Chọn vấn đề “Chính sách của các nước Đồng minh Hoa Kỳ và Anh đối
với Đông Dương giai đoạn 1941 – 1946 (Qua trường hợp Việt Nam)”, tôi xuất
phát từ những căn cứ sau:
Trước hết, Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã để lại những hậu
quả hết sức nặng nề trong lịch sử nhân loại. Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương
là một trong những bộ phận hợp thành cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai,
diễn ra trên bình diện lớn, gồm nhiều cường quốc tham gia và có ảnh hưởng tới
vận mệnh của đa số các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau
khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ chính thức tham chiến đứng về phía
các nước đồng minh chống phát xít Đức – Italia - Nhật. Lúc này, Đông Dương
thuộc Pháp trước hết là Việt Nam được Nhật xem là cửa ngõ xâm nhập vào Hoa
Nam, hậu phương của quân đội Trung Hoa Dân quốc; là bàn đạp cho cuộc chiến
tranh xâm lược ở Đông Nam Á. Đông Dương đồng thời được Hoa Kỳ lựa chọn
như là một điểm trong kế hoạch phản công Nhật
106 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách của các nước đồng minh hoa kỳ và anh đối với đông dương giai đoạn 1941 – 1946 (qua trường hợp Việt Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Lê Ngọc Hằng
CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH HOA
KỲ VÀ ANH ĐỐI VỚI ĐÔNG DƯƠNG GIAI ĐOẠN
1941 – 1946 (QUA TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Lê Ngọc Hằng
CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH HOA
KỲ VÀ ANH ĐỐI VỚI ĐÔNG DƯƠNG GIAI ĐOẠN
1941 – 1946 (QUA TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM)
Chuyên ngành : Lịch sử thế giới
Mã số : 60 22 03 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ PHỤNG HOÀNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng công bố ở
các công trình nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Ngọc Hằng
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, quý thầy
cô Khoa Sử cùng tất cả các anh chị em học viên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng và biết ơn Tiến sĩ Lê Phụng Hoàng,
Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện luận văn này.
Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn nhưng với sự giúp đỡ tận
tình của quý thầy cô, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, sự cố gắng của bản
thân, tôi đã có điều kiện tiếp thu được kiến thức và phương pháp nghiên cứu vô
cùng quý báu.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 9 năm 2014
Lê Ngọc Hằng
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
DẪN LUẬN .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 6
6. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 7
7. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................. 7
Chương 1. LẬP TRƯỜNG CỦA HOA KỲ VÀ ANH ĐỐI VỚI ĐÔNG
DƯƠNG TRƯỚC CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG ............... 8
1.1. Nhật Bản xâm chiếm Đông Dương ................................................................... 8
1.1.1. Vai trò của Đông Dương đối với phát xít Nhật .................................... 8
1.1.2. Sự thỏa thuận Nhật - Pháp .................................................................. 13
1.2. Phản ứng của Hoa Kỳ trước những họat động xâm chiếm Đông Dương của
Nhật ........................................................................................................................ 16
1.2.1. Chủ nghĩa biệt lập ............................................................................... 16
1.2.2. Hoa Kỳ đề nghị “trung lập hóa” Đông Dương ................................... 23
1.3. Anh hợp tác với Pháp nhằm duy trì quyền lực ở các thuộc địa Đông Nam Á
................................................................................................................................ 27
TIỂU KẾT .......................................................................................................... 29
Chương 2. CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH HOA KỲ VÀ
ANH ĐỐI VỚI ĐÔNG DƯƠNG TRONG CHIẾN TRANH THÁI BÌNH
DƯƠNG (ĐẾN NGÀY 9.3.1945) ...................................................................... 31
2.1. Tổng thống Roosevelt chủ trương đặt Đông Dương dưới sự ủy trị quốc tế
(International Trusteeship) ..................................................................................... 31
2.2. Phản ứng của Anh đối với chủ trương của Hoa Kỳ ....................................... 42
TIỂU KẾT .......................................................................................................... 54
Chương 3. CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH HOA KỲ VÀ
