nguy cơ do thị trường đem đến.
- Giúp ngành kinh tế – xã hội chủ động tấn công vào thị trường và có những
thay đổi thích hợp với thị trường. Từ những xem xét, đánh giá thị trường mà có
những dự báo chính xác để chủ động trước những thay đổi của môi trường, thị trường
kinh doanh.
- Chiến lược cung cấp một tầm nhìn và khuôn khổ tổng quát cho việc thiết lập
các quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế một cách chủ động và hiệu quả.
1.4. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển:
1.4.1. Căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển:
- Thông qua việc xem xét quá trình thực hiện các chiến lược phát triển trước đó,
kết hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua để
đánh giá đúc kết các kinh nghiệm cho việc xây dựng chiến lược phát triển mới và
đánh giá được xuất phát điểm của giai đoạn mở đầu chiến lược. Mặt khác, cần xem
xét kinh nghiệm phát triển của các nước để có những chọn lọc phát triển riêng cho
ngành mình, nhưng phải phù hợp với thực tế phát triển của ngành.
- Đánh giá các nguồn lực, các sản phẩm, thị trường, nguồn tài nguyên và công
nghệ cụ thể trong một thời gian dài. Xem xét các lợi thế so sánh, cạnh tranh để xác
định được đúng các yếu tố trên khi huy động tham gia vào thực hiện chiến lược.
Đồng thời, từ các yếu tố này xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân ngành
kinh tế - xã hội đang xây dựng chiến lược.
- Đánh giá môi trường bên ngoài thông qua môi trường vi mô và vĩ mô, đặc biệt
xem xét bối cảnh quốc tế, toàn cầu hoá, khu vực hóa để thấy được những thay đổi của
môi trường kinh doanh và từ đó dự đoán được những biến động của môi trường trong
thời gian thực hiện chiến lược. Đây là một trong những bước quan trọng bảo đảm cho
chiến lược khả thi và mang lại hiệu quả cao, tối thiểu hoá rủi ro do biến động không
lường trước của thị trường và tận dụng được những cơ hội thị trường mang lại.
10
Như vậy có thể thấy bước đầu tiên của xây dựng chiến lược là làm sao phải
xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như nguy cơ của ngành. Đây sẽ là
những căn cứ để bảo đảm cho việc xây dựng chiến lược phát triển được hiệu quả.
1.4.2. Hệ thống mục tiêu chiến lược phát triển:
Xây dựng hệ thống mục tiêu phát triển, trong đó đi từ mục tiêu tổng quát, bao
trùm chiến lược chứa đựng các mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu này phải giải quyết
được các vần đề cơ bản của xã hội và kinh tế, bao gồm: tốc độ tăng trưởng và hiệu
quả kinh tế ngành kết hợp với các nhiệm vụ xã hội như xoá đói giảm nghèo, an ninh
quốc phòng, đời sống văn hoá…
1.4.3. Định hướng và giải pháp chiến lược phát triển:
- Định hướng và giải pháp về cơ cấu trong nền kinh tế- xã hội,
gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu công nghệ…
- Giải pháp về cơ chế vận động của nền kinh tế – xã hội, tức là
những chính sách và thể chế quản lý. Đây là những giải pháp có ý nghĩa tạo ra
động lực và khai thác, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát
triển kinh tế- xã hội.
1.4.4. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển:
Một chiến lược phát triển ngành cần có các nội dung cơ bản sau:
- Các mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển ngành
- Các lựa chọn định hướng chiến lược ngành
- Các chính sách cơ bản cho việc thực hiện chiến lược
- Các giải pháp chính sách cơ bản cho giai đoạn trung hạn sắp tới
- Chiến lược phát triển ngành và chiến lược phát triển tổng thể kinh tế –
xã hội.
Xây dựng chiến lược là một giai đoạn trong quá trình quản trị chiến lược, việc
xây dựng chiến lược bao gồm việc phát triển nhiệm vụ kinh doanh, xác định các cơ
hội và nguy cơ đến với tổ chức từ bên ngoài, chỉ rõ điểm mạnh và điểm yếu bên
trong, thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến lược thay thế và chọn những
chiến lược đặc thù để theo đuổi.
