Luận văn Chính sách của hoa kì đối với israel (1993 - 2009)

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là sau Chiến tranh lạnh, thế giới trải qua nhiều biến đổi sâu sắc: sự tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nhân loại; trật tự hai cực Yanta hoàn toàn sụp đổ trong khi một trật tự mới vẫn đang manh nha với bao xáo động trong buổi giao thời của lịch sử. Trong bối cảnh quốc tế mới đầy biến động xen lẫn cạnh tranh và hợp tác ấy, nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các cường quốc, đã nhanh chóng tiến hành điều chỉnh hay xác định lại chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình mới, hướng đến việc tìm kiếm một vị thế xứng tầm trên trường quốc tế.

pdf137 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách của hoa kì đối với israel (1993 - 2009), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lương Thị Tuyết Hằng CHÍNH SÁCH CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI ISRAEL (1993 - 2009) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lương Thị Tuyết Hằng CHÍNH SÁCH CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI ISRAEL (1993 - 2009) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHỤNG HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 3 0BLỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến Tiến sĩ Lê Phụng Hoàng, người thầy kính mến đã nhiệt tình giúp đỡ, dạy bảo, động viên và dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi trân trọng cảm ơn công lao giảng dạy của các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn vì những đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô chú anh chị làm việc tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh và Thư viên Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi tìm kiếm tài liệu trong quá trình học tập và thực hiện luận văn; cảm ơn các anh chị, bạn bè đồng nghiệp đã giới thiệu, cung cấp nhiều nguồn tài liệu có giá trị liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường THPT Nguyễn Văn Linh - Bình Thuận, ngôi trường tôi đã nhiều năm gắn bó, cùng các anh chị trong tổ Sử - Địa đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi yên tâm tham gia và hoàn thành khóa học. Xin cảm ơn bố mẹ, anh chị và các cháu yêu quý đã luôn động viên, giúp đỡ tôi học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Lương Thị Tuyết Hằng 4 1BMỤC LỤC 5TLỜI CẢM ƠN5T ............................................................................................................................... 3 5TMỤC LỤC5T ..................................................................................................................................... 4 5TMỞ ĐẦU 5T ..................................................................................................................................... 6 5T1. Lý do chọn đề tài5T ......................................................................................................... 6 5T2. Lịch sử vấn đề5T ............................................................................................................. 8 5T3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu5T .............................................................................. 15 5T4. Phương pháp nghiên cứu5T.......................................................................................... 15 5T . Đóng góp của luận văn5T ............................................................................................. 16 5T6. Bố cục luận văn5T ......................................................................................................... 17 5TCHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI ISRAEL(1948 – 1993)5T ........................ 18 5T1.1 Vị thế của Trung Đông trong chiến lược của Hoa Kì sau Chiến tranh thế giới thứ hai5T .................................................................................................................................. 18 5T1.2 Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1948-1993)5T ................................................ 