ANH ĐỐI VỚI ĐÔNG DƯƠNG TỪ KHI NHẬT ĐẢO CHÍNH PHÁP
(ĐẾN 3.1946) ...................................................................................................... 55
3.1. Từ khi Nhật đảo chính Pháp đến Hội nghị Potsdam ..................................... 55
3.1.1. Nhật đảo chính Pháp ........................................................................... 55
3.1.2 Chính phủ Hoa Kỳ thay đổi chính sách đối với Đông Dương ............ 61
3.1.3. Anh xúc tiến kế hoạch hỗ trợ Pháp quay lại Đông Dương ................. 66
3.2. Từ sau Hội nghị Potsdam đến 3.1946 ............................................................ 69
3.2.1. Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương và khước từ
công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ..................................... 69
3.2.2. Anh hỗ trợ Pháp tái lập quyền lực ở Đông Dương ............................. 83
TIỂU KẾT .......................................................................................................... 86
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 92
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 97
1
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Chọn vấn đề “Chính sách của các nước Đồng minh Hoa Kỳ và Anh đối
với Đông Dương giai đoạn 1941 – 1946 (Qua trường hợp Việt Nam)”, tôi xuất
phát từ những căn cứ sau:
Trước hết, Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã để lại những hậu
quả hết sức nặng nề trong lịch sử nhân loại. Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương
là một trong những bộ phận hợp thành cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai,
diễn ra trên bình diện lớn, gồm nhiều cường quốc tham gia và có ảnh hưởng tới
vận mệnh của đa số các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau
khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ chính thức tham chiến đứng về phía
các nước đồng minh chống phát xít Đức – Italia - Nhật. Lúc này, Đông Dương
thuộc Pháp trước hết là Việt Nam được Nhật xem là cửa ngõ xâm nhập vào Hoa
Nam, hậu phương của quân đội Trung Hoa Dân quốc; là bàn đạp cho cuộc chiến
tranh xâm lược ở Đông Nam Á. Đông Dương đồng thời được Hoa Kỳ lựa chọn
như là một điểm trong kế hoạch phản công Nhật.
Thứ hai, trên cơ sở tìm hiểu những chính sách của các nước Đồng minh
Hoa Kỳ và Anh đối với Đông Dương qua trường hợp Việt Nam, chúng ta có thể
thấy được những tác động của những chính sách đó đối với tình hình cùng
những chuyển biến của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1941 – 1946, đặc
biệt là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 đưa đến sự ra đời của nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc –
kết thúc gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Nhưng cũng
do thái độ của Hoa Kỳ và Anh đã tạo điều kiện cho Pháp quay trở lại Việt Nam
và nhân dân Việt Nam tiếp tục cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.
2
Thứ ba là xuất phát từ nhu cầu của bản thân, mong muốn được mở rộng
kiến thức, có điều kiện tìm hiểu sâu sắc vấn đề phục vụ cho việc giảng dạy ở
trường phổ thông.
Chính vì vậy, tôi đã chọn vấn đề “Chính sách của các nước Đồng minh
Hoa Kỳ và Anh đối với Đông Dương giai đoạn 1941 – 1946 (Qua trường hợp
Việt Nam)” để làm đề tài nghiên cứu
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về chính sách, mối quan hệ
của các nước Đồng minh đối với Đông Dương, cụ thể là Việt Nam ở những giai
đoạn khác nhau
- Trần Hữu Đính, Lê Trung Dũng (1997), Quan hệ Việt – Mỹ trong Cách
mạng tháng Tám, NXB Khoa học xã hội. Tác giả đã cung cấp những tư liệu để
giúp chúng ta hiểu thêm về quan hệ Việt – Mỹ, những bước dính líu đầu tiên của
Mỹ vào Việt Nam và Đông Dương
- Phan Văn Hoàng (2004), Việt Nam trong chính sách của Mỹ (1940-
1956), Luận án Tiến sĩ lịch sử, Mã số 50315, Thư viện trường Đại học Sư phạm,
TP.HCM. Đây là một công trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Việt
Nam trong 16 năm với những sách lược khác nhau, làm rõ vị trí của Việt Nam
trong chính sách của Hoa Kỳ, để có thể thấy rõ bản chất xâm lược và âm mưu
của Mỹ đối với Việt Nam. Qua đó góp phần lý giải vì sao Mỹ thua trong cuộc
chiến tranh Việt Nam sau này
- Dixee R. Bartholomew-Feis (2008), OSS và Hồ Chí Minh, Đồng minh
bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật, Lương Lê Giang dịch, NXB Thế
Giới- Công ty Văn hóa và Truyền thông Võ Thị. Đây là một công trình nghiên
cứu về lịch sử quan hệ Việt - Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đường
lối của hai dân tộc Việt và Mỹ gặp nhau trong một thời khắc ngắn ngủi - một
3
thời khắc vừa nguy hiểm lại vừa đầy hứa hẹn đối với tương lai của cả hai nước.