11
Mục tiêu ngành
Đánh giá môi
trường
Đánh giá nguồn lực
Cơ hội , nguy cơ Điểm mạnh , điểm
yếu
Đánh giá tương tác
môi trường ngành
+Các phương án
khai thác thời cơ, hạn chế
nguy cơ và chi phí
+Các phương án
phát huy thế mạnh, khác
phục điểm yếu và chi phí
Các yếu tố chiến
lược
Chương trình chiến
lược
Triển khai chiến
lược
SƠ ĐỒ 1.1 -QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC NGÀNH
Trong quá trình hoạch định chiến lược các nhà quản trị thường sử dụng các
công cụ kỹ thuật để hỗ trợ việc ra các quyết định:
o Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
o Ma trận hình ảnh cạnh tranh
o Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
o Ma trận nguy cơ – cơ hội, điểm yếu – điểm mạnh (SWOT)
o Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hành động (SPACE)
o Ma trận nhóm tham khảo ý kiến BOSTON (BCG)
o Ma trận bên trong - bên ngoài (IF)
12
o Ma trận chiến lược chính (GSM)
o Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM)
1.5. Tổng quan về ngành cao su:
1.5.1. Vai trò của ngành cao su:
* Khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai, khí hậu:
Tổng diện tích cao su trên toàn thế giới là 15 triệu ha, trong đó khu vực Châu
Á chiếm chủ yếu diện tích. Điều này cho thấy, khí hậu và thổ nhưỡng của các nước
châu Á thích hợp cho việc trồng và khai thác cây cao su. Theo thống kê tổng hợp diện
tích đất theo vùng sinh thái thì diện tích đất trống, đồi trọc có thể sử dụng để phát
triển cây cao su ở nước ta lên đến 600.000 ha. Nếu tính cả quỹ đất do bộ Lâm Nghiệp
quản lý (ước tính đến 50% hiện trạng không có rừng) và một phần diện tích đang
trồng những cây ngắn ngày kém hiệu quả thì diện tích này có khả năng phát triển cao
su lên đến 1.200.000 ha. Như vậy, chiến lược phát triển cây cao su sẽ giúp khai thác
triệt để nguồn tài nguyên đất đai.
Ngoài ra, một số vùng mà đất không những chưa được khai thác mà ngày càng
bị hủy hoại bởi con người và điều kiện tự nhiên, khí hậu. Sự phân bố lượng mưa
không đều trong năm kết hợp với độ dốc khiến tình trạng thiếu nước trong mùa khô
của các khu vực này rất trầm trọng, cây lúa nước do vậy không thể phát triển và các
loại cây hoa màu khác cũng nằm trong tình trạng tương tự. Trong tình hình đó, các
loại cây dài ngày có khả năng chịu hạn được xem là các cây trồng chủ lực trong việc
khai thác đất đai. Cây cao su đáp ứng được mục tiêu trên ngoài yếu tố tăng độ che
phủ nó còn là cây trồng cho hiệu quả rất cao về mặt kinh tế. Khu vực Tây Nguyên với
3 tỉnh Daklak, GiaLai, Kon Tum là một ví dụ điển hình với tổng diện tích tự nhiên là
45.346 km2, là vùng có diện tích lớn thứ 2 trong cả nước trong khi đó dân số chỉ
chiếm 5% dân số cả nước; ngoài ra đây là vùng đất đỏ bazan, là loại đất được đánh
giá là giàu dưỡng chất và thích hợp với hầu hết các loại cây trồng chưa dược sử dụng
hiệu quả, thì với chiến lược phát triển ngành cao su sẽ có thể khai thác triệt để nguồn
tài nguyên quý giá này.
* Vai trò phát triển đời sống xã hội:
13
Cây cao su với hình thức phát triển có tổ chức luôn hình thành cùng với vườn
cây các khu dân cư tập trung tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc đầu tư các công
trình phúc lợi công cộng. Việc phát triển cao su còn kéo theo sự phát triển cơ sở hạ
tầng bao gồm hệ thống đường, điện, nước. Những yếu tố này sẽ giúp người dân nâng
cao được dân trí, tăng sự giao lưu kinh tế và văn hóa trong khu vực. Điều này đã
được minh chứng qua việc phát triển của các công ty cao su trong khu vực.
Ở nước ta, trong những năm gần đây cây cao su đã đem đến thu nhập cao cho
người công nhân và giải quyết công ăn việc làm cho 80.000 người, trong đó có gần
5.000 lao động là người dân tộc với mức lương bình quân là 2.6 triệu
đồng/người/tháng (năm 2005) đã góp phần nâng cao điều kiện sống cho người dân.
* Vai trò thúc đẩy sự phát triển các ngành khác:
Để hình thành một vùng chuyên canh cao su cần có sự đóng góp của hầu hết
các ngành kinh tế như vận tải hàng hóa, cơ khí sửa chữa, thi công xây lắp, thông tin
liên lạc, sản xuất… Bản thân trong một công ty trồng và khai thác cao su cũng được
tổ chức với nhiều loại hình sản xuất như các nông trường phụ trá