21 5T1.2.1 Chính sách của Hoa Kì đối với tiến trình thành lập một nhà nước Do Thái ở Palestine5T...................................................................................................................... 21 5T1.2.2 Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1948-1970)5T ............................................. 23 5T1.2.3 Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1970-1993)5T ............................................. 32 5T iểu kết chương 15T ......................................................................................................... 41 5TCHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ BILL CLINTON ĐỐI VỚI ISRAEL (1993 - 2001)5T .......................................................................................................................... 43 5T2.1 Chính sách của Chính phủ B. Clinton trên phạm vị toàn cầu (1993-2001)5T .......... 43 5T2.1.1 Chiến lược cam kết và mở rộng5T .......................................................................... 44 5T2.1.2 Chiến lược an ninh quốc gia cho một thế kỷ mới5T ................................................ 48 5T2.2 Chính sách của Chính phủ B. Clinton ở khu vực Trung Đông (1993-2001)5T ........ 51 5T2.3 Chính sách của chính phủ B. Clinton đối với Israel (1993-2001)5T ......................... 55 5T2.3.1 Chính sách của Chính phủ B. Clinton đối với Israel (1993-1997)5T ....................... 55 5T2.3.2 Chính sách của Chính phủ B. Clinton đối với Israel (1997-2001)5T ....................... 61 5T iểu kết chương 25T ......................................................................................................... 69 5TCHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ GEORGE WALKER BUSH ĐỐI VỚI ISRAEL (2001 - 2009)5T ............................................................................................... 71 5T3.1 Chính sách của Chính phủ G. W. Bush trên phạm vi toàn cầu (2001-2009)5T........ 71 5 5T3.2 Chính sách của Chính phủ G.W.Bush ở khu vực Trung Đông (2001-2009)5T ........ 77 5T3.3 Chính sách của chính phủ G. W. Bush đối với Israel (2001-2009)5T ....................... 82 5T3.3.1 Chính sách của chính phủ G. W. Bush đối với Israel trước sự kiện 11-9-20015T .... 82 5T3.3.2 Chính sách của chính phủ G.W. Bush đối với Israel (9/2001-2009)5T .................... 85 5T iểu kết chương 3 5T ....................................................................................................... 112 5TKẾT LUẬN5T ............................................................................................................................... 114 5T ÀI LIỆU THAM KHẢO5T......................................................................................................... 118 5TPHỤ LỤC 5T ................................................................................................................................. 128 6 2BMỞ ĐẦU 9B1. Lý do chọn đề tài Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là sau Chiến tranh lạnh, thế giới trải qua nhiều biến đổi sâu sắc: sự tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nhân loại; trật tự hai cực Yanta hoàn toàn sụp đổ trong khi một trật tự mới vẫn đang manh nha với bao xáo động trong buổi giao thời của lịch sử. Trong bối cảnh quốc tế mới đầy biến động xen lẫn cạnh tranh và hợp tác ấy, nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các cường quốc, đã nhanh chóng tiến hành điều chỉnh hay xác định lại chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình mới, hướng đến việc tìm kiếm một vị thế xứng tầm trên trường quốc tế. Hòa chung vào những toan tính riêng của mỗi quốc gia trong thời kì mới, Hoa Kì với vị thế của nước chiến thắng vừa bước ra từ Chiến tranh lạnh đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, làm chủ tình hình, tiếp tục vươn lên khẳng định vai trò độc tôn, hướng đến ngọn cờ lãnh đạo thế giới trong kỉ nguyên hậu Xô viết. Để đạt mục tiêu này, Mĩ đã thực hiện những bước đi mới, đầy sáng tạo nhưng cũng không kém phần mạo hiểm đề ra chiến lược toàn cầu với các chính sách ngoại giao mới có sự điều chỉnh, bổ sung để tương thích ở mỗi châu