Tác phẩm cũng trình bày một cách khái quát tình hình nước Mỹ, tình hình Việt
Nam và lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, cuốn sách cũng tiết lộ
nguồn gốc và mục đích của Việt Minh cũng như vị trí của họ trong mối quan hệ
với Đồng Minh
- Là một sĩ quan tình báo Mỹ, Archimedes Patti tác giả của cuốn sách
“Tại sao Việt Nam” xuất bản năm 1995 đã trình bày thẳng thắn các sự kiện đúng
như những gì đã diễn ra và được tác giả ghi lại theo dòng thời gian, cung cấp
một nguồn sử liệu quí giá về quá khứ liên quan đến cuộc Cách mạng tháng Tám
và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời tác giả cũng đưa ra lời giải đáp cho câu
hỏi: “Tại sao nước Mỹ đã từng sát cánh với những người cách mạng, những
người cộng sản Việt Nam trên một trận tuyến chung chống chủ nghĩa phát xít”
- Gary R. Hess, Franklin Roosevelt and Indochina, The Journal of
American History, Vol.59, No.2 (Sep..,1972) 353 – 368 – Tổng thống Roosevelt
muốn thiết lập một chế độ ủy trị đối với Đông Dương nhưng đã vấp phải sự
phản đối của các nước Đông minh Anh và Pháp.
- Một công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã cung cấp những tư liệu quí
giá về cuộc Cách mạng tháng Tám là tác phẩm “Vietnam 1945: the Quest for
Power” được xuất bản năm 1995 tại Mỹ, David G.Marr tái hiện lịch sử một cách
chân thực nhất theo góc nhìn từ dưới lên (bottom-up), trình bày về cuộc tổng
khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam vào mùa thu năm 1945
một cách sinh động, cụ thể và khá chân thực. Với tác phẩm này, lần đầu tiên
cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được trình bày một cách sáng tỏ và đây
chính là sự nghiệp đấu tranh của quần chúng.
- Stein Tonnesson (2002), Franklin D.Roosevelt and French loss of
Indochina 9, March 1945, International Peace Research Institute, Oslo (PRIO).
Sự kiện Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9.3.1945 đã tác động mạnh mẽ đến lịch
sử Việt Nam và thế giới, cuộc Cách mạng tháng Tám thành công dẫn đến sự ra
4
đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tác giả cũng cho thấy những
toan tính và thay đổi trong chính của Tổng thống Roosevelt đối với Đông
Dương.
- Sanford B. Hunt, IV, B.A (2004), Dropping the baton: decisions in
United States policy on Indochina, 1943-1945. Tác phẩm đã đề cập đến ý định
tái lập quyền lực của Pháp ở Đông Dương và luôn nhận được sự đồng tình, ủng
hộ của Anh, đặc biệt là sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông
Dương cụ thể là Việt Nam từ thời Tổng thống Roosevelt đến Tổng thống Harry
S.Truman trong khoảng thời gian 1943 – 1945.
- T. O. Smith, Britain and the Origins of the Vietnam War: UK Policy in
Indo-China 1943-1950 (Palgrave Macmillan, 2007). Tác phẩm đã đề cập đến
chính sách ngoại giao của Anh, sự can thiệp khéo léo của Anh. Nó không chỉ
làm sáng tỏ nguồn gốc chiến tranh Việt Nam mà còn nói đến lợi ích của Anh ở
khu vực Đông Nam Á, vai trò quan trọng của Anh trong giai đoạn đầu tiên của
cuộc chiến tranh Đông Dương. Qua đó, tác phẩm cũng thể hiện được mối quan
hệ giữa Anh – Pháp và sự phát triển của “mối quan hệ đặc biệt” giữa Anh – Hoa
Kỳ.
- T. O. Smith (2011), Churchill, America and Vietnam, 1941–1945,
Associate Professor of History, Huntington University, USA. Tác giả đã làm rõ
vai trò của nước Anh trong nguồn gốc của chiến tranh Việt Nam, sự trở lại của
Pháp tại Việt Nam. Đồng thời tác phẩm cũng cho thấy sự thay đổi trong quan
điểm của Mỹ về chính sách đối với Đông Dương thuộc Pháp. Và những chính
sách của Anh cũng bị chi phối bởi mối quan hệ với Mỹ.