lục, từng khu vực hay quốc gia trên phạm vi toàn thế giới, tùy vào tầm quan trọng của chúng ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích của Mĩ, thông qua việc vận dụng các học thuyết địa – chính trị mà nội dung chính là: lợi ích an ninh quốc gia không tách rời khỏi các hoạt động chính trị, và trong mỗi thời kì lịch sử, trên bản đồ chính trị quốc tế thường có một trung tâm chiến lược mà với trung tâm này, nước nào khống chế được thì nước đó sẽ nắm quyền chi phối toàn thế giới. Chính vì vậy, nếu trong thời kì Chiến tranh lạnh, mục tiêu địa – chính trị của Mĩ chủ yếu nhằm vào đối tượng chiến lược toàn cầu là Liên Xô và châu Âu - “cấu trúc nền” của chính trị quốc tế, với châu Âu là nơi giới lãnh đạo của Hoa Kì lẫn Liên Xô đánh giá có ý nghĩa hàng đầu, liên quan đến sự sống còn của quốc gia thì sau Chiến tranh lạnh, thực tế cạnh tranh địa – chính trị giữa các nước lớn cho thấy, “cấu trúc nền” của chính trị quốc tế đầu thế kỉ XXI được mở rộng sang châu Á, hay nói khác hơn là đại lục Âu – Á, và tất nhiên Trung Đông cũng không nằm ngoài phạm vi đó. 7 Do lợi thế về vị trí địa – chính trị, Trung Đông luôn là tiêu điểm cạnh tranh để thiết lập ảnh hưởng của hầu hết các nước lớn, trong số đó, Mĩ là nước bên ngoài khu vực có vai trò quan trọng nhất. Vì vậy, mỗi điều chỉnh trong chính sách của Mĩ đối với Trung Đông đều tác động sâu rộng đến cục diện nơi đây. Thế nên, khi đề cập đến mối quan hệ giữa Mĩ và Trung Đông, nhất định không thể bỏ qua các chính sách phục vụ cho lợi ích kinh tế của Mĩ, đặc biệt là nguồn lợi dầu mỏ cùng chính sách thiên vị Israel của Mĩ khi giải quyết cuộc xung đột giữa Israel – Palestine và mâu thuẫn giữa quốc gia Do Thái với thế giới Ảrập, mà biểu hiện là Hoa Kì đã và đang triển khai một chính sách tổng thể bao gồm nhiều sáng kiến và kế hoạch cụ thể trên tất cả các lĩnh vực an ninh, kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội tại khu vực này. Tuy nhiên, những chính sách nói trên lại bị chi phối chủ yếu bởi mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa Hoa Kì và Israel. Mặc dù Israel chỉ là một quốc gia Do Thái nhỏ bé nằm giữa vòng vây của thế giới Ảrập rộng lớn nhưng Israel lại là tiền phương vững chắc của Mĩ ở Trung Đông, đồng thời Israel còn ảnh hưởng rất lớn đến chính trị nội bộ của Mĩ thông qua các tổ chức vận động hành lang của Israel (Lobby). Bởi vậy, bảo vệ Israel từ lâu đã trở thành cam kết của Hoa Kì. Cho đến nay, Israel vẫn là một nhân tố rất quan trọng, góp phần quyết định đến việc hoạch định chính sách của chính phủ Hoa Kì đối với khu vực Trung Đông và trên thế giới để phục vụ lợi ích chiến lược của Mĩ. Do đó, mối quan hệ giữa Hoa Kì và Israel trong tiến trình lịch sử thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này chỉ được nghiên cứu ở giai đoạn (1945-1995). Cho nên tiếp tục nghiên cứu “Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1993-2009)” - giai đoạn cầm quyền của hai vị tổng thống Mĩ hậu Chiến tranh lạnh là Bill Clinton (1993-2001) và George Walker Bush (2001- 2009) cần phải được thực hiện. Hơn nữa, chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1993-2009) còn là vấn đề thời sự. Chính sách này đã và đang tiếp tục ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm một giải pháp chung cuộc cho xung đột Israel – Palestine, cũng như kiến tạo một khu vực Trung Đông hòa bình và ổn định. Tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện vấn đề này còn là việc làm cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc, góp phần phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập lịch sử thế giới hiện đại của các thầy cô, sinh viên và học sinh. 8 Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, chúng tôi nhận thức rằng “Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1993-2009)” là một đề tài lý thú và đem lại những kết quả hữu ích, nên chúng tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 10B2. Lịch sử vấn đề Mĩ, siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới sau Chiến tranh lạnh, muốn xây dựng trật tự thế giới đơn cực dưới sự chỉ đạo của Mĩ bằng cách duy trì và bảo vệ cho được vai trò chủ đạo trong đời sống chính trị toàn cầu. Chính vì vậy, Mĩ có những chính sách khác nhau, phù hợp với vị trí địa chính trị của mỗi quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới, trong đó chính sách của Mĩ đối với Israel, quốc gia nằm trong khu vực Trung Đông, là một điển hình cụ thể và tiêu biểu. Chính sách này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước ở nhiều góc độ, phạm vi phân tích và đánh giá khác nhau. Năm 1990, tác giả Cozy E. Bailey cho xuất bản ấn phẩm mang tên “U. S. Policy Towards Israel: The Special Relationship”. Cuốn sách đã đưa ra những cứ liệu và lập luận phân tích mối quan hệ đặc biệt giữa Mĩ và Israel. Hai quốc gia này đã gắn bó và hợp tác chặt chẽ với nhau trên các phương diện kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa tư tưởng. Trong đó, tác giả tập trung đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực chính trị và quân sự. Ông đưa ra nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ ngày càng bền chặt giữa Mĩ và Israel là do ảnh hưởng của nhóm vận động hành lang (Lobby). Đó là tổ chức của những người Mĩ gốc Do Thái, tuy tỉ lệ chỉ chiếm khoảng 3% dân số nhưng chi phối rất lớn đến đời sống kinh tế Hoa Kì. Dưới tác động của nhóm Lobby, chính phủ Mĩ đã thực hiện những chương trình viện trợ vũ khí và tài chính cho Israel, góp phần giúp Tel Aviv xây dựng đất nước và giành được thắng lợi trong các cuộc chiến chống lại thế giới Ảrập. Cuối cùng, Cozy E. Bailey kết luận chính hai yếu tố nói trên quyết định đến quan hệ giữa Hoa Kì và Israel trong tương lai. Tuy nhiên trên thực tế, ảnh hưởng của nhóm Lobby chỉ mới là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa Hoa Kì và Israel. Năm 1994, nhà xuất bản Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh cho tái bản cuốn “Bài học Israel” của Nguyễn Hiến Lê. Tác giả đã trình bày về lịch sử dân tộc Do Thái và quá trình hình 9 thành, phát triển của quốc gia Do Thái Israel. Trên cơ sở đó, ông đưa ra bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá trình lập quốc và xây dựng đất nước của Israel. “Bàn cờ lớn” là tác phẩm tiêu biểu của Zbigniew Brezinski về địa – chính trị thế giới, được xuất bản năm 1999, mô tả và lý giải chiến lược toàn cầu của nước Mĩ trong thế kỉ XXI dưới lăng kính lợi ích chính trị và khả năng duy trì vị trí siêu cường của quốc gia này. Theo tác giả, trên “bàn cờ lớn” đó, lục địa Âu – Á là nơi sẽ diễn ra những tranh chấp chủ yếu và chính tại nơi đó, Mĩ sẽ khẳng định vị trí lãnh đạo thế giới. Vì vậy, đảm bảo vị trí lãnh đạo của Mĩ trong khối NATO, mở rộng tổ chức này về địa lí và phạm vi tác chiến, duy trì sự hiện diện quân sự cùng với ảnh hưởng tuyệt đối của Mĩ tại các khu vực then chốt như Trung Đông, Viễn Đông (Nhật Bản và Hàn Quốc), tăng cường xâm nhập vào những địa bàn chiến lược then chốt (Trung Á, Đông Nam Á) sẽ là những bước đi mang tính “chiến thuật”, nhằm đảm bảo không một đối tượng nào có thể nổi lên tranh giành quyền lãnh đạo thế giới với Hoa Kì. Tuy nhiên, Zbigniew Brezinski chưa đánh giá đúng vai trò của Trung Quốc, tuyệt đối hóa vai trò của Mĩ trong trật tự thế giới mới. Ông đã gọi tên “bàn cờ lớn” là “bàn cờ Âu –Á” để giới hạn không gian mô tả của mình. Việc quá chú trọng đến khu vực Âu – Á đã thể hiện quan điểm về thế giới mới của Zbigniew Brezinski thiếu toàn diện, dù không hẳn là phiến diện. Bởi lẽ dù vai trò của lục địa Âu – Á trong việc hình thành trật tự thế giới mới có tầm quan trọng đến mức độ nào thì cũng không thể xem nhẹ các khu vực khác như châu Phi hay châu Mĩ. Năm 2000, tập thể các nhà nghiên cứu lịch sử đã cho in cuốn sách mang tên “Israel's First Fifty Years” do giáo sư Robert O. Freedman chủ biên. Vấn đề chủ yếu được đặt ra là 4Txem xét lại4T một cách toàn 4Tdiện4T 4Tsự tồn tại4T 4Tcủa Israel4T 4Ttrong 504T 4Tnăm4T kể từ khi lập quốc qua 4Tcác 4T 4Tsự kiện4T 4Tlớn4T diễn ra 4Ttrong4T 4Tlịch sử của Israel, tiêu biểu như những thăng trầm trong mối quan hệ Nga – Israel, quan hệ giữa Hoa Kì và Israel từ năm 1948, ... và Israel với cộng đồng người Mĩ gốc Do Thái. Dựa vào đó, các tác giả đề ra xu hướng4T phát triển 4Tcơ bản4T 4Ttrong nền 4T kinh tế,4T chính trị4T của Tel Aviv, 4Tcũng như4T những 4Ttác động của chính sách4T 4Tnước ngoài4T 4Tđến quá trình phát triển4T 4Tcủa Quốc gia Do Thái4T 4Ttrong thế kỷ4T 4Tmới4T. Năm 2002, Barry Rubin cho ấn hành cuốn “The Tragedy of Middle East”. Quyển sách là một bản tóm tắt về quá trình thay đổi chế độ trong thế giới Ảrập và Iran qua các giai 10 đoạn. Tác giả đã phân tích những biến động trong kỉ nguyên trước, kỉ nguyên mà người Ảrập luôn tin rằng một số nhà lãnh đạo, các quốc gia, các phong trào cấp tiến sẽ đoàn kết và giải quyết được mọi vấn đề ở Trung Đông (nhưng trên thực tế thì không thể). Theo ông, các nhà lãnh đạo ở Trung Đông đang dùng chiêu bài chống phương Tây và Israel để xoa dịu quần chúng nhân dân trong nước; rằng Palestine chưa bao giờ công nhận sự tồn tại của Israel; trong khi chính sách Trung Đông của Hoa Kì dành nhiều ưu ái đối với khu vực lại bị thế giới Ảrập nghi ngờ, không đánh giá cao. Sau đó ông vạch ra xu hướng phát triển trong tương lai của khu vực khi các nước Ảrập bắt đầu thiết lập mối quan hệ với Mĩ. Năm 2003, nhà xuất bản Khoa học xã hội cho ra đời cuốn “Nước Mĩ năm đầu thế kỷ XXI” của tác giả Trương Thị Thủy. Sách giúp độc giả tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và chính sách đối ngoại cũng như quan hệ quốc tế của nước Mĩ trong năm đầu thiên niên kỷ. Trong khi đó, Viện Thông tin Khoa học xã hội xuất bản công trình nghiên cứu “Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế”. Các tác giả của công trình đã đưa ra định nghĩa về khủng bố: “Khủng bố là những hành vi bạo lực không tuyên bố nhằm vào những mục tiêu không được trang bị các phương tiện quân sự, hoặc không được báo trước để tự bảo vệ mình, với mục đích gây sức ép đối với nhà cầm quyền về mặt chính trị” [49, tr. 24], đồng thời các tác giả cũng tập trung phân tích những nguyên nhân của chủ nghĩa khủng bố nằm ở mối quan hệ giữa nhà nước với dân chúng, giữa những người cai trị với những người bị cai trị, giữa khu vực trung tâm và khu vực ngoại vi. Vì vậy, nếu xây dựng tốt các mối quan hệ này sẽ có cơ hội loại trừ được chủ nghĩa khủng bố. “Vụ chấn thương ngày 11-9 đòi hỏi phải thực hiện nhiều công việc tái cơ cấu về mặt địa - chính trị và thể chế”, cụ thể là Mĩ cần “tập hợp rộng rãi các quốc gia thành một mặt trận hợp tác linh hoạt chống khủng bố; trợ giúp về mặt kinh tế, chính trị, quân sự để ổn định khu vực cho vùng Trung Đông, Trung Á, thậm chí cho cả Đông Nam Á; khuyến khích dân chủ hóa đối với các chế độ bị nhiều nước phản đối đồng thời với những nước phương Tây ủng hộ họ; cuối cùng cần hợp nhất dân nhập cư đến phương Tây đang ngày càng gia tăng do lôgic toàn cầu hóa” [49, tr. 154-155]. Thông qua cuộc chiến chống khủng bố, Mĩ đã củng cố được vai trò lãnh đạo của Mĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là khu vực Trung Đông. Năm 2004 là năm mà nhiều học giả lịch sử chọn nhà xuất bản Chính trị quốc gia làm nơi phát hành các công trình nghiên cứu khoa học. Tiêu biểu như “Nước Mĩ nửa thế kỷ - 11 chính sách đối ngoại của Hoa Kì trong và sau Chiến tranh lạnh” của Thomas J. McCormick do Thùy Dương dịch. Nội dung sách nêu rõ trọng tâm chính sách đối ngoại của Hoa Kì trong và sau Chiến tranh lạnh là thực hiện kế hoạch bá quyền thế giới, mà Chiến tranh lạnh là một phần trong kế hoạch bá quyền đó, nhằm ngăn chặn, chế ngự Liên Xô; ràng buộc Anh vào “mối quan hệ đặc biệt” và kiềm chế Đức, Nhật; kiềm chế chủ nghĩa dân tộc cách mạng ở thế giới thứ ba bằng chính sách “Củ cà rốt và cây gậy”. Đây chỉ là một phần nhiệm vụ phải thực thi trong chiến lược này. Mặc dù Chiến tranh lạnh đã kết thúc, song chính phủ Mĩ vẫn tin rằng cấu trúc của chủ nghĩa tư bản toàn cầu đòi hỏi phải có một trung tâm bá quyền để đặt ra và cưỡng chế thi hành các luật lệ quốc tế của chủ nghĩa tư bản tự do, và chỉ Mĩ mới có sức mạnh để thực hiện vai trò và sứ mệnh đó. Cuốn “Chính sách đối ngoại Hoa Kì: Động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI” của Bruce W. Jentleson (do tập thể các tác giả Linh Lan, Yên Hương, ... và Diệu Hương biên dịch) nêu lên cơ sở lý luận và lịch
Luận văn liên quan