5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những chính sách của các nước Đồng minh cụ
thể là chính sách của Hoa Kỳ và Anh đối với Đông Dương qua trường hợp Việt
Nam trong giai đoạn 1941 – 1946.
Chọn Hoa Kỳ và Anh vì sự khác biệt trong trong chính sách của hai nước
đối với Đông Dương. Hoa Kỳ muốn loại bỏ vai trò của thực dân Pháp, còn Anh
lại muốn duy trì vai trò của Pháp. Tại sao lại có sự khác biệt này?.
Nghiên cứu qua trường hợp Việt Nam vì lúc này Đông Dương thuộc Pháp
bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia nhưng nói đến Đông Dương là nói đến
Việt Nam và ngược lại. Bởi Việt Nam bao gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với
hơn 44,5% diện tích và hơn 83,5% dân số là yếu tố quan trọng nhất.
Chọn giai đoạn chính (1941 – 1946) vì sau khi Chiến tranh thế giới thứ
hai bùng nổ thì Hoa Kỳ đến năm 1941 mới chính thức tham chiến sau khi Nhật
tấn công Trân Châu Cảng và có những thay đổi trong chính sách đối với Đông
Dương. Đến năm 1946 việc Đồng Minh chiếm đóng Đông Dương được coi như
chấm dứt, và các lực lượng Pháp chiếm đóng tất cả các thành phố lớn ở Việt
Nam, các vấn đề trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau đó đã
chuyển từ bối cảnh một chính sách trong chiến tranh sang phạm vi mối quan hệ
Hoa Kỳ và Pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo tính khách quan trong cách trình bày và nhận định các vấn
đề, người viết đã sử dụng những phương pháp chuyên ngành như:
- Phương pháp lịch sử, phương pháp logic
- Phương pháp so sánh, phân tích và đánh giá
6
5. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu chính sách của các nước Đồng minh Hoa Kỳ và Anh đối với
Đông Dương qua trường hợp Việt Nam trong giai đoạn 1941 – 1946 nhằm thu
thập và hệ thống các nguồn tài liệu, góp phần làm rõ bản chất của các nước đế
quốc về vấn đề thuộc địa, cả Hoa Kỳ và Anh đều xuất phát từ lợi ích quốc gia và
nhằm khẳng định vị thế của mình trong và sau khi chiến tranh kết thúc. Cả Hoa
Kỳ và Anh đều hiểu được “mong muốn” của nhau nên trong mối quan hệ đồng
minh thì vấn đề là theo đuổi chính sách nào để bảo vệ lợi ích của mỗi quốc gia.
Cho nên khi tình hình thay đổi, Hoa Kỳ lập tức điều chỉnh, thay đổi chính sách
đối với Đông Dương. Tổng thống Roosevelt từng lên án chế độ cai trị của thực
dân Pháp ở Đông Dương, không muốn Pháp tái lập chủ quyền ở Đông Dương
khi chiến tranh kết thúc và đề nghị đặt Đông Dương dưới chế độ ủy trị. Nhưng
khi Hoa Kỳ cần sự hỗ trợ của Anh và Pháp trong cuộc đối đầu với Liên Xô thì
Tổng thống Roosevelt đã cho Pháp tham gia vào ủy trị quốc tế ở Đông Dương
và sau đó đồng ý chỉ đặt Đông Dương dưới chế độ ủy trị quốc tế nếu Pháp tự
nguyện làm điều đó. Đến khi Tổng thống Truman lên thay đã ủng hộ Pháp quay
trở lại Việt Nam. Cho nên những ý tưởng hay lời hứa hoa mĩ đều không có ý
nghĩa.
Và tất nhiên tìm hiểu chính sách của Hoa Kỳ và Anh đối với Việt Nam để
thấy được tác động của những chính sách này đến tình hình Việt Nam, dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tận dụng thời cơ
“ngàn năm có một” để tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành
công dẫn đến sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Những chính
sách của Hoa Kỳ và Anh đối với Việt Nam trong giai đoạn 1941 – 1946 cũng
giúp chúng ta lý giải được một phần tại sao Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam sau
khi nhân dân ta kháng chiến chống Pháp thành công. Để có thể hiểu được rằng:
Nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình khó khăn gian khổ trong cuộc đấu
7
tranh giành độc lập, sau kháng chiến chống Pháp là đấu tranh chống đế quốc Mỹ
xâm lược.
6. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu đề tài nhằm khái quát được những nét cơ bản nhất trong chính
sách của các nước Hoa Kỳ và Anh. Qua đó có thể khẳng định rằng: tuy là đồng
minh chống phát xít, nhưng mỗi nước có những “ý đồ” khác nhau và một nơi
thể hiện điều đó là Đông Dương trong giai đoạn 1941 – 1946, qua trường hợp
Việt Nam. Tùy từng thời điểm, sự thay đổi của tình hình trong nước và thế giới,
các nước đồng minh đã điều chỉnh và thay đổi chính sách của họ đối với Việt
Nam để đảm bảo lợi ích một cách toàn diện nhất. Trong bối cảnh, Hoa Kỳ và
Anh theo đuổi những kế hoạch khác nhau đối Đông Dương, Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm bắt được những điều kiện thuận lợi
cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc đưa đến sự thành công của Cách
mạng tháng Tám 1945.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần dẫn luận, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục,
luận văn có ba chương với những nội dung chính:
- Chương 1: Lập trường của Hoa Kỳ và Anh đối với Đông Dương
trước cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương
- Chương 2: Chính sách của các nước Đồng minh Hoa Kỳ và Anh
đối với Đông Dương trong Chiến tranh Thái Bình Dương (đến ngày 9.3.1945)
- Chương 3: Chính sách của Hoa Kỳ và Anh đối với Đông Dương từ
khi Nhật đảo chính Pháp (đến 3.1946)
8
Chương 1
LẬP TRƯỜNG CỦA HOA KỲ VÀ ANH ĐỐI VỚI ĐÔNG DƯƠNG
TRƯỚC CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG
1.1. Nhật Bản xâm chiếm Đông Dương
1.1.1. Vai trò của Đông Dương đối với phát xít Nhật
Nhật Bản là một quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên và trong bối
cảnh, hầu hết các nước Châu Á ở những mức độ khác nhau đều phụ thuộc hoặc
trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây thì với cuộc cải cách
Minh Trị Duy tân 1868, Nhật Bản là nước duy nhất ở Châu Á thoát khỏi số phận
một nước thuộc địa hay phụ thuộc, tiến theo con đường tư bản chủ nghĩa. Là đế
quốc “sinh sau đẻ muộn”, chủ nghĩa tư bản Nhật ra đời và lớn mạnh vào thời kỳ
nhiều nước tư bản đang chuyển sang giai đoạn đế quốc. Ở phương Đông, hầu
như thị trường thuộc địa đã phân chia xong. Vì vậy, để tranh giành khu vực ảnh
hưởng, giới tư bản Nhật, một mặt ra sức tăng cường bóc lột nhân dân trong
nước, mặt khác tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính. Sau hai cuộc chiến
tranh với Trung Hoa (1894 – 1895) và Nga (1904 – 1905), Nhật Bản đã trở
thành một đế quốc ở Á Đông. Với thắng lợi này, vị thế của Nhật Bản trên trường
quốc tế được nâng lên. Và cũng chính từ chiến thắng oanh liệt này, người Nhật
đủ tự tin bắt đầu toan tính đến việc bành trướng, tham gia vào cuộc giành giật thị
trường, cạnh tranh lợi ích với các cường quốc phương Tây ở Châu Á. Nước
Nhật với cuộc cải cách Minh Trị Duy tân đã trở thành “anh cả da vàng”, một
tấm gương cho nhiều nước lân bang noi theo, hướng tới con đường cải cách, tự
cường dân tộc Hơn thế nữa, nhiều sĩ phu yêu nước từ Trung Quốc, Ấn Độ,
Inđônêxia đã đến Nhật với mong muốn tìm kiếm sự hậu thuẫn của người “anh
cả” này cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của họ. Đây chính là bối cảnh
9
lịch sử đã dẫn Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh và nhiều chí sĩ Việt Nam đến
Nhật vào những năm 1905-1908. Trong bối cảnh đó, lần đầu tiên, chính giới
Nhật Bản “để mắt” tới Việt Nam, lúc đó đang là thuộc địa của Pháp nằm trong
Liên bang Đông Dương.
Tuy vậy cho đến giữa những năm 1930, sự lưu tâm của Nhật Bản đối với
xứ Đông Dương vẫn chưa đậm nét. Chỉ từ khi chính phủ quân phiệt Nhật bắt tay
vào việc chuẩn bị kế hoạch bành